Bão số 7 đang di chuyển với tốc độ “thần tốc”

(Ngày Nay) - Bão số 7 di chuyển nhanh theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30km. Dự báo bão số 7 sẽ hút cơn áp thấp nhiệt đới đang ở khu vực giữa Biển Đông và di chuyển dịch xuống phía Nam.
Do ảnh hưởng của bão số 7, mưa diện rộng sẽ xảy ra ở vùng núi và trung du Bắc Bộ (Ảnh minh họa)
Do ảnh hưởng của bão số 7, mưa diện rộng sẽ xảy ra ở vùng núi và trung du Bắc Bộ (Ảnh minh họa)

Sáng 26/8, tại cuộc họp ứng phó với bão số 7 và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tại trụ sở Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn cho biết, lúc 7h bão Pakhar đã mạnh lên thành bão số 7.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25-30 km. Đến sáng 27/8, bão số 7 còn cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 300km về phía Đông.

Cũng theo ông Hưởng, sáng ngày 26/8, tại khu vực giữa Biển Đông xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến sáng mai còn cách bờ biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa khoảng 230km về phía Đông với sức gió không đổi.

Do ảnh hưởng của bão số 7, mưa diện rộng sẽ xảy ra ở vùng núi và trung du Bắc Bộ. Mưa bắt đầu từ ngày 28/8 đến hết ngày 30/8, tổng lượng mưa đo được tại khu vực này là 80-150mm; vùng núi là 150-200mm, có nơi trên 300mm.

Để chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 7, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tăng cường cung cấp những bản tin cảnh báo, dự báo sát với tình hình thực tế cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các địa phương và các cơ quan thông tin truyền thông để kịp thời chỉ đạo, tuyên truyền tới nhân dân trong việc chủ động ứng phó với bão.

Tổng hợp

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.