Ngày Nay số 282

Ảnh: BÔNGMAI SỐ282 (16 - 23/6/2022) W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday Những đôi mắt vùng cao TRANG 4 - 5 Ảnh: BôngMai.

NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Khi được mời đến tọa đàm “Báo chí vì bức tranh giáo dục có trẻ em gái dân tộc thiểu số”, tôi đã đắn đo giữa 3 tư cách phát biểu. Tôi có mười mấy năm làmbáo. Tôi cũng là thành viên của nhiều quỹ xã hội và tổ chức phi chính phủ, với các dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Và cuối cùng, tôi cũng là một người dân tộc thiểu số. Bố tôi là một người dân tộc Tày. Tôi là một người dân tộc Tày, và con trai tôi vì thế cũng là một người Tày. Tất nhiên đến thời Hoàng Anh – con trai tôi - “dân tộc Tày” chỉ còn là một di sản gia đình, chứ không còn đại diện cho không gian kinh tế và văn hóa của cậu ấy nữa. Nhưng trong ký ức ấu thơ của tôi, hay là trong cuộc đời của bố tôi, khoảng gần 30 năm trước, vẫn rất rõnét nhữngkỳ thị của đám đông, hay là mặc cảm của bản thân ông, về một cái nhãn dán tên là “thằng dân tộc”. Nhãnnàymạnhđếnmức thời thiếu niên, có những lúc chính tôi thực sự tin rằng việc ông nghiện rượu và các biểu hiện bạo lực gia đình đến từ việc ông là một “ông dân tộc”, ở trên núi xuống. Tôi mất 30 năm để hiểu về sự cô độc, nỗi buồn và cả những biểu hiện trầmcảmở ông ngày đó. Sau 30 năm, tôi vẫn bắt gặp thói quen tư duy này. Nômna làcómột vài tínhcách xấu xí, người ta gán cho đặc tính của sắc tộc. Dân tộc thế nàymiền núi thế khác. Sau 30 năm thì khá nhiều vùng kinh tế của cộng đồng dân tộc Tày, các tỉnh trung du phía Bắc, kinh tế đã phát triển, và có vẻ ít người dán nhãn với người Tày hơn. Nhưng người Mông, người Nùng, người Khmer và các nhóm ở các vùng kinh tế chậm phát triển hơn, vẫn mang định kiến. Tôi phải thú thực là chính mình, trong tư cách một người đô thị điển hình, lắm lúc cũng bực mình với các tập quán của một số cộng đồng. Vào nhà chưa nói được câu chuyện gì thì đã đè nhau ra uống. Làm ăn thì nhiều ông cũng trễ nải. Vệ sinh an toàn thực phẩm thì lắm nơi đúng là trò đùa. Việc thì đã không xong rồi tay cứ phải gắpmồm cứ phải uống. Tôi rất thành thật, là đã có những lúc, tôi phải tự ngăn bản thân quy kết kiểu“dánnhãn”.Trongmột khoảnh khắc, ai cũng có thể tặc lưỡi, “Ôi giời dân tộc người ta thế”. Tôi từng làm thế với bố mình. Bởi vì tôi có một số phận lai, dân tộc thiểu số nhưng lại sinh ra ở Hải Phòng, nên tôi có nhạy cảm đặc biệt với các tuyên bố về chủ đề này. Ví dụ, tôi nhận ra rằng định kiến tồn tại ở cả những lời tán dương. Đơn cử, “Người Dao hiếu học” là một mệnh đề khá quen thuộc. Ngẫm lại thì lời khen là gì? Ngay khi dán nhãn cho người Dao, dù là tốt đẹp, đã có sự phân biệt sắc tộc. Thế người Mông và người Khmer không hiếu học hay sao? Hiếu học khi trở thànhmột đặc tính gắn với một sắc tộc cụ thể -điềunày, dù vô tình và không có ý đồ sâu cay nào, không nên diễn ra. Nó tạo thành vết hằn tư duy. Hoặc ngược lại, tôi cũng nhận ra rằng nhiều nhà hoạt động cho quyền của người dân tộc thiểu số mang tâm lý nạn nhân hóa. Kiểu ai viết cái gì cũng nhạy cảm, chỉ trích, kêu là diễn ngôn sai, quy kết các anh tâm lý người Kinh thượng đẳng. Tôi bị quy kết thế mấy lần khi viết báo. May quá, mình lại không phải người Kinh, không thì bị quy kết thế khôngbiết đỡ thế nào, người ta yếu thế hơnmà. Tóm lại, trình bày dài như thế để đi đến một cách đặt vấn đề cho bài viết này: Là tôi chỉ muốn tiếp cận trẻ em gái dân tộc thiểu số ở đây dưới tư cách các nhóm dân cư của những vùng miền núi khó khăn, chứ không phải dưới tư cách sắc tộc. Tức là ảnh hưởng của chính sách, môi trường kinh tế, lên cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ emgái. Và vai trò của báo chí trong đó là gì. Tất nhiên, khi đã đề cập đến vấn đề giới, “trẻ em gái”, thì tập quán chắc chắn có vai trò. Nhưng tôi muốn thu hẹp lại thành vấn đề chính sách. Một câuchuyệncụ thểmà tôi đề cập ở đây là cô bé Vàng Thị Nga. Năm 2017, Vàng Thị Nga nói với các phóng viên Đề bài nào cho những CÔBÉ VÙNG CAO? Trước khi bàn đến giải pháp cho số phận của những đứa trẻ miền cao, chúng ta có một câu hỏi: Ai sẽ là người có trách nhiệm ra đề? ĐỨC HOÀNG Lời giải khôngnhất thiết phải đến từ ngânsáchnhànước. Nócó thể làmột đề bài chonhiều tổchức xãhội. Vàbáochí hoàn toàncó thể làmột bên rađề.

