Nhiều công ty Mỹ ủng hộ phong trào của người da màu

(Ngày Nay) - Các công ty lớn tại Mỹ thường cảnh giác trước những phong trào biểu tình giữa giai đoạn hỗn loạn. Tuy nhiên, đã có nhiều ông chủ phải lên tiếng trước sự phân biệt chủng tộc và các hành động bạo lực của cảnh sát.


Nhiều công ty Mỹ ủng hộ phong trào của người da màu

Giữa lúc căng thẳng bùng phát khắp nước Mỹ sau cái chết dưới tay một cảnh sát của George Floyd, người biểu tình đã nhận được sự hỗ trợ từ nơi mà họ khó ngờ tới nhất - các công ty Mỹ.

Các công ty như Nike, Twitter và Citigroup đã bắt đầu lên tiếng ủng hộ phong trào Black Life Matters.

“Im lặng tức là đồng lõa. Người da màu đáng được sống. Chúng tôi có nền tảng, và kèm theo đó là nghĩa vụ bảo vệ những tài năng, nhà sáng tạo và nhân viên da màu của mình, từ đó đảm bảo rằng họ có quyền lên tiếng.”

Như một lẽ thường, các công ty lớn tại Mỹ thường hạn chế liên kết với các phong trào xã hội, đặc biệt là vào những thời điểm phân hóa như hiện nay. Họ thường rất e ngại sẽ xúc phạm tới khách hàng và vô tình gắn thương hiệu của mình với những chủ đề nhạy cảm.

Những quảng cáo của các công ty này thường tránh đề cập tới những vấn đề chính trị, như việc buộc tội hay những tin tức về các vụ bạo lực, ma túy và gần đây nhất là đại dịch COVID-19.

Nhưng cái chết của ông Floyd tại Minneapolis vào hôm thứ Hai tuần trước đã đã làm thay đổi điều này. Một loạt các công ty bắt đầu có những bước đi trước nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực leo thang tại Mỹ.

Nói lên những vấn đề xã hội thường đòi hỏi sự tính toán cẩn thận, một dạng marketing “hướng tới giá trị và danh tính”, Americus Reed - giáo sư ngành Marketing tại trường Wharton School, Đại học Pennsylvania chia sẻ. Bằng việc liên kết các giá trị của mình với các vấn đề mà khách hàng quan tâm, các công ty Mỹ đang nỗ lực xây dựng một thiện cảm về sự trung thành và đồng cảm đối với họ, ông Reed nói.

Trưởng bộ phận tài chính của CitiGroup Mark Mason đã đăng tải một bài trên blog của mình, trong đó lặp lại lời van xin của George Floyd khi đang bị ghì đầu bởi một cảnh sát da trắng: “Tôi không thở được.” Công ty quảng cáo Sunny đã đăng tải trên Instagram rằng “người da trắng cần phải bắt đầu chịu gánh nặng” trước những hành động phân biệt chủng tộc cực đoan của mình. Trong một bức thông điệp, Reebok đã tuyên bố họ “đứng về phía người da màu,” chia sẻ với những người theo dõi trang mạng xã hội của hãng rằng: “Bạn không cần phải mua giày của chúng tôi. Nhưng hãy biết xỏ chân mình vào giày của người khác.”

Vào ngày hôm qua, trang web Change.org đã bắt đầu khởi đầu dự án mang tên “Justice for George Floyd” - trong đó gọi vốn để quảng cáo những hình ảnh liên quan tới phong trào trên những xe taxi tại New York và các biển quảng cáo tại Minneapolis. Chiến dịch marketing được tài trợ bởi những người tham gia phong trào này sẽ là dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử của công ty này.

Thương hiệu WarnerMedia, bao gồm HBO, TBS và mới đây nhất là HBO Max đã thay tên tài khoản Twitter của mình thành #BlackLivesMatter và trích dẫn tiểu thuyết gia người da màu James Baldwin: “Tình yêu lẫn sợ hãi đều không khiến một con người mờ mắt nhiều như sự thờ ơ.”

Hashtag này cũng đã xuất hiện trong các bài đăng của những hãng bán lẻ như Nordstorm, công ty kem Ben & Jerry’s và các tập đoàn truyền thông như TikTok. Youtube cũng đã hứa sẽ quyên góp 1 triệu USD cho các hoạt động bình đẳng xã hội, dù cho trước đó đơn vị này đã nhận được nhiều sự chỉ trích rằng những nội dung liên quan tới phân biệt chủng tộc trên nền tảng của họ vẫn chưa được quản lý nghiêm ngặt.

