Ngày 7/10: Cả nước có 4.150 ca mắc mới COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bản tin dịch COVID-19 ngày 7/10 của Bộ Y tế cho biết có 4.150 ca mắc COVID-19, giảm hơn 200 ca so với hôm qua. Trong ngày có 1.402 ca khỏi.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

Tính từ 17h ngày 06/10 đến 17h ngày 07/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.150 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 4.147 ca ghi nhận trong nước (giảm 209 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.986 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.730), Bình Dương (840), Đồng Nai (589), An Giang (186), Tây Ninh (84), Long An (84), Kiên Giang (83), Tiền Giang (56), Khánh Hòa (51), Đồng Tháp (45), Đắk Lắk (36), Cà Mau (36), Bình Thuận (32), Cần Thơ (30), Hậu Giang (30), Hà Nam (24), Quảng Trị (22), Bạc Liêu (22), Trà Vinh (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Đắk Nông (14), Quảng Bình (13), Quảng Ngãi (13), Gia Lai (13), Ninh Thuận (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (10), Kon Tum (9), Thanh Hóa (5), Hà Tĩnh (4), Quảng Nam (4), Nam Định (4), Yên Bái (3), Hà Nội (3), Bình Phước (2), Bình Định (2), Phú Yên (1), Đà Nẵng (1), Nghệ An (1), Bắc Ninh (1), Vĩnh Phúc (1), Phú Thọ (1), Bắc Giang (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-230), Trà Vinh (-31), Bình Thuận (-28).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (55), Tây Ninh (43), Hậu Giang (30).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 5.147 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 826.837 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.399 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 822.238 ca, trong đó có 753.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.

+ Có 09 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (405.184), Bình Dương (219.652), Đồng Nai (53.140), Long An (33.099), Tiền Giang (14.359).Biều đồ số ca mắc COVID-19 taị Việt Nam đến tối ngày 7/10

Ngày 7/10: Cả nước có 4.150 ca mắc mới COVID-19 ảnh 1
Biều đồ số ca mắc COVID-19 taị Việt Nam đến tối ngày 7/10.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.402

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 758.488

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.605 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.769

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 911

- Thở máy không xâm lấn: 157

- Thở máy xâm lấn: 745

- ECMO: 23

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 120 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (92), Bình Dương (19), Đồng Nai (3), Cần Thơ (2), Bến Tre (1), Tiền Giang (1),Đắk Nông (1), Long An (1).

- Bổ sung 05 ca tử vong tại Ninh Thuận trong thời gian trước đó.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 131 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.223 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 127.420 xét nghiệm cho 187.746 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.625.575 mẫu cho 55.108.805 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 06/10 có 1.086.638 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 49.254.925 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 36.448.527 liều, tiêm mũi 2 là 12.806.398 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoàn thiện hệ thống dây chuyền lạnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (Công văn số 8435/QYT-DP ngày 06/10/2021).

- Ngày 06/10, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế tiếp nhận 300.000 liều vaccine AstraZeneca phòng COVID-19; 614.000 khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật; 40.800 bộ quần áo bảo hộ của Chính phủ Australia hỗ trợ cho Việt Nam. Đây là lô vắc xin thứ 2 trong cam kết của Australia hỗ trợ 1,5 triệu liều AstraZeneca cho Việt Nam trong năm nay để chống dịch COVID-19.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.