Ngày Nay số 302

SỐ302 (10 - 17/11/2022) W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday CHUYÊN ĐỀ: Văn hóa đọc TRANG 6 - 13

NGUYỆT LINH Nhìn lại lịch sử các cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tại Việt Nam, có thể thấy những cải cách, thay đổi sách giáo khoa (SGK) đều được đặt ở vị trí trung tâm, chính yếu. Ba chu kỳ một mô típ Kể từnăm1975, hệ thống giáo dục phổ thông quốc dân đã trải qua ba lần cải cách chương trình. Cụ thể, cuộc cải cách lần thứ nhất với chương trình GDPT 1981, Việt Namđã triển khai hệ phổ thông chuẩn 12 năm thống nhất trên toàn quốc, thay cho chương trình GDPT ở miền Nam (hệ 12 năm) và miền Bắc (hệ 10 năm). Cuộc cải cách này cũng Việc triển khai chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” dù đã bước sang năm học thứ hai nhưng vẫn khiến dư luận xã hội cùng giới chuyên môn nóng lên vì những bất cập xoay quanh các bộ sách này. mới nhưng việc xây dựng chương trình GDPT vẫn khá đơn giản, không tách bạch với việc biên soạn SGK. Cho đến cuộc cải cách năm 2018, việc nhiều người trong ban biên soạn chương trìnhGDPT cũng chính là các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên SGK, cho thấy sự không rõ ràng trong biên soạn chương trình và SGK. “Có thể thấy điều chúng ta làm với ba chu kỳ cải cách giáo dục đều rất nhất quán, không thay đổi nhiều. Những tranh luậnvềmộtbộsáchhay nhiều bộ sách lại trở về điểm xuất phát bởi dường như không có điểm neo về triết lý hệ thống. Vấn đề không nằm ở một hay nhiều bộ sách mà nằmở định hướng chiến lược đóng hay mở. Chiến lược này sẽ quyết định đến hàng trăm yếu tố khác nhau, khôngphải chỉ chương trình hay SGK”, bà Quyên nói. kéo theo thay đổi SGK. Đó là thời kỳ đồng hành tồn tại của 4 bộ sách dành cho các đối tượng người học khác nhau như: học sinh của chương trình đại trà (165 tuần), học sinh trường Thực nghiệm, học sinh miền núi (122 tuần) và trẻ lang thang cơ nhỡ (100 tuần). Cũng chung cách tiếp cận dựa trên nội dung phân ban như năm 1981, chương trình GDPT 2000 và SGK được biên soạn theo hình thức cuốn chiếu. Chương trình Tiểu học ban hành năm 2001, THCS ban hành năm 2002 và THPT ban hành vào 2006. Tuy có cải cách trong việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học và THCS, nhưng các bản của chương trình này bị đánh giá sơ sài, nhiều khiếm khuyết, thúc đẩy một cuộc cải cáchmới. Chương trình GDPT 2018 có sự thay đổi về cách tiếp cận, chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. SGK của chương trình này cũng được biên soạn theo hướng một chương trình, nhiều bộ sách. Dù thời điểm triển khai chương trình đã lùi lại so với dự kiến hai năm, SGK cũng chỉ ban hành theo hình thức “cuốn chiếu” trên thị trường khoảng ba tháng trước khi năm học 2020 - 2021 bắt đầu, nên hầu như không thể tổng hợp, phân tích để đưa ra các đánh giá toàn diện về tính hệ thống, tính nhất quán của bộ sách. Nhận định về ba chu kỳ thay đổi chương trình và SGK, chuyên gia giáo dục độc lập Đỗ Thị Ngọc Quyên cho biết nhìn vào tổng thể sẽ thấy các cuộc cải cách có chung một mô típ. Khoảng cách giữa các kỳ cải cách lần thứ nhất (1981), lần thứ hai (2000) và lần thứ ba (2018) rơi vào khoảng 18 - 20 năm. Nếu tính cả thời gian xây dựng đề án, xây dựng chương trình, phát triển SGK, có thể nói con số trên chỉ đủ cho một vòng chương trình 12 năm diễn ra trọn vẹn. Ở khía cạnh khác, dù mỗi kỳ cải cách các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã lĩnh hội thêm nhiều thông tin, ý tưởng, cách tiếp cận giáo dục và phương pháp sư phạm SÁCHGIÁOKHOAVẪN Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

NHIỀU SẠN Vì tình trạng thiếu nhânsự, saunămthứ nhất triểnkhai, hai bộ sách“Cùnghọcđểphát triểnnăng lực” và“Vì sựbìnhđẳngvàdân chủ tronggiáodục” đã“rơi rụng”, biếnmất khỏi chương trình. GDPT 2018 với dự kiến ban đầu có 6 bộ sách, trong đó có một bộ sách do chính Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện. Tuy nhiên bộ sách này bị loại bỏ do không có đủ chuyên gia để thực hiện. Cũng vì tình trạng thiếu nhân sự, sau năm thứ nhất triển khai, hai bộ sách“Cùng học để phát triển năng lực” và “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đã “rơi rụng”, biến mất khỏi chương trình. Cùng với đó còn là sự khuyết thiếu của nhân lực đánh giá sách giáo khoa, năng lực đánh giá của người lựa chọn sách. Hiện nay có thể thấy việc lựa chọn, đánh giá đang được Bộ GD&ĐT giao về các trường, nhưng trên thực tế, các trường không đủ khả năng nên việc lựa chọn cuối cùng rơi vào các Sở. Tuy nhiên trong lịch sử, các Sở cũng chưa hề có kinh nghiệm, kiến thức với công tác này. Bởi trong mọi chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường sư phạm cũng không có nội dung về lựa chọn, đánh giá tài liệu, học liệu, chưa nói đến lựa chọn ra vì đã quen với hệ thống của một bộ SGK duy nhất. 2018 đang được triển khai theo hệ thống mở. Cụ thể, dấu hiệu rõ ràng của việc chuyển đổi từ hệ thống đóng sang mở thể hiện ở việc phát triển hệ thống giáo dục tư nhân, lấy ý kiến của quần chúng, cho nhiều đơn vị tham gia vào biên soạn SGK… Dù vậy không thể phủ nhận áp dụng hệ thống mở ở Việt