Lan man về những clip từ thiện!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Câu chuyện vận động từ thiện hỗ trợ đồng bào miền Trung hay bà con vùng dịch với ngàn vạn lời ca tụng lẫn trách móc nghi ngờ làm chúng ta phải nhiều lần suy ngẫm!
Nhà báo Trần Tây Côn
Nhà báo Trần Tây Côn

1/ Dân tộc Việt tốt bụng lắm! Dù giàu sang hay đói khổ, hễ ở đâu kêu gọi là ở đó có hồi đáp. Đôi lời vận động từ các cơ quan công quyền hay từ một người xa lạ chỉ biết mặt biết tên qua màn ảnh nhỏ, những dòng trạng thái trên mạng xã hội là sẵn sàng đóng góp một phần gia sản của bản thân để tương trợ “bầu bí” qua cơn khốn khó.

Con số hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng mà truyền thông chính thống từng công bố trước đấy hay những phần tiền chưa kiểm chứng đang lan truyền trên mạng xã hội ủng hộ bà con lũ lụt miền Trung, người nghèo vùng dịch là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng mênh mông rộng lớn không thể nào đo đếm được của đồng bào.

Từ thiện là từ tâm, là cho đi, là san sẻ một phần những gì mình có để mong những phận đời cơ cực bất hạnh trong xã hội sớm vượt qua vất vả, gian nan, mất mát để trở về với cuộc sống thường nhật mà không cần báo đáp.

Người xưa khái quát bằng câu “của cho không bằng cách cho”, cho là quý nhưng cho đi để mưu cầu một điều gì đó riêng tư thì chẳng phải thật tâm, chẳng phải tấc lòng.

2/ Hẳn chúng ta chưa quên những ồn ào liên quan đến một nam MC điển trai khi vận động từ thiện vào năm 2016. Mặc dù nam MC đã lên tiếng xin lỗi nhưng ở đâu đó giữa xã hội này vẫn vọng lên những tiếng chửi thầm buốt tận tâm can.

Hay gần đây là hình ảnh cô ca sĩ đội nón lá, xắn quần, lội nước vào thẳng vùng lũ miền Trung, cùng ekip mang theo nhiều vật phẩm gồm mì gói, bánh ngọt, nước sạch, dầu gió... và cả tiền mặt trao tặng bà con đang màn trời chiếu đất.

Trong quá trình rong rủi khắp nơi, cô ca sĩ thì đếm từng đồng giấy bạc, đội ngũ đồng hành người thì sắp xếp, kẻ lo quay phim, chụp hình... Trong cảnh quê bi thương lắm, bà con nghèo khổ, đáng thương vô cùng!

Cô lại livestream cận cảnh gương mặt các cụ ông, cụ bà “thất thập cổ lai hy”, gương mặt hằn lên những cơ cực đang ngồi bệt trên một chiếc dép nhựa, để lại bàn chân trần chờ đợi “cô tiên giáng trần”. “Trôi mất còn có một chiếc thôi hả?”, nhân vật chính hỏi han với giọng vô cùng thương xót.

Và vẫn một kịch bản cũ, sau những ngợi khen về tấm lòng bồ tát là những lùm xùm quanh câu chuyện minh bạch tiền từ thiện.

Hay Phó Giám đốc một công ty giải trí có tiếng ở TP.HCM với hàng triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội được ca tụng là con người tài giỏi, bản lĩnh và có tấm lòng nhân ái. Giữa lúc các tỉnh miền Nam ngập tràn dịch bệnh, tấm gương yêu thương đồng bào của anh lại “toả sáng” trên cộng đồng mạng.

Trong một clip mới đây do chính ekip của anh ghi lại, không hiểu anh đã để cái tấc lòng ở đâu sau khi gửi tặng một cụ bà 76 tuổi dưới gầm cầu một triệu đồng tiền mặt nhưng lại lèm bèm khó chịu kèm theo một ánh mắt sắc lẹm, vô tình?! Chỉ vì cụ trót nói gì đó không lọt tai anh!

Tôi còn thấy trên ngực áo anh sau lớp bảo hộ lộ ra thiết bị ghi âm thu nhỏ. Tôi không hiểu tại sao từ thiện lại phải chuẩn bị nhiều thiết bị kỹ thuật đến thế? Tôi đoán là để ghi lại những khoảnh khắc trung thực nhất về nỗi vất vả của bà con cho cộng đồng được rõ?!

Và tôi cũng thấy trên Facebook cá nhân của vị Phó Giám đốc này hàng chục video cho tiền như vậy!

Còn nhiều lắm những bài viết vận động đồng bào quyên góp đăng kèm những thước phim và hình ảnh phát cơm, tặng tiền, áo quan... rất sắc nét, chỉnh chu từ những cá nhân được cho là người nổi tiếng. Và đằng sau ấy là những lùm xùm “sao kê”!

3/ “Của cho không bằng cách cho” - Câu nói ấy mãi mãi giữ nguyên giá trị. Cho đi một món quà, đừng chỉ chú ý đến giá trị vật chất mà cần hơn cả là tấm lòng. Thứ cho đi có thể chẳng đáng là bao nhưng nếu là sự chân thành thì vật kém giá trị cũng trở nên quý giá!

Cụ Nhung 100 tuổi ở Nghệ An khi nghe loa phát thanh thông báo về việc ủng hộ quỹ phòng chống dịch của địa phương đã chống gậy lên trụ sở chính quyền xã ủng hộ 50.000 đồng là số tiền mà cụ dành dụm được.

Hay cụ Năm 84 tuổi, hộ nghèo ở Quảng Nam xem trong điện thoại thấy bà con cả nước quay quắt bởi dịch bệnh đã mang ít tiền nhờ con cháu chở đến khu cách ly địa phương đóng góp chút tình cảm. “Tấm lòng mình không gửi được ở Sài Gòn thì mình gửi cho anh em ở đây, ít thôi, nhỏ như giọt nước, mấy anh mấy em dùng điếu thuốc cũng được”.

Việc làm của các cụ không cần quay phim, không cần chụp ảnh lại chẳng cần livestream để mọi người biết. Tấm lòng tốt đẹp ấy đến với cộng đồng một cách rất tự nhiên, như một lẽ thường của cuộc sống, của con dân nước Việt. Tiếng lành đồn xa! Các cụ cho đi không cần báo đáp!

4/ Đứng trước sự khốn khó của đồng bào, người giàu kẻ nghèo đều có cơ hội trở nên giàu đích thực mà không phải là tiền bạc của cải hay danh vọng. Họ chỉ có vỏn vẹn một tấm lòng yêu thương!

Và khi một việc hết sức bình thường xuất phát từ tâm qua tay một số người nổi tiếng lại trở nên bất thường, phức tạp thì quả thật có nhiều điều phải suy nghĩ?!

Từ thiện mà thiếu thật tâm thì há chỉ là lợi dụng để đánh bóng tên tuổi. Cho đi vì miễn cưỡng phải làm, vì thương hại rồi tiếc nuối, hồ nghi.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.