Phó thủ tướng làm việc với 'ngôi sao' thu hút FDI 2018

 Làm việc với Hà Nội về thu hút FDI, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng vừa phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư, vừa phải bảo đảm lợi ích cho đất nước và cho người lao động.

Sáng 29/1, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác của các bộ, ngành đã làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Đây là buổi làm việc thứ tư của ông liên quan tới lĩnh vực này sau Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh để xây dựng báo cáo trình Bộ Chính trị đầu năm nay.

Hà Nội được coi là địa phương "ngôi sao" thu hút FDI khi dẫn đầu lượng vốn năm 2018. phó thủ tướng mong muốn Hà Nội báo cáo những thuận lợi, bất cập trong lĩnh vực này, góp phần giúp Bộ Chính trị, Trung ương vạch ra hướng kêu gọi và sử dụng FDI trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, tính đến hết ngày 31/12/2018, thành phố có gần 4.500 dự án FDI còn hiệu lực thực hiện với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 36,6 tỷ USD. Năm 2018, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Vốn giải ngân của Hà Nội cũng 18,9 tỷ USD.

Phó thủ tướng làm việc với 'ngôi sao' thu hút FDI 2018 ảnh 1

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Hà Nội ngày 29/1. Ảnh: Thành Chung/VGP.

Vốn đầu tư thu hút lớn nhất là vào bất động sản và công nghiệp chế biến chế tạo. Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư với khoảng 10,2 tỷ USD; tiếp đến là Singapore với khoảng 6 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình một dự án là 7,6 triệu USD.

FDI tạo việc làm ổn định và đào tạo kỹ năng cho khoảng 295.000 người; thu nhập bình quân khoảng 11,6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn thu nhập trung bình của người lao động trong các khu vực doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, Hà Nội vẫn gặp nhiều vướng mắc trong thu hút và sử dụng FDI khi thiếu chiến lược và quy hoạch từ phía các bộ, ngành trung ương; quy mô vốn đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài FDI nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài thấp, chưa phát huy được tiềm năng của nguồn vốn FDI.

Ngoài ra còn hiện tượng giao dịch liên kết, chuyển giá; người nước ngoài đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” vẫn tồn tại; dự án công nghệ cao và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa nhiều, chưa thể hiện các hiệu ứng, kết quả rõ nét. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển R&D còn ít.

Gom lại các vấn đề thu được sau buổi khảo sát, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận TP Hà Nội đã thành công trong thu hút FDI. Tuy nhiên ông cho rằng tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tốc độ huy động vốn FDI của Hà Nội tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại theo xu hướng giảm xuống, ngược chiều với các địa phương khác.

“Việc giảm này cần phân tích, đánh giá kỹ, đôi khi là tốt, chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước mạnh lên, tránh lệ thuộc quá nhiều vào FDI”, ông nói.

Phó thủ tướng làm việc với 'ngôi sao' thu hút FDI 2018 ảnh 2

Những đối tác đầu tư FDI lớn nhất và địa phương thu hút nhiều FDI nhất năm 2018. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Phó thủ tướng cũng chỉ ra rằng một số quốc gia GDP tăng trưởng cao, tỷ trọng khu vực FDI rất lớn nhưng lợi ích của quốc gia rất thấp, nhất là vấn đề đóng góp cho ngân sách nhà nước.

"Bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư có lợi ích khi vào Việt Nam thì thu hút FDI cũng cần phải bảo đảm lợi ích cho đất nước và cho người lao động", ông nói.

Phân tích sâu hơn, Phó thủ tướng cho rằng việc thu hút FDI, tổng thể vẫn là lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường, chất lượng cuộc sống và thu nhập của người lao động. Đây là vấn đề quan trọng chứ không phải số lượng bao nhiêu, giải ngân được bao nhiêu.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo và tổ biên tập đề án lưu tâm đề án phải phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó cần có đổi mới tư duy về chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng tư duy về xúc tiến đầu tư phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ, chuyển trọng điểm thu hút từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng, hướng tới xây dựng mô hình khu công nghiệp gắn kết với đô thị, nhà đầu tư làm việc và sống tại chỗ.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.