Nam còn nhiều bất cập trong thời điểm hiện tại. Đầu tiên phải kể đến nghịch lý về vai trò của sách giáo khoa trong hệ thống giáo dục. Nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục vẫn còn ngộ nhận“SGK là chương trình”, từ đó gây đến tâm lý lệ thuộc, coi sách giáo khoa là quan trọng nhất, không phát huy tính chủ thể, lưu ý đến khách biệt của người học trong quá trình giảng dạy. Bất cập còn đến từ nguồn lực để triển khai một hệ thống giáo dục mở. Theo đó, nhân lực biên soạn sách giáo khoa của chương trình Chuyển từ đóng sangmở Về mặt lý thuyết, hệ thống giáo dục phổ thông có thể được phát triển theo hai hướng đóng và mở. Với hệ thống đóng, quá trình giáo dục hạn chế sự tham gia của các bên liên quan, biến SGK trở thành nguồn học liệu duy nhất, nhà nước quản lý toàn hệ thống để đảm bảo sự thống nhất. Ngược lại, hệ thống mở cho phép sự tham gia, đóng góp tài lực và trí lực tập thể. Đây có thể hiểu là hàm ý của khái niệm “xã hội hóa” trong giáo dục. Cả hệ thống đóng và mở đều phát huy ưu hay nhược điểm tùy vào bối cảnh. Trong thời kỳ chiến tranh hoặc khi nguồn nhân lực đất nước còn hạn chế, tài nguyên triển khai khan hiếm, dân trí còn thấp thì việc lựa chọn hệ thống đóng như chương trình GDPT các năm 1981, 2000 là hợp lý. Ở thời điểm hiện tại, với những gì cả hệ thống giáo dục đã triển khai trong suốt thời gian qua cho thấy chương trình GDPT Tiếp theo là những vấn đề liên quan đến thiếu đồng bộ về mặt phương pháp để giúp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phát triển nghề nghiệp; thiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, phân loại văn bản trong lựa chọn học liệu để đưa vào xây dựng SGK. Hiện tại, khung năng lực, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên không yêu cầu phải lựa chọn, đánh giá SGK trong khi đây là một yêu cầu đã trở nên cấp thiết với chương trình GDPT 2018. Về quy định, quy trình biên soạn, thực nghiệm, đánh giá, lựa chọn SGK cũng còn nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, xung đột lợi ích giữa các tác giả tham gia biên soạn sách. Ngoài ra, quy định thực nghiệm SGK mới chỉ yêu cầu tiến hành dưới 20% số tiết trong chương trình, cho thấy nếu thực nghiệm đầy đủ thì trong thực tế vẫn còn 80% các bài không được thực nghiệm. Giá sách mới vẫn tăng! Những “hạt sạn” của các bộ SGKmới có thể kể đến việc ngôn ngữ trong sách không phù hợp; hay những câu chuyện bị bóp méo, xuyên tạc, thiếu tính giáo dục… Tuy nhiên, “hạt sạn” gây nhức nhối nhất với dư luận phải kể đến việc giá SGK mới đắt gấp 2 - 3 lầngiá SGK cũ. Nhiềuphụ huynh từng chia sẻ họ phải chi tới 800.000 đồng để mua sách cho con trước thềmnăm họcmới. Theo lý giải của Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam, có một số nguyên nhân khách quan khiến giá SGK mới cao hơn giá SGK cũ. Trong đó có thể Theo báo cáo của BộGD&ĐT, có 1.574 tác giả tham gia vào biên soạn SGK cho CTGDPT 2018. Như vậy mỗi một môn/khối trung bình có 3 tác giả khác nhau cùng biên soạn. Tính ra, một môn trong chương trình Tiểu học có tổng số 15 tác giả thamgia. Tuy nhiên, trên phần thông tin tác giả sẽ thấy có tình trạngmột tác giả có thể thamgia biên soạn nhiều bộ sách, làm nảy sinhmâu thuẫn về nguyên tắc, phương pháp tiếp cận giữa các bộ sách khác nhau.. kể đến những biến động thế giới gần đây khiến chi phí cho khâu biên tập, quảng bá, tập huấn, đặc biệt là in ấn sản phẩm, tăng từ 25 đến 30%. Tất cả những chi phí này đều do doanh nghiệp bỏ ra, điều mà trước đây vốn được Nhà nước hỗ trợ. Một nguyên nhân khác đến từ sự thay đổi khổ sách khi tăng lên 1,3 lần so với SGK cũ. Các bộ SGK của chương trình GDPT 2018 cũng đều được xây dựng phiên bản điện tử với những thí nghiệm, câu chuyện thể hiện theo hình thức phim hoạt hình nên chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó là lý do thị trường bị thu hẹp do nhiều đơn vị cùng tham gia xuất bản, nguyên nhân này trực tiếp kéo theo giá thành SGK tăng lên. Từ một góc nhìn khác, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy nhận định giá SGK tăng cao còn do hiện tượng “bán bia kèm lạc”. Trước tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã ra ngay một văn bản cấm các trường vận động học sinh mua sách tham khảo. Tuy nhiên quy định này quá cứng, vì có những sách tham khảo là đồ dùng học tập thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Bộ nên điều chỉnh lại quy định này, nếu cấm thì cấm hình thức “bán bia kèm lạc”, để buộc học sinh phải mua sách tham khảo. Trả lời câu hỏi về lựa chọn sách để tránh bất cập, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết tới đây sẽ có những kết luận để tránh tác động tiêu cực; cũng như nghiên cứu để điều chỉnh Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT trên tinh thần tôn trọng từ cơ sở, giáo viên, học sinh, nhà trường chứ không phải từ cơ quan quản lý cấp trên.n NGAYNAY.VN 3 TIÊUĐIỂM Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

