Livestream trở thành nghề kiếm bộn tiền ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Từ một phòng studio nho nhỏ ở thành phố Thẩm Dương, phía Bắc Trung Quốc, Yu Li, hay còn được gọi là Brother Li, bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để livestream trên YY, một mạng xã hội khá nổi. Mỗi khi Yu cười đùa, hay biểu cảm khác nhau, người theo dõi anh lại gửi cho anh “quà ảo” nhưng lại có giá trị bằng tiền thật.
Những buổi diễn được livestream như thế này có thể mang về 1.000 USD tiền quà ảo. (Nguồn: AP)
Những buổi diễn được livestream như thế này có thể mang về 1.000 USD tiền quà ảo. (Nguồn: AP)

Show diễn của Yu bao gồm đủ loại, gồm trò chuyện với mọi người, ca hát và diễn hài kịch - tất cả đều là văn hóa đặc trưng của người miền Đông Bắc Trung Quốc. Yu Li còn thành lập và vận hành cả một công ty tài năng có tên Wudi Media chuyên huấn luyện và quảng bá cho các ngôi sao Internet. 

Dù văn hóa livestream không còn xa lạ đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả ở Việt Nam, nhưng Trung Quốc mới là quốc gia đang bùng nổ thứ văn hóa này. Khoảng một nửa trong tổng số 700 triệu người dùng Internet ở nước này đã và đang sử dụng các ứng dụng livestream - tức còn hơn cả dân số của nước Mỹ.

Ở Mỹ, nhiều người kiếm tiền trên mạng xã hội từ các đoạn quảng cáo. Một số người nổi tiếng ở Trung Quốc cũng làm vậy, nhưng phần lớn lượng tiền mà họ kiếm được lại từ các món quà ảo mà fan hâm mộ tặng trực tiếp - một dạng tiền bo ảo trên mạng. Thị trường livestream Trung Quốc có giá trị lên tới 3 tỷ USD trong năm 2016, tăng 180% so với năm trước đó, theo iResearch. Giới phân tích dự báo rằng ngành này sẽ sớm thu về doanh số lớn hơn cả ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.

Trong khi một số công ty lớn của Mỹ như Facebook và Google vẫn đang bị chặn ở Trung Quốc, thì Tencent và nhiều công ty khác lại hưởng lợi. YY khởi đầu chỉ là một cổng chơi game, nhưng sau đó đã phát triển thành một dạng mạng xã hội chuyên về livestream.

Yu Li cũng khởi đầu từ một tài khoản mạng xã hội trên YY và giờ đang vận hành một kênh livestream của riêng mình chuyên phát vào buổi tối hàng ngày. Xuất thân từ một vùng cao nguyên phía Bắc Trung Quốc, ở tuổi 16, Yu đã bắt đầu chuyển tới một thành phố nhỏ để hành nghề sửa chữa xe tải kiếm tiền, và đó là lúc anh biết tới dịch vụ Internet.

Trong lúc chơi game tại một quán café Internet quen thuộc, Yu bắt đầu để ý tới công nghệ livestream và rồi sau đó thử nghiệm show diễn của riêng mình. Đến năm 2014, Yu thành lập công ty Wudi và kể từ đó kiếm được 100.000 USD mỗi tháng từ việc livestream.

Để giữ cho công ty phát triển, Yu luôn luôn cần những thành viên mới tham gia chương trình livestream của mình. Một trong số đó là Lu Yongzhi, 26 tuổi, từ một người chuyên bán gia súc trở thành một livestreamer chuyên nghiệp. Lu cho hay, cha dượng của anh không thể xem anh trình diễn bởi ông không có smartphone hay máy vi tính nối mạng.

“Tôi kể với cả làng rằng con trai tôi đang kiếm bộn tiền nhờ làm việc đó, nhưng chả ai tin tôi” - cha dượng của Lu, ông Lu Guofu, nói.

Khi Lu mới bắt đầu, anh thường phải ngủ nhờ dưới sàn nhà của một người bạn và livestream 8 tiếng mỗi ngày, chỉ để kiếm chút tiền tiêu vặt. Nhưng chỉ vài năm sau khi tham gia hát hò cùng với Yu trên chương trình livestream, anh đã kiếm được hàng nghìn USD mỗi tháng.

Sự trỗi dậy của những ngôi sao livestream như Yu Li đã biến đợt bùng nổ livestream thành một mỏ vàng công nghệ số. Nhiều thanh thiếu niên bỏ học để cố gắng kiếm được chút ít từ ngành công nghiệp này, trong khi nhiều nông dân từ bỏ ruộng đất để thử vận may…

Từ đó cũng xuất hiện không ít câu chuyện bi hài xung quanh livestream: Một người phụ nữ chơi ngông đổi lấy tiếng bằng cách livestream cảnh mình đang ăn cá vàng và mảnh thủy tinh. Một số ngôi sao yêu cầu bác sỹ phẫu thuật cắt xẻ mặt mình sao cho giống “gương mặt ngôi sao trực tuyến” - trán cao, mắt to tròn, mũi cao, cằm V-line…

Trong lúc mà vẻ bề ngoài đang gây sốt ở Trung Quốc, các nhà kiểm duyệt nước này đã phải vạch ra một ranh giới giữa “gợi cảm” và “phản cảm”. Năm ngoái, trong đợt kiểm duyệt lớn ở nước này, chính quyền Trung Quốc đã nghiêm cấm livestream cảnh ăn chuối nhạy cảm, sau khi phong trào này gây sốt mạng xã hội.

Một số livestreamer lo ngại rằng các điều luật mới sẽ khiến họ khó kiếm tiền hơn, nhưng vấn đề thực chất ở đây lại là cơ chế chi trả của các mạng xã hội.

Một số livestreamer Trung Quốc cho hay cứ mỗi 1.000 USD giá trị quà tăng mà họ thu về, thì họ chỉ nhận được có vài trăm USD. Những mạng xã hội như YY thường lấy 50% giá trị quà ảo.

Một số livestreamer khác thì cho rằng họ lúc nào cũng phải chật vật kiếm xu hướng mới để theo đuổi, và cảm thấy rằng làm livestream rất nhàm chán mặc dù kiếm được nhiều tiền. Lu Yongzhi cho hay anh thường phải ngồi ở nhà nhiều giờ liền để thực hiện livestream, và điều này khiến anh cảm thấy cô đơn.

Lu cho hay lúc mới bắt đầu livestream, anh cảm thấy mình được tự do nói và làm điều mình thích, Nhưng hiện tại, khi chính quyền thắt chặt các quy định về nội dung mạng, sự tự do của Lu không còn nữa.

“Trước đây, ngay cả khi tôi không có tiền, tôi vẫn được làm mọi thứ mình muốn. Giờ tôi phải thận trọng với mọi ngôn từ mà mình phát ra” - Lu cho hay.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.