Miền Tây cần hơn 8.000 tỷ đồng để xử lý sạt lở

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với 76 điểm trên tổng chiều dài 140km ở các tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long cần tới hơn 8.100 tỷ đồng để xử lý sạt lở.
Miền Tây cần hơn 8.000 tỷ đồng để xử lý sạt lở

Cà Mau là địa phương có tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng nhất miền Tây. 10 năm qua, sóng biển cuốn trôi của tỉnh này khoảng 1.000 ha đất, rừng phòng hộ. Tại bờ biển Tây dài khoảng 100 km thì có 62 km bị sạt lở. Những năm qua từ các nguồn vốn Trung ương và địa phương, 40 km đê, kè đã được xây dựng.

Hiện còn khoảng 22 km ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân đang bị sạt lở nguy hiểm, chỉ còn cách đê khoảng 20-30 m. Để xử lý tình trạng này, cần kinh phí khoảng 500 tỷ đồng.

Còn bờ biển Đông dài 150 km, trong đó hơn 40 km bị sạt lở, nằm ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi; mỗi năm ăn sâu vào đất liền 30-40 m. "Trước mắt, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 800 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp 7 điểm sạt lở rất nghiêm trọng tại bờ biển Đông, với tổng chiều dài gần 20 km", ông Nam nói.

Tỉnh Kiên Giang có 50 km trong tổng số 200 km bờ biển Tây đang bị sóng biển tàn phá. UBND Kiên Giang kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ 900 tỷ đồng để xây kè bờ biển, bảo vệ đê, tạo bãi phát triển rừng phòng hộ.

Tại An Giang, kết quả quan quan trắc mới nhất cho thấy, có 53 đoạn nằm trong cảnh báo sạt lở, với tổng chiều dài hơn 170 km, nguy cơ ảnh hưởng khoảng 20.000 hộ dân. Trong đó, hơn 5.380 hộ cần di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đây là địa phương bị sạt lở bờ sông nặng nhất Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước tình hình cấp bách, UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính Phủ hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng, xây kè xử lý 6 đoạn sụt đất cặp trên sông Tiền, sông Hậu... với tổng chiều dài khoảng 8 km.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trước mắt đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan trình Thủ tướng hỗ trợ 2.000 tỷ đồng từ nguồn của Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long xử lý cấp bách các khu vực hư hỏng bờ sông, bờ biển.

Từ năm 2018 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ các tỉnh, thành miền Tây hơn 6.600 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để xử lý sạt lở, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển...

Tây Nam Bộ có diện tích tự nhiên 39.734 km2 , chiếm 12% diện tích cả nước. Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hình thành là do phù sa, cát sông Mekong bồi đắp trong 6.000 năm qua.

Tuy nhiên, khoảng năm 1992 đến nay, sạt lở ngày càng gia tăng, mỗi năm mất 300-600 ha đất. Từ năm 2005, đường bờ biển trong khu vực này chuyển từ bồi lắng sang sạt lở. Hiện, hơn 1/2 chiều dài bờ biển trong vùng đang bị xâm thực, có nơi mỗi năm lấn vào đất liền đến 50 m.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.