Một nửanhân loại phụ thuộc trực tiếp hoặcgián tiếpvàocác sôngbăngnhư nguồnnước củachúngchomụcđíchsinh hoạt, nôngnghiệpvànăng lượng. Các sôngbăngcũng là trụcột củađadạng sinhhọc, nuôi dưỡngnhiềuhệ sinh thái. UNESCO đang theo dõi khoảng 18.600 sông băng thuộc 50 địa điểm di sản thế giới. Dữ liệu mới của UNESCO nhấn mạnh sự tan chảy ngày càng nhanh của các sông băng thuộc các Di sản Thế giới, trong đó 1/3 sông băng sẽ biến mất vào năm 2050. Nhưng thế giới vẫn có thể cứu được 2/3 còn lại, nếu sự tăng nhiệt toàn cầu không vượt quá 1,5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với COP27. 50 di sản thế giới được UNESCO công nhận là nơi có sông băng. Tổng cộng 18.600 sông băng đã được xác định trong 50 địa điểm này, bao phủ khoảng 66.000 km vuông, chiếm gần 10% tổng diện tích băng của Trái Đất. Chúng bao gồm núi cao nhất (bên cạnh đỉnh Everest), dài nhất (ở Alaska) và các sông băng cuối cùng còn sót lại ở châu Phi, mang lại cái nhìn tổng quan đại diện về tình hình chung của các sông băng trên thế giới. Nhưng một nghiên cứu mới của UNESCO hợp tác với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, cho thấy những sông băng này đã rút đi với tốc độ nhanh hơn kể từ năm 2000 do lượng khí thải CO2, nhiệt độTrái đất ấmdần lên. Các sông băng đang mất đi 58 tỷ tấn băng mỗi năm - tương đương với lượng nước sử dụng hàng năm của Pháp băng. Một quỹ như vậy sẽ hỗ trợ nghiên cứu toàn diện, thúc đẩy mạng lưới trao đổi giữa tất cả các bên liên quan và thực hiện các biện pháp cảnh báo sớm và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trước đó, trong một báo cáo đặc biệt được công bố vào năm 2019, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) cảnh báo, các sông băng trên dãy Alps sẽ mất hơn 80% khối lượng băng hiện tại vào năm 2100, bất kể các biện pháp có thể được thực hiện để hạn chế phát thải khí nhà kính. UNESCO khuyến nghị các quốc gia phải xemviệc bảo vệ các sông băng là trọng tâm trong chính sách. UNESCO cũng kêu gọi chính quyền địa phương cải thiện việc giám sát và nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai. n vàTây Ban Nha - và là nguyên nhân gây ra gần 5% mực nước biển dâng toàn cầu được quan sát thấy. Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO khẳng định,“Chỉ có giảmnhanhmức phát thải CO2 thì chúng ta mới có thể cứu được các sông băng và sự đa dạng sinh học đặc biệt đang phụ thuộc vào chúng”. Báo cáo kết luận rằng các sông băng ở 1/3 trong số 50 di sản thế giới được dự đoán là sẽ biến mất vào năm 2050, bất kể những nỗ lực hạn chế sự gia tăng nhiệt độ. Nhưng vẫn có thể cứu được các sông băng ở 2/3 địa điểm còn lại nếu sự gia tăng nhiệt độ không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài việc phải giảm đáng kể lượng khí thải carbon, UNESCO đang vận động thành lập một quỹ quốc tế để giám sát và bảo tồn sông 1/3 sông băng thuộc Di sản Thế giới sẽ biến mất vào năm 2050 Các sông băng nổi tiếng ở núi Dolomites (Ý), công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và núi Kilimanjaro (Tanzania) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) dự báo sẽ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu. PHƯƠNG LY Các sôngbăng tan chảy ởKilimanjaro, Tanzania. Ảnh: Christian Pondella. NGAYNAY.VN 4 UNESCO Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

Ngày 31/10 hàng năm kể từ năm 2019, Nền tảng các thành phố của UNESCO (UCP) đã tổ chức Ngày các Thành phố Thế giới bằng cách tổ chức các sự kiện Năm 2022, UNESCO đã khởi động một chương trình nâng cao năng lực để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ (SIDS) trong việc giám sát và phát triển các chính sách về sáng tạo. 15 đại diện SIDS đã tham gia các hội thảo đào tạo trực tuyến trong tháng 9/2022, tập hợp các đại diện từ Barbados, Belize, Cabo Verde, Cuba, Dominica, Cộng hòa Dominica, Haiti, Jamaica, Mauritius, Niue, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, Timor-Leste và Trinidad và Tobago. Tất cả các quốc gia thành viên của Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa được yêu cầu thực hiện nghiên cứu và phân và hoạt động dành riêng để làmnổi bật sứcmạnh chuyển đổi của các thành phố để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 11 “Tạo thành các thành phố và nơi định cư của con tích thường xuyên về các chính sách và biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa ở cấp quốc gia thông qua một báo cáo định kỳ. Điều này cho phép các quốc gia đánh giá tác động của việc thay đổi chính sách đối với các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa, thiết lập các ưu tiên và xác định nơi nào cần thêm nguồn nhân lực và tài chính. Tuy nhiên, nhiều bên tham gia Công ước 2005, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ SIDS gặp khó khăn trong việc biên soạn loại phân tích chính sách này. Họ có thể thiếu dữ liệu hoặc thông tin liên quan cần thiết cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng và minh bạch hoặc có năng lực hạn chế để người bao trùm, an toàn, kiên cường và bền vững”. Năm nay, UCP đã vận động các phương pháp tiếp cận phát triển bền vững lấy thành phố và cộng đồng địa phương làm trọng tâm. Đưa đánh giá và giám sát tác động của các chính sách và biện pháp được thực hiện cuối cùng dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo và bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Trong hội thảo, những người tham gia đã hiểu rõ hơn Các sự kiện và hoạt động đa dạng đang được tổ chức bởi các mạng lưới và chương trình thành viên UCP, nhằm mục đích nhấn mạnh kiến thức chuyên môn liên ngành và đóng góp xuyên suốt của Nền tảng trong việc kết nối các hành động thiết thực của địa phương với chương trình phát triển toàn cầu. Nền tảng các Thành phố của UNESCO gần đây đã đưa ra một loạt các giải pháp đô thị nhằm thúc đẩy hành động và ứng phó với khí hậu. Những giải pháp này phù hợp với chủ đề năm nay, khuyến khích các hành động cụ thể và hiệu quả của địa phương góp phần vào chương trình nghị sự phát triển quốc tế. Đặc biệt, bộ giải pháp đô thị thứ hai đã được phát triển trong năm nay cùng với Mạng lưới các thành phố sáng tạo Indonesia trong khuôn khổ Urban 20, nhóm tham gia G20 về các vấn đề đô thị. n ra chủ đề “Hành động cục bộ để tiến ra toàn cầu”, UCP nêu bật sự gắn kết và bổ sung của các khía cạnh địa phương và toàn cầu trong việc theo đuổi chung của chúng ta về một tương lai bền vững. PHƯƠNG LY NGÀY CÁC THÀNHPHỐ THẾ GIỚI 2022: Tô đậm tiềm năng của các thành phố Các quốc đảo đẩy mạnh phát triển chính sách về sáng tạo về mục đích và các quá trình có sự tham gia liên quan đến hoạt động giám sát này và có thể kết nối các nguyên tắc tổng thể của Công ước 2005 với các thành tựu và tác động. Các hội thảo cũng thúc đẩy học tập bình đẳng giữa các quốc gia. Việc hoàn thành thành công báo cáo cũng được nhấn mạnh về cách nó dẫn đến hành động cụ thể ở cấp quốc gia tại các quốc gia này, nhằm khuyến khích sự phát triển toàn diện và bền vững của nền kinh tế sáng tạo và mang lại kết quả tích cực cho các nghệ sĩ và chuyên gia văn hóa. Việc tập huấn trực tuyến chỉ là bước đầu tiên của chương trình nâng cao năng lực cho SIDS. Sau hội thảo này, các quốc gia quan tâm sẽ nhận được hỗ trợ, theo yêu cầu, để tổ chức các cuộc tham vấn nhiều bên liên quan và hội thảo nâng cao năng lực nhằm cải thiện việc thu thập dữ liệu và giám sát chính sách ở quốc gia của họ. MINH PHƯỢNG (theoUNESCO) Đến năm 2050, hơn 60% dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực thành thị. Thông qua hành động của các địa phương, người dân ở thành phố đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành phố bền vững và hòa nhập. NGAYNAY.VN 5 UNESCO Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

Phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương để giải đáp câu hỏi này. Văn hóa đọc vẫn mang tính chất “đánh trống ghi tên” Được biết, ông đang nung nấu ý tưởng thành lập danh mục 100 cuốn sách nên đọc cho mọi độ tuổi, đặc biệt là dành cho thanh niên. Ông dựa vào những tiêu chí nào để chọn lọc đầu sách? - Trước khi bắt tay vào việc chọn lọc, tôi phải gạch ra một số tiêu chí. Thứ nhất đó phải là những tác phẩm tôi đã đọc và có giá trị trong tham chiếu của cá nhân tôi với tình hình xã hội hiện tại, với nhu cầu của độc giả và thông điệp mà tác giả muốn hướng tới. Ví dụ, tôi quan sát thấy người trẻ hiện nay rất cần những yếu tố như năng lực tập trung, ý chí vượt khó, hay biết đặt ra mục tiêu để theo đuổi, Dựa trên những nhu cầu đó, tôi sẽ chọn ra những cuốn sách đáp ứng được độc giả trẻ. Ngoài ra, 100 cuốn sách này phải là của những tác giả lớn, hoặc đã được thử thách qua thời gian, được nhiều thế hệ độc giả từ nhiều nền văn hóa truyền tay nhau đọc, tiêu biểu như “Hoàng tử bé”, “Papilon - Người tù khổ sai”, hay “Tội ác và hình phạt”. Tôi cũng cân đối tỷ lệ chọn lọc những đầu sách kinh điển từ các tác giả đã qua đời hoặc đương đại, rồi những tác phẩm hư cấu và phi hư cấu. Tôi không muốn đưa vào danh mục những cuốn sách “mỳ ăn liền”, chỉ đọc một buổi là trôi tuột, không đọng lại gì trong đầu. Nhiều phụ huynh hiện nay muốn xây dựng văn hóa đọc trong gia đình, theo ông các bậc phụ huynh nên làm gì để tạo lập một môi trường khuyến đọc cho trẻ nhỏ? - Nếu như cha mẹ có thói quen đọc hoặc say mê đọc sách, cũng như có hiểu biết về lĩnh vực sách thì có thể lựa chọn những cuốn sách hay cho con em mình. Hiện nay, có nhiều phụ huynh trước đây chưa có nhiều trải nghiệm đọc sách, sau này khi trưởng thành cũng không có thói quen đọc nhưng họ ý thức được vai trò của việc đọc sách và muốn con hưởng thụ văn hóa đọc từ nhỏ. Tuy nhiên, họ băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu và dựa vào những tiêu chí nào. Việc vạch ra những tiêu chí xây dựng tổ sách trong gia đình thường do các tổ chức chuyên môn, có uy tín lớn thực hiện. Ví dụ như ở Nhật Bản, Hiệp hội Thư viện Trường học hoặc Hội Văn học Thiếu nhi hay Hiệp hội Thư viện là những tổ chức cung cấp danh sách khuyến đọc cho từng độ tuổi, danh sách này được cập nhật hàng năm. Tất nhiên đó chỉ là những danh sách tham khảo nhưng vẫn là nền tảng vững chắc để các phụ huynh và giáo viên chọn sách cho trẻ nhỏ. Khi lập tủ sách gia đình, phụ huynh nên căn cứ vào độ tuổi của con, hoàn cảnh kinh tế gia đình, rồi sở thích và nhu cầu của con để chọn lọc ra những đầu sách phù hợp nhất. Dường như việc phát triển văn hóa đọc trong học đường ngày nay cònmangnặng tính phong trào. Nhất làkhi ởnước ta các