Thương mại hàng hóa Việt Nam - Mỹ tăng gấp 3 lần sau 9 năm

 Từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD năm 2010, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ đã lên mức 60,28 tỷ USD trong năm 2018.
Trong năm 2018, có gần 7,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa ra thị trường Mỹ. Ảnh: Quang Phúc
Trong năm 2018, có gần 7,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa ra thị trường Mỹ. Ảnh: Quang Phúc

Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thương mại hàng hóa Việt Nam - Mỹ đã tăng gấp 3 lần.

Cùng với đó, tốc độ tăng xuất nhập khẩu giữa hai nước bình quân trong giai đoạn này đạt 16,3%/năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 19,2% so với năm trước đó, năm 2014 tăng 20,2%, năm 2015 tăng 18,1%, và năm 2018 tăng 18,3%.

Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 9 năm cũng đạt từ 14,24 tỷ USD (năm 2010) lên 47,53 tỷ USD (năm 2018).

Nổi bật là năm 2011, xuất khẩu sang Mỹ tăng 18,9%, năm 2013 tăng 21,3%; năm 2014 tăng 20,1%.

Thương mại hàng hóa Việt Nam - Mỹ tăng gấp 3 lần sau 9 năm ảnh 1
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Mỹ giai đoạn 2010-2018 - Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng từ mức 3,77 tỷ USD trong năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD trong năm 2018.

Đáng chú ý, trong năm 2011 tăng 19,2% so với năm trước, trong năm 2014 tăng 20,2%, trong năm 2015 tăng 18,1%, và trong năm 2018 tăng 18,3%.

Đặc biệt, Việt Nam luôn có thặng dư cán cân thương mại với Mỹ. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Mỹ trong năm 2018 đạt thặng dư gần 34,8 tỷ USD, bằng 73,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Thương mại hàng hóa Việt Nam - Mỹ tăng gấp 3 lần sau 9 năm ảnh 2

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong năm 2018 - Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng trị giá 10 nhóm mặt hàng lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2018 đạt 40,58 tỷ USD, chiếm 85,4% trong tổng trị giá xuất khẩu sang thị trường này.

Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ, với trị giá trong năm 2018 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017.

Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo là giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%...

Trong năm 2018, có gần 7,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn nhất thế giới này, tăng 7,6% so với năm 2017.

Trong khi đó ở chiều ngược lại, có 13,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong năm 2018, tăng 6,3% so với năm 2017.

Còn số liệu thống kê sơ bộ mới nhất ngày 18/02/2019 của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng đầu tiên năm 2019, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ đạt gần 6,23 tỷ USD, tăng mạnh 38,13% so với tháng đầu tiên của năm 2018, tương ứng tăng 1,72 tỷ USD về mặt số tuyệt đối.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường lớn nhất thế giới này đạt 5,15 tỷ USD, tăng 42,2% so với tháng 1/2018 và tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có xuất xứ từ Mỹ đạt 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Vneconomy
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.