Biến đổi khí hậu, dân châu Âu làm quen với món sứa

(Ngày Nay) - Khi một con thuyền nhỏ chứa đầy đồ lặn, trang thiết bị thí nghiệm cùng các thùng ướp lạnh di chuyển khỏi bờ biển Baroque của Italy, Stefano Piraino nhìn về phía những người đang tắm nắng trên bãi biển và lý giải tại sao không có ai dám đặt chân xuống nước.
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)

"Họ biết rằng sứa bơi đầy dưới nước" - ông Piraino, Giáo sư ngành động vật học tại ĐH Salento, nói.

Trong khi du khách ở khắp châu Âu tìm tới Apulia, Đông Nam Italy, để chiêm ngưỡng thành phố ven biển Baroque cùng bờ biển thơ mộng của nó, thì vô số con sứa cũng đổ bộ tới vùng biển này. Biến đổi khí hậu đang khiến nước biển ấm hơn, cho phép loài động vật biển này sản sinh không thể kiềm chế nổi.

Sự bùng nổ số lượng sứa đã tiếp diễn ở các vùng biển của Italy trong suốt nhiều năm qua, nhưng đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2015 tới nay do sự mở rộng của kênh đào Suez. Sự xâm lược của loài sứa giờ đã đạt tới mức độ người dân địa phương phải tìm cách sống chung với chúng, ông Piraino cho hay.

Hiện nay, sứa vẫn bị coi như rác rưởi, theo đúng nghĩa đen. Cơ quan nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã coi đợt bùng nổ sứa, cùng với rác thải và ô nhiễm trên biển, là một "vấn nạn trên các đại dương, các vùng biển và bờ biển". EC còn gây một số nguồn quỹ để các nhà nghiên cứu đưa ra biện pháp quét sạch sứa khỏi các bãi biển, và Piraino là một trong số những nhà khoa học tham gia.

Piraino cho hay nhóm của ông đã khởi động dự án Go Jelly, trong đó đơn giản chỉ là khuyến khích người dân nếu không đuổi được sứa thì hãy... ăn chúng. Được biết sứa là loài có khả năng sinh sản ghê gớm, tự nhân bản, đẻ tới 45.000 trứng mỗi ngày, thậm chí tự nhân đôi.

"Các bạn không thể giảm số lượng của chúng được" - Piraino nói, thêm rằng chỉ có thể bao vây chúng.

Để bảo vệ du khách ở bãi biển khỏi bị các vết đốt từ sứa, ông Piraino đã đã thiết lập một chiến dịch phát hiện sứa, bảo vệ các bờ biển khỏi các loại sứa có độc tố. Vấn đề này thậm chí còn vượt ngoài Italy khi hàng loạt các bãi biển dọc Địa Trung Hải của Israel đã thua lỗ 30 triệu USD, tính từ đầu năm nay, do sứa đổ bộ.

Năm 2013, đợt bùng phát sứa đã buộc chính quyền Thụy Điển phải đóng cửa một lò phản ứng hạt nhân. Ở biển Iraland, sứa còn gây tổn hại nghiêm trọng cho việc đánh bắt cá hồi.

Trở lại Sicily, Italy, Giáo sư Piraino đã đưa ra nhiều ứng dụng từ loài sứa để khuyến khích người dân đánh bắt loài động vật có nguồn gốc từ hơn nửa tỷ năm trên trái đất này, trong đó gồm dược tính từ loài sứa, sử dụng làm nguồn lấy chất collagen và cả thực phẩm...

Antonella Leone, thuộc Viện Khoa học và Thực phẩm Italy, một thành viên của dự án Go Jelly, cho rằng người dân Italy hoàn toàn có thể biến sứa thành một nguồn thực phẩm quý giá. Bà cho hay, người dân Nhật Bản cũng lấy sứa làm món sashimi và ăn với nước tương, trong khi người Trung Quốc đã lấy sứa làm thức ăn suốt nhiều thế kỷ.

Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một dự luật trong đó khởi động tiến trình xuất khẩu các loài sứa có thể ăn được ra thị trường nước ngoài trong vòng 25 năm. Dự luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, áp dụng với cả sứa ở vùng biển Địa Trung Hải..

Tuy nhiên Bộ Y tế Italy nói rằng do không có nước thành viên EU nào có truyền thống sử dụng sứa làm món ăn và do các loài sứa bản địa dường như khác biệt về mặt sinh học so với loài sứa ăn được ở các nước châu Á - đặc biệt là về mức độ độc dược trong thịt của chúng - nên cần có các cuộc kiểm tra an toàn chặt chẽ trước khi xuất khẩu sứa sang thị trường các nước tiêu thụ hay được ghi vào thực đơn trong các nhà hàng.

Và đó cũng là lý do mà Tiến sỹ Leone tham gia vào dự án Go Jelly để tìm hiểu xem liệu sứa ở vùng biển cảu Italy có an toàn với con người hay không.

Giáo sư Piraino giải thích rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ buộc người dân phải trở nên thích nghi hơn với điều kiện môi trường. Ví dụ, ngư dân Italy sẽ phải đánh bắt sứa nhiều hơn, trong khi người dân tiêu thụ hải sản cũng phải làm quen với món ăn mới - thịt sứa.

Hiện nay, một nhà hàng ở gần trường ĐH Lecce, Italy đã trở thành một bếp ăn thử nghiệm với món sứa. Khi loài nhuyễn thể được chuyển vào khu bếp, bếp trưởng nhà hàng bắt đầu sát muối vào chúng và chuẩn bị nước sôi, cố gắng tìm cách xử lý sao cho chúng trở nên ngon miệng nhất.

Vị đầu bếp cho thêm một chút tỏi và lá húng quế vào sứa và đem nướng. cuối buổi nếm món ăn thử nghiệm, vẫn còn nhiều phần của đĩa ăn bỏ phí chút sứa. Tiến sỹ Leone thừa nhận rằng người dân Italy vẫn chưa thể quen ngay với món ăn mới này được.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.