Ngày Nay số 286

SỐ286 (14 - 21/7/2022) W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday GIỮ HỒN DI SẢN TRANG 4 - 13

Sứ mệnh đã mang lại những hình ảnh đặc biệt, gần gũi với ruột của Trái đất và nguồn gốc của sự sống. Quần đảo Aeolian ở Italia là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vốn nổi tiếng với các trận núi lửa dữ dội. Ngày 13/5 vừa qua, núi lửa Stromboli đã trải qua một vụ nổ khủng khiếp, tạo ra một đám khói dày đặc và lở đất tràn ra biển. Trong khi vụ phun trào này rất dễ nhìn thấy thì ít người biết, có đến một triệu núi lửa ở dưới nước, chiếm tới 80% hoạt động núi lửa trên thế giới bị che khuất. Là một phần của Thập kỷ Khoa học Đại dương (20212030), do UNESCO điều phối, sứ mệnh khám phá“UNESCO - Một Đại dương” do nhiếp ảnh gia kiêm nhà thám hiểm Alexis Rosenfeld dẫn đầu đã thực hiệnmột sứmệnh thám hiểm dưới nước vào đầu tháng 6/2022, cách núi lửa Stromboli không xa, ở ngoài khơi hòn đảo của Panarea để tìm hiểu rõ hơn hoạt động của các núi lửa dưới nước. Đi sâu vào “lòng” núi lửa kỳ vĩ nhất châu Âu NhữnghìnhảnhdoAlexis Rosenfeld và nhà làm phim người Italia Roberto Rinaldi quay lại đưa mọi người đi sâu vào miệng núi lửa dưới nước Panarea, dọc theo vành của miệng núi lửa. Ở độ sâu chỉ vài mét, những vụ phun trào khí vĩnh viễn, xuất phát trực tiếp từbuồngmagma củanúi lửa, thoát ra khỏi ruột Trái đất tạo thành những bức màn bong bóng ấn tượng. Một số khu vực thải ra lượng khí tính toán được lên đến hơn một triệu lít khí mỗi ngày. Ông Alexis Rosenfeld, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim tài liệu thuộc dự án “UNESCO – Một Đại dương” chia sẻ: “Từ bên ngoài, bạn sẽ không nghi ngờ bất cứ điều gì. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa dưới nước của Panarea là một trong những cảnh quan nổi bật nhất, kỳ vĩ nhất mà tôi từng thấy. Chúng ta cùng lúc được bao bọc bởi sự im lặng vô tận của đại dương và ở giữa cảnh tượng đẹp như tranh vẽ của những ống khói núi lửa phun ra khí và chất lỏng cháy, giống như đang ở cổng địa ngục. Bạn nhận ra rằng Trái đất đang sống”. Mối đe dọa thường xuyên với các quần thể ven biển Những hiện tượng này được theo dõi hàng ngày bởi nhóm của Giáo sư Francesco Italiano, người đứng đầu bộ phận Palermo của Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia, vì chúngcó thểđại diệnchomột nguy cơ đối với con người. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã ghi nhận một sự bất ổn trong hoạt động của núi lửa cần được nghiên cứu thêm. Theo ông Francesco Italiano, ước tính rằng, theo một chu kỳ tự nhiên, cứ70nămlại cómột vụ nổ lớn ở khu vực này. Lần cuối cùng diễn ra vào cuối những năm 1930. Một trong những rủi ro nếu có vụ nổ xảy ra là sự hình thành của sóng thần. Ưu tiên của UNESCO UNESCO có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, nhờ vào Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC). Kể từ những năm 1960, Ủy ban đã điều phối Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWS). Năm2005, Ủy ban này bổ sung thêm ba hệ thống khác: CTWS ở Caribê, IOTWS ở Ấn Độ Dương và NEAMTWS ở đông bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Liên hiệp quốc cũng đã phát triển một chương trình đào tạo cho người dân ven biển, được thực hiện thành công ở một số khu vực trên thế giới, như Đông Nam Á, châu Đại Dương và Caribe, hiện đang được triển khai xung quanh Địa Trung Hải. n Borscht làmón ăn không thể thiếu trong các gia đình và cộng đồng Ukraine. Nhiều lễ hội và sự kiện văn hóa được dành riêng cho món súp được làm từ củ cải đường và bắp cải này. Năm2020, Borscht được đưa vào danh sách quốc gia các yếu tố di sản văn hóa phi vật thể của Ukraine. Do xung đột đang diễn ra, Ukraine đã đề nghị các quốc gia thành viên của UNESCO theo dõi, thúc đẩy việc kiểm tra hồ sơ đề cử để Borscht được ghi vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp như một trường hợp thật sự cấp bách. UNESCO đã phê duyệt danh sách này. Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp được tạo ra nhằm mục đích huy động sự quan tâm tới vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ biến mất. Văn hóa nấu Borscht từ lâu đã được thực hành và tôn vinh ở tất cả các vùng của Ukraine. Các cộng đồng, gia đình và nhà hàng đã sáng tạo ra nhiều phiên bản riêng của món ăn truyền thống và phổ biến này, dựa trên nguyên liệu chính là củ cải đỏ. Các phiên bản biến tấu của Borscht có thể bao gồmnấm, cá hoặc ớt ngọt. Borscht xuất hiện như một món ăn truyền thống trong các đám cưới, trở thành trọng tâm của các cuộc thi liên quan đến ẩm thực, là động lực thúc đẩy du lịch. PV Sứ mệnh thăm dò núi lửa dưới lòng đại dương Món ăn Borscht vào danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp VănhóanấuBorscht của UkraineđãđượcUNESCOghi vàoDanhsáchDi sảnvăn hóaphi vật thể cầnđượcbảo vệkhẩncấp. Sứ mệnh thăm dò mới “UNESCO - Một Đại dương” vừa được thực hiện tại quần đảo Aeolian, Italia, với mục tiêu nâng cao kiến thức của con người về núi lửa dưới nước và nguy cơ sóng thần ở Địa Trung Hải. HUYỀN ANH NGAYNAY.VN 2 UNESCO Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

