Venezuela: Những người tìm ‘châu báu’ dưới dòng sông ô nhiễm

(Ngày Nay) - Một ngày giống như bao ngày khác, ông Angel Villanueva lao mình xuống dòng nước đục ngầu của con sông Guaire, một dòng nước bị ô nhiễm nặng nề chảy xung quanh thủ đô Caracas của Venezuela, nơi mà ông hy vọng sẽ tìm thấy chút gì đó giá trị để bán lấy tiền.

 

Mỗi ngày, dòng sông Guaire đều xuất hiện những người mò rác đê rkieems tiền sống qua ngày. (Nguồn: AP)
Mỗi ngày, dòng sông Guaire đều xuất hiện những người mò rác đê rkieems tiền sống qua ngày. (Nguồn: AP)

Người đàn ông này cho tay xuống dòng nước trong khi mặt phải ngoảnh đi chỗ khác để tránh mùi hôi thối. Mò mẫm một lúc, ông đứng dậy, lắc đôi bàn tay để sỏi đá trôi khỏi, tìm xem có vớ được một chiếc nhẫn, khuyên tai hay bất kỳ mẩu kim loại quý nào hay không để bán lấy tiền mua thức ăn.

Mò mẫm cùng 2 người khác, Villanueva, 26 tuổi, luôn cảnh giác xung quanh bởi bất cứ lúc nào ông cũng có khả năng bị dòng nước cuốn trôi đi mất. "Làm việc dưới dòng Guaire không hề đơn giản", Villanueva nói - "Có đôi lúc dòng sông cho bạn thứ gì đó, nhưng có lúc nó cũng cướp đi sinh mạng của bạn".

Những hình ảnh người dân nghèo Venezuela phải bới rác để kiếm ăn ở ngay giữa thủ đô Caracas đã trở thành hiện tượng của cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng đang diễn ra ở đất nước từng có thời giàu có nhất trong khối Mỹ Latin. Nhiều thanh niên, thậm chí là trẻ em, cũng phải thọc tay xuống dòng Guaire để tìm bạc hay kim loại để bán lấy tiền nuôi sống gia đình.

Dòng nước của sông Guaire được cho là cực kỳ ô nhiễm bởi là nơi chứa nước thải của thành phố, chưa kể đến các chất thải từ nhiều khu công nghiệp lân cận... nhưng đôi khi nó cũng cho người dân ở đây chút ít "báu vật".

Suốt 2 năm qua, do cách quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên quốc gia và giá dầu thô giảm trên phạm vi toàn thế giới, người dân Venezuela sống trong tình trạng thiếu lương thực và tuyệt vọng.

Môi buổi sáng, những người đi mò rác lại đổ tới con sông Guaire từ các sườn đồi. Một số mang theo găng tay nilon để bảo vệ họ khỏi bị nhiễm trùng, dù vẫn chịu rủi ro về ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe khi phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hàng giờ liền mỗi ngày. Những lời kêu gọi tẩy rửa con sông này cùng hàng triệu USD tiền nhà nước đổ vào để cải thiện chất lượng nước đều không có kết quả.

Cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng đề cập tới vấn đề ô nhiễm của con sông này trong năm 2005, và cam kết sẽ khắc phục tình trạng đó. "Tôi sẽ sớm mời tất cả các bạn tới sông Guaire để tắm", ông từng tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước. Ngân hàng Phát triển liên Mỹ trong năm 2012 cũng hỗ trợ nguồn vốn 300 triệu USD để tiến hành dự án xây dựng các nhà máy nước thải và xử lý nước ô nhiễm đổ tới sông Guaire.

Nhưng gần 6 năm sau đó, nước ở con sông này vẫn ô nhiễm nặng. Giới lãnh đạo ngân hàng từ chối đưa ra bình luận và chính phủ Venezuela cũng giữ im lặng về dự án làm sạch con sông này.

Phần lớn những ngày trong tuần, nhiều người dân sinh sống ở khu vực trù phú hơn của Caracas vẫn đi trên những con đường đại lộ sát bờ sông Guaire mà không để ý tới rất nhiều con người đang cúi gằm mặt nhặt rác sống qua ngày dưới lòng sông.

Được biết, ông Villanueva sống cùng cha mình, một quân nhân về hưu, tại một trong những khu ổ chuột nghèo khó và nguy hiểm nhất thuộc rìa thủ đô Caracas. Người đàn ông này vẫn chưa khỏi sốc sau cái chết của mẹ mình, người luôn miệng thúc giục ông phải theo học một trường Đại học.

Villanueva cho hay ông muốn kiếm tiền, nhưng chỉ có thể nhận được một số công việc có mức lương cực thấp trong ngành công, như quét dọn rác trên đường phố. Mức lương tối thiểu cho các nhân viên nhà nước ở Venezuela hiện chỉ dưới 7 USD/ngày.

Trong khi đó, lương thực ngày càng trở nên đắt đỏ và khó kiếm. Theo một trong những báo cáo mới đây nhất, có tới 75% người dân Venezuela bị giảm trung bình 8,7 kg trong năm 2017.

Lần đầu tiên mà Villanueva tới sông Guaire mò rác là cách đây 6 tháng, khi được một người bạn rủ. Ngày đầu tiên đi mò rác đã giúp ông kiếm được 20 USD, và chính điều đó đã giúp ông gắn bó với nghề này dù cho nhiều người thân luôn miệng khuyên ông từ bỏ nó vì môi trường quá độc hại.

Một người bạn khác đi cùng với Villanueava buộc quanh cổ một đống lọ thuốc cũ để đựng những vật tìm thấy dưới lòng sông. Người đàn ông này tìm thấy một chùm chìa khóa và một đồng bạc cũ, những thứ có thể đổi được lấy thức ăn ở khu siêu thị Bolivar.

Villanueva kể lại một số câu chuyện về nhiều người đi nhặt rác dưới sông Guaire bị nước cuốn, và không thể tìm thấy xác. Bởi vậy, mỗi khi nhìn thấy bầu trời nhiều mây và dòng nước nhiều rác hơn bình thường do bị nước cuốn trôi từ thượng nguồn xuống, Villanueva có khoảng 15 phút để rời khỏi dòng sông này.

Người đàn ông trẻ tuổi này vẫn giữ giấc mơ rời khỏi Venezuela để kiếm một công việc tốt hơn, nhưng hiểu rằng điều kiện hiện tại không cho phép nên vẫn cố gắng bám víu lấy vận may dưới lòng sông Guaire.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.