môi trường khuyến đọc còn rất ít và khó tiếp cận… - Đúng là nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc hiện nay chỉ mang tính chất “đánh trống ghi tên”, nhiều trường học thành lập những “thư viện xanh”, hay “thư viện thân thiện” chỉ để cho có mà không tổ chức các hoạt động đọc cho học sinh. Qua các chuyến đi thực tế tới nhiều trường học trên cả nước, không ít lần tôi bắt gặp hình ảnh các thư viện học đường bị “phủ bụi”, hay các bạn học sinh nếu có đọc thì cũng chỉ đọc truyện tranh, hoặc các cuốn truyện rất xưa cũ bởi các bạn thiếu người giới thiệu, dẫn dắt. Hiện nay, những trường học tại cơ sở triển khai tốt hoạt động đọc sách thường là do hiệu trưởng, thủ thư thực sự yêu sách hoặc có những người hỗ trợ hoạt động khuyến đọc. Muốn phát triển văn hóa đọc trong học đường thì phải có môi trường khuyến khích nó. Lấy ví dụ về Hà Nội – Thủ đô nghìn năm văn hiến, nhưng số lượng quán cà phê sách, hiệu sách chỉ tập trung ở các khu trung tâm, các thư viện tư nhân và nhà nước rất ít. Nhìn rộng ra, hiện nay trên cả nước vẫn chưa có một cơ sở nào đủ tiêu chuẩn để trở thành thư viện cho trẻ em mà chỉ có các phòng đọc dành cho thiếu nhi. Muốn có nền tảng kiến thức, bắt buộc phải đọc sách giấy Có quan điểm cho rằng người trẻ ngày càng lười đọc. Nhưng có thể hiểu đúng rằng thế hệ trẻ đã thay đổi cách đọc, từ đọc sâu chuyển sang BẮC HIỆP Người trẻ đọc nhiều Trước dòng chảy gấp gáp của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ có nhu cầu tìm tới sách vở như một nơi để nương náu tâm hồn và hoàn thiện bản thân. Nhưng làm thế nào để người trẻ đọc cho đúng và trúng? Tôi cho rằng để có văn hóa đọc đích thực, chúng ta không thể cứ chạy theo trào lưu hay bề nổi. Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương Theonhànghiên cứuNguyễnQuốcVương, khuyếnđọc là tạo ra khônggianvănhóa, cơhội tiếp cậnvănhóa vàhọc tập suốt đời cho tất cảmọi người không cứ riêngai. Nhànghiên cứugiáodục NguyễnQuốcVương. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

nhưng chưa có chiều sâu đọc nhanh. Sách giấy dần nhường chỗ cho sách điện tử, sách nói. Trước thực trạng này, người làm sách cần phải làm gì để vượt qua thách thức và cung cấp kiến thức hữu ích với trữ lượng lớn cho độc giả? - Xét về tình hình chung thì đúng là giới trẻ ngày càng ít đọc hơn các thế hệ trước. Tất nhiên, nếu đi sâu vào cộng đồng đọc, ta sẽ thấy vẫn có những học sinh được sinh ra trong môi trường giáo dục tốt, có điều kiện tiếp cận văn hóa đọc và sớm hình thành văn hóa đọc. Nếu như ở các đô thị, việc chúng ta bàn về sách vở là rất bình thường. Thế nhưng chỉ đi khỏi thành phố vài chục cây số, các khái niệm như văn hóa đọc đã khá mơ hồ. Do đó, hiện nay ở Việt Nam có sự bất đối xứng trong việc tiếp cận văn hóa đọc, giữa các nhóm, các thành phần trong xã hội, các vùng miền. Trước thực trạng này, bản thân tôi và cộng đồng những người khuyến đọc đang tìm cách hỗ trợ các ngôi trường khó khăn về tài chính nhưng có nhu cầu tiếp cận văn hóa đọc bằng cách bổ sung sách cho thư viện học đường, tổ chức các buổi trò chuyện để truyền thông về ý nghĩa, vai trò và các phương pháp đọc sách cho giáo viên và học sinh. Trước đây cũng đã có quan điểm cho rằng sách giấy sẽ bị thế chỗ bởi sách nói và sách điện tử, nhưng đến nay có thể khẳng định sách giấy vẫn sống tốt. Nhu cầu đọc sách giấy vẫn rất lớn bởi đặc trưng của đọc sách là phải đi vào chiều sâu, có thể nhiều người muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi để nghe sách nói, nhưng nếu muốn xây dựng nền tảng kiến thức thì bắt buộc phải đọc sách giấy. Văn hóa đọc không dựa vào số lượng sách ta sở hữu, mà ta hiểu được những cuốn sách đã đọc ở mức độ nào và liên kết nội dung sách với những trải nghiệm quanh các câu chuyện đời sống thường nhật. Tuy nhiên, có một hạn chế của dòng sách này đó là các tác phẩm, dù nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng thường chỉ kể những câu chuyện thành công, hay nói đúng là phần ngọn của vấn đề. Để hiểu được nội dung trong sách và áp dụng những kỹ năng đó vào bản thân thì cần phải tốn nhiều thời gian, ngoài ra độc giả cũng cần phải có nền tảng về triết học, lịch sử, văn chương. Một ví dụ dễ thấy là hiện nay nhiều bạn trẻ rất thích đọc cuốn “Đắc nhân tâm”, nhưng không thể quan niệm muốn thành công trong sự nghiệp thì chỉ cần đọc cuốn đó. Bản thân tác giả Dale Carnegie trong cuốn sách của mình cũng phải dẫn ra rất nhiều tấm gương và trích dẫn ý kiến của các danh nhân. Vậy sẽ có bao nhiêu bạn trẻ bỏ thời gian để đọc thêm về các danh nhân, bao nhiêu bạn sẽ đọc thêm các cước chú, nhân vật được trích dẫn trong sách để có được cái nhìn toàn diện và nền tảng kiến thức để nhập tâm những kỹ năng được liệt kê trong sách? Đó là một lỗ hổng lớn trong việc đọc sách kỹ năng, điều này dẫn đến thực trạng nhiều bạn trẻ đọc sách “self-help” nhưng bản thân không tiến bộ được chút nào. Các bạn trẻ ngày nay có thể đọc nhiều, nhưng thực ra là đọc chưa đúng, chưa trúng và chưa có chiều sâu. Kỹ năng không phải là thứ gì đó tồn tại trong môi trường chân không, mà phải dựa trên nền tảng kiến thức, trải nghiệm và tầm nhìn. Một người