Kỳ lạ hiện tượng sét đánh ngược hiếm gặp trong tự nhiên

Sét không chỉ xuất hiện từ trên trời đánh xuống mặt đất mà con có thể phóng điện theo hướng ngược lại. Nghiên cứu này mới được công bố trên tạp chí Vật lý khí quyển và Năng lượng Mặt trời.
Kỳ lạ hiện tượng sét đánh ngược hiếm gặp trong tự nhiên

Theo IFL Science, từ trước đến nay, sét vẫn luôn được ghi nhận là hiện tượng xuất phát từ những đám mây tích điện trên trời, phóng xuống một điểm dưới mặt đất nhờ vào chênh lệch điện tích.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ trường ĐH École Polytechnique Fédérale de Lausanne (Thụy Sĩ), sét còn có thể đánh theo hướng ngược lại. Hình thành từ dưới mặt đất và phóng điện lên trời.

Kỳ lạ hiện tượng sét đánh ngược hiếm gặp trong tự nhiên ảnh 1

Hiện tượng sét đánh ngược từ dưới đất lên trên bầu trời.

Cụ thể, những tia sét kỳ lạ này thường được hình thành trên đỉnh của các tòa nhà chọc trời. Chúng có thể đánh ngược lên những đám mây ở độ cao lên tới 90.000m.

Thông thường, các ion điện tích âm trên đỉnh đám mây sẽ va chạm với những ion điện tích dương bên dưới, tạo nên hiện tượng sét đánh. Nhưng đối với trường hợp sét đánh ngược, các ion dương dịch chuyển lên trên với tốc độ nhanh hơn rất nhiều, tạo thành hình ảnh tia sét ngược kỳ thú.

Theo người đứng đầu nghiên cứu, Aleksandr Smorgonskiy hiện tượng sét chổng ngược đã từng được phát hiện từ thập niên 1930. Tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng này đang khiến nhiều người lo ngại, do sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió. Các turbine quay đón gió thường được đặt trên núi cao nên rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sét, đặc biệt là sét chổng ngược.

Số liệu thu được trong khoảng thời gian 15 năm trên hai ngọn núi có sử dụng điện gió tại châu Âu đã cho thấy, những turbine gió tại đây có tần suất xuất hiện sét đánh ngược cao hơn gấp 100 lần bình thường. Trong đó, 80% số này là do tự turbine kích hoạt.

Smorgonskiy cho biết sự chênh lệch nhiệt độ không khí có thể là một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác lý giải hiện tượng này hiện vẫn còn là điều bí ẩn.

Đăng Nguyễn

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.