‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?!

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?!

Great Barrier - rạn san hô lớn nhất thế giới ở Australia với chiều dài hơn 2.300 km và diện tích gần 350.000 km2 đang trải qua sự kiện “tẩy trắng” nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử, ảnh hưởng tới 91% lượng san hô tại đây. Nhiều khả năng nơi này sẽ trở thành “nghĩa địa” san hô lớn nhất thế giới trong 10 năm tới, nếu chính phủ Úc không có những biện pháp quyết liệt để chống lại biến đổi khí hậu.

________________

Rạn san hô Great Barrier đang trải qua sự kiện “tẩy trắng” quy mô lớn lần thứ tư trong 6 năm vừa qua. Theo báo cáo công bố ngày 10/5 của Cơ quan Quản lý Công viên Biển Rạn san hô Great Barrier, 654/719 Rạn san hô được khảo sát đã bị tẩy trắng, chiếm hơn 91%. Đây là sự kiện tẩy trắng nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử tại Great Barrier. Không chỉ vậy, đây còn là lần đầu tiên rạn san hô bị tẩy trắng khi hiện tượng La Nina (khiến nước biển lạnh hơn bình thường) đang diễn ra. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nhiệt độ nước biển nhiều như thế nào.

Theo dữ liệu của Cục Khí tượng Australia, ở một số nơi có Rạn san hô Great Barrier chạy qua như vùng biển gần thành phố Cairns và làng Port Douglas, nhiệt độ nước biển đã tăng từ 4-8 độ C. Ở vùng biển gần thành phố Townsville và quần đảo Whitsundays, nhiệt độ nước biển đã tăng 8 độ C và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây đều là những mức tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 1

Lần đầu được thế giới biết đến qua cuốn sách xuất bản năm 1893 của nhà hải dương học William Saville-Kent, rạn san hô Great Barrier trải dài khoảng 2.285 km dọc theo bờ biển phía đông bắc của Australia được mệnh danh là hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất thế giới và có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian.

UNESCO lần đầu tiên cảnh báo vào năm 2014 rằng rạn san hô này có thể bị xếp vào danh sách đang nguy cấp và cần được bảo vệ thay vì tiếp tục cho khai thác du lịch. Chính phủ Australia đã dựng lên một kế hoạch bảo tồn để “câu thời gian”, nhưng những cải thiện về sức khỏe của rạn san hô vẫn chưa đi đến đâu.

Ngày 21 tháng 6 năm 2021, UNESCO tiếp tục cảnh báo rạn san hô Barrier Reef cần được đưa vào danh sách các Di sản Thế giới đang nguy cấp, với lý do biến đổi khí hậu là và quá trình tẩy trắng đang là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất” đối với khu vực này.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 2

Động thái này đã gặp phải phản ứng dữ dội từ chính phủ Australia. Rạn san hô này là một trong những điểm du lịch hàng đầu của đất nước, thu hút gần 3 triệu du khách mỗi năm trước khi Australia đóng cửa biên giới do đại dịch, mang lại hàng tỷ đô la du lịch và tạo ra hàng chục nghìn việc làm. Những nguồn lợi dồi dào này sẽ khó có khả năng quay trở lại nếu như rạn san hô khổng lồ này được xếp vào diện cần bảo vệ và nghiêm cấm các hoạt động khai thác du lịch.

“Khuyến nghị của UNESCO đã được đưa ra mà không cần kiểm tra rạn san hô trước và không có thông tin mới nhất” - theo bà Sussan Ley, khi đó là Bộ trưởng Môi trường Australia, phản hồi lại quyết định của UNESCO và cho biết chính phủ nước này đã đầu tư 3 tỷ đô la Australia (tương đương 1 tỷ USD) vào việc bảo vệ rạn san hô.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 3

Sau thông báo của UNESCO, bà Ley bắt đầu chuyến đi vận động hành lang kéo dài 8 ngày tới châu Âu, gặp gỡ đại diện của 18 quốc gia và nhận về những cái gật đầu ủng hộ cho Australia, qua đó giúp nước này thoát khỏi “thẻ đỏ trực tiếp” của UNESCO. Vào ngày 23/7, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã phải đồng ý trì hoãn quyết định và thay vào đó yêu cầu Australia gửi báo cáo về tình trạng của rạn san hô tới tháng 2 năm 2022 để xem xét lại.

Đầu tháng 5, Cơ quan Quản lý Công viên Biển Rạn san hô Great Barrier (GBRMPA) báo cáo rằng việc tẩy trắng san hô đã ảnh hưởng đến 654 trong số 719 rạn san hô. Cơ quan này xác nhận rằng một “quá trình tẩy trắng hàng loạt” khác đã xảy ra trên cả ba khu vực chính của Rạn San hô Great Barrier.

Đây là đợt tẩy trắng san hô thứ tư kể từ sau các sự kiện thảm khốc năm 2016 và 2017, trong đó 90% rạn san hô Great Barrier bị ảnh hưởng bởi quá trình tẩy trắng và gần 1/4 các Rạn San hô của nó đã chết. Theo điều phối viên của Hội đồng Bảo tồn Capricorn, Tiến sĩ Coral Rowston, đây là sự kiện tẩy trắng thứ sáu kể từ năm 1998, chứng tỏ rằng quá trình “ngày càng trở nên thường xuyên hơn”.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 4

San hô chỉ phát triển trong những điều kiện rất khắt khe về ánh sáng và nhiệt độ. Chỉ cần nhiệt độ nước biển tăng và cường độ tia cực tím mạnh lên, san hô sẽ đẩy zooxanthellae - một loại tảo sống bên trong các mô của chúng ra ngoài rồi chuyển thành màu trắng, gọi là “tẩy trắng”. Tảo cung cấp đến 90% năng lượng mà san hô cần. Do đó, sau khi đẩy tảo ra khỏi cơ thể, san hô có thể sẽ chết dần chết mòn vì không có thức ăn.

