Các nước vành đai Thái Bình Dương thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần

(Ngày Nay) - Các nước giáp Thái Bình Dương sẽ thử nghiệm khả năng ứng phó một trận sóng thần lớn trong một diễn tập từ ngày 15/2 đến ngày 17/2, được tổ chức để xác định những thiếu sót có thể có trong Hệ thống Cảnh báo và Giảm thiểu rủi ro Sóng thần khu vực Thái Bình Dương, được thành lập dưới sự bảo trợ của Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) của UNESCO.
Các nước vành đai Thái Bình Dương thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần

Được mệnh danh là PacWave17, cuộc diễn tập đã đưa ra một số tình huống giả định những trận động đất ngoài khơi bờ biển Chile và Peru, Colombia và Ecuador, Philippines, quần đảo Solomon, Tonga và Vanuatu để các nước lựa chọn. Cảnh báo sẽ được gửi tới các đầu mối quốc gia của từng quốc gia thành viên của Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) ở Hawaii (Mỹ) và Trung tâm Tư vấn Sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương (NWPTAC) tại Nhật Bản.

Cư dân sẽ không phải sơ tán trong thời gian diễn tập, cuộc diễn tập sẽ kiểm tra các hệ thống chuyển tiếp được thiết lập để truyền tải cảnh báo và phản ứng của các đầu mối khi có tình huống nguy cấp. Để phù hợp với các quy trình mới do Nhóm Hợp tác Liên chính phủ về Hệ thống Cảnh báo và Giảm thiểu rủi ro Sóng thần khu vực Thái Bình Dương đưa ra, các chính quyền quốc gia sẽ là đối tượng nhận được cảnh báo đầu tiên thông qua một bản tin từ PTWC hoặc NWPTAC. Tiếp theo đó là các cảnh báo cung cấp thông tin diễn biến.

Đây là lần đầu tiên có sự tham gia của Trung tâm Tư vấn Sóng thần Biển Đông vào một cuộc diễn tập như thế này. Cuộc diễn tập sẽ theo hai kịch bản tình huống: Kịch bản đầu tiên là một trận sóng thần ngoài khơi biển Philippines ảnh hưởng tới Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Kịch bản thứ hai tập trung vào một trận sóng thần xảy ra ngoài khơi bờ biển của Indonesia ảnh hưởng tới Malaysia và Philippines.

Ủy ban Hải dương học liên chính phủ của UNESCO đã thành lập Nhóm Hợp tác Liên chính phủ về Hệ thống Cảnh báo và Giảm thiểu rủi ro Sóng thần khu vực Thái Bình Dương từ năm 1965, 5 năm sau khi một trận sóng thần nghiêm trọng ập vào bờ biển Chile, Mỹ, cướp đi 61 sinh mạng ở Hawaii, 142 sinh mạng ở Nhật Bản và ít nhất 21 sinh mạng ở Philippines. Mục đích của Nhóm là điều phối việc thiết lập các hệ thống cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương và đẩy mạnh các chương trình quốc gia đánh giá rủi ro, phổ biến các cảnh báo và năng lực ứng phó và giảm thiểu rủi ro sóng thần tại các quốc gia.

Khoảng 76% các trận sóng thần chết người trên thế giới diễn ra ở Thái Bình Dương và các vùng biển có kết nối với đại dương này. Trung bình, một cơn sóng thần có mức độ tàn phá cấp địa phương diễn ra trong khu vực hàng năm hoặc 2 năm một lần trong khi sóng thần có quy mô toàn Thái Bình Dương diễn ra nhiều lần trong một thế kỷ. Trong 8 năm qua, đã có 5 trận sóng thần chết người ập vào khu vực: tại Samoa và Tonga năm 2009, Chile vào năm 2010 và năm 2015, Nhật Bản vào năm 2011 và quần đảo Solomon vào năm 2013.

Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.