Nhà giàu 'vung' trăm triệu mua gia vị ngoại ăn cho 'sang miệng'

Giới ẩm thực vẫn gọi nhụy hoa nghệ tây là “vàng đỏ” do giá “ngất ngưởng”. Giới nhà giàu mua về làm gia vị ăn cốt là để khoe mẽ, sau là ăn cho "sang miệng".
Nhà giàu 'vung' trăm triệu mua gia vị ngoại ăn cho 'sang miệng'

Săn lùng “vàng đỏ”

Để làm rõ hơn về công dụng của nhụy hoa nghệ tây (saffron) chúng tôi đã lần theo các địa chỉ được đăng tải trên mạng internet.

Kết nối tới số điện thoại 0982xxx178, PV đã liên hệ được với một cơ sở chuyên kinh doanh các sản phẩm gia vị “ngoại” trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Bắt máy, một phụ nữ giới thiệu tên Lan, giọng miền Nam đon đả chào mời.

Khi PV hỏi về nguồn gốc của loại gia vị này, chị Lan cho hay: “Saffron được thu hái từ nhụy hoa của cây nghệ tây, từ lâu đã có tiếng là một loại gia vị thảo mộc đắt nhất thế giới. Không những thế, nó còn có giá trị cao bởi tính năng dược thảo và nhiều công dụng khác.

Nhụy hoa nghệ tây sở hữu một mùi thơm dễ chịu, hơi ngọt và một chút hương vị đắng không đụng hàng với bất cứ một loại gia vị nào khác, vì thế nó mới được tôn làm “vua của các loại gia vị quý tộc”.

Nhà giàu 'vung' trăm triệu mua gia vị ngoại ăn cho 'sang miệng' ảnh 1

Nhụy hoa nghệ tây có giá vô cùng đắt đỏ.

Hiện tại cửa hàng chị không còn hàng. Em muốn mua phải đặt cọc tiền trước và nhận hóa đơn từ nhân viên bên chị. Một tháng nữa, em mang hóa đơn qua nhận hàng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giới ẩm thực vẫn gọi nhụy hoa nghệ tây là “vàng đỏ” không chỉ do giá “ngất ngưởng” mà còn bởi muốn chế biến được 1kg thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp.

Nhiều người bỏ ra khoản tiền lớn mua nhụy hoa về không chỉ đơn thuần là để làm một loại gia vị trong nấu nướng mà còn được coi như một vị thuốc có khả năng chống lại bệnh tật và chữa lành vết thương.

Ngày trước, nhụy hoa nghệ tây được dùng phổ biến trong các nền văn minh lớn như Ba Tư cổ đại, Ai Cập, Hy Lạp và gần đây nhất là Trung Quốc. Một số bộ tộc ít người trên thế giới họ còn lấy nước saffron để thay cho mỹ phẩm và nước hoa. Một số vùng lại dùng để làm dầu tắm hay thuốc nhuộm trong các nghi lễ hiến tế.

Được biết, các tu sỹ người Tây Tạng đã sử dụng saffron hòa thành nước để cử hành các nghi lễ ban phước lành. Còn Nữ hoàng Cleopatra lại sử dụng hoa nghệ tây bằng cách cho nó vào trong bồn tắm để làn da có một màu vàng nghệ và mùi dễ chịu. Nhiều người Việt Nam tìm đến nó cũng bởi suy nghĩ nó là một loại hương vị quý tộc và chuyên được dùng trong các nghi lễ trọng đại.

Tìm hiểu ở một cửa hàng khác nằm trên phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội), người bán hàng khẳng định, hầu hết các đại lý trong nước bán mặt hàng này đều là loại thứ phẩm. Tuy giá đắt đỏ nhưng nhụy hoa nghệ tây luôn trong tình trạng cháy hàng. Cho dù khách hàng có tiền thì cùng một lúc cũng không thể mua được với số lượng lớn.

Trao đổi về giá cả với PV, người này cho biết: “Cửa hàng chúng tôi buôn bán mặt hàng này đã hơn chục năm. Ngày trước thì ế ẩm nhưng vài năm trở lại đây, nhu cầu của người dùng bỗng tăng lên đột biến. Có lúc cửa hàng còn không đủ hàng để bán cho khách.

Nhiều người cho rằng thường xuyên sử dụng loại gia vị này sẽ rất tốt cho sức khỏe. Thực tế, tôi thấy nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua nó về chủ yếu để làm gia vị. Tại cửa hàng, giá bán lẻ gói 4g khoảng 40 triệu đồng.

Khách hàng nào mua cả túi 1/2 kg thì giá dao động vào khoảng 80 – 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là loại tốt nhất vì loại này chỉ được sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước họ.

Khách nào có nhu cầu mua loại đó thì có thể đặt tiền trước để thương lái bên đó mua lại từ chính tay người dân nhưng phải chấp nhận với giá cao gấp rưỡi”.