Nếuđơnđăngký thành công, được24quốcgia thànhviêncủaỦyban Di sảnPhi vật thể của UNESCOxácnhận, bóng đásẽđượcUNESCOđưa vàodanhsáchDi sảnvăn hóaphi vật thể thếgiới. Bóng đá có thể thành di sản văn hóa thế giới? Trong khi người hâmmộ đang nóng lòng chờ đón World Cup 2022 thì công chúa Rani Vanouska Modely, người sáng lập Tổ chức Di sản Bóng đá Thế giới, đang nỗ lực hết mình để bóng đá được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể trong năm 2022. Khẳng định vị trí Football World Heritage (Tổ chức Di sản Bóng đá Thế giới - FWH) ra đời vào tháng 12/2018 được sáng lập bởi công chúa Rani Vanouska Modely. Công chúa Rani Vanouska Modely là hậu duệ của một trong những dòng tộc hàng đầu ẤnĐộ. Dưới sự bảo trợ của UNESCO và sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên, FWH là một tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký theo luật của Anh. Mục đích của tổ chức quốc tế này là tập hợp sự ủng hộ của các quốc gia, danh nhân bóng đá thế giới để bóng đá chính thức được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Điều này tạo cơ sở cho sức mạnh độc đáo của môn thể thao vua được khai thác cho những người cần nó nhất cũngnhư sẽ chophép tổ chức này thúc đẩy các sáng kiến từ thiện song song của mình, chẳnghạnnhư sángkiến“Mỗi đứa trẻ, một quả bóng”. Rani Vanouska đã khởi động dự án này với tạp chí Forbes và một số nhân vật nổi tiếng như ArsèneWenger, Antoine Griezmann, Georges Weah và nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng trong bóng đá. Hợp tác với FWH, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 100 nhà lãnhđạobóngđá thế giới đại diện cho những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong bóng đá, những người có thể đóng góp vào mục tiêu toàn cầu này. Bóng đá không chỉ là một môn thể thao mà còn là sự thúc đẩy của dư luận vàmang lại những giá trị hàng đầu của sự bình đẳng, chia sẻ và tự hào. Những trận đấu bóng đá diễn ra là khoảnh khắc gắn kết cộng đồng, mang lại tinh thần khát khao chiến thắng ẩn chứa trong mỗi chúng ta. Bóng đá tạo ra cầu nối cho mọi người trên thế giới mà không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo và ngôn ngữ. Bên cạnh đó, môn thể thao này cũng góp phần tăng cường sự liên kết giữa các nguyên thủ quốc gia, các tổ chức toàn cầu, nhữngnhân vật tiêu biểu của thế giới thể thao và hơn thế, bóng đá còn là nơi giao thoa của chính trị, kinh tế và văn hóa. Bóng đá có thể thay đổi thế giới Cựu Chủ tịch UNESCO, ngài Đại sứ Altay Cengizer, đang đồng hành cùng dự án này khẳng định: “Bóng đá truyền cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới và phát huy những giá trị tích cực. Tôi đặc biệt khuyến khích những nỗ lực của FWH. Bóng đá chứa đựng nhiều giá trị hơn những gì nó thể hiện. Và tôi đảmbảo với FWH về sự hỗ trợ và cam kết của tôi”. Cùng với những ngôi sao như Messi, Beckham, Kylian Mbappé, Antoine Griezmann, Arsène Wenger, Cristiano Ronaldo hay tất cả những người yêu bóng đá từ khắp các quốc gia trên thế giới, công chúa Rani Vanouska muốn biến dự án này trở thành biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với mục tiêu “Cùng nhau bền chặt hơn” bằng cách ký cam kết với FWH. Nếu đơn đăng ký thành công, được 24 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Phi vật thể của UNESCO xác nhận, bóng đá sẽ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. CôngchúaRaniVanouska xem môn thể thao này như một động lực để thắp lại hy vọng cho cuộc sống của trẻ em trên khắp thế giới. Đối với cô, bóng đá không chỉ là một cuộc đấu hay một cuộc phiêu lưu kiếm lợi nhuận. Nhiệmvụ của cô là triển khai, tham gia các hoạt động giáo dục, khoa học, văn hoá, con người nhằm tăng thêm sự công nhận: Bóng đá là di sản thế giới. Từ đó, bóng đá có thể đi xa hơn trong hành trình giáo dục, bảo vệ và giữ gìn hòa bình. “Bóng đá có tính chất toàn cầu, phá bỏ mọi rào cản trên thế giới, mở ra cánh cửa bao dung, chia sẻ và tôn trọng, và mang hoà bình đến cho trẻ em. Tôi nghĩ rằng bóng đá không chỉ là một môn thể thao. Đó là một biểu tượng của sự lạc quan mang sức mạnh tự nhiên để vẽ nên nụ cười trên khuôn mặt của những đứa trẻ, đồng hành cùng chúng trong việc khámphá cuộc sống”, công chúa Rani nói. Bóng đá có thể đem lại nhiều giá trị cho nhân loại, như ông Nelson Mandela đã từng nói: “Bóng đá có thể thay đổi thế giới”. n THƯƠNG HUYỀN CôngchúaRaniVanouskaModely. NGAYNAY.VN 3 UNESCO Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

Giá trị di sản văn hóa phi vật thể phần đa xuất phát từ tín ngưỡng, niềm tin của cộng đồng, được thực hành trao truyền qua nhiều thế hệ, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn, thử thách. Truyền thuyết về một thứ phi ở Côn Đảo Theo truyền thuyết của người dân địa phương, bà Phi Yến là thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh. Sinh thời, bà cùng chúa chạy ra Côn Đảo. Ở đây, mẹ con bà gặp nỗi oan khiên, con bị ném xuống biển mà chết, bản thân bà bị chúa Nguyễn giam cầm ở một hang đá trên đảo. Sau khi chúa dời đi, bà Phi Yến được người dân giải thoát, dựng một ngôi nhà ở gầnmộ con trai. Trong một lần suýt bị kẻ xấu làm nhục, bà đã tự tử để giữ trọn danh tiết. Sau khi bà mất, người dân ở Côn Đảo lập miếu An Sơn để thờ phụng và tổ chức lễ giỗ bà hàng năm vào ngày 18/10 âm lịch. Truyền thống tốt đẹp đó đã lưu truyền qua nhiều đời, kéo dài tới tận ngày nay. Đến năm2019, trên cơ sở đề xuất của cộng đồng dân cư và chính quyền huyện Côn Đảo, Sở VH-TT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các chuyên gia di sản tiến Một tín ngưỡng sẽ trở thành di sản khi tín ngưỡng đó vẫn tồn tại trong “không gian thiêng”, được người dân thực hành dù có thể không được ghi chép trong chính sử. NGUYỆT LINH Có những di sản sinh ra từ... GIỮ HỒN DI SẢN CHUYÊN ĐỀ hành kiểm kê, phỏng vấn các cá nhân, tổ chức liên quan, đặc biệt là những cụ cao niên trực tiếp thực hành lễ giỗ để hoàn thiện hồ sơ ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể tham mưu tỉnh trình Cục Di sản văn hóa. Đầu năm 2021, với nhận định Lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến là một biểu đạt văn hóa đáp ứng các tiêu chí theo định nghĩa về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và Luật Di sản Hồ sơ xếp hạng di tích và hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp đều thể hiện bà Hoàng Phi Yến là nhân vật truyền thuyết, nghĩa là không xemxét dựa trên yếu tố lịch sử. Phúc tộc thế phả đều không biên chép về bà thứ phi nào của vua Gia Long có tên là Phi Yến. Kết quả khảo cứu sử sách triều Nguyễn cũng cho thấy, Chúa Nguyễn Ánh chưa từng đến Côn Đảo. Vì vậy, không thể suy tôn di sản dựa trên những câu chuyện truyền thuyết lưu hành trong dân gian. Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã ký tên vào đơn kiến nghị về việc rút Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến khỏi Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo họ, việc này nhằm trả lại sự trong sạch của vua Gia Long và để không làm xuyên tạc lịch sử. Cần nhìn nhận đúng về di sản văn hóa phi vật thể Trả lời báo chí xoay quanh vụ việc, bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL cho biết nên nhìn nhận việc ghi danh lễ giỗ bà Phi Yến ở huyện Côn Đảo ở góc độ Luật Di sản văn hóa cũng như Công ước về bảo vệ di sản văn hóa năm 2003 của UNESCO. văn hóa Việt Nam, Cục đã đưa di sản này vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, việc công nhận trên đã gây phản ứng của Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - hậu duệ của vua Gia Long, và một số nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Họ cho rằng việc đưa lễ giỗ bà Phi Yến vào danh sách là không chuẩn xác, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh vua Gia Long. Một luậnđiểmkhác cũng được đề cập đến là trong Đại Nam liệt truyện và Nguyễn LễgiỗbàPhiYến tạimiếuAnSơn, CônĐảo. TượngbàPhiYến tạimiếuAnSơn. NGAYNAY.VN 4 Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 CHUYÊNĐỀ

UNESCO nhìn nhận di sản văn hóa phi vật thể là những di sản “sống”, đang được cộng đồng thực hành, có mong muốn gìn giữ lâu dài và luật pháp Việt Nam đã tiếp thu rất tốt tinh thần này” PGS.TS Nguyễn Thị Hiền thuyết dân gian. Có thể nhìn thấy điều đó tại Việt Namqua di sản văn hóa phi vật thể Hội Gióng, tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ hay việc người dân Phú Thọ tôn sùng, thực hành nhiều nghi lễ khác nhau để thờ cúng các vị Vua Hùng, bất chấp việc chưa có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh về giai đoạn đó”. Điều trên đồng nghĩa với việc người dân CônĐảo hoàn toàn có thể tôn thờ bà Phi Yến bất chấp việc bà có thực sự xuất hiện trong lịch sử hay không. “Hoạt động thờ cúng của cộng đồng không phải điều các nhà lịch sử có thể can thiệp được. Một khi đánh giá hoạt động thực hành tín ngưỡng dựa trên tiêu chí di sản văn hóa phi vật thể, có thể bỏ qua ý kiến của các nhà sử học”, TS. Frank Proschan khẳng định. Sẽ đổi tên lễ giỗ Nhằm khép lại những tranh luận xung quanh câu chuyện về di sản văn hóa phi vật thể Lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến, trong văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 16/6, Bộ VH-TT&DL giải thích Lễ giỗ bà Phi Yến có các giá trị đáp ứng tiêu chí của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc ghi danh nhằm ghi nhận những giá trị sáng tạo văn hóa tinh thần của cộng đồng; khuyến khích, nâng cãi, căng thẳng không đáng có giữa những các nhóm, cộng đồng sở hữu hay có liên quan tới di sản. “UNESCO nhìn nhận di sản văn hóa phi vật thể là những di sản “sống”, đang được cộng đồng thực hành, cómongmuốngìngiữ lâudài và luật pháp Việt Nam đã tiếp thu rất tốt tinh thần này. Với trường hợp Lễ giỗ bà Phi Yến, tôi đã đến tận nơi, lắng nghe người dânCônĐảo nói về bà bằng rất nhiều tình cảm. Có những cụ già trên 90 tuổi kể rằng từ bé đã cha mẹ dẫn đi lễ giỗ. Những người phụ nữ sống xung quanh miếu An Sơn hàng ngày đều cắt cử nhau vào trông coi khu thờ. Họ thuộc chuyện Bà, nhắc đến Bà như người thân, tổ tiên trong gia đình. Và họ khẳng định dù được công nhận hay không, cộng đồng vẫn sẽ giỗ bà như truyền thống xưa nay”, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền kể lại. TS Frank Proschan, chuyên gia cấp cao của UNESCO cũng nhận định: “Trên thực tế, lịch sửvà truyền thuyết là hai hiện tượng riêng biệt, trong đó truyền thống có thể bắt nguồn từ truyền viên Hội đồng Thẩm định Công ước 2003, UNESCO. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, khi được công nhận, các di sản đều phải đạt những tiêu chí dựa trên luật pháp Việt Nam hoặc tinh thần Công ước 2003 của UNESCO. Với Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến, dựa vào Điều 10, Thông tư 04/2010/ TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản vănhóa phi vật thể quốc gia, di sản có đủ các tiêu chí như tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ, có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài, được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Ở đây cần nói thêm rằng cách hiểu về di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam trong một bộ phận dư luận, thậm chí ngay trong chính giới nghiên cứu, chuyên gia văn hóa, lịch sử đang có nhiều “khoảng trống”. Tình trạng trên dẫn đến những tranh Theo đó, hồ sơ xếp hạng di tích và hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp đều thể hiện bà Hoàng Phi Yến là nhân vật truyền thuyết, nghĩa là không xem xét dựa trên yếu tố lịch sử. Cũng có chung nhận định như trên, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết từ góc độ tiếp cận về di sản văn hóa phi vật thể sẽ thấy những nhân vật sáng tạo từ cộng đồng, như bà Phi Yến, đều xuất phát từ mong muốn tạo nên “bệ đỡ” về văn hóa tâm linh, nhằm lấp đầy khoảng trống trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. “Bất cứ ở đâu, để tránh sự hụt hẫng về mặt tinh thần, người dân cũng tạo ra những niềm tin vững chắc về một vị thánh bảo hộ, đó là nhu cầu chính đáng. Việc người dân ở Côn Đảo thờ bà Phi Yến đang là một tín ngưỡng có thật. Bà đã trở thành vị thánh được người dân tôn sùng, cả chính quyền và cộng đồng đều lấy đó là tín ngưỡng hàng đầu trong đời sống ở Côn Đảo”, ông Biền nói. Nhằm làm rõ hơn vấn đề, phóng viênTạp chí Ngày Nay đã phỏng vấn chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam là PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Ủy cao ý thức trong thực hành, trao truyền di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của chính cộng đồng. Việc này cũng nhằm ghi nhận một lễ hội - thực hành tín ngưỡng của người dân được pháp luật bảo hộ, hoàn toàn không mang ý nghĩa vinh danh hay công nhận một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử. Dù vậy, việc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất gọi tên di sản là Lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến, cùng một số chi tiết trong hồ sơ đề cập tới truyền thuyết của bà “có thể gây hiểu nhầm về một nhân vật lịch sử”. Bộ đề nghị tỉnh xem xét, đổi tên gọi khác cho di sản như lễ giỗ Bà, giỗ Bà, giỗ bà Phi Yến, giỗ bà Hoàng Phi Yến... nhằm“đảm bảo nguyên tắc tôn trọng cộng đồng chủ thể của di sản, tránh gây hiểu nhầm về lịch sử, hoặc gây xung đột giữa các cộng đồng trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam”. n QuétmãQRđể theodõi Chuyênđề trên www.ngaynay.vn Hội Gióngvà tínngưỡngThờ cúngVuaHùngđược coi lànhữngdi sảnvănhóaphi vật thể sinh ra từ truyền thuyết. NGAYNAY.VN 5 Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 CHUYÊNĐỀ

Kể chuyện nghìn năm văn hiến bằng... công viên Hồi sinh Đầu tháng 5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề cập rõ việc hoàn thành cải tạo môi trường sôngTô Lịch hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp phát triển bền vững. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE) về việc xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật). Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan văn hóa, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt, đề xuất của JVE tạo ra các không gian trên sông, xây dựng các công trình văn hóa như khu Không gian văn hóa các triều đại, Không gian văn hóa 54 dân tộc kết hợp với những phân khu Phù điêu, Tượng đài, Văn bia, Quảng trường, ki-ốt văn hóa là ý tưởng độc đáo, thu hút sự quan tâm và chú ý của các chuyên gia. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết: “Các công trình văn hoá như khu Thực thể, khu Tượng đài, khu Văn bia… sẽ được xây nổi trên sông. Kết hợp với đó là các cầu mái vòm nối hai bờ sôngvới độcongmái phùhợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng”. Trong khi mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn chưa thể giải quyết, một giải pháp sáng tạo đã được đưa ra là biến sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh cùng hệ thống hầm ngầm chống ngập... THIÊN CHƯƠNG Từ bản phối cảnh 3D mà JVE cung cấp, có thể thấy các công trình kiến trúc nổi tiếng ở mỗi thời kỳ, triều đại sẽ được tái hiện trên khu vực sông của thời kỳ đó. Suốt dọc sông có xây dựng những thủy đình hay còn gọi là“Lầu Vọng Nguyệt”để người dân Thủ đô có thể trải nghiệm dịch vụ du lịch tâm linh tới các đền, chùa; tham quan, vãn cảnh theo trục thời gian từ thời kỳ An DươngVương dựng nước cho đến cuối sông là nhà Nguyễn. Suốt dọc sông có dựng tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc tổ Lạc Long Quân - Âu Cơ và các vị vua lập nên các triều đại trong lịch sử, các vị anh hùng dân tộc để người dân được tỏ lòng thành kính. “Với bên dưới là hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông, sông Tô Lịch hoàn toàn có triển vọng thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh. Đây sẽ là giấc mơ đẹp về cả khía cạnh mỹ thuật, văn hóa, môi trường, cảnh quan lẫn hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ dòngsông”, ôngTuấnAnhnói. Hiện các sông trong khu vực nội đô Hà Nội vẫn đang gặp tình trạng ô nhiễm. Đến nay, Hà Nội chưa có giải pháp mang tính toàn diện để khắc phục, xử lý hiệu quả triệt để. Do vậy, công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với thành phố là phải phục hồi, làm “sống” lại các dòng sông như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét. Qua đó không chỉ nhằmnâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường mà còn lịch sử - văn hóa - tâm linh và các câu chuyện văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm coi nhưmột làn giómới. Theo dõi dự án và có những đóng góp tích cực từ ngày đầu, họa sĩ Trịnh Yên, TrưởngbanVănhóa, Liênhiệp các Hội UNESCOViệt Namcho biết: “Chỉ có sông Tô Lịch mới đủ tư cách hàm chứa và kể chuyện về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Nếu dự án được triển khai, công trình sẽ là cụmbảo tàngdi tíchngoài trời lớnnhất cả nước, xứng đáng đưa vào kỷ lục”. Cần thận trọng với yếu tố văn hóa Trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí Ngày Nay, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, tuy khôngphải vấnđềmới nhưng ông đánh giá cao sáng kiến của JVE. Sáng kiến này đã tái khởi động lại chuỗi những dự ánvề cải tạo sôngTôLịch từng được công bố trong gần 30 nămqua. “Ở đây cần đặt vấn đề kế thừa, rút kinh nghiệmtừ điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu, công trình trước đó, nhằm rút ra bài học thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Bởi trong suốt quá trình vừa qua chúng ta đã xây dựng được rất nhiều không gian mang lại bộ mặt mới cho hạ tầng kỹ thuật của khu vực nội đô. Công trình vô tiền khoáng hậu Trong nhiều trở lại đây, sông Tô Lịch luôn là “điểm nóng” về ô nhiễm của thành phố, điểm hẹn của các công trình nghiên cứu nhằmmang đến diện mạo mới cho con sông ngàn tuổi. Tuy vậy, hầu như chưa có dự án nào được xúc tiến trọn vẹn, nguyên nhân lớn nhất là do không đưa được phương án giải quyết những vấn đề tổng thể liên quan đến mạng lưới nối kết của dòng sông. Sự xuất hiện của dự án đề xuất giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Hội thảokhoahọc quốc gia vềgiải pháp tổng thể cải tạo sôngTô Lịchdo JVEđề xuất. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

phố đã bị cống hóa, thành nơi chứa nước thải của các khu dân cư dọc hai bên bờ sông. Thành phố đang giao các sở, ngành kiểm tra, rà soát tổng thể các nội dung về quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được tích hợp trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) dọc hai bên sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét trong đó gắn với định hướng giải pháp môi trường, cảnh quan, lịch sử văn hoá, thoát nước, giao thông, xử lý nước thải... n được lịch sử, cuộc sống của ông cha trước đây. Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết đã giao nhiệm vụ cho các sở ngành nghiêncứuđề xuất trên. Sông Tô Lịch trước đây vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu sông Hồng sang sông Nhuệ. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đô thị, sông Tô Lịch và các hệ thống sông xung quanh thành Cần thành lập một hội đồng baogồmcác cơquan có thẩm quyền, các chuyên gia, nhà khoa học để chọn lọc những danh nhân văn hóa tiêu biểu củamỗi thời đại”. Bên cạnh đó, PGS. TS Bùi Xuân Đính, Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng đưa ra đóng góp rằng bên cạnh việc tái hiệncác triềuđại, dựáncần tái hiện một phần các làng xã ven sông để phản ánh lịch sử, để người vùng ven sông. Điều này giúp các thế hệ trẻ hiểu “Trong khi đó dự án Công viên sông Tô Lịch có rất nhiều các không gian biểu tượng vănhóa.Vậyai sẽ làmviệcnày, thẩm định ra sao, nguồn lực lấy ở đâu, tầm nhìn như thế nào? Một khi dự án có tham vọngđặtmột loạt tượngdanh nhân văn hóa các triều đại thì phải nghiên cứu rất kỹ,” ông Nghiêmnêu ý kiến. Cũng chia sẻ quan điểm với ý kiến trên, TS Mai Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam- HànQuốc cho biết: “Tiêu chí tuyển chọn các biểu tượng văn hóa cần được chọn lọc, cân nhắc kỹ lưỡng. xanh, không gian công cộng ở các khuđô thị, tuyếnđường, chuẩn bị những không gian mở để đón chờ sông Tô Lịch được đưa vào khai thác”, ông Nghiêmnói. Nhận định về các phân khu, câu chuyện văn hóa của công viên