Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chú trọng lo Tết cho nhân dân

Đề nghị làm tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 12, Thủ tướng nhấn mạnh, cần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tận dụng cơ hội thị trường tăng mạnh dịp cuối năm và giáp Tết; đồng thời chú trọng lo Tết cho nhân dân.

Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chú trọng lo Tết cho nhân dân

Như tin đã đưa ngày 3/12, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện

Tại phiên họp, Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện, quan trọng. Chúng ta có thể khẳng định sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho năm 2019. Cụ thể:

Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (thấp nhất trong 9 năm qua), bình quân 11 tháng tăng 3,59%.

Nông nghiệp phát triển tốt, đàn bò tăng 2,2%, đàn lợn tăng 2,8%, đặc biệt sản lượng thủy sản tăng 6,2%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng 10,1%. Ngành công chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%, duy trì ở mức hai con số.

Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5. Khách quốc tế 11 tháng đạt 14,12 triệu lượt, tăng 21,3% và chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu thu hút 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018.

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4%. Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD, duy trì mức xuất siêu liên tục trong nhiều tháng qua.

11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng; gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Đời sống dân cư được cải thiện, đặc biệt số hộ thiếu đói giảm 40,7%, nhân khẩu thiếu đói giảm 42,3% so với cùng kỳ.

Bên cạnh kết quả được, chúng ta vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức: Nông nghiệp và đời sống của nhân dân một số vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thiên tai, tổng thiệt hại do thiên tai trong 11 tháng ước tính khoảng 9 nghìn tỷ đồng. Việc cung ứng điện cho nền kinh tế còn các vấn đề đặt ra, như báo chí đã phản ánh về khả năng thiếu việc thiếu nguồn cung than, khí cho các nhà máy điện.

Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tiếp tục có tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp, ước giải ngân bằng 59,9% so với kế hoạch Quốc hội giao, vốn Trung ương quản lý mới giải ngân gần 80%.

Sản xuất đầu tư kinh doanh vẫn còn khó khăn; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trên 83.000 (tăng 49,3%); số doanh nghiệp giải thể gần 15.000 (tăng 37,4%). Môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã có bước cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Tình trạng xã hội đen, tín dụng đen, bảo kê, cướp giật, cướp ngân hàng vẫn xảy ra nghiêm trọng tại một số địa phương.

Tập trung xử lý những vụ việc nổi cộm

Phát biểu tại phiên họp, liên quan đến thảo luận Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 ( Nghị quyết 01), nêu rõ Nghị quyết 01 cần phải toát lên được tinh thần đổi mới lan tỏa, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đóng góp ý kiến, đặc biệt là một số vấn đề quan trọng. Thủ tướng cũng yêu cầu thảo luận một số vấn đề nổi cộm, cần sớm giải quyết, trong đó có vấn đề giải quyết khiếu kiện của nhân dân.

Thủ tướng cũng thông báo đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt, do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách, cùng sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm hiện nay. “Vấn đề này cơ bản của địa phương nhưng chúng ta phải giải quyết, không để tình hình nghiêm trọng, phải kiểm điểm làm rõ, xử lý dứt điểm vấn đề đó”.

Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chú trọng lo Tết cho nhân dân
Toàn cảnh phiên họp

Về tình hình tháng 11 và 11 tháng qua, Thủ tướng đánh giá cao các cấp, các ngành đã chủ động, theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời. Cả hệ thống có sự chuyển động tốt, từng bước vận hành khá trơn tru trong xử lý các vấn đề đặt ra. Nhờ đó, kinh tế xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực.

“Chúng ta có thể khẳng định nước ta sẽ hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu kế hoạch 2018 đề ra và phần lớn chỉ tiêu đạt mức cao hơn đã báo cáo Quốc hội, qua đó, tạo tiền đề thuận lợi vững chắc cho 2019”, Thủ tướng nói. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan mà phải kiên định, tập trung thực hiện quyết liệt đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành phải luôn tập trung cao độ, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để chỉ đạo sâu sát, quyết liệt; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, không né tránh, ngại va chạm, giải quyết, xử lý ngay các tồn tại, hạn chế, bất cập.

“Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có ý thức dân tộc, quy tụ lòng người, đoàn kết tiến bước, xây dựng đất nước trong thời kỳ còn nhiều khó khăn, thách thức”, Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, kiên trì bảo vệ lợi ích chiến lược của đất nước. Chúng ta phải có khát vọng vươn lên ở tất cả các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và từng người dân. Phải đổi mới tư duy, xóa bỏ quan điểm cũ, lạc hậu, ỷ lại, trông chờ. Chúng ta hoan nghênh và khuyến khích mọi ý tưởng đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ, làm giàu cho bản thân và đất nước.

Làm tốt 3 nhiệm vụ

Chỉ còn 1 tháng nữa kết thúc năm 2018, Thủ tướng đề nghị làm tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm của tháng 12 này. Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị kỹ, làm tốt nhiệm vụ tổng kết năm 2018 theo tinh thần tránh bệnh thành tích, đánh giá thực chất, không phô trương, nêu rõ các tồn tại, bất cập, nguyên nhân, kinh nghiệm để làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2019.

Thứ 2 là xây dựng Nghị quyết 01 với tinh thần cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, do đó, nội dung phải cụ thể, bám sát chủ trương, chính sách, mục tiêu mà Quốc hội giao. Cho rằng các chỉ tiêu Chính phủ giao trong Nghị quyết phải mang tính phấn đấu ở mức cao hơn, Thủ tướng lấy ví dụ, mục tiêu tăng trưởng 2019 phấn đấu đạt là 6,8%, tức là ở cận trên mức Quốc hội đã thông qua (từ 6,6 – 6,8%).

Điều quan trọng của Nghị quyết là các nhiệm vụ, biện pháp phải giải quyết được các bức xúc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2018 mà còn ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh chất lượng tăng trưởng, cần chú ý, xử lý các vấn đề bất cập của xã hội và có một số đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, hành động quyết liệt hơn nữa, thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước.

“Tôi nhắc lại lần nữa rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến thành viên Chính phủ để có một Nghị quyết tốt”, Thủ tướng nói.

Thứ 3, trong tháng 12, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tận dụng cơ hội thị trường tăng mạnh dịp cuối năm và giáp Tết; đồng thời chú trọng lo Tết cho nhân dân. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng về tổ chức Tết.

Thủ tướng cũng lưu ý việc kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, đặc biệt là thời điểm cuối năm cũ và đầu năm mới. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tổ điều hành giá và các bộ, ngành liên quan tính toán kỹ phương án giá điện, giá dịch vụ y tế… với mức độ điều chỉnh và thời điểm phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của tỷ giá hối đoái, có chính sách điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt.

Bộ Công Thương phải có biện pháp bảo đảm đủ điện cho sản xuất, đời sống của người dân. Không để thiếu điện trong năm 2019.

Nhắc nhở có phương án phục vụ việc đi lại của nhân dân trong dịp Tết, Thủ tướng cũng lưu ý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe; kiểm soát chặt chẽ trọng tải xe. “Không chỉ quản lý phần ngọn mà quản lý phần gốc rất quan trọng”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý giáo dục mầm non, tiểu học; phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương tăng cường giám sát, kiên quyết không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em.

Theo Công Lý
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.