NGAYNAY.VN 3 TIÊUĐIỂM Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 nói, sau những câu chuyện này là cách vận hành của một vùng đất. Tôi phát hiện ra rằng tỷ lệ vận động thành công của các thầy cô rất cao. Và các thầy cô thực sự dành tâm huyết cho việc này. Bạn có thể kiểm nghiệm bằng việc nhờ thử các thầy cô đèo mình đi vào trong bản, qua những con đường chỉ hai gang tay bên mép vực, và thầy sẽ chở bạn vào đến tận nhà các em khó khăn. Rõ ràng là đường vào này quá khó đi, so với đường về quán lòng lợn ở thị trấn. Họ thực sự đã đi và cảm thấy mình cần đi con đường này, đến nhà và đưa các em trở lại trường. Họ trực tiếp đứng ra tìm giải pháp đưa các em quay lại, thiếu tiền thiếu sách bút thì thầy cô đi quyên góp. Chúng ta có thể làm gì để song hành với hành trình đó, hơn là đăng những câu chuyện cá biệt không? Chúng ta có thể tìm thấy manh mối gì đó trong sổ sách, trong phụ cấp của các thầy cô, trong các quyết định hành chính không? Hiện tại thì cách can thiệp này đang là bán-tự-nguyện. Tức là có chỉ thị, thường là từ cấp tỉnh hoặc là huyện, ở các vùng khó khăn, về việc vận động học sinh quay trở lại trường khi mùa vụ tới. Các chỉ thị này thường tên là“Kế hoạch”, nhưng thực chất là không phải một kế hoạch, vì không có phương án hành động, mà trông vào nỗ lực tự thân của các thầy cô. Lời giải không nhất thiết phải đến từ ngân sách nhà nước. Nó có thể là một đề bài cho nhiều tổ chức xã hội. Và báo chí hoàn toàn có thể là một bên ra đề. Báo chí không nhất thiết phải là những người đưa ra lời giải trực tiếp. Nhưng ngay trong cách phản ánh khách quan, cũng có thể có những thứ trở thành đề bài - mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên xã hội. Vấn đề, là việc ra đề bài là một nhiệm vụ khó khăn ngang với lời giải, và nó sẽ cần đến nhiều công sức hơn là công việc đòi hỏi. n em Nga và những bạn cùng lứa phải bỏ học, nhiều người bảo tôi hâm. Nhưng đằng sau số phận của nhiều con người đều là cách vận hành của một vùng đất; và đằng sau cách vận hành của một vùng đất, là cơ hội tìm thấy manh mối để cải thiện tình hình trên quy mô rộng. Hãy đến với một tình huống can thiệp khác. Trong bài này, có minh họamột số biên bản vận động quay trở lại trường học của các thầy cô. Đó là một nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên ở các vùng miền núi. Bàn một chút về nghiệp vụ: trong các biên bản này là những bi kịch. Trong các biên bản này là những câu chuyện. Và nếu với tư cách người làm nghề, chúng ta thừa kỹ năng để biến cái biên bản này thành các câu chuyện cá biệt. Nhưng tôi muốn dừng lại để đặt câu hỏi rằng đằng sau các biên bản này, có manh mối nào cho việc cải thiện tình hình không. Như tôi đã trong bài (để rồi sau đó lại quên). Một năm khác, chúng tôi có một bài viết về cung đường ma túy đi qua Lượng Minh, Nghệ An, và trong bài có số phận của những cô bé mồ côi, hoặc cha đi tù vì ma túy. Tòa soạn chúng tôi ngập trong các cuộc điện thoại đòi hỗ trợ, và sau đó tôi nhận áp lực từ chính ban biên tập, là sao không để cái box quyên góp cho người ta gửi. Tôi đấu tranh từ sáng đến chiều. Tôi đangmuốnnói đếncái nghèo của một vùng đất, và vấn đề ma túy. Đây là một bài báo về địa chính trị, không phải bài gọi tiền cho các em gái. Xong cuối cùng tôi cũng thua. Trách nhiệm của báo chí, có lẽ là xóa đi những sự cá biệt hóa và thực sự nêu ra các vấn đề có thể can thiệp một cách có hệ thống. Không còn cô bé người Mông thế này và cô bé người Nùng thế kia nữa. Viết như thế thì rất tiện: độc giả được thỏa mãn vì làm từ thiện tình huống, còn chúng ta xong việc sớm. Báo chí điều tra là dành cho các chủ đề tội phạm, tham nhũng hay cát tặc. Bây giờ tôi nói là chúng ta cần làm một loạt bài điều tra về việc tại sao cũng xứng đáng bị thế thôi. Nhưng nghĩ một chút, thì đằng sau cách ứng xử đó là một trạng thái xã hội. Từ thiện, và giúp đỡ người khác làmột loại sở thích trong những giờ rảnh rỗi. Sau ba tháng mà nhân viên của phòng tập mới gọi điện lại, thì chị không còn nhu cầu tập gym nữa nhớ, chị chuyển sang nhảy zumba rồi. Vàng Thị Nga giờ cũng đã bỏ học. Chúng tôi rất buồn vì điều đó. Và câu hỏi của chúng ta là làm thế nào để không còn những trường hợp như Nga trong tương lai?Tầmnhìn của chúng ta không phải là giảm bớt, giảm 1 emNga hay là 50 em Nga, mà là không còn một cô bé nào muốn đi học mà không còn được đi học nữa. Để không còn những em Nga trong tương lai, chắc cũng phải nghĩ đến việc làm thế nào để không còn những nhà từ thiện phong cách fitness như chị kia trong tương lai. Làm thế nào để chúng ta có thể can thiệp vào quyền tiếp cận giáo dục của các emhệ thống và bền vững hơn. Việc cá biệt hóa các tình huống, các nhân vật là một thói quencủabáochí. Điềuđó làm cho tin tức của chúng ta hấpdẫnhơn.Tôi thời làmbiên tập cũng rất tuân thủ nguyên tắc là làm tin người cắn chó chứ không làm tin chó cắn người. Nhưng điều này tạo ra 2 hệ lụy: Đầu tiên, là độc giả họ tự dán nhãn. Em Nga là người Mông, hay Dao Đỏ hay người Nùng gì đó. Nó tạo ra một ấn tượng về việc bất khả can thiệp. Người Mông họ thế mà, bỏ học suốt. Thứ hai, là như trong câu chuyện của tôi, nó tạo ramột phong cách can thiệp theo