Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng

Cuộc hành trình chết chóc dài hơn 300 năm của viên kim cương Hy vọng mà nhiều người đồn thổi chứa lời nguyền đã gắn với những cái chết bi thảm của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Ba trong số đó là Vua Louis XIV, Hoàng hậu Marie Antoinette và nữ Công tước Marie Louise.
Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng

Viên kim cương Hope, còn gọi là “Kim cương xanh của nhà vua” hay “Màu xanh nước Pháp”, là viên kim cương màu xanh đen (saphir) lớn nhất thế giới, nặng 45,52 carat. Hiện viên kim cương xanh biếc có giá khoảng 250 triệu đôla được trưng bày tại bảo tàng Smithsonian, Washington D.C, Mỹ.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 1

Kim cương Hy vọng hiện đang nằm 'yên ổn' tại

Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, Mỹ

Sự thật là viên kim cương này đã mang lại quá nhiều bi kịch cho quá nhiều người, kể cả người chủ sở hữu, người thân của họ, cho đến những người liên quan gián tiếp. Và sau cuộc hành trình chết chóc dài hơn 300 năm, Hope Diamond đã gián tiếp liên quan đến cái chết của rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.

Từ khi bị một thầy tu đánh cắp tại một ngôi đền ở Ấn Độ, nó đã trôi dạt qua rất nhiều nơi và bắt đầu lời nguyền khủng khiếp của mình. Điều đặc biệt của lời nguyền này là nó mang đến cái chết hoặc sự bất hạnh đến cho người chủ sở hữu nó.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 2

Vẻ đẹp đầy mê đắm của Hope Diamond

Sau sự kiện Hope Diamond bị đánh cắp, những chủ nhân truyền tay nhau viên kim cương với lời nguyền bí ẩn đã phải bỏ mạng tất thảy. Không ai còn sống có thể tìm được nguyên nhân dẫn đến cái chết bị thảm của họ. Trước đó, vị thầy tu đánh cắp viên kim cương này đã bị hành xác và xử tử một cách dã man do tội lỗi của ông ta.

1. Jean Baptiste Tavernier

Sau cái chết của vị thầy tu, lời nguyền bắt đầu năm 1642 với nhà buôn ngọc người Pháp Jean Baptiste Tavernier. Ông đã bị một bầy chó hoang xé xác trên đường tới Ấn Độ sau khi bán nó cho Vua Louis XIV (Pháp).

2. Vua Louis XIV

Sau khi báu vật được dâng lên cho vua Louis XIV, vị vua này say mê sắc đẹp của nó nên đã mua ngay và cho đẽo gọt lại thành hình trái tim năm 1673. Viên kim cương được nhận danh hiệu "Kim cương xanh của nhà vua" (Blue Diamond of the Crown). Nó trở thành báu vật vô giá của triều đình Pháp trong suốt thế kỷ 17, 18.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 3

Vua Louis XIV của Pháp, người đặt tên viên kim cương xanh là

"Kim cương xanh của nhà vua"

Nhưng không vì thế mà viên ngọc này không reo rắc cái chết đầy bí ẩn của nó. Vua Louis XIV về sau bị chết vì cơ thể dần chuyển sang trạng thái hoại tử.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 4

Vì say mê vẻ đẹp huyền ảo của viên kim cương

Louis 14 đã phải 'trả' bằng chính mạng sống của mình

Con cháu, hậu duệ của vị vua này cũng dần chết theo ngay khi còn nhỏ, ngoại trừ vua Louis XVI – Người về sau cũng hứng chịu cái chết thê thảm.

3. Nicholas Fouquet

Nicholas Fouquet là một trong những hầu cận trung thành của vua Louis XIV. Tuy nhiên, vì say mê vẻ đẹp mê đắm của viên “Kim cương xanh của nhà vua” nên đã tự ý đeo nó mà không có sự cho phép của nhà vua. Sự việc bị phát giác, nhà vua đã ra lệnh trục xuất Nicholas Fouquet ra khỏi nước Pháp, rồi sau đó lại quyết định tống giam người hầu cận suốt đời tại lâu đài Pignerol hoang vắng.

4, 5. Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette

Một trong các hậu duệ của vua Louis XIV cũng không thể thoát khỏi lời nguyền chết chóc của viên kim cương xanh. Vua Louis XVI được thừa hưởng “Màu xanh nước Pháp” và hoàng hậu Marie Antoinette là người đeo nó.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 5

Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette

Sự bất hạnh đi cùng viên kim cương này tiếp tục gây họa cho vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Sau một thời gian trị vì gây sự phẫn nộ trong nhân dân vì tình hình đất nước đầy bất ổn, cả hai vợ chồng đã bị chặt đầu tại cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.

