EU náo loạn vì tin đồn “Nga thử hạt nhân, phóng xạ tràn sang châu Âu“

(Ngày Nay) - Nồng độ phóng xạ cao bất thường trong không khí đã khiến nhiều người châu Âu tin rằng, Nga đang thử vũ khí hạt nhân ở Bắc Cực, khiến phóng xạ tràn sang châu Âu.
Mỹ tung máy bay WC-135 Constant Phoenix có khả năng đo nồng độ phóng xạ sang châu Âu
Mỹ tung máy bay WC-135 Constant Phoenix có khả năng đo nồng độ phóng xạ sang châu Âu

Trong tháng 1 và 2, các trạm đo đạc chất lượng không khí trên khắp châu Âu phát hiện mức phóng xạ Iodine-131 tăng cao đột biến. Điều này đã làm dấy lên hoài nghi Moscow đang thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở quần đảo Novaya Zemlya, gần Bắc Cực.

Cơ quan Bảo vệ phóng xạ Na Uy (NRPA) khẳng định kết quả đo lường ở nhiều khu vực khắp châu Âu cho thấy nhiều khả năng nguồn phát xạ phóng xạ tăng đột biến xuất phát từ khu vực Đông Âu. Tuy nhiên, kết quả chính thức vẫn chưa được công bố.

Các phương tiện truyền thông Anh như The Sun, Independent và loạt tờ báo khác đã ngay lập tức tung ra giả thiết rằng, quân đội của Tổng thống Vladimir Putin đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân bí mật ở Bắc Cực, khiến nồng độ phóng xạ tăng cao và tràn sang châu Âu.

Trong khi đó, vào hôm 22/2, không quân Mỹ tuyên bố đã điều động một máy bay WC-135 Constant Phoenix, còn được gọi là máy bay “đánh hơi” hạt nhân hay "chim thời tiết", đến sân bay Mildenhall của không quân Anh ở hạt Suffolk (Anh) để thực hiện “một nhiệm vụ bí mật”.

Việc Mỹ triển khai loại máy bay WC-135 Constant Phoenix có khả năng đo mức phóng xạ và tìm kiếm nguồn phát xạ đến châu Âu khiến các nước trong khu vực này càng có cơ sở để lo ngại về khả năng Nga đang bí mật thử nghiệm hạt nhân ở khu vực Bắc Cực.

Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ phóng xạ Na Uy khẳng định không loại trừ khả năng, lượng phóng xạ i-131 này xuất phát từ một tai nạn trong sản xuất chất thuốc phóng xạ, hay sự cố tại một lò phản ứng hạt nhân giống vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Pháp EDF mới đây.

Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cũng đã loại trừ khả năng Nga đang thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bởi nếu một vụ thử nghiệm hạt nhân diễn ra với trình độ của Nga (nhiệt hạch) thì nó sẽ thải ra nhiều đồng vị phóng xạ chứ không chỉ có I-131.

Ngoài ra, trong các thử nghiệm vũ khí hạt nhân không thể tránh sự phát sinh sóng địa chấn (tương tự động đất) và phát thải các chất phóng xạ khác nhau vào khí quyển. Bên cạnh đó, nồng độ I-131 trong không khí châu Âu dù có cao nhưng vẫn là cực thấp so với mức độ một vụ nổ bom nhiệt hạch.

Hơn thế nữa, thực tế có phóng xạ trong không khí không phải là điều quá bất thường. Hiện tượng có thể bắt gặp trong thời tiết xoáy nghịch không thay đổi, chẳng hạn như ở châu Âu năm 2011. Khi đó, nguồn phóng xạ được cho là bị rò rỉ từ Viện Đồng vị ở Budapest.

Theo An ninh thủ đô

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.