có kỹ năng sẽ phải có trải nghiệm phong phú trong đời sống, sở hữu nền tảng văn hóa tốt nhờ tích lũy kiến thức và biết ứng dụng vốn hiểu biết vào đời sống. Xin trân trọng cảm ơn ông! n cá nhân để đúc rút ra được tư duy cho bản thân. Trong bối cảnh nhiều người không có thời gian đọc và không muốn đọc sâu, nhiều nhà xuất bản đã cho ra mắt các phiên bản sách rút gọn từ các tác phẩm kinh điển như “Nguồn gốc các loài” hay “Của cải của các dân tộc”… Các phiên bản này sẽ tóm lược những nội dung cơ bản nhất và có tranh minh họa. Nhưng tôi cho rằng để có văn hóa đọc đích thực, chúng ta không thể cứ chạy theo trào lưu hay bề nổi. Trên thị trường xuất bản hiện nay có rất nhiều đầu sách giáo dục kỹ năng sống cho người trẻ, với hình thức đẹp, tiêu đề hấp dẫn. Nhưng khi đọc thì có không ít cuốn nội dung rất...”rỗng”, có những cuốn nhầm lẫn khái niệm phẩm chất đạo đức với kỹ năng sống. Theo ông, cần phải hiểu đúng về sách kỹ năng sống như nào và có những tiêu chuẩn gì để lựa chọn dòng sách này? - Trong cuốn “65 bí kíp đọc sách dành cho mọi người”, tôi từng nhắc đến việc hiện nay có nhiều bạn trẻ tìm đọc các đầu sách dạy về kỹ năng sống. Bản thân dòng sách này có nội dung rất sâu sắc nhưng khi du nhập về Việt Nam thì lại có nhiều biến đổi. Nguyên nhân là bởi các độc giả trẻ ở nước ta có nền tảng đọc tương đối mỏng, nhiều bạn ngay từ nhỏ đã không có thói quen đọc, do đó khi trưởng thành và thấy mọi người quanh mình đọc sách mới bắt đầu đọc. Vì không có nền tảng nên các bạn ấy thiếu đi khả năng kiên nhẫn, tập trung và kiến thức để tiếp thu những nội dung trong những cuốn sách “self-help”. Cho nên những cuốn sách kể các câu chuyện mà giới trẻ gọi là truyền cảm hứng, hay những cuốn được dán mác kỹ năng sống thường khá dễ đọc và tiếp thu bởi nội dung xoay Các bạn trẻ ngày nay có thể đọc nhiều, nhưng thực ra là đọc chưa đúng, chưa trúng và chưa có chiều sâu. Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022

Thứ âm nhạc trong văn Lê Xuân Khoa khi thì được anh miêu tả trực tiếp, khi lại ngân nga từ đoạn thắt nút này, mở nút kia, có lúc thiết tha như có một dàn hợp xướng trong những trang viết cao trào, vỡ òa cảm xúc. Lối viết ấy rất hiếm gặp, hoặc tôi mới chỉ gặp trong văn Lê Xuân Khoa. 10 năm say viết Kể từ ngày cuốn sách đầu tiên “Lá rơi trong thành phố” được Lê Xuân Khoa trình làng năm 2012, đến nay tròn 10 năm anh đã sống với nghề viết. Vớimột tácgiả trẻ, 10năm có 3 cuốn sách và 6 cuốn sách dịch thì hẳn không phải ngòi bút chạy theo trào lưu hay số lượng. Và chính anh cũng không thích “chạy xô”, sống nhanh, viết nhanh. Tất cả với Lê Xuân Khoa đều tự nhiên, như một cái duyên, không thể theo ý muốn đẩy nhanh hay chậm. Ba cuốn sáchvới ba thể loại, ba lối viết khác nhau chứng tỏ anh là một người viết có tâm hồn phong phú, đa góc nhìn. Nhà văn Lê Xuân Khoa chia sẻ: “Viết lách là niềm đam mê, có người được trời phú chonăng lực cảmthụhay ngôn ngữ rất dồi dào, nhưng muốn đi đường dài, nhà văn phải bồi đắp kiến thức, vốn sống, kỹnăngviết, học cách tư duy bố cục,… Muốn viết hay trước hết người viết phải nắm vững những yếu tố cơ bản như ngữ pháp, câu cú, phát triển vốn từ..., tiếp đó là tạo dựng phong cách, màu sắc riêng cho ngòi bút. Mỗi nhân với bao la những điều kì diệu và lý thú mà nổi bật lên đó là nét trong sáng, hồn nhiên. Điều đó nằm ngay ở những tên gọi ngộ nghĩnh như Hoàng đế Hải Cẩu LôngXù, Sói“khờ”, Lãnh chúa Chích Bông, Kỳ Nhông, Củ Chuối, lục địa Thân Sên… Cuốn sách khiến chúng ta xao động bởi những bài học nhỏ nhắn xinh xắn về tình bạn, lòng vị tha… rút ra từ mỗi chặng của cuộc phiêu lưu đi giải lời nguyền, đôi khi nhắc nhở chúng ta rằng chơi đàn hay làm việc gì cũng phải dồn hết tâm trí tâm lực: “... Mỗi loại đàn có nguyên liệu, kỹ thuật chế tác riêng. Nhưng dù là đàn gì thì người chơi đều phải tự tay tạo nên hình dạng cho nó, để cho một phần nhựa sống của mình theo những giọt mồ hôi thẩm thấu vào thanh âm mà nó phát ra...”. Có độc giả phải thốt lên, mỗi bước đi của Trùm Bánh và Tâm giống như những nốt nhạc“tích tịch tình tang”nhảy nhót trên khuông nhạc, giai điệu ấy vui có buồn có, tưởng chừng như chỉ là những giai điệu vu vơ, không ăn nhập nhưng khi đọc hết tác phẩm mới vỡ lẽđâychính làmộtbản giao hưởng hoàn chỉnh và hoành tráng. Sách của Khoa, không chỉ thanh thiếu niên yêu thích, mà cả những người từng trải cũng thấm thía. “Chú dế mèn” phiêu trong địa hạt văn hóa Saunhữnggiâyphút sống hết mình với từng trang sách, nhà văn Lê Xuân Khoa còn sống hết mình với âm nhạc, với văn hóa truyền thống. Điều may mắn là anh được thỏa sức “bay” trong địa hạt vănhóa, vừa thưởngthứccảm nhận, vừa học hỏi và trình bày luôn những thể loại khó như hát xẩm, chèo, ca Huế... Nhà văn Lê Xuân Khoa nói, những đammê đó hỗ trợ vật, mỗi tình huống được tạo ra phải có vai trò, có tác động rõ ràngvới cảbức tranhchung của cuốn tiểu thuyết, không nên dư thừa”. Một yếu tố quan trọng nữa là cảm xúc. Với Lê Xuân Khoa, cuốn sách nào cũng phải được viết từ những cảm xúc và trải nghiệm chân thực. “Mình không thấy rung động thì làm sao độc giả rung động được”, anh cười. Thực vậy, cuốn sách đầu tay