Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc

(Ngày Nay) -Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) là nữ doanh nhân người Việt Nam duy nhất, trẻ tuổi nhất vinh dự được Nhật Bản trao tặng huân chương cao quý này.
Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC
Viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC

Truyền thông Nhật Bản hôm 3/11/2018 đã công bố thông tin Chính phủ Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời mọc (The Order of the Rising Sun, Gold Rays with Rosette) cho nữ Viện sĩ người Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Nhàn.  Huân chương đặc biệt cao quý này được trao cho nữ Viện sĩ người Việt để ghi nhận những đóng góp và cống hiến của Bà trong nhiều năm qua, với vai trò là “cầu nối” quan trọng trong tiến trình thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế, y tế, chuyển giao công nghệ giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên Huân chương Mặt trời mọc được trao cho một cá nhân dưới tuổi 50, trước nữ Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chưa từng có cá nhân nào kể cả người nước ngoài hay người Nhật Bản được trao tặng Huân chương ở độ tuổi trẻ như vậy. Huân chương Mặt trời mọc được đánh giá với những tiêu chí vô cùng ngặt nghèo, người được trao phải có những thành tích và cống hiến đặc biệt cho sự phát triển của Nhật Bản, do đó, người được trao tặng Huân chương này, từ năm từ năm 1875 tới nay thường ở độ tuổi trên 60.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản sẽ tổ chức trao Huân chương cao quý này cho nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn vào ngày 24/11 tới đây tại Hà Nội.

Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc ảnh 1
Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn được biết tới là một doanh nhân nữ tài năng, trí thức, có nhiều đóng góp, hỗ trợ thúc đẩy mối quan hệ, hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ cũng như giao lưu văn hoá, thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Khởi nghiệp từ một công ty về nhân lực và thành danh từ khi còn rất trẻ, nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn được biết tới là một doanh nhân nữ tài năng, trí thức, có nhiều đóng góp, hỗ trợ thúc đẩy mối quan hệ, hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ cũng như giao lưu văn hoá, thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới từ Châu Âu, Châu Mỹ tới các nước Châu Á, trong đó có Nhật Bản.

Trong suốt 20 năm qua, nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng các cộng sự trong nước và quốc tế đã nỗ lực triển khai các chương trình hợp tác, ứng dụng công nghệ cao từ Nhật Bản về Việt Nam như: Ứng dụng các công nghệ mới để xử lý nước thải cho các bệnh viện, đô thị và làng nghề; công nghệ mới để làm sạch đất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất dioxin; ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo chất lượng nhiên liệu; ứng dụng công nghệ tế bào gốc và nhận dạng gen để góp phần tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh và trong các thảm họa, thiên tai; ứng dụng công nghệ vào Việt Nam để xử lý vấn đề chống biến đổi khí hậu...

Nữ viện sĩ cũng được biết tới với vai trò “mạnh thường quân”, thường niên tổ chức chương trình Giao lưu sinh viên Nhật Bản – Việt Nam. Hàng ngàn sinh viên Việt Nam đã đến Nhật Bản học tập, giao lưu thông qua sự bảo trợ thầm lặng của Bà. Công ty AIC của Bà cũng là đơn vị tài trợ tổ chức cuộc thi “Hùng biện tiếng Nhật dành cho các sinh viên tiếng Nhật tại các Trường Đại học trên địa Bàn Hà Nội” suốt 16 năm qua.  Cuộc thi này được đánh giá có tác động tích cực với việc phát triển Tiếng Nhật tại Việt Nam.

Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với nhiều  tỷ USD, tổ chức nhiều hội thảo đưa các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam, hỗ trợ nhiều đoàn công tác của Việt Nam sang Nhật Bản giao lưu, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam; Chuyển giao các chương trình hỗ trợ giáo dục Việt Nam qua kênh VTV7 bởi các tổ chức giáo dục hàng đầu của Nhật Bản; Hỗ trợ thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tiên tiến hiện đại của Nhật Bản, lần đầu được trang bị tại Việt nam có thể hoạt động cả địa hình trên cạn và dưới nước…

Nữ Viện sĩ cũng được đánh giá cao trong vai trò là cầu nối ký kết nhiều hợp tác quan trọng trong lĩnh vực y tế như đưa các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của Nhật Bản vào Việt Nam để đào tạo, hỗ trợ các ca phẫu thuật hiểm nghèo.

Với tâm nguyện gắn kết văn hoá Việt Nam - Nhật Bản, đem vẻ đẹp hoa anh đào từ Nhật Bản về Việt Nam để hàng triệu người dân, nhất là người nghèo được chiêm ngưỡng, từ năm 2006 tới nay, công ty AIC và cá nhân nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tổ chức Lễ hội Hoa anh đào thường niên tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành. Đây là lễ hội hoa anh đào độc đáo nhất thế giới về quy mô cũng như nội dung lễ hội với hàng trăm ngàn cành hoa anh đào tươi và hàng ngàn cây hoa anh đào được kỳ công mang tới Việt Nam đúng thời điểm nở rộ.

Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc ảnh 2

Lễ hội hoa anh đào do công ty AIC của nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn phối hợp với các tỉnh thành tổ chức miễn phí cho hàng triệu người dân thưởng lãm, là lễ hội hoa anh đào độc đáo nhất thế giới về quy mô và tính chất.

Nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng được biết tới là một doanh nhân khá kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông nhưng “thành tích” của Bà thực sự rất đáng nể và từng được đánh giá là “nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng” và “bản lĩnh tiên phong, tâm, tài toàn vẹn”.

Tháng 10 vừa qua, nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới” cùng danh hiệu “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về Quốc gia thông minh”. Cuộc thi do tổ chức Thành phố thông minh (TPTM) thế giới phối hợp với Hiệp hội Công nghệ Pháp Normandy French Tech và Viện Khoa học Điều khiển – Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đồng tổ chức.

Đây là lần đầu tiên giải thưởng độc đáo nhất thế giới này vinh danh một nữ CEO. Nữ Viện sĩ nhỏ bé và khiêm nhường của Việt Nam đã “chinh phục” được hàng trăm nhà khoa học hàng đầu thế giới bằng chính tầm nhìn tiên phong và những nỗ lực xuất sắc thúc đẩy ứng dụng thành phố thông minh tại Việt Nam và đóng góp cho hoạt động ứng dụng xây dựng thành phố thông minh theo xu hướng chung của thế giới.

Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc ảnh 3
Nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới” cùng danh hiệu “CEO có tầm nhìn xuất sắc nhất về Quốc gia thông minh.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận được rất nhiều giải thưởng lớn của quốc tế và Việt Nam như Viện Hàn lâm quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý là Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski cho các nhà khoa học có thành tích đặc biệt; Doanh nhân nữ Asean tiêu biểu nhất... Giải thưởng cao quý của Việt Nam như Giải thưởng Sao đỏ; Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất; Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất; Giải thưởng thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất.

Chị cũng được tạp chí Forbes nổi tiếng của Mỹ bình chọn là một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hương nhất của VN năm 2017.

Huân chương Mặt trời mọc là một tước hiệu của Nhật Bản do Hoàng đế Minh Trị lập ra từ năm 1875, dành để trao tặng các cựu quan chức, những cá nhân người nước ngoài có những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nhật Bản.

Năm 2018, ngoài những người Nhật bản, Huân chương cao quý này được trao cho 135 người nước ngoài đến từ 58 quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong đó có các nhân vật nổi tiếng như Thủ tướng Malaysia Mahathir nhận Huân chương Đồng hoa (Grand Cordon of the Order of the Paulownia Flowers), Nguyên Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Nguyên BT bộ QP Mỹ William S. Cohen nhận Huân Mặt trời mọc Nhất đẳng…

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.