Ngành hàng không Mỹ Latinh suy yếu vì dịch COVID-19

Ngành hàng không Mỹ Latinh đang rơi vào khủng hoảng do các tác động của đại dịch COVID-19.
Ngành hàng không Mỹ Latinh suy yếu vì dịch COVID-19

Ngành hàng không Mỹ Latinh đang rơi vào khủng hoảng do các tác động của đại dịch COVID-19 và điều này có thể dẫn tới việc tái cấu trúc, suy yếu khả năng cạnh tranh và tăng giá vé của nhiều hãng hàng không trong khu vực để tìm cách tồn tại và vượt qua khó khăn hiện nay.
Việc các hãng  LATAM Airlines, Avianca Holdings và Aeromexico nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ đã làm thay đổi đáng kể tham vọng của ngành hàng không do ảnh hưởng của đại dịch.

Kể từ tháng 5/2020, LATAM Airlines đã rời Argentina, hợp tác với đối thủ Azul SA tại Brazil và giảm hoạt động nội địa tại Chile, trong khi Avianca Holdings từ bỏ hoạt động kinh doanh tại Peru.

LATAM hiện đang mở rộng để tăng cường liên minh với Azul, mặc dù thực tế là hai hãng hàng không này luôn cùng nhau kiểm soát 60% thị trường nội địa Brazil. Trong khi đó, TAME Airlines đã ngừng hoạt động tại Ecuador và Interjet Airlines phải giảm tần suất tại Mexico.
Chính phủ các quốc gia Mỹ Latinh nhận ra rằng một thực tế mới đang tồn tại và đã thay đổi các ưu tiên để giữ cho các hãng hàng không nội địa tồn tại, thay vì thu hút các công ty mới vào thị trường.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Peter Cerda, cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục, kết nối hàng không trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng. Ít kết nối hơn có nghĩa là ít lựa chọn thay thế hơn, và ít lựa chọn thay thế hơn có nghĩa là giá cao hơn.
Theo các nhà phân tích, tất cả các hãng hàng không ở Mỹ Latinh đang đối mặt với nguy cơ "biến mất".

Ngoài các hãng lớn như LATAM Airlines, Avianca Holdings và Aeromexico đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ, hãng Gol Airlines của Brazil cũng đang tìm cách tái cấu trúc tài chính.

Azul Airlines đã thuê các cố vấn để lên kế hoạch tái cấu trúc, trong khi Copa Holdings của Panama đã ngừng khai thác các chuyến bay kể từ cuối tháng 3/2020, khiến khả năng tài chính đang chịu áp lực rất lớn.
Một hãng hàng không có thể hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại là JetSMART có trụ sở tại Chile, đang xem xét thâm nhập thị trường Brazil.

Việc mở rộng của JetSMART được hỗ trợ bởi công ty cổ phần tư nhân Indigo Partners, có cổ phần tại Frontier, Wizz Air và Mexico's Volaris. Người sáng lập Indigo Partners, Bill Franke, cho biết đang cân nhắc khả năng giúp tái cấp vốn của Avianca Airlines.
Trường hợp JetSMART Airlines mở rộng sang Brazil, hãng này sẽ chọn thời điểm khi sự cạnh tranh đang giảm dần. Năm 2019, LATAM Airlines và Gol Airlines đã chiến đấu để ngăn Azul Airlines vào một sân bay quan trọng của Sao Paulo, Brazil.
Andre Castellini, chuyên gia tư vấn hàng không tại Bain & Company, đánh giá đại dịch COVID-19 đã khiến cạnh tranh trở thành mối quan tâm thứ yếu và điều này thể hiện ở việc Azul Airlines và LATAM Airlines chia sẻ mã code.

Liên minh LATAM-Azul đem đến những suy đoán về tương lai của ngành hàng không ở Mỹ Latinh: Hội nhập sâu hơn hoặc thậm chí là sáp nhập.
Hơn cả sáp nhập, cái gọi là thỏa thuận thương mại chung đang thịnh hành. LATAM gần đây đã ký một thỏa thuận với Delta Air Lines Inc, trong khi Avianca, Copa và United đã công bố một hiệp định chung.

Các thỏa thuận cho phép một sự tích hợp sâu về đường bay mà không cần tất cả các chi phí. Và tất cả những nỗ lực này cho thấy các hãng hàng không sẵn sàng từ bỏ thị trường chỉ vì để tồn tại.
Chuyên gia Castellini của Bain & Company cho biết không có lý do nào để nói về cạnh tranh trong bối cảnh này.

Đây là một cuộc chiến sinh tồn và các hãng hàng không sẽ ưu tiên sự sống còn của mình hơn thị phần.

Theo Bnews
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.