Những cuộc truy tầm hồn ma của người đang sống

Doppelgänger là một từ tiếng Đức, có nghĩa là “kẻ song trùng.” Nó đề cập đến một hồn ma không đổ bóng, và là bản sao của một người đang sống. Chúng thường được coi là điềm xấu hay thậm chí là dấu hiệu của cái chết đang đến gần – một doppelgänger bị một người họ hàng hay bạn bè nhìn thấy được cho là dấu hiệu của sự đau ốm hoặc nguy hiểm, trong khi việc nhìn thấy doppelgänger của bản thân lại là dấu hiệu của cái chết.
Những cuộc truy tầm hồn ma của người đang sống

Thần thoại về người song trùng (linh hồn song sinh) có thể được truyền từ hàng ngàn năm về trước trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa, nắm giữ một vị trí quan trọng trong các truyền thuyết cổ đại, các câu chuyện, các tác phẩm nghệ thuật, và trong các tác phẩm của rất nhiều các tác gia. Có lẽ điểm đề cập nổi tiếng nhất liên quan đến kẻ song trùng hoặc “bản ngã khác” là doppelgänger, một từ được dùng ngày nay để chỉ một người trông tương tự hay biểu hiện giống với một người khác

Doppelgänger là một từ tiếng Đức, có nghĩa là “kẻ song trùng.” Nó đề cập đến một hồn ma không đổ bóng, và là bản sao của một người đang sống. Chúng thường được coi là điềm xấu hay thậm chí là dấu hiệu của cái chết đang đến gần – một doppelgänger bị một người họ hàng hay bạn bè nhìn thấy được cho là dấu hiệu của sự đau ốm hoặc nguy hiểm, trong khi việc nhìn thấy doppelgänger của bản thân lại là dấu hiệu của cái chết.

Một số trải nghiệm với doppelgänger, đôi lúc gọi là ‘quỷ sinh đôi’ ám chỉ rằng chúng có thể sẽ cố gắng cung cấp lời khuyên cho người mà chúng ám ảnh, nhưng lời khuyên đó có thể gây lầm lạc và rất hiểm độc. Chúng cũng có thể gieo vào đầu óc nạn nhân những ý tưởng nham hiểm hoặc đẩy họ vào trạng thái mất lý trí. Vì lý do này, mọi người đã được khuyên rằng, bằng mọi giá không nên cố gắng liên hệ với doppelgänger của chính họ.

Những cuộc truy tầm hồn ma của người đang sống - anh 1
"Họ đã gặp nhau như thế nào" bản mực của Dante Rossetti

Một trong những miêu tả nổi tiếng nhất về doppelgänger đến từ bản phác thảo năm 1851 và tranh màu nước năm 1864 với tựa đề ‘Họ Gặp Bản Thân Họ Như Thế Nào’ của họa sĩ Dante Gabriel Rossetti. Theo các mô tả về bức tranh, hai người tình thời trung cổ đang đi dạo trong khu rừng thì bất chợt nhìn thấy con người thứ hai của họ hiện lên một cách khá siêu thường. Người nam rút kiếm ra trong sự ngạc nhiên tột độ, trong khi người tình của anh đổ gục xuống bất tỉnh. Hình tượng doppelgänger xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca yêu thích của Rossetti như là bài thơ Romaunt of Margaret và Poe’s Silence của Elizabeth Barrett Browning.

Trong khi nhiều trường hợp về Doppelgänger thường được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng, đã có một số trường hợp ngoài đời thực, trong đó các nhân chứng tuyên bố đã từng gặp bản sao xui xẻo của mình. Trong số các trường hợp đáng lưu ý nhất phải kể đến là trải nghiệm của Abraham Lincoln, được ghi chép bởi Noah Brooks trong cuốn sách của anh ‘Washington vào thời Lincoln’ (1895). Theo ghi chép của anh, thì một thời gian ngắn sau khi Lincoln được bầu làm tổng thống vào năm 1860, ông trở về nhà vào một ngày và nhìn vào tấm gương gần bàn làm việc, và ông nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của ông phân làm hai. Lincoln nói: “…gần như đầy đủ; nhưng khuôn mặt của tôi có hai hình ảnh riêng biệt và giống hệt nhau.” Lincoln phát hiện ra rằng những hình ảnh đó gần như là giống nhau nhưng một cái “mờ hơn, nhạt hơn khoảng 5 lần so hơn cái kia.” Vợ ông đã rất lo lắng và bảo Lincoln rằng bà tin rằng hiện tượng nhạt màu của một trong hai cái bóng đôi là điềm xấu, có nghĩa là Lincoln sẽ phục vụ đầy đủ trong nhiệm kỳ làm tổng thống đầu tiên, nhưng sẽ không còn sống để kết thúc nhiệm kỳ kế tiếp.