“Sự giả dối của họ không có điểm dừng,” Sleeping Giants, một nhóm giám hộ truyền thông phản hồi trước tuyên bố của Youtube, tương tự như họ đã làm với Twitter. “Như một nền tảng đã cố lảng tránh việc gỡ bỏ các video liên quan tới phân biệt chủng tộc, những cá nhân thượng tôn thuyết da trắng thượng đẳng, những kẻ thù địch, họ nên cảm thấy xấu hổ khi đăng những bài tweet như vậy. Quá chậm trễ, quá tắc trách.”

Nhiều công ty đã trở nên cẩn trọng hơn trong cách tiếp cận của họ với tình hình hiện tại. Target, một công ty đặt tại Minneapolis và đã có cửa hàng bị cướp bóp vào cuối tuần vừa rồi, đã mô tả những người biểu tình như “một cộng đồng đầy đau đớn” trong bài đăng của mình thay vì dùng từ “da màu”.

Nhiều tập đoàn lên tiếng ủng hộ phong trào đã có nhiều mối quan hệ phức tạp với vấn đề phân biệt chủng tộc trong quá khứ. Starbucks đã phải có một chiến dịch tập huấn về việc chống thiên vị cho nhân viên của mình sau khi hai người đàn ông da màu bị bắt trong một cửa hàng của họ vào năm 2018. Công ty này cũng đã đăng một bức thông điệp kêu gọi “những cuộc đối thoại thẳng thắn” vào thứ Bảy tuần trước.

Nike, tập đoàn với hơn 10% trong tổng số 353 phó chủ tịch là người da màu vào năm 2017, đã đăng tải một quảng cáo mới vào thứ Sáu tuần trước. “Dù chỉ một lần trong đời, đừng làm như thế,” đó là thông điệp mà quảng cáo truyền tải, trong đó kêu gọi mọi người ngừng nghĩ rằng “không hề có vấn đề nào ở Mỹ”. Nhiều tập đoàn giày khác như Adidas và Converse đã chia sẻ lại đoạn quảng cáo này.

Nhiều công ty Mỹ ủng hộ phong trào của người da màu ảnh 1

Thông điệp mới được Nike đăng tải trên Instagram: "Chỉ một lần, đừng làm điều đó. Đừng giả vờ rằng không có vấn đề gì ở Mỹ. Đừng quay lưng lại với nạn phân biệt chủng tộc. Đừng chấp nhận mạng sống vô tội bị tước đoạt từ chúng tôi. Đừng bào chữa thêm nữa. Đừng nghĩ điều này không ảnh hưởng đến bạn. Đừng im lặng. Đừng nghĩ bạn không thể là một phần của sự thay đổi. Tất cả hãy là một phần của sự thay đổi".

Đối với nhiều người, thiện chí của các công ty và tập đoàn chưa được đánh giá cao do chưa đi kèm với những khoản tài trợ cho phong trào. Song cũng có nhiều cái tên không đề cập nhiều tới tình hình căng thẳng tại Mỹ.

Jackie Aina, một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội với hơn 3 triệu người theo dõi trên Youtube, đã đăng tải một video trên Instagram vào tuần trước, kêu gọi các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Fashion Nova tham gia vào các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Thương hiệu này đã đăng tải trên trang mạng xã hội của mình vào tuần này rằng hãng rất “kinh hoàng, tức giận và vô cùng thương tiếc” và hãng đang tham vấn với những thủ lĩnh phong trào để tìm ra cách giúp đỡ.”

Trong một cuộc phỏng vấn, Aina đã chia sẻ rằng cô không mong tất cả công ty phải cân nhắc tham gia biểu tình. Nhưng các thương hiệu chịu ảnh hưởng bởi văn hóa da màu, và phục vụ các khách hàng da màu có những trách nhiệm cần phải thực hiện. Aina đề xuất rằng, để thay đổi, các công ty này cần có thêm đội ngũ nhân viên người da màu trong hàng ngũ của mình.

“Có những điều cần phải được xử lý xác đáng, những điều mà anh không thể làm ngơ như phong trào Black Life Matters, như việc cảnh sát hành hung và giết người trong cộng đồng chúng tôi. Điều đó không thể chấp nhận được,” cô nói. “Nếu như các anh đang làm tiền dựa trên một cộng đồng, các anh có nghĩa vụ phải giúp họ.”

Theo NY Times
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.