tình huống. Trách nhiệm của báo chí, có lẽ là đủ nhạy cảm để tránh đi sự cá biệt hóa này. Thói quen của cộng đồng với việc cá biệt hóa rất mạnh. Quay trở lại với câu chuyện củaNga, bài viết củachúng tôi lúc đó tên là“Cuộc vật lộn tìm kiếm sinh kế nơi biên cương phía Bắc”, và 50% thời lượng bài viết dành để nói về bức tranh kinh tế của cả huyện Hoàng Su Phì. Công chúng vẫn nằng nặc đòi hỗ trợ mình em Nga – nhân vật tiêu biểu VnExpress, rằng nếu bố bắt nghỉ học, em sẽ tự tử ngay. Nga ước mơ trở thành bác sĩ. Emcũngkhôngbiết chínhxác bác sĩ là gì, nhưng trong bản có một vị y sĩ, hay được người bản gọi là “bác sĩ Săm”. Bác sĩ Săm đã băng tay cho em đi làm cỏ bị đứt. Và từ đó, em mơ ước được trở thành người giống như bác sĩ Săm. Vàng Thị Nga muốn đi học. Em là một cô bé dân tộc thiểu số. Không bàn dân tộc gì nhé, thống nhất rồi, qua họ thì đoán được nhưng trong các bài báo của mình tôi chưa bao giờ đề cập. Đặc trưng lớn nhất của đời Nga, không phải là dân tộc của em, mà là việc em sinh ra ở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. Đường từ Bắc Quang lên Hoàng Su Phì có 60 cây số, thì có 1.000 khúc cua tay áo. Đó là một vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất nông nghiệp, như hầu hết các địa phương của Hà Giang, giao thông cách trở, và tình trạng trẻ em bỏ học sớm rất phổ biến. Sau khi chúng tôi đăng câu chuyện của Vàng Thị Nga lên VnExpress, có khá nhiều người liên hệ với tòa soạn để xin được giúp đỡ em tiếp tục đi học. Có người gửi tiền luôn, có người hò hẹn bao giờ có chiến dịch tình nguyện xin thông báo. Khoảng vài tháng sau khi bài lên, tôi quay lại Hoàng Su Phì. Và lúc đó, trước mặt Nga, tôi mới gọi điện lại cho một số người đã rất tha thiết trước đó. Tôi gọi lại không phải để xin tiền. Tôi muốn họ nói chuyện trực tiếp với Nga, những lời động viên màcó thểemsẽcầntrongđời. Cómột cuộc điện thoại mà tôi sẽ không quên trong đời. Đó làmột giảng viên đại học, nếu tôi nhớ không nhầm, ở Đà Nẵng. Đầu tiên, cuộc hội thoại mở đầu bằng chuỗi chất vấn, “Ai thế nhở?”, “Gì thế nhở?”. Tôi cũng nhẹ nhàng nhắc lại, rằng có em Nga, chị đã gọi hồi tháng Bảy, chị có muốn nói chuyện với emkhông. Sau đó tôi bị gắt, “À không nhé, mình không còn nhu cầu nữa, mình hỗ trợ trường hợp khác rồi”. Xong cúp máy. Kiểu nói chuyện với telesale ấy. Tất nhiên là tôi cũng bực. Buồn. Ức. Tôi biết nhiều nhà báo mà gặp cảnh đấy là tung hê tên tuổi lên mạng. Chị ấy Tráchnhiệmcủabáochí, có lẽ làxóađi nhữngsựcá biệt hóavà thực sựnêu ra các vấnđề có thể can thiệp một cáchcóhệ thống. Khôngcòncôbéngười Mông thếnàyvàcôbé người Nùng thếkianữa…

NGAYNAY.VN 4 TIÊUĐIỂM Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Trong tiết trời se lạnh, lây phây mưa xuân đầu mùa của ngày đầu hành trình, tôi đi cùng đám trẻ trong bản Tà Số, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lang thang khắp nơi. Tôi đã dừng lại bên hiên ngôi nhà dưới hàng cây đào trổ bông, nơi cô bé dân tộc Mông bế một em bé khoảng 5 - 6 tháng tuổi trên tay. Sau một lúc nói chuyện tôi mới biết cô bé đã nghỉ học từ năm lớp 7 để cưới chồng, và em bé trên tay là con trai thứ hai của cô bé. Tôi cũng gặp một cô bé khác, bỏ học năm lớp 8 vì bố tự tử, không có ai phụ giúp mẹ nên bỏ học ở nhà lấy chồng, sinh con. Và rồi cứ như một câu chuyện quen thuộc, tôi đã gặp nhiều cô bé đều bỏ học ở lứa tuổi vừa lớn để nghỉ học, để sinh con, để ở nhà làm nương kiếm miếng ăn qua ngày. Có rất nhiều bé gái đã không có tương lai khi bỏ lại tuổi hồng đẹp nhất phía sau những cánh cửa nhà chồng. Câu chuyện ấy bắt nguồn cả từ những thế hệ trước cũng đã rời ghế nhà trường từ khi còn nhỏ để lập gia đình, để làm nương rẫy cho đến tận hôm nay. Vì thế họ thấy con cái mình lấy chồng, sinh con sớm cũng giống như họ, là lẽ bình thường. Nhưng buồn hơn cả là việc rất nhiều bé gái tâm sự với tôi: “Con không thích đi học vì đi học không giúp được gì cho gia đình!”. Việc học và áp lực cơm áo gạo tiền đã vô tình trở thành vấn đề được tính toán nên và không nên. Tôi gặp cô bé Mua trong căn nhà nhỏ. Mua bị bệnh khi mới 9 tháng tuổi nên suốt 9 năm qua Mua không thể hoạt động bằng tứ chi. Nhưng Mua có một gương mặt thông minh, lanh lợi. Mua nắm tay tôi nói khiến tôi phải nén lại nước mắt: “Con muốn được chữa khỏi bệnh để được đến trường như các bạn!” Mẹ Mua còn quá trẻ, năm nay mới 26 tuổi, có nghĩa sinh Mua khi mới 17 tuổi. Mẹ Mua cũng không học hết phổ thông mà dừng việc học để lấy chồng. Chính những kiến thức về cuộc sống còn thiếu hụt nên ngay cả việc chăm sóc con cũng là những vấn đề đáng báo động của Trong hành trình “99 ngày xuyên Việt cùng Mai”, xuyên suốt chiều dài đất nước, tôi đã dành rất nhiều thời gian trong chuyến đi của mình để chụp nhiều bức ảnh về phụ nữ, về trẻ em và ghi lại các câu chuyện của họ. Những đôi mắt vùng cao long lanh, lấp lánh chứa ước mơ bình dị. BÔNG MAI Những đôi mắt EmbéngườiMôngởHàGiang tự chơi ngayđámđất đường làngđangđào rất sâuvà chênhvênh. CôbéngườiMông16 tuổi đã làmẹ củahai đứa trẻ, bỏhọc ởnhàđi làmnương, chămcon. EmbéKhơMú2 tuổi tự chơi trongbảnkhi bốmẹđềuđi làmxa, chỉ cònbàởnhàđang chămsóc đàngia súc. Ngườimẹ trẻ 22 tuổi đã có4đứa con.

