Tin nhắn, cuộc gọi rác lại ‘hoành hành’ dịp cuối năm

(Ngày Nay) - Hơn 10 ngày sau cuộc thanh kiểm tra chéo giữa các nhà mạng, thuê bao “thường xuyên” của MobiFone vẫn nhận được tin nhắn rác, thậm chí cuộc gọi rác.
Tin nhắn, cuộc gọi rác lại ‘hoành hành’ dịp cuối năm

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn các doanh nghiệp viễn thông, lãnh đạo Bộ, các đơn vị liên quan phải cùng vào cuộc để chặn đứng vấn nạn tin nhắn rác. Để làm được điều này, ông yêu cầu các nhà mạng khóa sim (khóa dịch vụ) đối với các thuê bao có dấu hiệu kích hoạt sẵn tồn trên kênh phân phối dưới sự giám sát, chứng kiến của Bộ.

Sau tin nhắn rác đến cuộc gọi rác

Báo cáo với Bộ trưởng, các nhà mạng cho hay không chỉ trên các kênh phân phối, hiện trong kho của họ cũng còn nhiều sim rác. Cụ thể, tổng số sim tồn kho không nhận được tin nhắn từ nhà mạng đã bị khóa ở MobiFone là 2,5 triệu sim, Viettel là 3 triệu sim, còn Vinaphone là 3,6 triệu sim.

Hiện các nhà mạng mới chỉ ra quân đợt 1, khóa tất cả sim đã được kích hoạt sẵn trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 tới ngày 30/9. Riêng phía Viettel vẫn chưa thực hiện xong. Nhà mạng dự kiến khóa 3,6 triệu thuê bao rác từ 0h ngày 20/11, nhưng phải đến 24h ngày 21/12 mới xong.

Đại diện Bộ chủ quản cho hay dự kiến trong tháng 12 này, các nhà mạng sẽ tiếp tục khóa hết các sim đã được kích hoạt sẵn trong tháng 10, 11. Tuy vậy, vị này thừa nhận với hơn 100 triệu thuê bao hiện nay, việc chặn tin nhắn rác là một công cuộc khổng lồ.

Hơn 10 ngày sau cuộc thanh kiểm tra chéo giữa các nhà mạng về việc khóa sim rác, Zing.vn nhận được phản ánh thuê bao “thường xuyên” của MobiFone vẫn nhận được tin nhắn rác, thậm chí cuộc gọi rác. Các tin nhắn rác chủ yếu là tin rao vặt ở lĩnh vực bất động sản, rao bán sim số đẹp…

Không chỉ tin nhắn rác, “thượng đế” của MobiFone còn nhận được cuộc gọi từ những đầu số lạ mà chỉ cần nhấc máy là bị trừ tiền.

Nhà mạng than “gặp khó”

Đại diện MobiFone xác nhận nhiều khách hàng phản ánh về việc thuê bao di động tại Việt Nam phát sinh cước gọi quốc tế đến các đầu số nước ngoài (+224xxx, +252xxx, +232xxx, +231xxx…). Phía nhà mạng xác định đây có thể là thủ đoạn nhằm gian lận cước viễn thông quốc tế bằng cách dùng thuê bao nước ngoài để nháy máy cho hàng loạt thuê bao Việt Nam.

Nhà mạng khẳng định đã phân loại và chặn toàn bộ các cuộc gọi đến tất cả thuê bao quốc tế có đầu số có dấu hiệu gian lận để ngăn chặn hiện tượng trên.

Tuy nhiên đã 5 ngày trôi qua kể từ khi khách hàng phản ánh “đầu số lạ” 089xx, đến nay nhà mạng vẫn chưa thể xác định đó có phải là cuộc gọi rác hay không trong khi nhiều đầu số lạ khác vẫn liên tục quấy rầy khách hàng như 001(668)616xxx…

Chị Vân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một thuê bao thuộc diện khách hàng thường xuyên, từng nhận được tin nhắn khuyến mại riêng của nhà mạng này chia sẻ: “Đầu số lạ gọi cho tôi bất kể ngày đêm. Nhà mạng không đưa ra cảnh báo gì khiến khách hàng mất tiền oan”.

Như vậy, điều nhiều chủ thuê bao lo ngại đã trở thành sự thật: sau tin nhắn rác đến cuộc gọi rác.

Đại diện nhà mạng cho hay 5 ngày qua họ vẫn đang kiểm tra và “sẽ phản hồi ngay khi có thông tin”.

Lâu nay, vì muốn mở rộng thị trường, chạy theo chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận, nhiều nhà mạng phát triển thuê bao di động trả trước một cách ồ ạt, không thực hiện đúng quy trình đăng ký và lưu trữ thông tin khách hàng theo quy định.

Việc thu hồi sim kích hoạt sẵn, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát tán tin nhắn rác, mới được thực hiện, nhưng Bộ chủ quản đã phải ra quyết định xử phạt một nhà mạng do tiếp tục có các lỗi vi phạm về sim khuyến mãi sau ngày đã ký cam kết.

Điều đó cho thấy dù biết rõ để sim kích hoạt sẵn lưu hành trên thị trường sẽ tạo ra đất sống cho tin nhắn rác, nhưng một số nhà mạng không dễ dàng từ bỏ. Nhiều chuyên gia ở lĩnh vực này cho rằng khoản tiền phạt vài trăm triệu đồng không đáng kể so với lợi nhuận của các nhà mạng thu được từ việc phát triển thêm thuê bao.

Đại diện MobiFone từng thừa nhận gặp khó trong việc thu hồi sim rác. Cụ thể, vị này cho rằng nếu chỉ một nhà mạng không tuân thủ đúng theo cam kết sẽ gây ra sự bất ổn trên thị trường và các nhà mạng còn lại sẽ gặp rủi ro trong việc tiếp tục hợp tác với kênh phân phối.

Chưa kể, khách hàng đang có thói quen sử dụng sim có sẵn thông tin và tài khoản nay phải thêm thủ tục ra đăng ký lại thông tin sẽ dẫn đến việc từ chối sử dụng sản phẩm dịch vụ làm ảnh hưởng tới doanh thu của các nhà mạng.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hàng ngày trung bình đầu số 456 tiếp nhận 2.000-3.000 phản ánh. Trong đó, nhiều phản ánh không phải là tin nhắn rác mà là các tin nhắn quảng cáo hợp pháp, do người dùng nhầm lẫn gửi về.

Theo Zing
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: