Hãy sáng tạo như người Thụy Điển

(Ngày Nay) - Bí quyết nào đã biến Thụy Điển từ một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Âu cách đây 100 năm thành quốc gia có nền kinh tế tri thức và giàu có hàng đầu thế giới? Đó là sáng tạo. Để truyền lửa cho đam mê sáng tạo trong giới trẻ Việt, sáng  nay 18/09, cuộc thi “Sáng tạo như người Thụy Điển” do Đại sứ quán Thụy Điển, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức đã chính thức được phát động.
Toàn cảnh buổi họp báo sáng 18/9
Toàn cảnh buổi họp báo sáng 18/9

Sức mạnh sáng tạo của Thụy Điển đã được biết từ lâu, khoa học và công nghệ luôn có vị trí quan trọng và đây là quê hương của giải Nobel tôn vinh những trí tuệ sáng láng nhất của loài người. Là quốc gia sáng tạo với tỷ suất đầu tư cho nghiên cứu đạt tới 4% GDP, một tỷ lệ rất cao nếu so sánh với các tiêu chuẩn trên thế giới.

Sáng tạo được dạy từ các cấp tiểu học; tư duy sáng tạo được nuôi dưỡng từ tự do biểu kiến, tìm tòi, hợp tác,  thử nghiệm và việc cho phép thất bại để rồi lại thử nghiệm tiếp; giáo dục ở mọi cấp khuyến khích tư duy tìm tòi, hợp tác, chia sẻ thông tin và biểu kiến.

Để biến các ý tưởng thành các giải pháp và sản phẩm trong thực tiễn, Thụy Điển đã duy trì và phát triển mô hình Triple Helix, là cơ chế hợp tác chặt chẽ như kiềng ba chân giữa các trường đại học, khối doanh nghiệp tư nhân và Chính phủ, một  công cụ tạo nên sức mạnh sáng tạo, nền tảng của Thụy Điển. Nhiều công ty đa quốc gia của Thụy Điển đã ra đời trên nền tảng công nghệ và nhờ sự sáng tạo đột phá như vậy. Một số sáng tạo của Thụy Điển rất phổ biến trên thế giới là dây đai an toàn ba điểm trên xe hơi, vòng bi, thang đo nhiệt kế độ C, khóa kéo zipper, Spotify, mỏ-lết, máy đo nhịp tim, vỏ hộp TeltraPak và thuốc nổ.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và phát triển bền vững, cuộc thi "Sáng tạo như người Thụy Điển" là nguồn động lực, khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đề ra các ý tưởng, cũng như các giải pháp đổi mới, sáng tạo mang lại những tác động tích cực cho tương lai.

Năm nay cuộc thi tập trung vào mục tiêu số 12 của SDG: “Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững”. Ban tổ chức hy vọng đây là chủ đề truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam sáng tạo tối đa nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể, khác biệt và đột phá để đạt được mục tiêu này.

Các ứng viên có thể lập thành các đội gồm hai thành viên và gửi bài dự thi trước ngày 11 tháng 11 năm 2017. Đội chiến thắng sẽ giành một chuyến đi Singapore thăm quan văn phòng và các trung tâm nghiên cứu sáng tạo của các công ty Thụy Điển trong khu vực.

Phát biểu tại sự kiện khai mạc, ông Johan Alvin, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Thụy Điển chia sẻ: "Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc là một ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các quốc gia. Tại Đại sứ quán Thụy Điển, chúng tôi đã và đang nỗ lực thúc đẩy những giá trị bền vững và khuyến khích việc tích cực trao đổi thông tin, tri thức và ý tưởng sáng tạo giữa hai nước Thụy Điển - Việt Nam. Chúng ta cần thu hút sự tham gia của các bạn trẻ, những người sẽ đóng vai trò chủ nhân của tương lai để tạo ra môi trường nơi những giải pháp bền vững luôn được khuyến khích và tôn vinh. Cuộc thi Sáng tạo như người Thụy Điển là sự kết hợp giữa năng lực đổi mới của Thụy Điển, kinh nghiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học của Thụy Điển có uy tín, danh tiếng trên toàn cầu cùng với trí tuệ trẻ và sáng tạo của Việt Nam".

Ông Phạm Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: “Trong những năm qua, Chính phủ Thụy Điển đã hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong các lĩnh vực đặc biệt là giáo dục và y tế. Đặc biệt, Thụy Điển là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng sáng tạo cao nhất phần lớn là nhờ vào văn hoá khuyến khích tư duy tiên phong, tự do suy nghĩ và tư duy phản biện".

Ông Hưng nói thêm, Thụy Điển rất chú trọng đến sáng tạo đổi mới, và nghiên cứu khoa học, người sáng lập giải thưởng Nobel ngày nay là nhà phát minh, nhà hóa học, nhà kỹ nghệ người Thụy Điển Alfred Nobel.  Cuộc thi “Sáng tạo như người Thụy Điển“ là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam thể hiện khả năng sáng tạo khoa học, sự tự tin, linh hoạt, khả năng làm việc nhóm để nghiên cứu và xây dựng các đề tài khoa học, tạo sân chơi bổ ích, cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc“.

Cuộc thi Sáng tạo như người Thụy Điển nhận được sự hỗ trợ quý báu của các công ty ABB, Atlas Copco, BABYBJÖRN, Electrolux, Ericsson, IKEA, Johan & Johan, SKF và Tetra Pak. Tất cả bày tỏ mong muốn đóng góp vì một Việt Nam xanh hơn và bền vững hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.