NGAYNAY.VN 5 TIÊUĐIỂM Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 tôi gặp nơi vùng cao? Tôi thấy tiếc vì những trang viết dài, đầy tâm huyết của rất nhiều nhà báo khó có thể đến tận tay hoặc nếu có đến thì không dễ dàng thôi thúc đồng bào thay đổi. Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực, vào nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các em nhỏ ngay từ lúc này. Những điều đó có giá trị hơn rất nhiều vào việc mỗi buổi sáng tôi mở báo mạng, Facebook đều là nhưng tin tiêu cực, cổ xuý, share một cách vô tội vạ những“trend”nóng sốt mỗi ngày. Hãy dùng cách lan toả nhanh chóng, mạnhmẽ của báo chí hiện đại – thời đại số để đưa đến những câu chuyện mang tính truyền cảm hứng, những thông điệp về cuộc sống tương lai được đến trường, được đi học mỗi ngày để chính các em mới là người quyết định cuộc sống của mình mà không phải sống một tương lai khá mù mịt. In dấu trong hành trình của tôi là những câu chuyện, là những giấc mơ lấp lánh trong đôi mắt vùng cao của những đứa trẻ nơi vùng núi xa xôi. Là những câu hỏi mà tôi đau đáu tìm lời giải: Bao giờ những cô bé của tôi, Mua của tôi được bước đến tương lai rộng lớn, đẹp đẽ? n tiên là những người đến từ vùng đồng bằng, vùng phát triển kinh tế như tôi, như rất nhiều người, như chúng ta đã và đang có cuộc sống may mắn đủ đầy hơn đã gặp họ. Điều thứ hai chính là social – công cụ báo chí thời hiện đại. Tỉ lệ đồng bào dùng smart phone hiện nay cũng đã khá phủ đầy thôn bản. Trẻ em nông thôn, miền núi ngày nay cũng như trẻ em thành phố ôm điện thoại, thiết bị điện tử mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra: Báo chí hôm nay có thể làm được gì trong việc thúc đẩy nhận thức về giá trị của bản thân, về tương lai của chính những đứa trẻ có đôi mắt long lanh mà một khả năng nhận thức tốt, một trí tuệ bình thường Mua vẫn đang là một cô bé ốm yếu nằm trên giường. Tôi nhận ra việc góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào nói chung hay của trẻ em nói riêng về cuộc sống mới không phải chỉ đến từ những bài báo. Thực sự cái ảnh hưởng đầu những người mẹ trẻ nơi vùng núi xa xôi. Khi Mua sốt cao, bố mẹ không biết làm gì, không đủ phương tiện cũng như kinh tế để đưa đi bệnh viện nên Mua đã không có cơ hội chiến đấu chống lại bệnh tật. Suốt 9 năm qua Mua cũng không có một cơ hội nào được chữa bệnh nên dù có vùng cao Ngườimẹ trẻdân tộc LaHaphải gửi con lại choôngbà để xuốngHàNội làmphụhồ. Nhữngđôimắt lấp lánh, hồn nhiên thếnày liệu sẽ cònđược bao lâunếu lại lấy chồng, sinh con khi vừa chớmtuổi dậy thì? Hìnhảnhnhữngembé chỉmặc áobò, tự chơi, tựbốc đồ ăn trên sânnhà lànhữnghìnhảnh rất quen thuộc nơi các bảnvùng sâu. CôbéMua của tôi bao lâunữa sẽđược đến trườngnhư các bạn?

NGAYNAY.VN 6 UNESCO Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Quán triệt tinh thần này, Văn phòng UNESCO đã phối hợp với các đơn vị báo chí, thông tấn tại Việt Nam nhằm giới thiệu rộng rãi những chương trình giảng dạy, cẩm nang được thiết kế phù hợp với bối cảnh truyền thông và nhu cầu báo chí ở cấp địa phương. Trong thời gian hơn 2 năm diễn ra đại dịch COVID-19, những mối quan hệ hợp tác này đã giúp phổ cập những tài liệu, tri thức quan trọng đến hàng trăm nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động của UNESCO. UNESCO và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC): Tọa đàm trực tuyến “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em” Cách đây 1 năm, vào ngày 25/11/2021, nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, UNESCO và Viện SJC thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”. Sự kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển của báo chí, truyền thông cũng như vấn đề bình đẳng giới trong báo chí và truyền thông, tập trung vào nhận diện vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em. Phiên bản tiếng Việt của tài liệu “Đưa tin về vấn đề Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo” cũng được giới thiệu tới các phóng viên, sinh viên báo chí, các chuyên gia, giảng viên và nhà quản lý báo chí, truyền thông. Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Mọi hình thức truyền thông và báo chí đều có vai trò quan trọng vì đều có sức mạnh thay đổi hành vi và định hướng tư duy của mọi người. Cuốn cẩm nang này sẽ giúp các nhà báo giải quyết khó khăn khi đưa tin về những vấn đề giới.” UNESCO và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV): Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” Những ngày cuối tháng 12/2021, UNESCO đã phối hợp với VOV tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam. Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (VAWG)” thông qua các phương tiện truyền thông với mục đích cung cấp hướng dẫn cho các chuyên gia truyền thông về cách đưa tin các vấn đề về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thu hút sự tham gia của các cơ quan chính phủ và các cơ quan truyền thông quốc gia chủ chốt của Việt Nam như VOV, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), và Thông tấn xã Việt Nam (TXVN), cùng các đơn vị khác. Ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc VOV nhấn mạnh ý nghĩa của sự tham gia của các chuyên gia truyền thông trên khắp cả nước trong Cuộc thi Nâng cao kiến thức đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. “Tôi khuyến khích các phóng viên, nhiếp ảnh gia, biên tập viên và các trưởng ban của các đài phát thanh và đài truyền hình, cũng như các cơ quan báo chí truyền thống và báo mạng trên toàn quốc thamgia vào Cuộc thi, bởi vì đây làmột cơ hội tốt để có thêm thông tin và kiến thức về vấn đề này.” Các diễn giả cùng các nhà báo tại cuộc tọa đàm cùng nhau thảo luận các chủ đề như khó khăn và thách thức của các chuyên gia truyền thông khi đưa tin về chủ đề bạo lực giới. Thông qua những kinh nghiệm thực tế, các diễn giả cũng chia sẻ cách đưa tin để bảo vệ quyền riêng tư của người bị hại và gia đình họ một cách khéo léo, hiệu quả, cách phá vỡ sự yên lặng của phụ nữ khi bị bạo lực dưới mọi hình thức: ngôn ngữ, thể chất, tình dục hay quấy rối trên mạng. Tại buổi tọa đàm, phiên bản tiếng Việt của cuốn “Đưa tin về Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo” QUỲNH HOA UNESCO thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong bảo vệ lợi ích Sự hỗ trợ của UNESCO đối với báo chí được củng cố bởi niềm tin mạnh mẽ rằng các tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp là điều cần thiết để phát huy tiềm năng của các hệ thống truyền thông nhằm thúc đẩy phát triển, bảo vệ lợi ích cộng đồng.

NGAYNAY.VN 7 UNESCO Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 cộng đồng và “Đối thoại thận trọng: Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông” đã được giới thiệu cho báo chí. UNESCO và Tạp chí Ngày Nay: Tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” UNESCOphối hợpvớiTạp chí Ngày Nay, cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức tọa đàm ngày 16/6/2022, tại ngôi nhà Xanh Liên Hợp quốc (Green One UN House). Đây chính là sự kiện “chốt” chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do văn phòng UNESCO Việt Nam tổ chức, hưởng ứng chiến dịch do Liên minh giáo dục toàn cầu UNESCO khởi xướng khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới. Mục tiêu của tọa đàm là nhằm thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc khắc họa hình ảnh trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, và thúc đẩy giáo dục cho các em. Tọa đàm có sự tham gia của hai diễn giả là nhà báo Đinh Đức Hoàng, và nhà báo Nguyễn Bông Mai. Đinh Đức Hoàng nổi tiếng với những bài viết về chính sách, đặc biệt là đối với những khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trước đó, cuốn“Đưa tin về Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái – Cẩm nang dành cho Nhà báo” do UNESCO xuất bản năm 2019 là nguồn tài liệu hữu ích dành cho các nhà báo, sinh viên báo chí, giảng viên, chuyên gia báo chí và truyền thông trên toàn thế giới. Tài liệu này là một công cụ giàu thông tin, có thể hỗ trợ thiết thực cho các nhà báo khi đưa tin về vấn đề bạo lực giới. Ngoài hình thức dễ sử dụng, cuốn cẩm nang có cấu trúc phù hợp cho các phóng viên làm việc tại các phòng tin có cường độ làm việc cao và sức ép thời gian lớn. Cuốn cẩm nang gồm hai chương, cung cấp thông tin chi tiết về 10 chủ đề cụ thể liên quan tới vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về đạo đức nghề báo trong việc đưa tin về bạo lực giới. Cuốn sách sẽ được phát tặng tại Tọa đàm “Báo chí vì bức tranh có trẻ em gái - Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số”, tổ chức ngày 16/6/2022, bởi UNESCO và Tạp chí Ngày Nay, cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Cuốn“Đưa tinvềBạo lực đối với PhụnữvàTrẻ emgái –Cẩmnangdành choNhàbáo”doUNESCOxuất bản năm2019 lànguồn tài liệuhữu íchdành cho các nhà báo, sinhviênbáo chí, giảngviên, chuyêngiabáo chí và truyền thông trên toàn thếgiới. Trong khi đó, nhà báo Bông Mai vừa hoàn thành chuyến đi “99 ngày xuyên Việt cùng Mai”. Suốt thời gian này, Bông Mai đã một mình lái xe rong ruổi khắp các bản làng, buôn xóm để gặp gỡ, ghi lại hình ảnh và các câu chuyện về phụ nữ, trẻ em. Những chia sẻ dưới góc nhìn chính sách và thực tế của hai nhà báo hứa hẹn sẽ đem đến góc nhìn đa chiều, thực tế và hấp dẫn, đồng thời mở khóa những phương pháp tiếp cận và viết về trẻ em dân tộc thiểu số một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. n

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Ở mỗi sự kiện thể thao, bóng dáng những phóng viên tác nghiệp trên tay nào máy ảnh, nào máy quay, sau lưng là chiếc balo đựng đầy những dụng cụ hỗ trợ không còn xa lạ gì. Họ chạy khắp sân vận động suốt thời gian thi đấu để có thể chụp được những khoảnh khắc đẹp, thu thập được những thông tin đắt giá. Nói một cách khác, những phóng viên thể thao thường phải có thể lực tốt cùng sự nhanh nhạy và năng động hết mức có thể khi tác nghiệp. Nhưng vẫn có những phóng viên thể thao vô cùng đặc biệt đã và đang say mê tác nghiệp khi dám vượt lên những rào cản về thể chất và tinh thần. Evan Andrawns Latief: Chụp ảnh điêu luyện với một tay Sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á trong năm nay – SEA Games 31 đã đem lại cho khán giả trong khu vực nhiều cảm xúc bùng nổ, và bên lề sự kiện là khá nhiều câu chuyện nhân văn. Ấn tượng nhất là hình ảnh một phóng viên người Indonesia say mê tác nghiệp với chiếc máy ảnh của mình. Anh ấy chỉchụp ảnh với một tay. Mọi thao tác đều thuần thục, mọi góc độ anh đều rướn người, xoay người tài tình, thậm chí liên tục tìm“bục đỡ”máy ảnh để có được những bức ảnh chân thực nhất, thời sự nhất. Đó là phóng viên Evan Andrawns Latief đến từ Indonesia. Khoảnh khắc Evan Andrawns Latief tác nghiệp thuần thục, vô cùng tự nhiên tại nhà thi đấu Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã khiến không ít đồng nghiệp khâm phục. Những hình ảnh tác nghiệp của Evan đã được một phóng viên Việt Nam ghi lại. Khán giả dành cho Evan những lời ngợi khen cùng khâm phục khi trước nghị lực cho phóng viên đặc biệt này. Anh Ngô Trần Hải An chia sẻ: “Phải chú ý mới thấy được nỗ lực tuyệt vời của bạn ấy. Máy ảnh thiết kế dành cho người thuận ống kính fix (ống kính cố định).Tôi đã rất ấn tượng và khâm phục với việc bạn ấy làm. Nhìn bạn ấy thao tác cực kỳ thuần thục để chụp ảnh, gửi ảnh về tòa soạn như các phóng viên khác, tự dưng tôi thấy lòng chùng xuống, xúc động”. Việc “khuyết”đi cánh tay phải từ khi sinh ra không khiến Latief trở nên lúng túng khi tác nghiệp giữa một rừng phóng viên ảnh. Latief hiện đang làm việc cho NOC Indonesia - Ủy ban Olympic quốc gia của Indonesia và đã gắn bó với công việc này 7 năm. Vừa qua, Latief đã có chuyến công tác tại Việt Nam trong suốt kì SEA Games 31 và ngày càng thêm yêu mảnh đất hình chữ S này. Chàng phóng viên 24 tuổi từng chia sẻ mình rất thích món phở và sẽ quay trở lại Việt Nam trong tương lai. Nghị lực và thái độ Được làm việc trong bầu không khí cuồng nhiệt và cháy bỏng, được tận hưởng những phút giây thăng hoa của chiến thắng, được tiếp xúc với những vận động viên nổi tiếng… là những gì công chúng thường nghĩ về đội ngũ phóng viên thể thao. Nhưng có nhiều phóng viên thể thao phải vượt qua nghịch cảnh để có thể chạm đến điều ấy. Máy ảnh thiết kế dành cho người thuận tay phải, nên khi chụp Evan Andrawns Latief phải đưa ngược bàn tay trái sang. Tôi cảm thấy như vậy đã khó lắm rồi nhưng khi quan sát kỹ, thấy bạn sử dụng ống lens tele tức là thao tác thêm phần khó hơn so với ống kính fix (ống kính cố định). Tôi đã rất ấn tượng và khâm phục với việc bạn ấy làm. Ngô Trần Hải An THƯƠNG HUYỀN Những phóng viên ‘đặc biệt’ tay phải, nên khi chụp Evan Andrawns Latief phải đưa ngược bàn tay trái sang. Tôi cảm thấy như vậy đã khó lắm rồi nhưng khi quan sát kỹ, thấy bạn sử dụng ống lens tele tức là thao tác thêm phần khó hơn so với EvanAndraws Latief qua ốngkính củaNgôTrầnHải An. EthanHanson - phóngviên có trí nhớ siêuphàm. EvanAndraws Latief. Ảnh: NgôTrầnHải An.

NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022 Mọi người càng nói với tôi rằng tôi không thể làm báo, tôi càng muốn làm điều đó” Joanne O’Riordan nghiêm túc với nghề của Evan Andrawns Latief đã trở thành câu chuyện ấn tượng đầy tính nhân văn lan toả trong kỳ SEA Games 31. Đó là câu chuyện về những phóng viên dám vượt lên nghịch cảnh, về ngọn lửa đam mê dễ dàng chạm đến tâm tư của những người trẻ. Ethan Hanson - Phóng viên tự kỉ có trí nhớ siêu phàm Ethan Hanson là một phóng viên thể thao mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, anh không cho rằng chứng bệnh của mình là trở ngại giữa anh và niềm đam mê thể thao. Ethan Hanson đã từng chia sẻ trong cuốn sách của mình rằng: “Tự kỷ không phải là một lời nguyền. Đó là một trong những món quà lớn nhất mà chúng ta có thểđược nhận”. Niềm đam mê thể thao của Ethan Hanson bắt đầu từ khi còn rất nhỏ và anh luôn ám ảnh bởi các môn thể thao miền Nam California. Cậu bé ấy luôn mơ mộng về chúng ở trường, đọc chuyên mục thể thao mỗi ngày. “Tất cả những gì tôi từng muốn là tham gia vào lĩnh vực báo chí thể thao, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được điều đó”. Và thật kì diệu, Ethan Hanson đã chinh phục được giấc mơ của mình. Chứng tự kỷ đã cho Ethan khả năng ghi nhớ siêu phàm hơn nhiều phóng viên khác. Trước khi phỏng vấn cho công việc toàn thời gian đầu tiên của mình tại Record Searchlight ở Redding, Ethan Hanson đã bao quát hơn 200 sự kiện thể thao từ năm 2011 đến năm 2019. Tuy rằng sự lo lắng khiến anh mắc phải vài lỗi sai và không có những câu trả lời hoàn toàn chính xác, nhưng những người tham gia phỏng vấn Ethan Hanson đã rất ấn tượng và quyết định cho anh cơ hội được trở thành một phóng viên thể thao. Mặc dù trên thực tế, khi mang chứng tự kỉ trong mình, Ethan luôn phải vật lộn với tiếng ồn và không thoải mái với việc ở chung với nhiều người trong một căn phòng làm việc nhưng anh vẫn luôn cố gắng vượt qua, kể cả nỗi sợ hãi tột độ về việc lái xe để lấy bằng. Bất chấp một số thách thức của chứng tự kỷanh phải đối mặt, Ethan Hanson luôn cho rằng đó là một phần của con người anh, là món quà lớn giúp anh thành công. “Tôi yêu công việc của mình và mỗi ngày thức dậy tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi yêu nghề phóng viên thể thao và môi trường làm việc này ”. Joanne O’Riordan: Nữ phóng viên thể thao bám nghề dù không có tứ chi Nhà báo của Thời báo Ireland và RedFM Sports, Joanne O’Riordan là một nữ nhà báo chuyên mảng thể thao và cũng là một nhà hoạt động xã hội năng nổ, cô trở thành một trong những gương mặt được công nhận ảnh hưởng nhất Ireland. O’Riordan được sinh ra với một khuyết tật hiếm gặp được gọi là total Amelia, sinh ra đã không có chân có tay. Cô là một trong số 7 người được biết đến mắc chứng này trên toàn thế giới . Bất chấp rào cản quá lớn này, Joanne O’Riordan vẫn luôn là một người hâm mộ thể thao nhiệt tình. Rồi khi cô trở thành phóng viên thể thao. Việc không có tứ chi vốn đã khiến cuộc sống của một người trở nên vô cùng khó khăn, điều này càng khó khăn hơn khi Joanne trở thành một phóng viên báo chí. “Mọi người càng nói với tôi rằng tôi không thể làm báo, tôi càng muốn làm điều đó” - Joanne O’Riordan chia sẻ. Lĩnh vực thể thao là niềm đam mê tự nhiên và mãnh liệt đối với cô. Joanne luôn tò mò tại sao các vận động viên lại tiềm ẩn “sức mạnh” nội lực dồi dào và mãnh liệt đến thế. Cô đã gửi một lá thư tới Malachy Logan - biên tập viên thể thao của Thời báo Ireland, hỏi rằng nếu họ muốn cộng tác gì, cô ấy sẽ sẵn lòng giúp đỡ bằng mọi cách có thể. Joanne thực sự không nghĩ rằng Malachy Logan sẽ phản hồi thư điện tử của mình vào thời điểm đó, trao cho cô cơ hội khi cô đang dần dần từ bỏ hoạt động chính trị để thực hiện đam mê viết lách của mình. Joanne luôn trân trọng những cơ hội mà mình có được. Từ việc được gặp Lionel Messi vào sinh nhật thứ 18 và trò chuyện 30 giây với anh ấy, đến việc phát biểu trước Liên Hợp Quốc, gặp gỡ Michael D Higgins. Cô được vinh danh là“ Nhân vật của năm” trong hai năm liên tiếp 2012 và 2013. Joanne hiện đang là phóng viên thể thao cho tờ Irish Times. Cô thường xuyên có những buổi tác nghiệp tại các trận đấu thể thao và có những khoảng thời gian vui vẻ với các vận động viên và khán giả. Joanne thường xuyên chia sẻ những hình ảnh tại sân vận động trên trang cá nhân của mình. Joanne thật sự là một tấm gương cho nghị lực và sự bền bỉ khi theo đuổi đam mê. Tuy vậy cô luôn hy vọng rằngmọi người tôn trọng cô và chất lượng công việc của cô sẽ không bị lu mờ chỉ bởi Joanne là “cô gái không có tay chân”. n JoanneO’Riordanvà các cổđộngviênbóngđá.

Tòa soạn trong hầm trú ẩn Khi căng thẳng nổ ra, nhiều người trong tòa soạn của Babel.ua - một trong những cổng thông tin độc lập lớn nhất Ukraine, đã trú ẩn trong tầng hầm của một quán bar ở thủ đô Kiev. Các bài báo của họ bao gồm các bản tin thời sự hàng ngày, các cuộc phỏng vấn với những người tị nạn và chính trị gia, cũng như những lời khuyên thiết thực như những gì nên có trong “vali báo động” và cách đối mặt với những chấn thương tâm lý do chiến tranh gây ra. Họ phải làm quen với âm thanh ghê rợn của còi báo động, hay dành nhiều giờ trong các nhà xác, cố gắng xác định các thi thể. Họ cũng trở thành những đầu bếp tình nguyện. Họ bất đắc dĩ trở thành những phóng viên thời chiến. Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, nhiều nhà báo và biên tập viên của Babel đã tình nguyện giúp đỡ người dân tại Kiev, sau đó trở lại căn hầm để tiếp tục viết lách. Họ bổ sung thêm mục thông báo hàng ngày, mô tả ngắn gọn về các sự kiện quan trọng nhất trong ngày và các bài đánh giá của phương tiện truyền thông nước ngoài về Ukraine. Họ cũng bắt đầu phát podcast, ghi lại những cuộc phỏng vấn với những người dân bình thường về cách họ sống sót trong chiến tranh. Nhóm phóng viên của Babel cảm thấy tự hào khi những câu chuyện của họ tập trung vào những phận người trong chiến tranh, thay vì những thông tin tổng hợp. Các tác phẩm báo chí của họ trở nên vô cùng cần thiết trong một làn sóng tiêu cực từ các thông cáo của chính phủ. Nhiều người trong số khoảng 15 nhà báo và biên tập viên, cùng với nhiều dịch giả tự do và cộng tác viên, đã tận mắt trải nghiệm sự chết chóc của xung đột - và không nhất thiết là vì nghề nghiệp của họ. “Không có một người nào trong tòa soạn của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác và dựa vào óc hài hước để sống tiếp trong hoàn cảnh này”, nhà báo Maria Zhartovskay nói. Ông Yevhen Spirin - tổng biên tập của Babel, cho biết ông từng chạy trốn chiến tranh trong quá khứ, khi cùng gia đình rời bỏ Luhansk để tới Kiev vào năm2014, nhưng rồi ngọn lửa chiến tranh lan rộng ra toànUkraine. “Trước đây, trước khi làm phóng viên và biên tập viên, tôi từng làm việc trong nhà xác, bây giờ tôi làm tình BẮC HIỆP (dịch và tổng hợp) Kể từ ngày 24/2, cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra đã khiến cuộc sống của hàng triệu người Ukraine thay đổi chỉ sau một đêm, trong đó có cả những phóng viên chuyên nghiệp lẫn những nghiệp dư, tất cả vô tình trở thành phóng viên chiến trường. Như một nữ nhà báo Ukraine thốt lên: “Chiến tranh đã trở thành một phần cuộc sống của chúng tôi.” nguyện viên ở Bucha, giúp nhận dạng thi thể của những thường dân thiệt mạng tại đây”, ông Spirin cho biết. “Chúng tôi cũng xuất bản những câu chuyện về những người Ukraine đã rời khỏi Mariupol hoặc sống trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng hoặc các cuộc phỏng vấn rất ámảnh về bạo lực.’’ Báo chí thời chiến khó có kinh phí. Khi chiến tranh nổ ra, tất cả hoạt động quảng cáo ở Ukraine đều dừng lại. Để duy trì hoạt động, ban biên tập Babel đã vận động các khoản tài trợ và quyên góp từ nước ngoài, bao gồm cả thông qua tiền điện tử, để trang trải chi phí đi lại cho các phóng viên. “Chiến tranhđã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng tôi,”Zhartovskaya chua chát nói. “Trong những ngày đầu, khi tình hình ở Kiev căng thẳng, chúng tôi nghe thấy hàng chục cảnh báo không kích mỗi ngày, nhà tôi không có thang máy, và tôi sống trên tầng 23 nhìn ra trung tâm Kiev - rất khó để đi xuống hầm trú ẩn mỗi ngày. Tôi từng nhìn ra cửa số và nghĩ rằng nếumột tên lửa bay vào căn hộ của tôi, thì tôi sẽ chết nhanh chóng và với một khung cảnh tuyệt đẹp của thành phố.” Cô hồi tưởng lại vài ngày trước khi cuộc xung đột nổ ra, các chính trị gia Ukraine, Lấy con chữ CHỐNG LẠI SÚNG ĐẠN Một nữphóngviên của tờViceNews phỏngvấn nhânvật tạiMykolaiv, Ukraine. Nguồn: Vogue NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022

nằm giữa các trận địa pháo. Huliaipole từng có 13.000 cư dân - mặc dù tại thời điểm gần cuối tháng 3, chỉ còn khoảng 2.000 người bám trụ. Công việc của Yermak là thuyết phục mọi người, chẳng hạn như các sĩ quan và nhân viên y tế cho phép nhóm phóng viên tự do di chuyển trong thị trấn, thu thập các câu chuyện của nhân chứng. Nhưng đêm đầu tiên ởHuliaipole, những âm thanh mà họ nghe thấy là một tiếng rít the thé và sau đó là một tiếng bùng nổ mà theo cô không từ ngữ nào có thể mô tả chính xác âm thanh đó. Vài tuần sau,Yermak và các đồng nghiệp đã quen với “nhạc nền’’ của cuộc chiến, cho dù đó là tiếng rocket hay một tiếng còi báo hiệu. “Bộ phim ‘Những chú thỏ dũng cảm’ mà tôi từng vẽ kể về là một gia đình thỏ đi du ngoạn trên đường, gặp các loài động vật và học những điều mới mẻ. Hành trình