Thịt lợn tăng giá mạnh, nguy cơ lợn Trung Quốc ngược sang Việt Nam

Nguồn hàng khan hiếm, giá thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn trên đà tăng phi mã, nhiều nơi đã chạm mốc 50.000 đồng/kg. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, do giá trong nước cao nên lợn các nước xung quanh có thể tràn vào nước ta, trong đó có Trung Quốc, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.
Tại nhiều địa phương giá thịt lợn đã chạm mốc 50.000 đồng/kg
Tại nhiều địa phương giá thịt lợn đã chạm mốc 50.000 đồng/kg

Giá chạm mốc 50 ngàn/kg, người chăn nuôi lãi đậm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, giá lợn hơi trong nước biến động giảm trong quý I/2018 nhưng đã bật tăng trở lại trong tháng 4 và tháng 5/2018.

So với cuối năm 2017, giá lợn hơi tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 16.000 đồng/kg lên 43.000-46.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc cũng tăng 11.000-12.000 đồng/kg lên 43.000-47.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam tăng 12.000-16.000 đồng/kg lên 42.000-45.000 đ/kg.

Bộ NN-PTNT cho biết, nguyên nhân khiến giá lợn hơi tăng do nguồn cung giảm so với trước. Tuy nhiên, Bộ này cũng dự báo giá thịt lợn trong tháng 6/2018 sẽ không tăng nhiều do vào mùa nóng, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm đi.

Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước, giá thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn không ngừng tăng, nhiều địa phương giá thịt lợn đã chạm mốc 50.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Hường ở Nam Cường (Nam Trực, Nam Định) khoe, cách đây 3 ngày bà vừa mới xuất chuồng đàn lợn 60 con với giá 49.000 đồng/kg, tính ra, mỗi con lợn sau khi xuất bán bà lãi được 1,5 triệu đồng/con. Bán hết đàn lợn 60 con bà thu lãi tới 90 triệu đồng.

"Giá cao, nguồn lợn khan hiếm nên thương lái tranh nhau đặt mua. Thế nên, lúc xuất chuồng lợn loại xấu hay loại đẹp họ đều phải cân đồng giá hết, chứ nếu chê có thương lái khác vào mua ngay". Bà nói và cho hay, bà còn đàn lợn 70 con nữa với trọng lượng được khoản 80 kg/con mà hôm 2 hôm nay đã có mấy thương lái vào đặt mua lợn, song bà đều từ chối không nhận cọc tiền trước.

Theo bà Hường, lợn đang tăng giá từng ngày, trong khi tại địa phương lợn đến lứa xuất chuồng không còn nhiều, nguồn cung ngày càng khan hiếm nên giá sẽ tăng cao hơn.

Ông Nguyễn Công Bắc, chủ một trại lợn lớn ở Sơn La, cũng cho hay, giá lợn tiếp tục giữ ở mức 49.000-50.000 đồng/kg. Theo ông, do nguồn cung giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng do thua lỗ triền miên thời gian trước nên giá lợn hơi 2 tháng trở lại đây mới tăng mạnh đến vậy.

Chị Phan Thị Chi ở Phúc Thọ (Hà Nội) thừa nhận giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại địa phương đã tăng lên mốc 48.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Thế nhưng, theo chị Chi, dù giá lợn đang tăng cao ngất ngưởng, người nuôi lãi đậm, song lợn hơi đến lứa xuất chuồng đã cạn kiệt, dân không còn lợn để bán. 

"Không chỉ giá lợn hơi xuất chuồng tăng đâu, giá lợn giống dạo này cũng tăng mạnh lên mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Song, người dân vẫn còn chần chừ chuyện tái đàn nên lợn giống tiêu thụ khá chậm", chị chia sẻ thêm.

Nguy cơ Trung Quốc lùa cả đàn lợn sang Việt Nam

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, thịt lợn đang khủng hoảng thiếu do chăn nuôi nông hộ giảm nhiều sau đợt giảm giá dẫn đến phải giải cứu thịt lợn vào năm 2017 vừa qua.

Ông Sơn cho hay, giá lợn hơi xuất chuồng tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam đang được thu mua ổn định ở mức 45.000-46.000 đồng/kg. Một số nơi do khan hiếm, các thương lái phải thu mua lợn với giá lên tới 50.000 đồng/kg.

Với mức giá tăng cao như hiện nay, người nuôi lợn lãi đậm. Ông Dương khuyến cáo, không nên găm hàng, lợn đến lứa xuất chuồng phải bán ngay và khuyến cáo, người chăn nuôi trên cả nước nên tăng cường cho lợn ăn uống đầy đủ để sớm được xuất bán. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa lợn sữa hiện nay để nuôi lên lợn thương phẩm. Trong quá trình nuôi, cần chú ý việc tiêm phòng vắc xin, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh nhằm thu được thành quả cao nhất.

Về thông tin thịt lợn Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam khi giá thịt lợn hơi bên Trung Quốc đang khá thấp, khoảng 36.000 đồng/kg, ông Dương nhận định, do giá trong nước cao chạm mốc 50.000 đồng/kg nên lợn các nước xung quanh có thể vào nước ta, trong đó có Trung Quốc, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.

Vì thế, nếu không kiểm soát kỹ thì nguy cơ lợn Trung Quốc sẽ lùa cả đàn sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Lúc đó sẽ gây xáo trộn trên thị trường, nhất là ở các tỉnh miền Bắc khi giáp ranh với phía Trung Quốc.

Theo ông Dương, các địa phương biên giới cần tăng kiểm soát việc nhập khẩu tiểu ngạch. Nếu lơ là việc này có thể dẫn tới nguy cơ về dịch bệnh, thị trường đảo lộn. Hiện thương lái vẫn xuất, nhập trao đổi qua cư dân biên giới, còn lợn Trung Quốc đi sâu vào nội địa thì chưa nhiều, vì chúng ta cũng đã có những biện pháp để kiểm soát.

Theo Vietnamnet
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.