"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015

Ig nobel là giải thưởng thường niên từ năm 1991 nhằm vinh danh những phát minh và nghiên cứu khoa học được xem là "nực cười" bậc nhất trong năm. Dưới đây là 10 phát minh nhận giải Ig Nobel năm nay 2015.
"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015

Lễ trao giải Ig Nobel, "tôn vinh" các nghiên cứu khiến mọi người phá lên cười nhưng sau đó phải suy nghĩ, hôm 17/9 diễn ra tại Đại học Harvard, Mỹ, trong lần tổ chức thứ 25. Giải thưởng được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng, và là một kiểu nhại lại giải thưởng Nobel danh tiếng.

"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015 - anh 1

1. Ig Nobel Sinh lý học và côn trùng học: Tìm ra ong đốt ở đâu là đau nhất

Giải thưởng được trao cho Justin Schmidt (Mỹ) vì đã phát minh ra chỉ số đo... độ đau Schmidt. Ông phân ra 78 kiểu đau đớn do côn trùng đốt, kèm theo so sánh tương đồng với các tai nạn trong cuộc sống.

Ví dụ như ong bắp cày đốt được Schmidt so sánh với việc đập mặt vào cửa xoay, hay bị kiến đầu đạn đốt sẽ giống như bước trên than hồng.

Người được đồng trao giải là Michael L. Smith - người đã để ong chích vào 25 vị trí khác nhau trên cơ thể mình. Smith phát hiện ra rằng vị trí ít đau đớn nhất là hộp sọ, đầu ngón tay và bắp tay. Ông cũng khuyên rằng tuyệt đối không để ong đốt vào... dương vật, vì đây là nơi đau đớn bậc nhất.

2. Ig Nobel Hóa học: công thức hóa học làm sống lại một quả trứng luộc

Giải thưởng này được trao cho nhà khoa học Callum Ormonde và Colin Raston thuộc ĐH Tây Australia cùng các cộng sự. Họ đã tìm ra công thức hóa học để làm sống lại một quả trứng luộc.

Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã luộc chín một quả trứng. Ở điều kiện này, các protein bên trong quả trứng đã bị tách rời và liên kết theo hình thái tự do, hỗn loạn.

"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015 - anh 2

Sau đó, họ đã sử dụng cơ năng từ một thiết bị đặc biệt để đưa các protein trở về trạng thái ban đầu, biến lòng trứng trở về dạng lỏng.

Dù thoạt nghe có vẻ rất vô lý nhưng phát kiến này đã mở ra những triển vọng cho ngành công nghiệp dược. Các protein thường bị phá vỡ liên kết và không thể sử dụng trong quá trình chế tạo thuốc. Song nếu có thể giải quyết vấn đề này, mọi việc có thể trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

3. Ig Nobel Vật lý: Chứng minh 21 giây là thời gian... đi tiểu trung bình của mọi loài động vật có vú

Giải thưởng được trao cho Patricia Yang thuộc Viện công nghệ Georgia, Mỹ. Nếu muốn tìm hiểu xem những loài động vật khác, ví dụ như chó, mèo, gà… phải mất bao nhiêu lâu để đi tiểu thì đây chính là câu trả lời dành cho bạn.

Nhóm nghiên cứu của Yang nhận thấy tất cả các loài động vật có vú với cân nặng trên 3kg đều mất cùng một khoảng thời gian để đi tiểu là 21s.

Lý giải cho điều này, Yang cho biết các loài động vật nhỏ có thể có bàng quang bé hơn, nhưng cách đi tiểu của chúng có phần chậm rãi và... nhỏ giọt. Trong khi đó, những loài động vật lớn thì thường... ồ ạt tuôn trào mỗi khi giải quyết nỗi buồn.

4. Ig Nobel Văn học: Âm thanh huh? dường như tồn tại trong tất cả ngôn ngữ của con người

Giải thưởng thuộc về Mark Dingemanse (Hà Lan). Ông được vinh danh nhờ phát hiện ra âm thanh huh (phiên âm tiếng Việt: hả hoặc hử) và vì... không ai có thể lý giải được điều đó.

5. Ig Nobel Y học: Chẩn đoán: xác định viêm ruột thừa nhờ... tính toán những cơn đau khi lái xe qua gờ giảm tốc.

Diallah Karim thuộc bệnh viện Stoke Mandeville (Anh) là người nhận được giải thưởng này khi đưa ra ý tưởng phát minh về việc kiểm chứng viêm ruột thừa nhờ tính toán những cơn đau khi lái xe qua gờ giảm tốc. Tuy sử dụng biện pháp có phần... hài hước nhưng dường như phát minh này lại cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tiễn cao.