sôngTô Lịch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêmchia sẻ câu chuyện trước đây để dựng tượng đài Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm, ông và các chuyên gia thời điểmđóđãmất 5nămđể nghiên cứu, tổ chức các cuộc thi tuyển, cuối cùngmới chọn ra được biểu tượng như ngày hômnay. SôngTô Lịch - con sôngdi sản của các thếhệngười dânHàNội. Mạng lưới biểu tượngdàyđặc củađề xuất gây nhiềuquanngại cho các chuyêngia về vănhóa, lịch sử, di sản. Dựán cải tạo sôngTô Lịchhứahẹnkhảnăngdukháchđược ngồi thuyền rồng,“xuyênkhông”qua các thời đại. Môhình cổngvàoCôngviên Lịch sử -Vănhóa -TâmlinhTô Lịch. QuétmãQRđể theodõi Chuyênđề trên www.ngaynay.vn NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng - bà Phạm Thúy Loan từng chia sẻ quan điểm, những nhà máy này chính là Di sản công nghiệp. Di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung, phản ánh sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử văn minh nhân loại, một sự thông thái được kế thừa và là một tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Các giá trị củamột di sản công nghiệp có thể được nhậndiện trong tình trạng hiện tại của địa điểm, trong các tài liệu và trong ký ức của conngười gắn với địa điểmsản xuất đó. Ký ức trong lòng người Hà Nội Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) trong sáng ngày 8/7 vừa qua. Theo đó, HĐND thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) hiện đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch. Cụ thể, danh mục 9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In báo Nhân Dân Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên In báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH một thành viên In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHHmột thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo tại tờ trình của UBND Thành phố, việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch (đợt 1) nhằm làm cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị. Đây là quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan đô thị cũng như nhịp sống của người dân. Nhắc về vai trò của những nhà máy xưa cũ này, đã có không ít hội thảo, tọa đàm “cày xới” vấn đề này. Trong cuộc tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi” cách đây 2 năm, ông Phạm Ngọc Lân, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang có hơn 90 nhàmáy cũ thuộc diệndi dời, trong đó có không ít những nhà máy cũ mang rất nhiều giá trị. Tiêu biểu như Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long… Những công trình này chính là những di sản đại diện cho sự phát triển của xã hội và đô thị trong một giai đoạn lịch sử. Mỗi công trình đều là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hiện đại hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. “Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hay Nhà máy Bia Hà Nội, sự xuất hiện của chúng còn là sự khai sinh của một ngành công nghiệp. Sự xuất hiện của Nhà máy Bia Hà Nội còn mở ra một giai đoạn mới, một không khí mới trong văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội. Không những thế, Nhà máy Bia Hà Nội còn là công trình kiến trúc hiện đại nhất Hà Nội, thậm chí nhất cả miền Bắc trong giai đoạn đó. Đặc biệt, giá trị kiến trúc của nhà máy này vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”,ông Lân nói. Ông cũng lấy ví dụ về một công trình, mà có lẽ ai ai cũng biết (hình ảnh hoạt động của nhà máy này được chọn in trên đồng tiền có mệnh giá 2.000đ của nước ta): Nhắc đến nhà máy Dệt Nam Định là nhắc đến cả đời sống của người dân thành Nam, khi có những gia đình 3-4 thế hệ làm công nhân nhà máy dệt, có thời điểm ¼ dân số TP NamĐịnh làm việc tại đây. Hay những nhà máy đã gắn với và trở thành ký ức về thời kỳ đô thị hóa một thời của Hà Nội như khu Cao - Xà - Lá (Nhàmáy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long) ở quận Thanh Xuân. Một đô thị mới ở phía Tây Nam Hà Nội đã được hình thành, với những khu tập thể rất đặc trưng. Những nhàmáy năm xưa như những “dấu chân” của thời đại, gắn với các thế hệ làmviệc trong các nhàmáy ở Hà Nội, để lại những dấu ấn lịch sử, xã hội mạnh mẽ. Rời đi, rồi sao? Hà Nội từ lâu đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp, điểm công nghiệp ra ngoại thành để khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng sống của người dân. Thế nhưng, thay vì sử dụng quỹ đất sau khi di dời để phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi xe… thì hàng loạt chung cư, cao ốc lại được “dựng” lên gây sức ép không nhỏ cho hạ tầng đô thị. Thực tế này đã và đang BẮC HIỆP Giữ lấy hồn ‘‘di sản Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long, Công ty In báo Nhân dân tại 15 Hàng Tre... sẽ phải di dời khỏi nội đô Hà Nội trong vòng 5 năm tới. Nhữngnhàmáynămxưa nhưnhững“dấuchân” của thời đại, gắnvới các thếhệ làmviệc trongcác nhàmáyởHàNội, để lại nhữngdấuấn lịchsử, xã hộimạnhmẽ. Tổng công ty cổphầnBia - Rượu - Nước giải khát HàNội làNhàmáy biaHommel được người Phápxâydựng từnăm1890.

NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022 n công nghiệp’’ TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông với hơn 20 năm trong nghề, phân tích Hà Nội thời gian qua có rất nhiều mảnh “đất vàng” biến thành chung cư, tòa nhà cao tầng không được kiểm soát chặt chẽ. Thủ tướng Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh, nơi nào hạ tầng tốt mới cho xây nhà cao tầng nhưng lòng đường Nguyễn Tuân quá nhỏ hẹp, không phát triển cácmạng lưới giao thông công cộng được mà vẫn cho xây nhà cao tầng nhiều như vậy thì phải kiểm soát lại lỗi từ quy hoạch. Còn theo TS. KTS Phạm Anh Tuấn, khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại họcXâydựng, thực nhà Nam Đô Complex với 2 tòa chung cư gần 30 tầng và 1 tòa nhà hỗn hợp 14 tầng. Những nhà máy bị cho là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, ùn tắc cho nội đô đã nhường chỗ cho những dự án mới khiến tình trạng ùn tắc, quá tải đô thị nhân lên gấp nhiều lần. Đó có phải là lỗi quy hoạch? Thống Nhất được thay bằng dự án chung cư Thống Nhất Complex với tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân. Tương tự, ở quận Hoàng Mai, nhà máy cơ khí 120 ở 609 Trương Định sau khi di dời đã “mọc” lên tòa diễn ra. Đơn cử, tại quận Hai Bà Trưng, bến xe Lương Yên bị xóa sổ, một chung cư cao tầng xuất hiện với hàng nghìn hộ dân ồ ạt về ở. Còn ở quận Thanh Xuân, mảnh đất công nghiệp của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp tế việc triển khai quy hoạch dường như lại đang có sự đối lập lại với quy hoạch ban đầu. Không gian xanh không những không được mở rộng thêm mà còn bị giảm đi. Ở vị trí trung tâm, nhu cầu sử dụng không gian xanh lớn thì không còn quỹ đất, nói đúng hơn là quỹ đất hầu hết đã bị “thâu tóm”. Trong khi đó, nhiều công viên lớn lại quy hoạch ở vị trí xa trung tâm, hạn chế khả năng tiếp cận của người dân nội đô, gây ra sự lãng phí lớn. Việc Hà Nội di dời hơn 90 nhà máy ra khỏi nội đô là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong21nhàmáy đã được giải tỏamặt bằng, thì có đến 19 chung cư mọc lên. Những khu đô thị mới thay thếcácnhàmáycũởnội đôđã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, như đã nói, trong hơn 90 nhà máy cũ ấy, có không ít nhà máy mang trong mình “dấu chân”thời đại, chứng tích lịch sử, dấu ấn văn hóa. n QuétmãQRđể theodõi Chuyênđề trên www.ngaynay.vn Dùdi sảncôngnghiệpcòn làkhái niệmkhámớimẻ, nhưngnếukhôngcócái nhìnđúngđắnvề loại hìnhdi sảnnàyđể cócácbiệnphápbảovệkịp thời, tương lai khôngxa, cácdi sảncôngnghiệpsẽ chỉ còn trongkýức củangười HàNội. Công tyThuốc láThăng Long. ĐườngNguyễnTuânquánhỏhẹpnhưng lại có rất nhiều khuđô thị, nhà cao tầng. Nhiềunhàmáy cũnằmtrong nội thành.

Hệ thống di sản văn hóa trải khắp đất nước ta chính là nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch. Di sảnvănhóađãvàđang là “đòn bẩy” góp phần kiến tạo phát triển kinh tế. Như các quốc gia khác, Việt Nam phải đối mặt nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản. Nhu cầu này ngày càng cấp bách trongbối cảnh thayđổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội. Lĩnh vực di sản trên toàn cầu đang chứng kiến tầm quantrọngngàymột tăngcủa việc huy động cộng đồng vào bảo vệ di sản của chínhhọ. Đó là lực lượng tích cực, là tuyến đầu trong công cuộc chăm lo di sản. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của việc đào tạo chuyêngia vàgiảngviênở lĩnh vực này giờ đây bao phủ từ giảng dạy, triển khai, định hướng cho đến hợp tác với cộng đồng. DIỆU LINH Nhu cầu về nguồn nhân lực trong quản lý, thực hành di sản của thị trường, các đơn vị nhà nước, các cơ sở tư nhân và khu vực phi chính phủ vô cùng to lớn nhưng trên thực tế lại diễn ra nghịch lý cung không đủ cầu. di sảnởViệtNamlà rất lớn, cần có lực lượng dày đặc phân bổ ngành dọc theo hệ thống nhà nước, thậm chí các tổ chức bên ngoài thường không đủ để cung cấp cho công việc. Theo nhiều chuyên gia, nhân sự trong ngành di sản đã không đủ, chưa kể chất lượng nhân lực của ngành di sản được đánh giá là có trình độ chuyên môn không đồng đều khi nhân sự học theo đúng chuyên ngành về di sản không nhiều, năng lực chưa thật sự cao. Đa số nhân sựđược đào tạo từ các chuyên ngành cận kề hoặc các lĩnh vực hoạt động thực tiễn về bảo tàng, di tích nói chung như văn hóa dân gian, ngoại ngữ, mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng, công nghệ thông tin… Văn hóa, di sản là tài sản quý báu của toàn dân tộc, phải được các thế hệ người “Cơn khát” nhân lực trình độ cao Cả nước ta hiện có trên 40.000 di tích được kiểm kê, trong đó UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 14 di sản văn hóa phi vật thể và 7 di sản tư liệu thế giới. Bên cạnh đó là hệ thống 179 bảo tàng lưu giữ gần 4 triệu hiện vật, với 127 hiện vật và nhóm hiện vật đã được công nhận là di sản quốc gia. Sức hấp dẫn của di sản văn hóa đã tạo động lực chophát triểndu lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Di sản văn hóa nếu không được xem là tài sản sẽ là di sản chết. Số lượng di sản phong phú cho thấy nguồn lực cần để vận hành hệ thống quản lý NHÂN LỰC NGÀNHDI SẢN: Cung không đủ cầu NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

