Hành động khẩn cấp để cứu đàn voi Việt Nam

(Ngày Nay) - Tại hội thảo quốc tế về bảo tồn voi Việt Nam diễn ra từ 11 đến 13/1 tại Buôn Ma Thuột, chuyên gia các nước gióng lên hồi chuông kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo tồn những con voi cuối cùng tại Việt Nam.
Bác sỹ thú y Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk lấy mẫu máu đánh giá khả năng sinh sản cho voi nhà
Bác sỹ thú y Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk lấy mẫu máu đánh giá khả năng sinh sản cho voi nhà

“Với tình hình như hiện tại, tôi nghĩ tới năm 2045 số voi hiện tại ở Đắk Lắk sẽ chết. Đây là lời kêu gọi khẩn cấp, sự cảnh báo cấp thiết rằng hãy hành động và có biện pháp ngay lập tức. Dù muộn nhưng cơ hội của chúng ta vẫn đang còn” - tiến sĩ, bác sĩ thú y người Hà Lan Willem nói.

“Cơ hội vẫn đang còn”

Tại hội thảo, bác sĩ người Hà Lan Willem Schaftenaar - vườn thú Rotterdam làm nhiều người “sốc” khi đưa ra một loạt hình ảnh các chú voi Việt Nam bị thương tật, bị chết bởi các hoạt động của con người.

“Hiện nay thỉnh thoảng những con voi trong tình trạng thương tích vẫn được phát hiện. Qua số liệu thống kê chúng tôi thấy số voi được sinh ra gần như rất ít trong khi số voi chết lại tăng lên, đàn voi ở Đắk Lắk đang thật sự nguy cấp đòi hỏi chúng ta phải hành động” - ông Willem nói.

Thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho thấy chỉ từ 2009 đến đầu 2017, có 22 con voi bị chết vì những lí do khác nhau.

Cũng từ năm 2009 đến nay, chưa có một con voi con nào được sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, năm 2009 có một voi mẹ ở Buôn Đôn mang thai nhưng khi chuẩn bị sinh sản thì thai voi bị chết do voi mẹ quá yếu, điều kiện chăm sóc không đầy đủ.

Các chuyên gia đều cho rằng hiện nay muốn bảo tồn voi thì phải tập trung đầu tư trên hai lĩnh vực: các hoạt động tuyên truyền, hành động thực tế để bảo tồn những con voi còn sót lại và can thiệp kỹ thuật để voi sinh sản nhân giống.

Bác sĩ Willem đã công bố thông tin khá bất ngờ: voi mẹ H’Ban Nang -  chủ voi Y Tứ tại huyện Lắk đã mang bầu và dự sinh vào tháng 9/2017. Câu chuyện này đặt ra một thực tế rằng dù cơ hội còn rất ít, nhưng việc nhân giống tăng đàn cho những con voi cuối cùng ở Việt Nam là điều hoàn toàn có thể.

Muốn bảo tồn, hãy để voi “hạnh phúc”

Theo các chuyên gia quốc tế, voi là loài động vật thông minh và có chỉ số cảm xúc rất cao. Việc một con voi phát triển khỏe mạnh và sinh nở ngoài yếu tố ăn uống, môi trường sống đủ đầy còn có yếu tố khác quan trọng không kém là voi được yêu thương, được tôn trọng và cư xử tốt.

Ông Surenda Varma -  Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Châu Á cho biết Ấn Độ là đất nước có nhiều lễ hội có sử dụng voi biểu diễn nhưng nhà nước có những quy định hết sức chặt chẽ.

Trong khi đó bà Pakkanut Bunsiddh -  nghiên cứu sinh tại Đại học Chiang Mai (Thái Lan) thì đưa ra số liệu khác, bình quân mỗi con voi nhà ở Thái Lan cho thu nhập khoảng 57.000 USD/năm.

Để có được điều này, đàn voi ở Thái Lan được cấp “chứng minh nhân dân”, quyền cấp phép nuôi voi do Chính phủ quyết định, các trang trại voi lớn đều có bác sĩ thú y, bác sĩ này được đào tạo bài bản, việc cưỡi lên lưng voi cũng bị cấm, voi đi diễu hành ngoài phố cũng rất hạn chế...

“Nói chung cả Chính phủ và người dân đều có mong muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho voi nên voi ở đây đang được bảo tồn, nhân đàn rất tốt” -  bà Pakkanut Bunsiddh nói.

Nhìn lại thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia đều đồng tình rằng phải hành động khẩn cấp để cứu những con voi còn sót lại. Việc bảo tồn voi hiện nay cần tập trung ưu tiên tối đa cho các hoạt động đem lại phúc lợi, chăm sóc voi bằng sự yêu thương chân thành và các liệu pháp can thiệp đồng bộ.

“Ở Đắk Lắk có 7 con voi còn có thể mang bầu, số voi này nếu được chăm sóc tốt thì có thể sinh nở và tới 2045 số voi nhà có thể tăng thêm hàng chục con nữa. Nhưng điều này đòi hỏi chính quyền, chủ voi, các tổ chức quốc tế quan tâm và hành động khẩn cấp, ngay từ lúc này” -tiến sĩ Willem Schaftenaar -chuyên gia voi người Hà Lan.

Theo Tuổi Trẻ

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.