Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch?

Tháng 7 mưa nắng thất thường, cũng là tháng Vu lan báo hiếu, tháng cô hồn nên người Việt thường khuyên không nên cưới tháng 7 âm lịch.
Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch?

Chuẩn bị xong mà phải… kiêng

Không nên cưới tháng 7 âm lịch - anh Văn Trung (Bắc Giang) thở dài than vãn. Người yêu có bầu lần đầu nên hai người bối rối, tới lúc “dám” về xin cưới thì nàng đã có bầu 3 tháng, bụng lùm lùm rồi. Đầu tiên gia đình cũng không đồng ý vì không chuẩn bị kịp, nhưng khi biết “bác sĩ bảo cưới” thì lại đồng ý.

Cô dâu chú rể đang mừng vì còn “giấu được bụng”, thì oái oăm mọi việc lại vào tháng 7 âm lịch, buộc phải hoãn cưới thêm tháng nữa. Bố mẹ chồng tương lai an ủi là qua “tháng Ngâu” cưới càng đẹp và an toàn. Nhưng bụng to nhanh quá, mà hơn một tháng nữa mới có ngày đẹp thì… cũng mất mặt.

Tin các cụ khuyên không nên cưới tháng 7 âm lịch làm nàng âu sầu khóc, khiến chàng cũng rối theo bởi theo ý các cụ thì “lành” nhưng “bầu bí” mà cứ u sầu thì xót cả nàng, xót cả con.

Một số bạn trẻ khác cũng chia sẻ sự khó xử về việc cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, thắc mắc liệu đám cưới vào tháng 7 mưa ngâu có ảnh hưởng gì không?

Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch? - anh 1

Mưa bão dầm dề gây khó khăn, mệt mỏi cho việc cưới hỏi. - ảnh minh họa.

3 lý do không nên cưới tháng 7 âm lịch

Theo dân gian thì có 3 lý do không nên cưới vào tháng 7 âm lịch.

1. Tháng 7 âm lịch là tháng Ngâu, theo tích cổ vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ phải xa nhau biền biệt 365 ngày mới được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 (âm lịch). Ngày tương phùng nước mắt họ tuôn xuống trần gian thành những cơn mưa dầm rả rích. Chuyện tình bi thảm đẫm nước mắt này khiến người đời sau kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, bởi sợ cuộc hôn nhân của đôi trẻ sẽ có thể chia lìa, xa cách, không hạnh phúc.

2. Người Á đông quan niệm tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng Vu lan báo hiếu. Theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch “xá tội vong nhân” là thời gian Quỷ môn quan mở cửa để các linh hồn tự do trở về dương thế. Nếu người ở cõi trần tiến hành cưới hỏi, dựng nhà… sẽ làm các vong hồn chú ý, có thể “bám vào” phá phách. Vì vậy không nên cưới vào tháng 7 âm lịch để tránh xui xẻo cho tân lang, tân nương.

3. Tháng 7 là thời điểm mưa bão dầm dề cả tháng, gây khó khăn, mệt mỏi cho việc đại sự như cưới hỏi vì phải tiến hành trong nhiều ngày.

Dân gian còn kiêng mua sắm, may áo cưới vì quan niệm “chỉ có ma quỷ mới có quần áo mới và được đốt quần áo trong tháng cô hồn”.

Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch? - anh 2

Ảnh minh họa.

Kiêng kị không còn như xưa

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người), dân gian kiêng kỵ không nên cưới tháng 7 âm lịch là do quan niệm "tháng Ngâu" là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. Nhưng đó là quan niệm xưa. Người xưa chỉ cưới vào mùa xuân và mùa đông.

Việc cưới hỏi kiêng không vào tháng Giêng vì là tháng Tết, kiêng cưới vào dịp “tháng ba ngày tám” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới mùa hè vì nóng nực. Kiêng cưới tháng chạp là năm cùng tháng tận. Việc kiêng cưới tháng 7 là “tháng cô hồn, tháng Ngâu” vì sợ chia ly, không hạnh phúc. Việc kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học nào minh chứng.

Còn ngày nay mùa hè, tháng ba ngày tám, tháng chạp, tháng giêng, mùa hè đều có đám cưới. Tháng 7 âm lịch cũng có đám cưới.

Trên mạng các bạn trẻ cũng chia sẻ rằng, quan điểm kiêng cưới tháng 7 và tháng Giêng âm lịch ít dần. Vào hai tháng này vẫn có cặp đôi cưới nhau. Cưới vào tháng 7 âm lịch vừa giảm "đụng hàng" vừa được khuyến mãi giảm giá 40 – 50% so với chi phí cao điểm mùa cưới.

Hôn nhân là việc trọng đại của cuộc đời. Những điều trên chỉ là quan niệm, chưa được kiểm chứng khoa học. Nhiều cô dâu chú rể theo dân gian đã chờ qua tháng 7 âm lịch mới tổ chức cưới hỏi. Và nhiều đôi trẻ tự chọn được phương án nên hay không nên cưới trong tháng cô hồn.

Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đến do quan niệm mà ra. Với đạo Phật, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Cuộc sống hiện đại ngày nay đang dần đẩy lùi không ít quan niệm mà một số người cho là “cổ hủ, lạc hậu” vào quá khứ.

Với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc, dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi. Mọi người cần sáng suốt nhìn nhận không nên quá kỹ tính kiêng khem, sinh mê tín bởi những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.

Xem thêm:

- Vì sao phải kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn?

- Những điều cần biết khi đi lễ chùa trong “tháng cô hồn”

Theo Báo Gia đình & Xã hội

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.