Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu kinh tế với hơn 10 triệu tỷ đồng

(Ngày Nay) - Vấn đề đặt ra với công cuộc tái cơ cấu kinh tế những năm tới không nằm ở con số tổng đầu tư toàn xã hội, mà ở việc nguồn lực sẽ được phân bổ như thế nào cho hiệu quả.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế được thực hiện từ năm 2013 đến nay, song chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ: Reuters
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế được thực hiện từ năm 2013 đến nay, song chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ: Reuters

Theo nghị trình, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 sẽ là một trong hai nội dung quan trọng được Quốc hội bàn thảo hôm nay tại hội trường, bên cạnh việc đánh giá lại tình hình kinh tế - xã hội năm qua. Đây được xem là bản kế hoạch quan trọng, mà việc thực hiện sẽ quyết định diện mạo kinh tế Việt Nam trong nhiều năm sau đó. Nó cũng được thực hiện sau khi cả nền kinh tế đã tiến hành tái cơ cấu trong vòng 4 năm qua trên 3 trụ cột (tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và tài chính - ngân hàng) song kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

Trong ngày khai mạc kỳ họp (20/10), Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo trước Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 với tổng nguồn lực thực hiện dự kiến khoảng 10,57 triệu tỷ đồng, nằm trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế. Trong đó, mục tiêu bao trùm lên cả kế hoạch là quá trình tái cơ cấu mới, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Nhiều ý kiến đã mổ xẻ con số 10,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được chú ý không phải ở con số, vốn được cắt nghĩa là tổng đầu tư toàn xã hội, mà là bản đề án đã thể hiện sự thay đổi tư duy gì và việc thực hiện những thay đổi đó sẽ được tiến hành ra sao.

Những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở bởi sau 4 năm thực hiện tái cơ cấu kinh tế vừa qua, kết quả đạt được vẫn khác xa với những kỳ vọng ban đầu về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung thì cho rằng, cách tiếp cận theo bề rộng dựa vào gia tăng khối lượng, số lượng đầu vào, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ đã không thể tiếp tục do nguồn lực đã huy động tới hạn. “Trong thời gian dài, Nhà nước đã đặt trọng tâm là luôn huy động, chứ không phải phân bổ nguồn lực hiệu quả. Cách thức tăng trưởng như thế chắc chắn tạo rủi ro bất ổn kinh tế và bỏ qua các cải cách thị trường”, ông Cung cảnh báo.

Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế lần này, cơ quan soạn thảo đã chỉ rõ 3 mục tiêu và 5 quan điểm của kế hoạch, để từ đó đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, với 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên. Các nhiệm vụ này được lựa chọn dựa trên tác động đến tổng thể tái cơ cấu kinh tế, tính khả thi, sự phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước và phù hợp cam kết, yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, không phải nội dung trọng tâm nào cũng có nhiệm vụ ưu tiên đi kèm. Bên cạnh đó, chính những nhiệm vụ tái cơ cấu trọng điểm đã đề ra phần nào đã thể hiện tinh thần, định hướng cho mô hình tăng trưởng mới của Chính phủ.

Như với nội dung trọng tâm đầu tiên của kế hoạch là về phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì nhiệm vụ ưu tiên mới chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện chung là môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương... trong khi vị trí, vai trò của khu vực này vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng.

Bên cạnh một số nhiệm vụ ưu tiên của các nội dung trọng tâm tiếp tục được thực hiện như hoàn thiện thể chế đầu tư công, kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước hay tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ, trách nhiệm và cạnh tranh thị trường, thì kế hoạch lần này đặt khá nhiều kỳ vọng vào tái cơ cấu thị trường tài chính. Ngoài câu chuyện nợ xấu của hệ thống ngân hàng, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụng đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó là việc phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu và bảo hiểm với mục tiêu cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu kinh tế với hơn 10 triệu tỷ đồng ảnh 1

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế kỳ vọng sẽ được Quốc hội mổ xẻ, làm rõ trong phiên thảo luận hôm nay. Ảnh:Giang Huy

Nhiệm vụ ưu tiên khác là vấn đề bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khung pháp luật thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả, nằm trong mục tiêu số 5 là tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, trong đó bao gồm thị trường quyền sử dụng đất.

Câu chuyện về tích tụ đất nông nghiệp từng được mang ra bàn thảo thời gian trước, nhiều ý kiến của chuyên gia xung quanh câu chuyện này đưa ra vấn đề có nên áp dụng theo mô hình của Nhật Bản xây dựng ngân hàng đất nông nghiệp. Lý do được đưa ra là bởi nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay với công nghệ hiện đại muốn tham gia vào lĩnh vực này nhưng không có đủ diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các mô hình mẫu lớn, trong khi năng suất lao động của người nông dân không cao gây lãng phí tài nguyên.

Nói về câu chuyện tái cơ cấu, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, Nhà nước phải đối diện với nguyên tắc cơ bản là nguồn lực luôn khan hiếm, nên phải sử dụng vào nơi tốt nhất, hiệu quả nhất, chứ không phải đầu tư theo kiểu xin – cho lâu nay. “Đề án tái cơ cấu kinh tế nằm ở vấn đề cải cách kinh tế và đặc biệt là thiết lập thể chế kinh tế thị trường. Cách tiếp cận chính của đề án tái cơ cấu kinh tế là làm cho nguồn lực hiệu quả hơn, chứ không phải bỏ thêm nhiều vốn để thúc đẩy tăng trưởng”, ông Cung nhấn mạnh.

Dự kiến Ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn lực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, khoảng 3,57 triệu tỷ đồng, gần 180 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài dự kiến đóng góp khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương 68 tỷ USD.

Chính phủ cũng tính đến huy động thêm nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, dự kiến đạt 39,5 tỷ USD trong 5 năm tới. Ngoài ra, một số nguồn vốn khác cũng được huy động như thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn sẽ thu về khoảng 15-20 tỷ USD… Tuy ngân sách chiếm 1/3 nguồn lực, nhưng quan điểm của Chính phủ là hạn chế tối đa việc huy động từ ngân sách Nhà nước để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo Vnexpress
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.