Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi Mặt trăng đi ngang qua Trái đất

Một bức ảnh động tuyệt đẹp ghi lại khoảnh khắc mặt trăng đi ngang qua Trái đất mới được NASA công bố. Bức ảnh được chụp bằng kính thiên văn Earth Polychromatic Imaging Camera (EPIC) đặt trên vệ tinh mang tên Đài quan sát Khí tượng Không gian Mỹ (DSCOVR).
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi Mặt trăng đi ngang qua Trái đất

Khởi hành hồi tháng 2 vừa qua, vệ tinh này đã bay xa cách Trái đất 1,6 triệu km, nằm ở vị trí giữa Mặt trăng và Mặt trời. Từ đó, nó đã quay lại được một đoạn video chiếu mặt tối của mặt trăng đi ngang qua bề mặt Địa cầu.

Trong khi chúng ta không bao giờ nhìn thấy "mặt tối của mặt trăng" ở xa - thực ra vẫn mặt tối này vẫn được chiếu sáng hoàn toàn - từ Trái đất do một hiện tượng có tên là "khóa thủy triều", camera sẽ chụp cả mặt trăng và Trái đất trong cùng một khung hình 2 lần mỗi năm lúc quỹ đạo của vệ tinh đi qua mặt phẳng quỹ đạo của nó.

Nguyên nhân hình ảnh mặt trăng ánh lên một màu xanh lá ở phía bên phải là do đoạn video kết hợp một loạt các hình ảnh chụp ở độ phơi sáng khác nhau cùng với các bộ lọc quang phổ khác nhau.

Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi Mặt trăng đi ngang qua Trái đất - anh 1

Theo thông thường, một người quan sát từ Trái Đất không thể nhìn thấy mặt này của mặt trăng vì nó luôn quay quanh trục chỉ đúng một lần sau khi hoàn tất một vòng quay quanh Trái đất.

Trục của mặt trăng hơi nghiêng và thực thể này quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip. Do đó đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy thoáng qua một chút bề mặt của mặt tối.

Tuy nhiên diện tích bề mặt này chỉ chiếm khoảng 9% tổng diện tích bề mặt của mặt trăng. Nói cách khác, 41% diện tích bề mặt còn lại sẽ bị ẩn đi trước tầm nhìn của Trái Đất.

"Thật đáng ngạc nhiên khi thấy Trái đất sáng hơn mặt trăng nhiều. Hành tinh của chúng ta là một đối tượng sáng thực sự trong không gian tối so với bề mặt của mặt trăng", Adam Szabo, một nhà khoa học thuộc dự án DSCOVR cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên mặt tối của mặt trăng được phát hiện. Trước đó, tàu vũ trụ Luna 3 của Nga đã lần dò ra bề mặt này vào năm 1959. Tuy nhiên độ sắc nét trong hình ảnh của DSCOVR vẫn gây cho người nhìn rất nhiều ấn tượng.

Nhiệm vụ chính của vệ tinh DSCOVR là theo dõi gió mặt trời trong thời gian thực và EPIC cung cấp quang cảnh Trái đất một cách không ngừng nghỉ cho các nghiên cứu khoa học.

Xem thêm:

- Robot thám hiểm của NASA chụp được ảnh "người ngoài hành tinh"

- Video: Cận cảnh Sao Diêm Vương gây chấn động giới khoa học

Minh Châu (t/h)

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.