văn hóa, giáo dục trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Trong cương vị Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học liên ngành - ĐHQGHN, PGS. TS Nguyễn Văn Hiệu cho biết với định hướng đào chuyên sâu về di sản, cơ hội việc làm cho các sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ rất rộng mở. Sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp theo các định hướng khác nhau, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến di sản, du lịch, thương hiệu… ở khối nhà nước, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ. “Đặc biệt với chương trình học liên thông từ Cử nhân lên Thạc sĩ và sắp tới là Tiến sĩ Di sản học tại Khoa Các Khoa học liên ngành, các em sẽ có đủ nền tảng để tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, đào tạo về di sản, văn hóa và du lịch”, ông Hiệu nói. Có thể khẳng định rằng, di sản văn hóa là một nhân tố đắc lực, thực sự góp phần tạo nên bản sắc, hình ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc sâu rộng. Có sẵn đội ngũ nhân lực hùng hậu, hiểu biết về di sản, với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của mình, các bạn trẻ sẽ khai thác văn hóa đúng cách, chuyên nghiệp hơn, góp phần tạo nên nhiều giá trị cho đất nước cả vật chất và tinh thần. n doanh nhằm tạo nên những nền tảng không chỉ kiến thức học thuật mà còn giúp người học cọ sát với thực tiễn, dần thâm nhập vào thị trường lao động từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, thành viên Hội đồng Thẩm định, Công ước 2003 UNESCO nhiệm kỳ 20172020, giảng viên cơ hữu về chuyên ngành Di sản học tại Khoa Các khoa học liên ngành, hướng tiếp cận về di sản ở Khoa mang tính thời sự bởi cập nhật được khối kiến thức, tri thức thịnh hành trên thế giới và cách nhìn di sản từ Công ước, văn kiện, thể chế của UNESCO. “Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiếp cận khối kiến thức liên ngành liên quan đến thực hành di sản và lý thuyết về di sản học. Khoa đã có nhiều nỗ lực trong việc bắt kịp chương trình giảng dạy trên thế giới với việc bắt đầu đưa vào giảng dạy về Di sản học phê phán (critical heritage studies)”. Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo theo xu hướng cập nhật, hiện đại và hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội; đồng thời cải tiến phương pháp dạy và học, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, chú trọng phát triển khả năng tự học, độc lập trong tư duy và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Còn đối với Khoa Di sản văn hóa của Đại học Văn hóa, Khoa tập trung nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia học tập nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các bảo tàng, các viện nghiên cứu, các cơ quan một đơn vị có bề dày trong đào tạo liên ngành, khả năng huy động lực lượng giảng viên, nhà khoa học hùng hậu trong ĐHQG, chương trình học của Khoa Các khoa học liên ngành được thiết kế gồm khối kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý, khoa học tự nhiên, kinh tế, công nghệ. Kết hợp cùng các kỹ năng toàn diện như nghiệp vụ gây quỹ tài trợ, xây dựng sản phẩm truyền thông, kỹ thuật quay phim, chụp ảnh, khởi sự kinh mâu thuẫn, thiên lệch về tư duy đầu tư gây tình trạng phát triển thiếu bền vững trong kế hoạch quản lý di sản. Điểm cần lưu ý khác là nếu không quản lý tốt, theo thời gian các di sản sẽ dần xuống cấp, mai một, thậm chí biến mất hoàn toàn do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu. Ngành đào tạo chất lượng Đón đầu sự phát triển, một số trường đại học đã xây dựng những chương trình đào tạo chất lượng, chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ và nguồn nhân lực chuyên môn về quản lý di sản. Tại khu vực phía Bắc, có thể kể đến hai đơn vị dẫn đầu về chuyên ngành này là Khoa Các khoa học liên ngành của ĐHQGHN và Khoa Di sản Văn hóa của Đại họcVăn hóa. Với thế mạnh của Việt Namgiữ gìn, phát huy giá trị từ đời này sang đời khác. Nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các giá trị văn hóa Việt Nam phải được lan tỏa, được bạn bè thế giới ghi nhận; trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại. Sự có mặt đông đảo và chất lượng của đội ngũ nhân lực ngành di sản sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, trở thànhmột nhân tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Những khiếm khuyết, thiếu hụt trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều câu chuyện “chảy máu di sản”, gây bức xúc dư luận. Những bài toán nan giải từ quá trình quản lý di sản đã tồn tại hàng chục năm qua, khiến lợi ích của các cộng đồng, chủ thể di sản chưa được quan tâm đúng mức, tạo ra nhiều QuétmãQRđể theodõi Chuyênđề trên www.ngaynay.vn Ảnhminhhọa. Nếukhôngquản lý tốt, theo thời giancácdi sản sẽdầnxuốngcấp,mai một, thậmchí biếnmất hoàn toàndoquá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa, toàncầuhóa, biến đổi khí hậu. Sứchấpdẫncủadi sảnvănhóađã tạođộng lực cho phát triểndu lịchmang lại nhiều lợi íchvề thunhập, việc làmvàphát triểnkinh tếxãhội địaphương. Di sản vănhóanếukhôngđược xemlà tài sảnsẽ làdi sảnchết. NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ Số286 - ThứNăm, ngày14/7/2022

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==