năm 2012 “Lá rơi trong thành phố” Khoa viết đúng chất lãng mạn của tuổi trẻ, cảm xúc dạt dào, đến cuốn tiểu thuyết giả tưởng “Biển nhựa sống – Lời nguyền”năm 2020, nhiều người lầm tưởng chỉ toàn kịch tính, tưởng tượng hóa ra vẫn đầy thơ mộng, yêu thương và thậm chí cả “biển” nước mắt. Anh kể, cuốn này anh viết trong khoảng 6 tháng, gửi gắm tất cả tình yêu, khát vọng của bản thân. “Tiểu thuyết lãng mạn hay giả tưởng suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện chuyển tải, quan trọng là thông điệp, nội dung mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc, dù thể loại nào chăngnữa vẫn phải chân thực và sắc nét...”, Lê Xuân Khoa nói. Điều đặc biệt nhất của Khoa là cách kể chuyện giản dị, thật thà như cuộc sống tự dệt nên, không hoa mỹ, kỹ thuật, hoặc hết thảy kỹ thuật đã được chuyển hóa vào bên trong sự tự nhiên đó. Ngay cả giả tưởng cũng rất thật. Giọng văn dễ chịu, dễ đọc, dễ gần với người trẻ. Từ hành trình trưởng thành của chàng trai CủĐậu trongcuốn tiểu thuyết đầu tay đến cuộc phiêu lưu trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng gần đây nhất, tất cả Khoa đều kể một cách mộc mạc, hồn nhiên. Đan cài vào mạch văn lúc nào cũng là câu chuyện về âm nhạc. Chính Lê Xuân Khoa thừa nhận, âm nhạc thẩmthấu vào văn anh đậmnét. Đọc văn anh thấy âm nhạc là chất liệu tuyệt vời xuyên suốt. Dù trong bất kỳ hình dạng hay trạng thái nào thì bao trùm thế giới mà Khoa tạo dựng luôn là một “biển nhựa sống” với thiện - ác, xấu - đẹp, hạnh phúc - khổ đau mà tất cả mọi người đang trải qua. Trong “Biển nhựa sống”, cuộc phiêu lưu của Trùm Bánh và Tâm là thế giới đầy màu sắc, âm thanh Không hiểu sao, đọc văn của Lê Xuân Khoa - tác giả cuốn tiểu thuyết “Lá rơi trong thành phố” và tiểu thuyết giả tưởng “Biển nhựa sống - Lời nguyền”, lúc nào tôi cũng thấy thánh thót âm nhạc trong tâm thức. NHÀ VĂN LÊ XUÂNKHOA: Ngòi bút vang tiếng nhạc VIỆT ĐAN Mình không thấy rung động thì làm sao độc giả rung động được. NGAYNAY.VN 8 Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 CHUYÊNĐỀ

Cuốn sách “Lá rơi trong thành phố”Lê Xuân Khoa viết từ tháng 2/2012. Đến tháng 12/2012, anh bắt đầu đưa tác phẩm lên mạng dưới dạng truyện audio qua chính giọng đọc củamình. Sảnphẩmđược anh thu âm tại nhà. Anh cũng kiêm luôn vai trò xử lý âm thanh, biên tập âmnhạc. Đến cuốn tiểu thuyết giả tưởng “Biển nhựa sống – Lời nguyền”, 468 trang sách tiếp tục được Lê Xuân Khoa dựng thành sách nói. Anh kể, anh phải kì công sở hữu bộ thu âm chuyên nghiệp, card âm thanh, mic kết nối máy tính, rồi mày mò học cả phần mềm xử lý hậu kỳ, lọc nhiễu, chỉnh âm... Anh không dám nghĩ đến chuyện kiếm tiền nhờ nghề viết hay làm sách nói, chỉ đơn giản vì anh thích lĩnh vực media và muốn đưa tác phẩm đến gần những người không thể đọc bản sách in. Anh cũng thường đưa lênkênhYoutube cánhân những đam mê riêng về văn hóa nghệ thuật để chia sẻ với công chúng, trong đó cả cả tiểu thuyết lẫnnhững lànđiệu chèo... Dù “nhúng tay” vào nhiều lĩnh vực nhưng Lê Xuân Khoa rất khiêm nhường và kiệm lời trên mạng xã hội. Với anh, được cống hiến thầm lặng cho độc giả, khán giả những tác phẩm tâm huyết của mình, thế là đủ! n Lê Xuân Khoa cũng là “chúdếmèn”thích lang thang khám phá thế giới tâm thức con người.. Anh là dịch giả một số đầu sách của những bậc thầy tâmlinhnổi tiếngthế giới nhưOsho, Krishnamurti. 6 cuốnsáchdịchcủaanh lọtTop Best seller là Osho - Đức Phật, Cuộc đời và giáo huấn (2019), Osho -Đạo,Trạng thái vànghệ thuật (2019), Osho - Thiền, Lịch sử và giáo huấn (2019), Osho - Tantra, Con đường của sự chấp nhận (2019), Osho - Upanishad, Cốt tủy của giáo huấn (2019), Krishnamurti - Từ ánh sáng đến bóng tối (2020). Với Khoa, thế giới luôn bí ẩn và sâu sắc, càng khám phá càng thấy thú vị, động lực khám phá đó tạo nên chất liệu để anh có nhiều ý tưởng hơn trong lúc viết tác phẩm của mình. Yêu cả truyền thống và hiện đại Nói Lê Xuân Khoa hướng nội, chỉ đằm mình trong những câu ca chèo, tuồng, ví dặm hay ẩn mình trong thế giới tâm thức mới đúng một nửa. Bởi một nửa con người nữa, anh luôn theo sát, thậm chí đi trước, đón đầu những xu hướng mới, hiện đại. Một trong những xu hướng đó là audio books – sách nói online –một xuhướngxuất bảnsách đang được ưa chuộng trên thế giới. nhiên có thêm nghề tay trái, khi là diễn giả, khi là MC...”, Lê Xuân Khoa vui vẻ kể. Tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhà văn Lê Xuân Khoa đã hơn một lần đóng vai trò người chủ trì, dẫn chuyện xuyên suốt các chương trình giao lưu nghệ thuật truyền thống và văn hóa. Thậm chí, anh còn tham gia hát chèo, xẩm, ngâm thơ... ở nhiều chương trìnhnghệ thuật. Bêncạnhđó, anh là một trong những chủ xướng của phong trào đưa áo dài ngũ thân nam giới trở lại đời sống đương đại. hát “Bink’s Sake” lời Việt cũng thu hút cả triệu lượt xem trên Youtube.... Tám năm trở lại đây, nhà văn Lê Xuân Khoa có duyên đến với âm nhạc truyền thống và rồi phải lòng nó lúc nào chẳng hay. “Tôi có nhân duyên được“monmen” chạm vào âm nhạc truyền thống, được các tiền bối trao cho những chìa khóa cốt lõi ở một vài bộ môn, cộng với chút năng khiếu về âm nhạc sẵn có nên