Hồ Gươm “mất khả năng tự làm sạch, ô nhiễm trầm trọng”

Công ty thoát nước Hà Nội lên kế hoạch cải tạo môi trường Hồ Gươm trong 69 ngày bằng nước giếng khoan.

 
Hà Nội xin ý kiến nạo vét, cải tạo nguồn nước Hồ Gươm. Ảnh: Đăng Dũng.
Hà Nội xin ý kiến nạo vét, cải tạo nguồn nước Hồ Gươm. Ảnh: Đăng Dũng.

Chiều 15/2, phát biểu tại hội thảo cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, ông Võ Tiến Hùng (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) cho hay, hồ Hoàn Kiếm đã mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; cá và động thực vật chưa được bảo vệ đúng mức khiến chất hữu cơ vào lòng hồ không trở thành thức ăn mà biến thành chất ô nhiễm. 

Cũng theo ông Hùng, lớp đất sét đáy hồ rất dày nên trong hồ không có quan hệ thủy lực với các tầng chứa nước ngầm và sông Hồng. Hơn nữa, lớp bùn lắng ngày càng dày, chứa nhiều kim loại nặng và khí độc, gây ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật.

Mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng oxy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều động thực vậy trong hồ. "Nước trong hồ có màu xanh lục, mật độ tảo lớn, chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm, cặn lơ lửng trong hồ cao" ông Hùng nói.

Từ kết quả phân tích trên, lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội cho rằng, việc cải tạo môi trường hồ Hoàn Kiếm là hết sức cấp bách. Công ty đề xuất 4 phương án, đặc biệt nhấn mạnh 2 phương án nạo vét bùn, thanh thải phế liệu và xử lý chất lượng nước.

Tổng thời gian thi công nạo vét và vận chuyển chất thải là 69 ngày chưa gồm thời gian chuẩn bị máy móc và kiểm tra nghiệm thu.

Hồ Gươm “mất khả năng tự làm sạch, ô nhiễm trầm trọng” ảnh 1

Ông Hà Đình Đức cho rằng cần cải tạo hồ Hoàn Kiếm, tuy nhiên chia làm thành 3 giai đoạn để đánh giá tác động. Ảnh:Bá Đô.

Nhận định việc cải tạo hồ Hoàn Kiếm là cần thiết, TS Hà Đình Đức cho rằng, "nếu không làm ngay thì hồ sẽ là nơi tụ thuỷ, trở thành đầm lầy".

Theo TS Hà Đình Đức, trong bản đồ Hà Nội năm 1956, khu Khâm Thiên, Quốc Tử Giám tới 50-60% là hồ ao, nay hồ dần biến thành đầm lầy và biến mất trên bản đồ. "Hồ Hoàn Kiếm những năm 70 còn lướt ván, đua thuyền vì có độ sâu, nhưng giờ đã ngập bùn, do vậy phải có phương án cải tạo sớm", ông nhấn mạnh và cho rằng nên chia ra 2-3 giai đoạn, sau mỗi giai đoạn thì đánh giá, làm thủ công để không ảnh hưởng môi trường nước. 

TS Trần Đức Hạ (Khoa môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng nên nghiên cứu kỹ trước khi nạo vét vì việc này không mới. Năm 1992, Hà Nội đã nạo vét nhưng hiện tượng tảo nở hoa và các chỉ số thay đổi theo chiều hướng không thuận lợi cho các loài thuỷ sinh phát triển.

Hồ Hoàn Kiếm có vị trí quan trọng nên "khi cải tạo phải giữ được đặc trưng thành phần thuỷ sinh, giữ màu xanh như hiện nay".

Đại diện Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội nói Hồ Gươm là một trong những điểm đến ấn tượng của Thủ đô, mỗi năm đón 1,3 triệu lượt khách nên việc nạo vét phải thận trọng, lấy ý kiến rộng rãi và lắng nghe chuyên gia để có phương án tốt nhất.

Liên quan đến phương án sử dụng nước giếng khoan để cấp cho hồ Hoàn Kiếm, đại diện Công ty nước sạch Hà Nội cho rằng, nguồn nước ngầm quanh hồ rất tốt, hàm lượng sắt thấp nên có thể bổ cập nước hồ. Với việc đưa nước sông Hồng vào, vị này cho rằng "không phù hợp vì không giữ được màu xanh truyền thống và không đảm bảo môi trường sinh thái, sinh vật trong hồ".

Theo kế hoạch của Công ty thoát nước Hà Nội, tổng khối lượng nạo vét ở hồ Gươm là 57.400m3, diện tích khu vực nạo vét bùn là 9.7 ha. Việc thi công nạo vét sẽ được thực hiện 8 giờ/ngày, bắt đầu từ 21h30 và kết thúc 5h30 sáng.

Công ty đề xuất sử dụng chế phẩm Redoxy-3C trong việc xử lý, duy trì chất lượng nước hồ. Chế phẩm này đã được dùng để làm sạch Hồ Tây, hồ Hoàng Cầu cùng nhiều hồ khác trong nội thành khi hiện tượng cá chết xảy ra hàng loạt vào năm ngoái. 

Theo Vnexpress
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.