8 phát minh làm thay đổi cuộc sống của người Hồi giáo

Những phát minh của người Hồi giáo xưa đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của loài người và tạo tiền đề cho thế giới hiện đại ngày nay.
8 phát minh làm thay đổi cuộc sống của người Hồi giáo

1. Cỗ máy biết bay

Kỹ sư người Hồi giáo Abbas ibn Firnas là người đầu tiên thực hiện kế hoạch chế tạo một cỗ máy biết bay và thử nghiệm nó. Khoảng thế kỷ 9, ông thiết kế một bộ khung có cánh và hy vọng nó có thể bay như chim. Trong lần thử nghiệm nổi tiếng ở Cordoba, Tây Ban Nha, cỗ máy này bay lên cao vài giây trước khi rơi xuống mặt đất và khiến ông bị gãy lưng. Sản phẩm của Abbas được cho là nguồn cảm hứng của Leonardo da Vinci hàng trăm năm sau đó.

8 phát minh làm thay đổi cuộc sống của người Hồi giáo - anh 1

Abbas ibn Firnas (trái) và hình ảnh mô phỏng chuyến bay thử nghiệm của ông. (Ảnh: ilmfeed.com)

2. Phẫu thuật

Khoảng năm 1000, bác sĩ Al Zahrawi công bố bách khoa toàn thư về phẫu thuật dày 1.500 trang. Cuốn sách này từng được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu y khoa 500 năm sau.

Zahrawi còn là người phát hiện ra cách sử dụng chỉ ruột mèo để khâu các vết thương trong phẫu thuật. Ông cũng là bác sĩ từng thực hiện ca sinh mổ đầu tiên và phát minh dụng cụ kẹp trong phẫu thuật.

3. Cafe

Theo giáo sư Salim al-Hassani, chủ tịch Tổ chức Khoa học, Công nghệ và Nền văn minh của Anh, cafe được pha lần đầu tiên ở Yemen khoảng thế kỷ 9. Vào thời đó, đây là thức uống giúp người theo Sufi giáo thức đêm để cầu nguyện. Về sau, cafe được một nhóm sinh viên đưa đến Cairo, Ai Cập và sau đó là ở Thổ Nhĩ Kỳ khoảng thế kỷ 13. Hạt cafe bắt đầu xuất hiện ở châu Âu ba thế kỷ sau và được một thương nhân mang sang Italy.

4. Trường đại học

Năm 859, Fatima al-Firhi – con gái của một thương nhân giàu có, thành lập trường đại học cấp bằng đầu tiên trên thế giới tại Fez, Morocco. Cùng với nhà thờ Hồi giáo do người chị Miriam sáng lập, nơi này trở thành khu phức hợptrường Đại học và Nhà thờ Hồi giáo al-Qarawiyyin, hoạt động đến gần 1.200 năm. Giáo sư Hassani cho biết câu chuyện này nhấn mạnh rằng giáo dục là cốt lõi trong truyền thống của người Hồi giáo, đồng thời hy vọng nó truyền cảm hứng cho phụ nữ Hồi giáo ngày nay.

5. Quang học

Nhiều thành tựu và tiến bộ khoa học quan trọng trong nghiên cứu quang học xuất phát từ nền tảng của thế giới Hồi giáo. Ibn al-Haitham từng chứng minh rằng con người nhìn các vật thể khi ánh sáng phản chiếu và đi vào mắt, khác với lý thuyết của Euclid và Ptolemy vốn khẳng định ánh sáng được phát ra từ mắt. Nhà vật lý này cũng phát hiện hiện tượng hộp tối, giải thích cách mắt người nhìn các hình ảnh nhờ sự kết nối giữa não bộ và dây thần kinh thị giác.

6. Âm nhạc

Âm nhạc Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến âm nhạc châu Âu. Theo các nhà nghiên cứu, đàn lute và rahab - tiền thân của violin, là hai trong số các loại nhạc cụ được mang sang châu Âu. Thang âm hay gam trong âm nhạc hiện đại được cho là xuất phát từ bảng chữ cái Arab.

7. Bàn chải đánh răng

Nhà tiên tri Mohammed được cho là người góp phần phổ biến cách sử dụng bàn chải đánh răng từ năm 600. Mohammed làm sạch răng và hơi thở bằng cách sử dụng một cành cây Meswak nhỏ. Các chất tương tự như trong cây Meswalk được sử dụng trong kem đánh răng.

8 phát minh làm thay đổi cuộc sống của người Hồi giáo - anh 2

Một số nước Hồi giáo và châu Phi ngày nay vẫn có thể dùng nhánh meswak nhỏ để làm sạch răng. (Ảnh: ShutterStock)

8. Bệnh viện

"Các bệnh viện chúng ta biết ngày nay, với hệ thống phòng khám và trung tâm đào tạo, có nguồn gốc từ thế kỷ 9 ở Ai Cập", giáo sư Hassani cho hay. Trung tâm y tế đầu tiên trên thế giới có tên Ahmad ibn Tulun, thành lập năm 872 tại thủ đô Cairo, cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân dựa theo truyền thống của người Hồi giáo.

Xem thêm:

- Những phát minh hữu ích giúp bạn làm chủ cuộc sống

- 5 phát minh vĩ đại sau khi... ngủ mơ

Theo VNE

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.