Vụ Vinaconex bị Toà án dừng thực hiện nghị quyết ĐHCĐ: ‘Chủ tịch có bao nhiêu cổ phiếu mà nại ra thiệt hại, đòi kiện ngược cổ đông?’

(Ngày Nay) -Trước thông tin chủ tịch Vinaconex và Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp này muốn “kiện”, đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Vinaconex (mã chứng khoán VCG) và các cổ đông VCG đối với các tổn thất do ảnh hưởng từ việc thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1 ngày 27/03/2019 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa, bao gồm cả việc cổ phiếu VCG giảm giá, đại diện các cổ đông lớn bức xúc “phản pháo”: “ Nếu giá xuống thì chúng tôi, những cổ đông nắm giữ lượng cổ phiếu lớn bị thiệt hại, và chính HĐQT là những người phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về công tác quản trị của mình. Công ty không nắm cổ phiếu. Thử hỏi ông chủ tịch và ông phó tổng giám đốc có bao nhiêu cổ phiếu mà nại ra thiệt hại, đòi kiện ngược cổ đông?”.


Ông Đào Ngọc Thanh chủ trì cuộc trao đổi thông tin bất thường về việc Vinaconex bị Toà án dừng thực hiện NQ ĐHCĐ
Ông Đào Ngọc Thanh chủ trì cuộc trao đổi thông tin bất thường về việc Vinaconex bị Toà án dừng thực hiện NQ ĐHCĐ

Tòa án nhân dân (TAND) quận Đống Đa ngày 2/4/2019 đã ban hành quyết định bác khiếu nại của Vinaconex đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng thực hiện nghị quyết phiên họp bất thường Đại hội đồng cổ đông của công ty.

Tại quyết định này, một lần nữa tòa xác định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1/2019/QĐ-BPKCTT ngày 27.3.2019, dừng thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ngày 11.1.2019 về việc bầu 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban kiểm soát là có căn cứ pháp luật.

Đồng thời, cơ quan tài phán cũng cho rằng, việc buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 11/1/2019 cho đến khi có quyết định cuối cùng của Tòa là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người yêu cầu và các cổ đông, tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Trước đó, theo Một thế giới đưa tin, sự vụ trở nên khá ầm ĩ khi Vinaconex tổ chức gặp gỡ báo chí, trao đổi thông tin bất thường và “kêu cứu” cho rằng việc TAND quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11.1 khiến doanh nghiệp này lâm vào tình thế khá nguy hiểm, cổ phiếu VCG của đơn vị này giảm giá, bốc hơi khoảng hơn 1.200 tỉ đồng.

Trong khi đó, theo hồ sơ nhóm cổ đông lớn gồm Công ty BĐS Cường Vũ và Công ty Star Invest cung cấp cho Tòa án và SCIC, quá trình chuyển giao quyền quản trị, điều hành Vinaconex JSC từ các cổ đông cũ sang cổ đông mới, mặc dù chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng Công ty An Quý Hưng vẫn yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 để bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) Vinaconex JSC nhiệm kỳ 2017-2022. Theo yêu cầu của An Quý Hưng, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 của Vinaconex đã được triệu tập và tiến hành vào ngày 11.1.2019 với việc bầu tới 5 thành viên HĐQT mới chưa đủ thời gian nắm giữ cổ phiếu để đề cử. Bên cạnh đó, bất chấp sự phản đối của các thành viên khác trong HĐQT, nhóm cổ đông mới, thông qua HĐQT mới được bầu đã tiến hành thay hầu hết bộ máy cán bộ trong Tổng công ty và tiến hành hàng loạt động thái rút tiền ra khỏi công ty bất chấp các tác động tiêu cực, rủi ro đối với Tổng công ty và các cổ đông.

Theo hồ sơ Ngày Nay tiếp cận được, tại văn bản kiến nghị gửi SCIC, hai cổ đông lớn của Vinaconex phản ảnh: tất cả các vị trí lãnh đạo tại Tổng công ty bao gồm Chủ tịch, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng đều do các đại diện của An Quý Hưng nắm giữ. Kể từ khi HĐQT mới được bầu theo Nghị quyết số 1/2019/NQ-ĐHCĐ nói trên, các thành viên do An Quý Hưng cử vào đã thông qua những quyết định phục vụ lợi ích nhóm cổ đông của mình.

Cụ thể, trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai cổ đông nhà nước là SCIC và Tập đoàn Viettel thì Tổng giám đốc chỉ được quyết định đến 5 tỉ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định đến 15 tỉ đồng. Thì nay, Chủ tịch HĐQT được quyền quyết định mới lên tới 1.000 tỉ đồng. “Vinaconex đang còn khoảng trên 1.000 tỉ đồng gửi tiết kiệm, chỉ cần Chủ tịch HĐQT “quyết” một lần là hết sạch ngân quỹ của công ty”, Không có công ty bình thường nào trên thế giới mà bỏ qua cơ chế tập thể, cho 1 cá nhân có thể tự quyết định tới 1000 tỉ đồng, tương đương khoảng 43 triệu đô la”, cổ đông Star Invest trong văn bản gửi SCIC thể hiện rõ sự lo lắng.

Cũng tại văn bản này, cổ đông Star Invest “tố”: các thành viên đại diện cho An Quý Hưng thực hiện kế hoạch “rút tiền” khẩn trương ra khỏi Tổng công ty, sử dụng các biện pháp để hạn chế khả năng biết và tham gia các ý kiến của các cổ đông lớn như Star Invest hay Cường Vũ. Tới cuối năm 2018, số tiền và các khoản tương đương là 1.840 tỉ VND, với số nợ phải trả là 2.870 tỉ VND. Chỉ trong vài tháng, hàng loạt kế hoạch sử dụng vốn đã được thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các cổ đông về rủi ro tài chính lớn cho Tổng công ty.

