Ngành dịch vụ TQ 'thất thu' vì virus corona

Nhiều nhà kinh tế học dự đoán, dịch viêm phổi corona đã khiến các ngành dịch vụ như nhà hàng, du lịch, điện ảnh thiệt hại khoảng 1.000 tỷ NDT trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.
Dịch bệnh khiến nhiều nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống thất thu. Ảnh: Bloomberg
Dịch bệnh khiến nhiều nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống thất thu. Ảnh: Bloomberg

Dịch viêm phổi coronalàm gần 500 người thiệt mạng tại Trung Quốc và hàng chục ngàn người nhiễm bệnh, đã khiến tình hình ngành dịch vụ tại ‘quốc gia tỷ dân’ trở nên bế tắc. Người dân buộc phải ở nhà, hủy bỏ các chuyến du lịch, và tránh tụ tập ở những nơi đông người.

Các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã kiếm được khoảng 1.000 tỷ Nhân dân tệ (NDT) trong bảy ngày Tết năm 2019. Tuy nhiên, theo dự đoán của giám đốc Tập đoàn bất động sản Evergrande Ren Zeping, thì ngành dịch vụ trong đợt Tết vừa qua chỉ kiếm được khoảng một nửa so với doanh thu năm ngoái.

Quản lý một nhà hàng tại Quảng Châu trả lời thời báo tài chính Caixin cho biết, mọi năm nhà hàng này thường kiếm được 500.000 NDT trong đợt Tết. Tuy nhiên năm nay, nhà hàng này lại chịu lỗ tới hàng triệu NDT. Còn chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc Haidilao hôm 4/2 cho biết, họ sẽ đóng cửa toàn bộ các chi nhánh tới hết ngày 7/2. Trong khi chuỗi nhà hàng Jiumaojiu của Hong Kong cũng tuyên bố sẽ ngừng hoạt động cho tới ngày 9/2 tới.

Khi nhiều nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa và nhỏ bị thất thu, một nhóm các nhà công nghiệp tại Quảng Châu đã kêu gọi các ông chủ nhà đất hãy giảm giá tiền thuê cho các doanh nghiệp “để cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn”.

Lời kêu gọi trên cũng đã được một số tập đoàn địa ốc hồi đáp. Tập đoàn Wanda, chủ sở hữu hơn 300 trung tâm mua sắm trên khắp Trung Quốc, đã miễn gần 4 tỷ NDT phí thuê cửa hàng cho các thương nhân. Các tập đoàn Sao Đỏ và China Resources Land Limited cũng đã tuyên bố miễn phí thuê mặt bằng một tháng cho nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên những biện pháp trên là chưa đủ để làm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp ngành kinh doanh ăn uống. Tiền thuê mặt bằng thường chiếm khoảng 10-15% lợi nhuận, trong khi giá nhân công cũng chiếm khoảng 20-30%.

Ngành du lịch và công nghiệp phim ảnh còn chịu thiệt hại nặng hơn, khi nhiều công ty lữ hành buộc phải ngừng các tour du lịch, còn các danh thắng phải đóng cửa. Còn với giới điện ảnh, có tám bộ phim dự kiến ra mắt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua buộc phải dời lịch công chiếu.

Các nhà sản xuất phim thường công chiếu các phim quan trọng trong dịp nghỉ Tết, và phim chiếu trong dịp này là nguồn doanh thu quan trọng khi đã kiếm tới 5,9 tỷ NDT trong đợt Tết năm ngoái. Trước khi dịch corona bùng phát, nhiều người đã dự đoán ngành điện ảnh ‘quốc gia tỷ dân’ có thể kiếm được khoảng 7 tỷ NDT trong đợt nghỉ này.

Đối với ngành du lịch, Tết năm ngoái là một mùa bội thu khi ngành du lịch Trung Quốc kiếm được gần 514 tỷ NDT. Tổng cộng doanh thu của ngành du lịch, phim ảnh, các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã chiếm gần 7% GDP Trung Quốc trong quý 1/2019.

Theo ông Ren Zeping, so với dịch Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003 đã ‘đá bay’ khoảng 2% GDP toàn quý, thì chỉ số tiêu dùng chiếm trong GDP hiện nay đã cao hơn. Điều này đồng nghĩa dịch corona tác động tới nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.

Trong trường hợp khả quan nhất khi dịch bệnh được khống chế và kiểm soát vào cuối tháng 4/2020, thì chỉ số tăng trưởng GDP Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ đạt 5,4% so với mức 6,1% cùng kỳ năm ngoái. Còn trong tình huống xấu nhất, tức là dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2020 sẽ chỉ ở mức 5%.

Theo Vietnamnet
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.