Trước nguy cơ rạn san hô có thể lần thứ ba được xếp vào danh sách nguy cấp, một nhóm chuyên gia của UNESCO đã tới Australia trong vòng 10 ngày hồi cuối tháng 3 để làm việc với giới khoa học, hoạch định chính sách từ chính quyền các bang của nước này và đại diện cư dân, để nắm được bức tranh toàn cảnh. Nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo với Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO trước khi đưa ra khuyến nghị chính thức trong tháng 6 này.

Giáo sư sinh học Lesley Hughes từ Đại học Macquarie cho biết chính phủ Australia đang đạt được những bước tiến trong việc như cải thiện chất lượng nước, nhưng nó không giải quyết được mối đe dọa đáng kể nhất đối với tương lai của rạn san hô. “Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất mà rạn san hô phải đối mặt, và chính phủ hiện đang không hề đối mặt hoặc đương đầu với thách thức này.”

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 5

Nước Úc có những nhà khoa học về biển và sinh vật biển hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các chính sách bảo vệ Rạn san hô Great Barrier của chính phủ Úc đều chưa hiệu quả, theo tuyên bố của Climate Action Tracker - tổ chức khoa học đang theo dõi các biện pháp chống biến đổi khí hậu tại 39 quốc gia.

Cuối tháng 1/2022, Úc xác nhận chi 1 USD cho các chương trình bảo tồn mặt đất và nước tại Rạn san hô Great Barrier trong vòng 9 năm. 579,9 triệu đô la được chi để cải thiện chất lượng nước; 252,9 triệu đô la để tiêu diệt những loài thiên địch của san hô như sao biển gai và ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp; 92,7 triệu đô la để nghiên cứu và áp dụng các chiến lược khoa học về bảo tồn và phục hồi rạn san hô, 74,4 triệu USD để hỗ trợ các dự án bảo tồn và phục hồi của chủ sở hữu và cộng đồng địa phương.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 6

Tuy nhiên, khoản đầu tư 1 tỷ USD trên khó có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề. Bởi biến đổi khí hậu mới là mối đe dọa số một đối với Rạn san hô Great Barrier. Không chỉ làm tăng nhiệt độ nước biển, khí nhà kính còn gây ra hiện tượng axit hóa đại dương, khiến san hô khó phát triển bộ xương của mình. Ngoài ra, sự đô thị hóa vùng ven biển và những hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thải từ khu dân cư ra biển cũng đang góp phần “giết chết” Great Barrier.

Để cứu rạn san hô, tiền không phải là tất cả, mà quan trọng là cách chính phủ Úc sử dụng đồng tiền. Theo các nhà khoa học đến từ trường Đại học James Cook (Queensland, Australia), phần lớn trong số 1 tỷ USD đó nên được dùng để giảm lượng phát thải khí nhà kính. Nếu không giảm được lượng khí thải, nhiệt độ trung bình tại Úc có thể tăng 4 độ C trong thế kỷ này.

Và nếu kịch bản này thành sự thật, từ năm 2044 trở đi, Rạn san hô Great Barrier sẽ bị tẩy trắng hằng năm, chứ không chỉ là vài năm một lần. Trong khi đó, trong 2 năm qua, chính phủ Úc đã “bơm” hơn 20 tỷ USD vào xuất khẩu than và khí đốt. Còn chính quyền bang Queensland cũng đang tiếp tục phê duyệt các dự án than và khí đốt mới.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 7

Chính phủ Úc không phải không nhận thức được điều này. Ngày 16/6, Thủ tướng Anthony Albanese quyết tâm đưa Úc trở thành “siêu cường năng lượng sạch”, tuyên bố đặt mục tiêu giảm 43% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này, Úc sẽ thúc đẩy năng lượng tái tạo, với trọng tâm là cam kết chi tiêu 20 tỷ AUD (14 tỷ USD) để cải tạo và hiện đại hóa hệ thống điện quốc gia, cùng với việc khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng ô tô điện.

Một số nhà khoa học tại Viện Khoa học Hàng hải Australia (AIMS) đã đề xuất phương án sử dụng chế phẩm sinh học làm chìa khóa để thay đổi vấn đề. Cụ thể, họ sẽ đưa các lợi khuẩn vào san hô được nuôi trồng, giúp tăng khả năng chịu nhiệt và chống bệnh tật của chúng, rồi sau đó trồng chúng lên những rạn san hô có nguy cơ tổn thương để nâng cao “sức đề kháng”. Chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, và hiện đang là ngành công nghiệp tỷ đô. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng đây chỉ là giải pháp nhất thời.

“Nếu không thể giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, mọi biện pháp khác đều chỉ mang tính chất… câu giờ” - Tiến sĩ Selina Ward, giảng viên cấp cao tại Đại học Queensland, chuyên gia về sinh sản và bảo tồn san hô cho biết.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 1: Tiền không cứu nổi đại dương?! ảnh 8
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.