Chủ đề về kẻ song trùng đã có một lịch sử lâu dài, đặc biệt trong văn học. Trong thần thoại Hy Lạp, Narcissus đã phải lòng chính hình ảnh phản chiếu của mình, và những câu chuyện Gô tíc như là William Wilson (1839) của tác giả Edgar Allan Poe, hay cuốn ‘Tự Truyện và Lời Thú Tội của Một Tên Tội Phạm’ (Private Memoirs and Confessions of a Justified Sinner) (1824) của James Hogg, Clare Tội Nghiệp (The Poor Clare) (1856) của Elizabeth Gaskell và thậm chí chuyện cổ tích ít được đọc hơn là Bóng Tối (The Shadow) của Hans Christian Andersen, các nhân vật chính đã bị ma ám và bám đuổi bởi các bản sao xấu xa giống hệt họ. Tuy nhiên, thần thoại về những kẻ song trùng có nguồn gốc cổ xưa hơn rất nhiều.

Những cuộc truy tầm hồn ma của người đang sống - anh 2
"Họ đã gặp nhau như thế nào" bản màu nước của Dante Rossetti

Một trong những đề cập sớm nhất về kẻ song trùng có thể được tìm thấy trong môn phái Zurvanite của Hỏa Giáo. Giáo phái này bỏ qua khái niệm tính hai mặt trừu tượng chung chung của Hỏa giáo thành khái niệm song sinh tồn tại trong cùng một “thời gian”. Với cách lý giải này, cặp song sinh Ahura Mazda (Ormuzd) và Angra Mainyu (Ahriman) là hiện thân đồng tại vĩnh cửu của thiện và ác.

Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, ‘ka’ là một thực thể “linh hồn song sinh” có cùng trí nhớ và cảm giác như chủ thể của một người. Trong một chuyện thần thoại Ai Cập, công chúa Hy Lạp, trong quan điểm của người Ai Cập về cuộc chiến thành Troy, một ka của Hê len đã được lợi dụng để mê hoặc hoàng tử Paris của thành Troy, giúp kết thúc cuộc chiến.

Những cuộc truy tầm hồn ma của người đang sống - anh 3
Tác phẩm điêu khắc "Song hồn thiện lành" thời Ba Tư cổ đại

Chuyện dân gian Bắc Âu miêu tả các thực thể được biến đến với cái tên vardoger, những sinh mệnh ma quỷ đến trước chủ thể của chúng, thế chỗ họ trong các hoạt động khác nhau và tiến hành các hành động trước đó. Linh hồn với các bước chân, giọng nói, mùi hương, hoặc hình dáng và cử chỉ giống với chủ thể sẽ đến một địa điểm hoặc thực hiện một hoạt động trước họ, dẫn tới việc các nhân chứng tin rằng họ đã nhìn hoặc nghe thấy người thật trước khi người đó thực sự đến. Cái này lại có một sự khác biệt nho nhỏ so với doppelgänger, với ít ám chỉ hơn đến điềm xấu.

Người dân ở Quần Đảo Orkney ở Scotland sợ một loài vật giống tiên, nhỏ bé gọi là “trow”. Theo truyền thuyết, trow sẽ sinh hạ ra những đứa trẻ hay ốm yếu. Những phụ nữ có thai sẽ được canh gác cẩn mật khỏi lũ trow, bởi vì chúng sẽ thường ăn trộm những đứa trẻ loài người khỏe mạnh và thay thế bằng chính những đứa trẻ của chúng, và những đứa trẻ này sẽ biến đổi thành những bản sao y hệt của những đứa trẻ bị ăn trộm đó.

Tương tự, rất nhiều các thần thoại của thổ dân châu Mỹ cũng nói đến vai trò của đôi song sinh. Truyền thuyết của người Hopi đề cập đến đôi song sinh với tên gọi là Đứa Con của Mặt Trời và Đứa Con của Nước. Người Hopi cũng tin vào tính đối ngẫu giữa Dương Gian và Âm Phủ: rằng bất kể điều gì xảy ra ở nơi Dương Gian này, thì điều ngược lại sẽ xảy ra dưới Âm Phủ.

Vậy niềm tin vào linh hồn song sinh đến từ đâu và liệu có bất kỳ sự thật nào trong đó? Trong khi rất nhiều người ngày nay vẫn còn tin tưởng vào sự tồn tại của một bản thể sinh đôi, một số nhà khoa học cho rằng hiện tượng này xảy ra do chấn thương hoặc sự kích thích vào các bộ phận nhất định của não bộ, từ đó gây ra các sai lệch trong khả năng nhận thức không gian. Số khác cho rằng đây là kết quả của một ảo ảnh, ảo giác hoặc là vì chúng ta đang sống trong một thế giới song song mà trong đó tất cả mọi thứ trong thế giới này đều sẽ có bản sao trong các không gian khác. Bất kể sự thật đằng sau doppelganger là gì, niềm tin vào linh hồn song sinhi đã mang đến nỗi sợ hãi và sự kinh ngạc cho con người trong hàng nghìn năm nay.

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.