Không chỉ trao quyền cho HĐQT quá lớn, các quyết định đầu tư của HĐQT được cổ đông lớn An Quý Hưng bật đèn xanh vi phạm quy định của Công ty và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp này và rủi ro cho các cổ đông nhỏ hơn, như việc HĐQT tạm ứng cổ tức khoảng 442 tỉ đồng trong khi Công ty đang cần nguồn vốn để phát triển và phải vay ngân hàng 300 tỉ để trả khoản tiền tạm ứng cổ tức này; Quyết định sử dụng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu quỹ lên tới hơn 1.137 tỷ đồng, sau điều chỉnh xuống còn hơn 714 tỷ  đồng, do quỹ này không còn đủ tiền. Quyết định này trái với Quy chế tài chính hiện hành của công ty.

Lo ngại nguồn lực tài chính của Vinaconex sẽ cạn kiệt, thực hiện trách nhiệm cổ đông, các cổ đông lớn buộc phải gửi đơn yêu cầu TAND quận Đống Đa, TP.Hà Nội hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11.1.2019 của Vinaconex. Xác định, việc Hội đồng quản trị Vinaconex triệu tập và tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 không hợp lệ; các Nghị quyết được thông qua tại Đại hội không đảm bảo căn cứ, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, vì vậy không có hiệu lực, TAND quận Đống Đa đã thụ lý vụ việc và ngày 27.3.2019 đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex tạm dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11.1.2019.

Sau khi bị TAND quận Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với kết quả bầu HĐQT và BKS tại Đại hội cổ đông của công ty này, TGĐ Vinaconex đã ký Văn bản khiếu nại (lần 1) và Văn bản khiếu nại (lần 2) về Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1/2019/QĐ-BPKCT của TAND quận Đống Đa với tư cách “Thay mặt và đại diện cho Vinaconex. Tuy nhiên, các cổ đông lớn đã phản ứng và cho rằng TGĐ đã có hành động trái thẩm quyền.

“Các văn bản khiếu nại nói trên đều do ông Tổng giám đốc ký mà không hề có sự thống nhất với các cổ đông hoặc với các thành viên HĐQT. Do vậy, việc Tổng giám đốc “Thay mặt và đại diện cho Vinaconex” là không đúng. Thực chất, ông Chủ tịch và ông Tổng giám đốc đã hành động vì lợi ích nhóm cổ đông An Quý Hưng, dưới thông điệp “đại diện cho Vinaconex”. Việc TAND quận Đống Đa ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 1/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11.1.2019 có liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Đại hội cổ đông và HĐQT chứ không phải Tổng giám đốc. Với vai trò là người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc chỉ là người thực thi quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT, chứ không có quyền đơn phương công bố các khiếu nại”, văn bản của Star Invest gửi cho biết.

Đồng quan điểm này, một số cổ đông là cán bộ lâu năm cũng cho rằng việc yêu cầu Tòa án hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11.1.2019 của Vinaconex là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ đúng pháp luật trong hoạt động, giữ gìn truyền thống trong hoạt động của Vinaconex. Việc này không những không làm tổn hại gì cho công ty mà ngược lại, bảo vệ được lợi ích lâu dài cho Tổng công ty và các cổ đông.

Cả hai cổ đông lớn và một số cổ đông đều khẳng định: “Việc TAND quận Đống Đa thụ lý, giải quyết yêu cầu nêu trên là một tiến trình pháp lý bình thường, tuân theo pháp luật. Vì vậy, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi tôn trọng và sẽ tuân theo phán quyết của Tòa án”.

Vụ Vinaconex bị Toà án dừng thực hiện nghị quyết ĐHCĐ: ‘Chủ tịch có bao nhiêu cổ phiếu mà nại ra thiệt hại, đòi kiện ngược cổ đông?’ ảnh 1

Toà án khẳng định quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng thực hiện nghị quyết phiên họp bất thường Đại hội đồng cổ đông của Vinaconex đúng pháp luật.

Với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11.1.2019, với các thành viên chủ yếu là người của nhóm cổ đông Công ty An Quý Hưng sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex. Với việc TAND quận Đống Đa bác đơn khiếu nại, giữ nguyên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lập tức HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu ngày 11/1/2019, với các thành viên chủ yếu là người của nhóm cổ đông công ty An Quý Hưng sẽ phải dừng thực hiện quyền lực của mình tại Vinaconex.

Ở một động thái khác, chiều 1/4 ông Đào Ngọc Thanh, chủ tịch Vinaconex và ông Dương Văn Mậu, Phó tổng giám đốc Vinaconex, đều là những người của An Quý Hưng đã tổ chức họp báo trao đổi các thông tin bất thường song ông Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật, cũng là người mời họp, thì lại không tham dự. Cổ đông Star Invest bức xúc cho rằng, ông chủ tịch mà toà đang đình chỉ và ông phó tgđ không có tư cách thay mặt cho Vinaconex để tổ chức họp báo, đòi khởi kiện cổ đông vì giá cổ phiếu xuống. “ Nếu giá xuống thì chúng tôi, những cổ đông nắm giữ lượng cổ phiếu lớn bị thiệt hại, và chính HĐQT là những người phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về công tác quản trị của mình. Công ty không nắm cổ phiếu. Thử hỏi ông chủ tịch và ông phó tổng giám đốc có bao nhiêu cổ phiếu mà nại ra thiệt hại, đòi kiện ngược cổ đông?” Đại diện Star Invest bày tỏ.

Ngày Nay tiếp tục cập nhật thông tin.

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.