Vung tiền mua gia vị để đo độ sang

Được biết, giá của saffron rất đắt chủ yếu do sự khan hiếm, do việc nuôi dưỡng loại cây này rất khó. Đặc biệt, nghệ tây không có khả năng tự sinh sản, tự nhân giống. Điều đó buộc giới trồng trọt phải làm thủ công, cấy ghép để nhân giống. Giá thành sản xuất cao một phần cũng do công việc thu hoạch phải làm bằng tay.

Được biết, để làm ra 1kg sợi nghệ tây khô, người ta phải hái bằng tay 150 nghìn đóa hoa, tương đương với 40 tiếng đồng hồ làm việc liên tục. Nếu chỉ làm một mình thì người quen việc cũng phải hái trong 5 ngày liền.

Anh Nguyễn Thành Vinh, một chuyên gia về chế biến và bảo quản saffron ở Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bật mí: “Saffron có giá cao vì các công đoạn từ trồng trọt đến thu hoạch tất cả đều phải làm bằng tay. Mỗi hoa nghệ tây chỉ có ba nhụy cái màu đỏ là có thể được sử dụng được, còn các nhụy đực màu vàng thì không có giá trị sử dụng.

Nhà giàu 'vung' trăm triệu mua gia vị ngoại ăn cho 'sang miệng' ảnh 2

Chế biến saffron phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ.

Để có được 1kg saffron phải cần đến ít nhất 150.000 bông hoa nghệ tây. Hiện nay, saffron được lấy từ nhụy hoa nghệ tây trồng ở Morocco và Iran được coi là đạt chất lượng nhất bởi nó chỉ nở trong một thời gian rất ngắn, khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 dương lịch rồi tàn ngay nên đạt độ dinh dưỡng.

Để lấy được nhụy hoa, người ta phải hái hoa thật nhẹ rồi ngắt đi phần nhụy hoa có hình dạng giống như sợi dây. Sau đó, nhụy hoa sẽ được đem đi phơi đến một độ khô nhất định, nếu quá khô sẽ làm mất đi vị đắng tự nhiên và hương thơm của saffron.

Điều này dẫn đến việc sản lượng của saffron có được trong một đợt thu hái không nhiều, nhu cầu của người dân lại tăng cao nên nó có giá cao như vậy cũng là điều dễ hiểu”.

Bất chấp sự đắt đỏ của saffron, nhiều gia đình dư giả lại coi đây như là một cơ hội để khoe mẽ. Với họ, nhà nào càng sở hữu được những món đồ xa xỉ, có nguồn gốc ngoại quốc thì càng đẳng cấp.

Chia sẻ về thú mua saffron về làm gia vị, chị Đặng Thu Thủy ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Cây nghệ tây tôi biết là một thảo mộc quý giá với nhành hoa đẹp nhưng rất mong manh. Trong ẩm thực, nó là một sự kết hợp kỳ lạ giữa hương vị như mật ong tự nhiên, có vị đắng đặc trưng và có một màu sắc đẹp một cách khác thường.

Vừa rồi, vợ chồng tôi đi chúc tết một người bạn, thấy nhà đó đãi khách bằng món thịt kho có mùi hương rất lạ. Hỏi ra mới biết đó là một loại gia vị xịn, có tác dụng chữa bệnh, tăng độ sang trọng cho món ăn có. Tôi quyết mua bằng được loại gia vị này khi có khách quý mang ra chiêu đãi”.

Trong khi đó, anh Nguyễn Phước Long ở Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho rằng: “Đúng là khi dùng saffron, món ăn có màu vàng đẹp bắt mắt, còn hương vị thì thật khó tả.

Cùng một loại gia vị này sẽ cho ra hai mùi khác nhau. Một có mùi hương của cỏ khô, thơm dễ chịu, còn mùi khác gợi ra vị ngòn ngọt. Tuần trước, gia đình nhà vợ tôi từ quê lên ăn cứ khen mãi về gia vị món ăn. Tôi quyết định mua 1kg với giá 85 triệu đồng đem biếu nhà ngoại để các cụ đem về thết đãi hàng xóm. Ngẫm ra cũng “sang miệng”!

Chi tiền triệu mua gia vị là quá lãng phí

Trao đổi về vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Hữu Trường – Giám đốc phòng khám Đông y Y Tâm Đường cho biết: “Theo các nghiên cứu về cây cỏ trong đông y thì cây nghệ tây chứa một chất tự nhiên có thuộc tính chữa bệnh. Thông thường vì nhụy hoa có khả năng làm giảm áp huyết nên các dân tộc ở Âu Mỹ, Tây Ban Nha đã sử dụng saffron một cách hợp lý nên ít mắc các chứng bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nó còn có mùi thơm và màu sắc đặc trưng nên con người còn sử dụng nó như một gia vị thượng hạng chứ vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy nó có thể chữa bệnh nan y. Theo tôi, việc bỏ ra hàng chục triệu đồng mua nhụy hoa về chỉ để làm gia vị thì thật quá lãng phí”.

Trung Dũng

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.