Đề tài nghiên cứu "tầm phào": Đâu rồi những "người gác cổng" cho khoa học ?

GS Nguyễn Văn Tuấn nói về hiệu quả làm việc của Hội đồng khoa học.
Đề tài nghiên cứu "tầm phào": Đâu rồi những "người gác cổng" cho khoa học ?

Hai năm trước, báo Tiền Phong có bài "Chi 15000 tỉ cho nghiên cứu khoa học: hiệu quả đến đâu". Câu trả lời là không có hiệu quả cao.

Con số 15 ngàn tỉ đồng là tương đương với 750 triệu USD. Nhưng trong thực tế, chỉ có 10% con số này (tức 75 triệu) là dành cho nghiên cứu khoa học, còn 90% là chi cho đầu tư và "chi thường xuyên", tức nuôi bộ máy hiện hành. Do đó, tôi nghĩ không ngạc nhiên khi thấy lượng đầu ra của khoa học và công nghệ không cao.

Đề tài nghiên cứu "tầm phào": Đâu rồi những "người gác cổng" cho khoa học ? - anh 1
Để tránh đề tài nghiên cứu "tầm phào": Phải có người "gác cổng" tốt

Không cao như thế nào? Theo ước tính của tôi, năm 2014, Việt Nam (VN) công bố được khoảng 2800 bài báo khoa học trên các tập san ISI. Nhưng nên nhớ rằng gần 80% con số này là do hợp tác với nước ngoài, chứ "nội lực" chỉ chiếm khoảng 20% mà thôi. Tính ra, mỗi bài báo khoa học của VN tốn khoảng 134 ngàn USD! Cho dù con số nội lực là 50% thì mỗi bài báo khoa học vẫn tốn khoảng 54 ngàn USD. Tôi tính riêng cho nhóm của tôi ở VN, mỗi bài báo chỉ tốn khoảng 3300-5000 USD. Như vậy có thể nói rằng tính chung, hiệu quả chi tiêu cho khoa học không được cao.

Nhưng tại sao hiệu quả không cao? Tôi nghĩ lí do chính là do cơ chế "gác cổng" khoa học ở VN còn quá kém. Cơ chế gác cổng ở đây là hệ thống bình duyệt, tuyển chọn đề tài để cung cấp tài trợ. Trong khoa học, các hội đồng xét tuyển đề tài để tài trợ nghiên cứu rất quan trọng, vì họ chính là nhóm gác cổng, và nghiên cứu có hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào họ phần lớn.

Nếu họ chọn đề tài tốt và nhóm có năng lực nghiên cứu thì hiệu quả sẽ cao, nếu họ chọn sai đối tượng (như đề tài quá kém chất lượng và nhóm nghiên cứu thiếu kinh nghiệm) thì hiệu quả sẽ thấp. Chính vì thế mà ở nước Úc hay Mĩ, người được mời phục vụ trong hội đồng xét duyệt phải là những người có kinh nghiệm cao trong nghiên cứu khoa học, hiểu theo nghĩa có công bố quốc tế với chất lượng cao, có "tên tuổi" trên trường quốc tế. Họ không chọn những người có chức danh mà không từng làm nghiên cứu ở đẳng cấp quốc tế. Chỉ có một hội đồng như thế thì hiệu quả gác cổng khoa học mới cao được.

Nhưng ở VN, theo tôi hiểu ở cấp tỉnh, thành, và ngay cả một số lớn cấp bộ, các hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu là bí mật, không công bố ra ngoài (dĩ nhiên ngoại trừ Nafosted). Làm khoa học mà dấu giếm như thế thì đủ biết vấn đề hiện diện ngay từ khâu đầu tiên! Tại sao thiếu tự tin đến độ phải dấu?

Trong vài trường hợp, người ta biết các thành viên trong hội đồng xét duyệt đề cương, và hởi ôi, họ là những "cây đa cây đề" nhưng bản thân họ chưa bao giờ làm nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, chưa bao giờ có công bố quốc tế và do đó họ chẳng có tên tuổi gì trong khoa học. Có người ngồi trong hội đồng mà bản thân họ chưa bao giờ đích thân chủ trì một nghiên cứu mà họ xét duyệt người khác!

Điều này thể hiện qua những bảng nhận xét của họ rất … buồn cười. Có lần một đồng nghiệp trong nước cho tôi xem một nhận xét của một giáo sư tiến sĩ về khả năng phân tích gen mà nó sai đến độ không tưởng tượng được (có chỗ ông này còn phịa ra một con số hoàn toàn từ trên trời rơi xuống và tôi có thể khẳng định điều này một cách chắc chắn). Kết cục là vì lí do này mà đề tài bị bác bỏ. Còn những nhận xét về thiết kế nghiên cứu thì có khi người ta chỉ quan tâm đến danh từ, thuật ngữ chứ không am hiểu thực chất.

Do đó, không ngạc nhiên khi họ chọn sai đề cương, tài trợ cho nhóm nghiên cứu thiếu kinh nghiệm. Chúng ta đã nghe quá nhiều câu chuyện về đề tài có chất lượng cao thì bị loại, còn đề tài "chẳng ra gì" thì được tài trợ. Có một vị giáo sư vật lí ở Hà Nội có công bố quốc tế rất tốt thốt lên rằng ông sẽ không bao giờ đi xin tài trợ nữa vì ông không thể hạ mình để đối thoại với hội đồng bất tài đến độ họ chẳng hiểu họ nhận xét cái gì.

Nói chung, có thể nói rằng trình độ thẩm định khoa học của họ còn hạn chế... Do đó, tôi có giả thuyết rằng chính cơ chế gác cổng khoa học của VN còn quá kém, và tình trạng này dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của VN. Chi rất nhiều tiền, nhưng công bố thành tựu nghiên cứu thì chẳng bao nhiêu. Để nâng cao hiệu quả, cần phải thẳng tay loại bỏ tất cả những thành viên "gác cổng" khoa học không xứng đáng, phải minh bạch thành viên trong hội đồng xét duyệt như NAFOSTED đã làm. Chỉ có minh bạch và công bằng trong xét duyệt thì hiệu quả khoa học mới có cơ hội được nâng cao.

GS Nguyễn Văn Tuấn

(ĐH New South Wales, Úc)

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.