lái xe xuyên đất nước bị chiến tranh tàn phá của tôi giống như một sự ám chỉ siêu thực về bộ phim đó. Chúng tôi ở đó để đặt câu hỏi, nhưng những người chúng tôi phỏng vấn có những câu hỏi ám ảnh của riêng họ mà không có câu trả lời”, nữ phóng viên cho biết. Vào tháng 4, tại một khu vực gần một ngôi làng ngổn ngang xác pháo, một người đàn ông lớn tuổi ngồi giữa đống đồ đạc của mình. Con chó của ông co ro bên cạnh chủ, và người đàn ông nắm chặt dây xích rồi bật khóc: “Chúng tôi đã làm gì để xứng đáng với điều này?” Vào một ngày mùa xuân đẹp trời, tôi đứng cạnh một người phụ nữ gào thét khi cô ấy cố gắng nhận dạng thi thể cháy đen của anh trai mình: “Chúa ơi, tại sao người lại cướp đi những người tốt như vậy?” “Vì vậy, cho đến khi xung đột kết thúc, tôi sẽ chỉ nghĩ đến một trong những khẩu hiệu của phim hoạt hình: ‘Những chú thỏ dũng cảm, xa mãi.’” n Yevhenii Sakun,một phóngviên49 tuổi và làngười quayphim chokênhLiveTVcủa Ukraine, đã trở thành người đầu tiêncủagiới truyềnthôngthiệtmạng trongmột cuộc tấncông bằngpháovào thủđô Kievhồi đầu thángBa. giới Ukraine. “Này mọi người, tại sao lại lo lắng như vậy? Tin tức chỉ làm cho mọi người sợ hãi. Tôi không tin rằng cuộc xâm lược này sẽ xảy ra”, một đồng nghiệp của Yermak nói vậy. Sáng sớm hôm sau, khi những tiếng nổ và tiếng còi báo động của cuộc không kích vang lên khắp Kiev, sự lo lắng và hoài nghi đó nhanh chóng biến thành nỗi kinh hoàng. Cuộc sống cũ của Yermak nhanh chóng đổ vỡ. Công ty cô quyết định tạm dừng sản xuất cho đến tuần sau, thời gian tạm dừng dự định sẽ kéo dài. Cô đóng gói hành lý và lên một chuyến tàu sơ tán đi về hướng tây cùng gia đình. “Khi đến nơi, tôi bắt đầu thu thập và ghi lại những câu chuyện như một hình thức tình nguyện, tôi muốn giúp chia sẻ thông tin. Đồng nghiệp và bạn bè đã kết nối tôi với nhiều hãng thông tấn khác nhau. Chẳng bao lâu, tôi đã có cơ hội làm việc với NewYork Times”, Yermak nói. Khoảng một tháng sau đó, cô thành lập một nhóm 5 phóng viên và hướng tới Huliaipole, một thị trấn nhỏ phía đông Ukraine Natalia Yermak thường sản xuất phim hoạt hình cho trẻ em ở Kiev. Khi xung đột nổ ra, cô gia nhập đội ngũ phóng viên của tờ New York Times. Đó là thứ Tư, ngày 23/2, một ngày trước khi xung đột nổ ra, Yermak đang làm điều phối viên sản xuất tại một công ty sản xuất loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em có tên “Những chú thỏ dũng cảm”. Lúc đó, Yermak đang loay hoay viết email về một tập phim trong đó những chú thỏ dũng cảm gặp một con gấu túi thì các đồng nghiệp của cô say sưa thảo luận về sự hiện diện của quân đội Nga gần biên phim tài liệu người Mỹ Brent Renaud đã thiệt mạng khi đang đưa tin về cuộc chiến ở thị trấn Irpin gần Kiev. Người đàn ông 50 tuổi này được cho là nhà báo nước ngoài đầu tiên thiệt mạng trong cuộc chiến. Bất chấp những hiểm nguy, những người ở lại vẫn có đủ can đảmđể đi ra ngoài mỗi ngày và ghi nhận thực tế diễn ra nơi hiện trường. “Tôi cất công tới Kharkiv, nơi từng hứng chịu các đợt pháo kích suốt nhiều tuần lễ, để phỏng vấn các nhân chứng. Đứng giữa trung tâm thành phố, tôi lắng nghe âm thanh từ tiếng pháo Ukraine và tiếng chuông nhà thờ. Đó là một thực tế mới của chúng tôi”, Zhartovskaya nói. Những chú thỏ dũng cảm bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, vẫn đảm bảo rằng sẽ không có nguy hiểm, người Ukraine sẽ sống bình thường. “Chúng tôi sẽ vẫn được ăn thịt nướng, lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ, làm vườn. Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, sẽ có nhiều câu hỏi mà các nhà chức trách sẽ phải trả lời”, nữ nhà báo nói. “Nhưng bây giờ không phải là lúc để cãi nhau, chúng tôi có một mối đe dọa chung.” Đó là cảm giác quyết tâm mà nhiều đồng nghiệp của Zhartovskaya tự trang bị cho mình, bất chấp mối đe dọa rõ ràng đang rình rập họ. Sau hơn 100 ngày diễn ra, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 32 nhà báo và phóng viên chiến trường. Trong số những nạn nhân có 8 nhà báo thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ, theo báo cáo từ Viện Truyền thông Đại chúng (IMI), một tổ chức phi lợi nhuận của Ukraine. Yevhenii Sakun, một phóng viên 49 tuổi và là người quay phim cho kênh Live TV của Ukraine, đã trở thành người đầu tiên của giới truyền thông thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng pháo vào thủ đô Kiev hồi đầu tháng Ba. Hai tuần sau, vào ngày 13/3, nhà báo kiêm nhà làm Một phóngviên chiến trường. Nguồn: MoscowTimes. Từng làmnghề thiết kếphim hoạt hình tại Kiev, thếnhưng NataliaYermak bất ngờ trở thànhphóng viên chiến trường cho tờNewYork Times. Nguồn: NYTimes NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ Số282 - ThứNăm, ngày 16/6/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==