Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần

Theo cơ quan này, việc đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.
Ông Lê Đình Quảng (Ảnh: Lao Động)
Ông Lê Đình Quảng (Ảnh: Lao Động)

“Việt Nam hiện có thời giờ làm việc bình thường trong tuần, trong năm, nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc cao nhất thế giới. Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ “48 giờ trong một tuần” xuống “44 giờ trong một tuần”.

Đây là thông tin tại cuộc trao đổi với báo chí về những đề xuất lớn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. 

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có thời giờ làm việc bình thường trong tuần, trong năm, nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc cao nhất thế giới. Giờ làm thêm ở mức trung bình nhưng hiện tượng vi phạm khá phổ biến, với 39,5% doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định giờ làm thêm.

Theo ông Lê Đình Quảng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở từng thời kỳ và ở các quốc gia khác nhau thì quy định khác nhau trên cơ sở thực hiện hoặc tham khảo tiêu chuẩn lao động quốc tế. Tuy khác nhau, nhưng có điểm chung là xã hội càng phát triển và càng về sau, thì các quy định càng tiến bộ hơn so với trước. Giảm thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề đang được các cấp công đoàn Việt Nam đặc biệt quan tâm trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động. Do đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ “48 giờ trong một tuần” xuống “44 giờ trong một tuần” vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.

Ông Lê Đình Quảng cho biết, cơ sở chính trị - pháp lý của đề xuất giảm thời giờ làm việc cho người lao động nằm ở quy định trong các Công ước: Trong nỗ lực giảm giờ làm cho mọi loại hình công việc, Đại hội đồng Tổ chức Lao động quốc tế (1935) đã thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ. Bên cạnh đó, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, bảo đảm tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Ông Lê Đình Quảng cho rằng: "Năm 1999 chúng ta đã có quyết định 188 cho phép cán bộ công chức, viên chức ở khu vực nhà nước làm việc 40 giờ/tuần, đã 20 năm rồi, quy định cán bộ công chức, viên chức làm việc 40 giờ/tuần và người lao động ở khu vực doanh nghiệp thì làm việc 48 giờ/tuần. Đó là sự không bình đẳng giữa giai cấp công nhân. Chúng tôi là tổ chức đại diện cho người lao động rất khó nói với người lao động về vấn đề chưa được bình đẳng là như vậy. Vì vậy, Bộ luật Lao động lần này đủ các yếu tố kinh tế, chính trị kinh tế xã hội và các vấn đề khác để quốc hội xem xét giảm giờ làm từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần".

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng cho biết, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã họp và thống nhất đề xuất tăng thêm ngày nghỉ trong năm. Bởi, qua so sánh ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam, nước ta cũng thuộc các nhóm nước có thời gian nghỉ phép và thời gian nghỉ lễ, tết trung bình thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, với số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm rất thấp, lao động trong nhiều ngành kinh tế, chủ yếu là lao động di cư nên việc tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ là cần thiết. Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất hai phương án.

"Hiện nay chúng ta có 10  ngày nghỉ trong  năm và chúng tôi đề nghị tăng thêm 3 ngày nữa là từ mùng 3 đến mùng 5/9. Bởi ví dụ như Trung Quốc người ta nghỉ 1 tuần Quốc khánh, còn ở Việt Nam đó là dịp quốc khánh; thứ hai, Quốc khánh Việt Nam rất gần với ngày khai giảng. Thực tế lâu nay các gia đình trẻ gần như ngày mùng 5 vẫn là ngày mọi người tự nghỉ. Chúng tôi muốn ngày đó các gia đình nghỉ ngơi chuẩn bị cho con bắt đầu đến trường. Ngày mùng 5 chúng tôi cũng mong muốn các ông bố, bà mẹ dắt tay con đến trường. Phương án 2, chúng tôi đề nghị có thể nghỉ thêm 2 ngày, một ngày vào dịp tết dương lịch và một ngày vào ngày Gia đình Việt Nam.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.