Kỳ bí giếng thần bị sỉ nhục, cả làng phải chịu tội

Người ta đồn rằng: "Nếu giếng nước Tà Pa bị sỉ nhục thì cả làng phải chịu tội, phải bệnh tật hoặc phải dọn đi nơi khác".
Kỳ bí giếng thần bị sỉ nhục, cả làng phải chịu tội
Cây đa - Giếng nước - Sân đình xưa nay vẫn là những hình ảnh gắn liền với nông thôn Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc. Giếng làng gắn bó với mọi người mọi nhà nên đôi khi còn được người ra gán cho một yếu tố tâm linh, giống như một vị thần. Không ít nơi, giếng làng được nhiều người tới lễ bái cầu xin may mắn và phúc lộc. Đôi khi, giếng làng còn mang vẻ huyền bí với biết bao giai thoại...
"Giếng thần" ở làng Tà Pa, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi cũng là một trong số đó. Người ta đồn rằng: "Nếu giếng nước Tà Pa bị sỉ nhục thì cả làng phải chịu tội, phải bệnh tật hoặc phải dọn đi nơi khác".
Theo đó, những ai đến thành tâm xin nước giếng uống, về sẽ gặp may mắn, còn những người tới giếng mà buông lời tục tĩu hay làm việc bậy bạ sẽ bị trừng phạt.
Kỳ bí giếng thần bị sỉ nhục, cả làng phải chịu tội - anh 1

Ảnh minh họa.

Dân làng kể lại rằng: "Trước đây, có người đàn ông trong làng cởi hết quần áo vào múc nước giếng tắm, khi về thì bị ngứa ngáy khắp người, da nổi những nốt lạ chạy chữa khắp nơi mà không khỏi phải tới khi làm lễ cầu khấn, tạ lỗi tại miếu thờ giếng thì mới đỡ". Họ cho rằng người đàn ông này đã bị giếng thần phạt vì dám làm việc thô tục chốn linh thiêng.

Từ bao đời nay, người dân làng Tà Pa đã có phong tục cử ra người giữ giếng để thực hiện "xà rươn" (điều cấm kỵ) và cúng giếng nước ngày tết hay lễ mùa mới. Một điều đặc biệt là với người dân nơi đây, mỗi khi có người đau ốm hoặc trong gia đình xảy ra lục đục sẽ được giải quyết ở... giếng nước. Bởi vậy, người giữ giếng, ngoài việc có uy tín, làm ăn khá giả, nói được làm được, còn phải biết phân xử mọi việc của làng ở nơi giếng nước.
Vậy là, cứ đến giữa tháng 3, tháng 8 (lễ mừng lúa mới) và ngày tết của người H're mùng 10.12 (âm lịch) thì “ngài giữ giếng” đứng ra làm lễ "kà lạ a râm" (cúng giếng) cho cả làng.
Điều đặc biệt nhất về giếng của làng Tà Pa này là giếng luôn có nước. Dù mùa mưa hay mùa khô, dù những năm hạn hán nước giếng của người dân trong làng đều cạn khô hay nước sông hồ quanh vùng đều trơ đáy thì giếng làng này vẫn có một nguồn nước róc rách chảy ra trong vắt, ngọt lành đền kỳ lạ.
Từ thuở xa xưa, khi nào có người H’re bị bệnh, lập tức người giữ giếng sẽ mang người đó ra giếng thần để chữa bệnh. Trong cuộc sống hàng ngày, người phụ nữ H'rê có thể giặt giũ bên giếng thiêng, nhưng ít ai biết rằng họ không được giặt đồ lót sẽ ô uế, và nhất là không được lấy đá đập, hay vỗ tay gây ra tiếng động vì họ sợ con quạ nghe thấy sẽ bắt gà, con cọp bắt mất trâu… Người ở làng này không được sang lấy nước giếng của làng khác vì sợ năm đó nuôi con trâu, con bò không được, dân làng không khỏe mạnh.
Từ những câu chuyện tưởng chừng như truyền thuyết xung quanh cái giếng thiêng Tà Pa kỳ lạ này đã khiến người ta tâm linh rằng, đó chính là một phần lịch sử có thật của huyền thoại nơi đây. Giếng Tà Pa với dòng nước ngầm vô tận, chảy suốt quanh năm giúp cho người dân vượt qua từng cơn hạn hán, đảm bảo nguồn nước ăn uống và sinh hoạt cho cả dân làng, chở che cho người dân mỗi khi thiên tai hoạn nạn.
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.