7. Ig Nobel Quản lý: Lãnh đạo doanh nghiệp thành công có đặc điểm chung là từng trải qua một số biến cố như động đất, núi lửa, sóng thần... nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Nhóm nghiên cứu công bố kết quả của họ theo lối... chơi chữ: "Thứ gì không giết được các CEO sẽ không chỉ khiến họ mạnh mẽ hơn, mà còn thấy thoải mái chấp nhận rủi ro".

Theo đó, những CEO thành công thường đã trải qua những thảm họa thiên nhiên, nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng. Những sự kiện này đã vô tình kích thích “máu liều” của họ, khiến họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu lại lợi nhuận lớn hơn.

8. Ig Nobel Y học: Lợi ích và tác hại của nụ hôn cháy bỏng và những hành động thân mật sau đó

Giải thưởng được đồng trao tặng cho Hajime Kimata (Trung tâm Y khoa Kimata Hajime, Nhật Bản) và Jaroslava Durdiaková (Đại học Comenius, Slovakia) cùng các cộng sự khi tìm ra những lợi ích, tác hại của nụ hôn cháy bỏng và những hành động thân mật sau đó.

Kimata và Durdiaková đã khám phá ra rằng việc trao đổi nước bọt khi hôn có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng. Kimata cũng đưa ra lời khuyên có phần hài hước: hãy tìm cách hôn một người nào đó nếu bạn phải tiếp xúc với vật khiến bạn dị ứng.

9. Ig Nobel Toán học: Dùng công thức toán học để lý giải làm thế nào Hoàng đế Moulay Ismael tại triều đại Sharrifian (Maroc) có thể sinh tới... 1.000 đứa con từ 1697 - 1727.

Người được trao tặng giải thưởng này là Elisabeth Oberzaucher và Karl Grammer (ĐH Vienna, Áo). Về lý thuyết, toán học và tình dục thường không có mối liên hệ với nhau, trừ phi bạn muốn tìm hiểu xem vị vua huyền thoại Moulay Ismaïl Ibn Sharif của Maroc có thực sự sinh tới hơn 1.000 người con như sử sách đã ghi lại hay không.

"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015 - anh 3

Bằng cách sử dụng một số công thức toán học trên máy tính, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vị quân vương chỉ sống vỏn vẹn 55 năm này sẽ phải quan hệ tình dục mỗi ngày trong suốt hơn 3 thập kỷ để có thể đạt được con số ấn tượng trên.

Các khoa học gia cho biết, công thức này được dựa trên 3 mô hình thụ thai tiêu biểu, cùng một số về hạn chế xã hội và sinh học.

10. Ig Nobel Sinh học: Nếu gắn thêm một cây gậy vào đuôi gà, nó sẽ có dáng đi của... một con khủng long.

Giải thưởng thuộc về nhà khoa học Bruno Grossi (Đại học Chile) cùng các cộng sự khi ông phát minh nếu gắn thêm một cây gậy vào đuôi gà, nó sẽ có dáng đi của một chú khủng long.

"Rớt hàm" trước 10 phát minh nhận giải Ig Nobel 2015 - anh 4

Giải Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần với thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố – cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ".

Mục đích chính của giải là tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu. Có nhiều nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel năm nay thì sau đó lại đoạt giải Ig Nobel hoặc ngược lại.

Giải Ig Nobel đầu tiên được trao vào năm 1991.

Vào năm 2010, Andre Geim là người đầu tiên nhận được cả 2 giải Nobel và Ig Nobel (nhận năm 2000).

Phần thưởng đôi khi là sự chỉ trích gián tiếp, nhưng phần lớn thu hút sự chú ý là những công trình khoa học có tính hài hước hay có những khía cạnh gây ngạc nhiên; ví dụ như sự khám phá ra "định luật 5 giây", đó là một điều khôi hài tin rằng nếu thức ăn rơi xuống sàn nhà sẽ không bị nhiễm khuẩn nếu được nhặt lên trong vòng 5 giây, hay những ghi chép cho rằng hố đen đáp ứng đủ mọi yêu cầu kĩ thuật để xác định rằng đó là vị trí của địa ngục.

Xem thêm:

- Cười ngả nghiêng với các giải Ig Nobel 2014 (Phần 2)

- Cười ngả nghiêng với các giải Ig Nobel 2014 (Phần 1)

Minh Châu (t/h)

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.