Từ bán trà dạo, thành ông chủ 'trà cung đình'

(Ngày Nay) - Sinh ra ở Thái Bình trong một gia đình nghèo, chàng trai trẻ quyết định vào xứ Huế mưu sinh bằng công việc bán trà dạo. Một thời gian sau, với quyết tâm muốn thay đổi bản thân và thoát nghèo, chàng trai này đã dày công mày mò, nghiên cứu... để tạo ra thương hiệu trà cung đình Huế trứ danh khắp cả nước.
Anh Phượng từng là một chàng thanh niên nghèo, đi bán trà dạo mưu sinh.
Anh Phượng từng là một chàng thanh niên nghèo, đi bán trà dạo mưu sinh.

Người được nhắc đến là anh Nguyễn Văn Phượng (49 tuổi, hiện trú tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Bán trà dạo... liên tỉnh

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở vùng quê tỉnh Thái Bình, thuở nhỏ, anh cố gắng học tập để đậu giấc mơ làm chiến sĩ công an nhưng anh đã không may mắn khi rớt kỳ thi đại học. Không còn cách nào khác, anh Phượng quyết định khăn gói xa quê hương vào cố đô Huế lập nghiệp. “Miền Bắc rất nổi tiếng với trà Thái Nguyên. Tôi đã mang một balo lớn trà Thái vào Huế luôn. Rồi tôi thuê một phòng trọ nhỏ, đạp xe đạp khắp thành phố để bán trà dạo kiếm sống. Khi ấy khổ cực biết bao nhiêu...”, anh Phượng nhớ lại.

Đến khoảng sau năm 2000, Huế lúc này mở cửa đón càng nhiều khách du lịch về tham quan, mua sắm. Lúc ngồi bán trà lạng ở chợ Đông Ba, anh Phượng thấy khách mua nhiều quà như tôm chua, mè xửng, nón lá... Anh nghĩ các sản phẩm trên chưa mang dáng dấp cụ thể nào của xứ sở kinh kỳ, chưa liên quan đến đền đài lăng tẩm... ở xứ thần kinh này. “Tự nhiên tôi lóe lên ý tưởng phải tạo ra một loại trà độc đáo, mang dấu ấn của giới quý tộc, vua chúa, chốn cung đình. Vả lại khi du khách tham quan Huế xong thì có dịp thưởng thức vị trà nào đó mang phong vị văn hóa Huế. Cũng bởi tôi buôn bán trà nhiều năm, khá am hiểu về trà nên tôi bắt tay vào thực hiện...”, danh trà xứ Huế chia sẻ.

Hai năm pha chế trà cung đình

Theo anh Phượng, lúc bấy giờ ngoài thị trường có rất nhiều loại trà. Trà uống tuy ngon nhưng hay khiến người ta mất ngủ, đôi khi lại say trà. Anh nghĩ đến việc phải làm sao tạo ra một loại trà tốt cho sức khỏe, uống không mất ngủ lại không sợ say. “Uống trà phải như uống một chén thuốc bổ vậy. Đó là sản phẩm mà tôi muốn hướng đến cho khách hàng...”, anh Phượng cho hay.

Từ bán trà dạo, thành ông chủ 'trà cung đình' ảnh 1

Khoảng thời gian đầu đối với anh Phượng cực kì khó khăn. Anh phải nghiên cứu sách vở, tìm nguyên liệu khắp cả nước để về chế biến thử. Căn phòng nhỏ trở thành “xưởng” để anh loay hoay chế trà. Không có kiến thức về y học cổ truyền, các vị thảo dược, anh Phượng phải mất hàng chục tháng trời để ngâm cứu sách; phối thử hàng trăm loài thảo dược khác nhau để tìm ra công thức riêng cho sản phẩm của mình. Có những khi anh Phượng thử trà đến cứng cả lưỡi, căng cả bụng nhưng vẫn không tìm được cách phối chế nguyên liệu ưng ý. Có khó khăn mới “ló” ra được những kinh nghiệm quý báu. Khi trà chỉ mới sơ chế, anh đã mạnh dạn mang nó tiếp cận với khách hàng. Theo đó cứ sau một đêm pha chế, anh Phượng mang ra chợ để mời mọi người dùng thử dù đó bất kì là ai; có thể là tiểu thương, người dân, du khách... Đa số là những ý kiến chê, nào là ngọt quá, chua chát quá, chưa được thơm lắm, còn đắng... Tất cả đều được anh Phượng lắng nghe, ghi lại để dần hoàn thiện sản phẩm.

Hai năm, đó là khoảng thời gian mày mò không phải là quá dài nhưng theo anh là rất quý giá. Đến lúc này, những tách trà của anh dần chiếm được cảm tình của người thưởng thức. Sản phẩm được anh lấy tên là “Trà cung đình Huế - Đức Phượng”, tinh chế từ 16 vị thảo dược khắp ba miền Nam, Trung, Bắc như Atiso, cỏ ngọt, đại táo, hoài sơn, đẳng sâm, hồng táo, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa cúc, tim sen, hoa hòe, hoa lài, thảo quyết minh, khổ qua, kỷ tử, vối nụ. Sau khi bào chế qua các công đoạn bí truyền, trà sẽ được chọn giờ để “sao vàng hạ thổ” theo quy luật âm- dương. Đặc biệt, sản phẩm không sử dụng bất kỳ loại hóa chất phụ gia nào. Các thành phần của trà, được anh Phượng công khai trên bao bì.

Muốn quảng bá cho sản phẩm, ban đầu anh Phượng mang từng bì trà đến ký gửi ở tất cả các cửa hàng trong thành phố. Chính những người bán hàng uống thử thấy ngon, lại đứng ra quảng cáo khách mua. Bằng phương thức quảng cáo truyền miệng đó, sản phẩm trà của anh đã đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất và cũng hiệu quả nhất. “Để hiệu quả hơn, tôi tranh thủ tận dụng đội ngũ xe ôm, xe thồ, xe xích lô, các hãng xe chuyên chở khách du lịch đến Huế “tuyên truyền” về đặc sản trà cung đình của mình để ai đến Huế cũng nên mua về làm quà. Chính nhờ thêm điều đó mà đã góp phần đưa danh tiếng của trà cung đình của tôi đi xa hơn...”, anh Phượng bộc bạch.

“Theo tôi, muốn thành công thì phải lấy chất lượng làm đầu, nếu không làm tốt điều đó thì sẽ mất thương hiệu. Hiện các thương hiệu trà cũng mọc lên như nấm nhưng tôi không sợ bị canh tranh. Bởi đó là cơ hội để tôi khẳng định thương hiệu của mình...”, anh Phượng thổ lộ.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.