Và cái chết bi thảm của nhà vua và hoàng hậu được người đời cho là một phần lời nguyền của viên kim cương.

6. Marie Louise

Marie Louise là công chúa đồng thời là Công tước của Áo. Nữ Công tước này là bạn thân của Hoàng hậu Marie Antoinette. Sau biến cố xảy ra với triều đình Pháp, vô số đồ trang sức quý báu của hoàng gia bị đánh cắp. Không hiểu bằng cách nào viên kim cương lại rơi vào tay Marie Louise.

Niềm vui được tận tay sờ ngắm “Màu xanh của Pháp” chẳng tày gang, nữ công tước này đã bị đám đông kích động cấm búa chặt đầu và bị bêu trước cửa sổ nhà tù, nơi trước đây giam Hoàng hậu Marie Louise.

7. Wilhelm Fals

Kim cương xanh lại tiếp tục cuộc hành trình chết chóc của mình khi rơi vào tay nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Trước khi hoàn thành việc tạo hình lại báu vật vô giá, con trai của Wilhelm Fals là Hendrick đã đánh cắp nó.

Kết cục bi thảm mà không một ai có thể tránh khỏi đến với cha con nhà kim hoàn là người cha bị chết trong đau khổ một cách bí ẩn. Người con cũng tự sát không lâu sau cái chết của người cha.

8. Henry Philip Hope

Năm 1812, một người đàn ông tên là Henry Philip Hope đã mua lại viên kim cương này. Cái tên Hope Diamond (Kim cương Hy vọng) xuất hiện từ đây.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 6

Henry Philip Hope, người đặt tên cho viên kim cương xanh

là Kim cương Hy vọng

Lời nguyền của viên kim cương này tuy không linh ứng với gia tộc Henry Philip Hope, nhưng giáng đòn khốc liệt lên con cháu ông này là Ngài Francis Hope. Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản.

9. Simon Maoncharides

Simon Maoncharides là một thương gia người Hy Lạp sở hữu viên kim cương xanh tiếp sau đó. Lời nguyền chết chóc mà ông nhận được là cái chết kinh hoàng sau khi lạc tay lái, đâm vào vách đá. Vụ tại nạn bất ngờ khiến cả gia đình thương gia, gồm cả vợ và con, cùng chết trong đau đớn.

10. Evalyn Walsh McLean

Evalyn Walsh McLean, một người giàu có nhưng lập dị. Bà đã mua viên Kim cương Hy vọng với cái giá 180.000 đôla Mỹ năm 1912.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 7

Năm 1912, Kim cương Hy vọng thuộc sử hữu của

Evalyn Walsh McLean

Viên kim cương xanh mà McLean xem như chiếc bùa may mắn đã mang lại hàng loạt bất hạnh cho gia đình bà.

Bí ẩn hành trình 300 năm chết chóc của viên kim cương xanh Hy vọng - anh 8

Hàng loạt chuỗi bất hạnh xảy đến với gia đình Evalyn Walsh McLean
sau khi Hope Diamond thuộc quyền sở hữu của bà

Con trai của McLean chết trong một tai nạn xe hơi còn đứa con gái tự tử, còn chồng bà bỏ theo người phụ nữ khác và cuối cùng bà lên cơn điên và chết trong nhà thương điên.

11. James Todd

Khi Evalyn McLean mất, thương nhân người Mỹ Harry Winston đã mua lại viên kim cương này năm 1949. Tuy nhiên, có thể do lo ngại về lời nguyền đáng sợ, ông quyết định tặng nó cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi trưng bày hiện tại của The Hope.

Lời nguyền ám ảnh của viên kim cương dường như vẫn chưa chấm dứt. Ông James Todd, người vận chuyển nó tới viện bảo tàng đã bị gãy chân vì xe tải đâm. Không chỉ có vậy, vợ ông qua đời vì cơn đau tim bất ngờ, con chó cưng thì bị vướng xích mà chết, còn căn nhà thì bị cháy rụi.

Hiện Hope vẫn nằm yên ổn trong Viện Bảo tàng tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ. Và đến giờ, viên kim cương này chưa có dấu hiệu gì mang lại điềm rủi cho tổ chức trên.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.