càng say. Tôi may mắn được chỉ giáo từ các bậc thầy kỳ cựu trong nghề như NSND Đoàn Thanh Bình, NSND Xuân Hoạch... Thế rồi cứ đắm chìm trong đó, tự rất nhiều cho nghề viết. Nó giúp anh tích lũy kinh nghiệm riêng, trau dồi vốn sống riêng. Anh có hiểu biết nhất định về âm nhạc nói chung, âm nhạc truyền thống và văn hóa truyền thống–điềunày lýgiải vì sao trong văn Khoa lúc nào cũng ngân nga tiếng đàn. Lê Xuân Khoa kể, trước đây anh là cây văn nghệ, anh thích hát nhạc nhẹ, nhạc Hàn, Trung, Nhật..., có lúc hứng lên viết cả lời, như nhạc phim “You are the apple of my eye”được anh viết lời Việt là bài hát “Những năm tháng ấy” được khá nhiều người yêu thích. Rồi nhạc phim hoạt hình One Piece với bài Tôi có nhân duyên được “mon men” chạm vào âm nhạc truyền thống, được các tiền bối trao cho những chìa khóa cốt lõi ở một vài bộ môn, cộng với chút năng khiếu về âm nhạc sẵn có nên càng say. NGAYNAY.VN 9 Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 CHUYÊNĐỀ

NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số302 - ThứNăm, ngày10/11/2022 Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine từng là trung tâm của ngành công nghiệp sách của nước này, trước khi chiến tranh nổ ra. Ước tính, có tới 1/3 đếnmột nửa trong số 1 triệu dân của Kharkiv đã rời khỏi thành phố, còn với những người ở lại, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Họ trồng hoa trong công viên, dọn dẹp đường phố và thậm chí còn xuất bản sách. Xuất bản trong hầm tránh bom Là một trong những nhà xuất bản lớn nhất Ukraine, Vivat ở Kharkiv đã xuất bản hơn 400 cuốn sách mới mỗi nămvà phân phối sách tới 24 quốc gia trên thế giới. Mặc dù nằm giữa tâm điểm của cuộc xung đột tại Ukraine, nhà xuất bản Vivat vẫn không ngừng cho ra mắt sách. Họ thậm chí còn mở một hiệu sáchmới. Thành phố Kharkiv, nơi Vivat đặt trụ sở, đã bị tàn phá kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến cho đến nay. Văn phòng của Vivat vẫn còn nguyên vẹn nhưng không ai tới đó làm việc. Theo bà Julia Orlova là người sáng lập và giám đốc điều hành của nhà xuất bản Vivat, thời điểm trước khi chiến sự nổ ra, nhà xuất bản Vivat có 177 nhân viên thường trực và khoảng 200 dịch giả tự do. Tháng đầu tiên của cuộc chiến, toàn bộ nhân viên Vivat tỏa đi khắp nơi để trú ẩn, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất đối với nhà xuất Kể từ ngày chiến sự bùng nổ tại Kharkiv, nhà xuất bản Vivat đã xuất bản hơn 60 cuốn sách. Các nhà xuất bản khác trong nước cũng dần bắt nhịp trở lại với công việc cũ. bản là giữ cho mọi nhân viên được an toàn. Nhiều người không còn ở lại Kharkiv nhưng nhiều người vẫn tiếp tục bám trụ với công việc xuất bản, thường là từ các hầm tránh bom. “Một mặt, làm sách là một nghề và là thiên chức của chúng tôi.Mặt khác, công việc giúp chúng tôi tỉnh táo giữa thời cuộc này”, bà Orlova cho biết. “Các quy trình biên tập, sắp chữ và sửa văn bản, hợp đồng hoặc thậm chí minh họa của chúng tôi có thể tiếp tục”. Ngay cả khi tìm được nơi trú ẩn, không phải ai cũng có thể tiếp tục công việc của mình, vì một số không có đủ phương tiện kỹ thuật để làm việc, tất cả các thiết bị của công ty đã bị bỏ lại ở Kharkiv. Bất chấp những khó khăn đó, các nhân viên của Vivat đã thiết lập các quy trình làm việc mới. Ngoài những máy móc bị bỏ lại ở văn phòng, nhà xuất bản còn có một vấn đề lớn khác: Các nhà kho của họ cũng nằm ở Kharkiv, do nối người tị nạn Ukraine với đất nước của họ. Trong số những người tị nạn này có nhiều bà mẹ có con nhỏ, vì vậy sách cũng là một thứ cần thiết để giúp trẻ nhỏ học tiếng Ukraine. Tuy nhiên, người nước ngoài cũng trở nên quan tâm hơn nhiềuđến sách tiếngUkraine. “Nhiều người muốn biết thêm về lịch sử, cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật và truyền thống của Ukraine. Chính vì vậy, Vivat đang ngày càng tích cực thâm nhập thị trường quốc tế và thành lập các văn phòng mới. Sắp tới chúng tôi sẽ mở một văn phòng mới ở Ba Lan để phân phối sách ở đó”, người phụ trách truyền thông của Vivat - Kateryna Volkova, chia sẻ. Vào tháng 4/2022, nhà xuất bản Vivat đã tổ chức buổi giới thiệu sách đầu tiên kể từ khi cuộc chiến nổ ra. Sự kiện diễn ra tại một hầm trú bom của Kharkiv. Ngày 20/5, Vivat thậm chí đã mở lại cửa hàng sách của mình ở trung tâm thành phố đó không thể chuyển sách đi sơ tán. Những người ở lại tìm mọi cách để di dời sách theo từng đợt nhỏ. Thu nhập chính của nhà xuất bản phần lớn dựa vào tiền bán sách. Do gặp vấn đề về nhà kho, thiệt hại tài chính của công ty cho đến nay đã lên tới 90%so với năm ngoái. Gánh nặng tài chính xuất phát từ chính cam kết của nhà xuất bản với các biên tập viên: Giảm lương thay vì sa thải. DUY QUÂN (dịch và tổng hợp) Lãnh đạo Vivat đang tìm cách khắc phục tổn thất kinh tế bằng cách bán bản quyền phân phối sách ra nước ngoài. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, nhu cầu về sách của Ukraine đã tăng lên đáng kể. Chủ yếu là do sự gia tăng của những cộng đồng người Ukraine tị nạn ở nước ngoài, những người rời khỏi quê nhà nhưng muốn có một sợi dây liên kết với tiếng mẹ đẻ. Sách chính là chất keo giúp kết Trong bom đạn, sách vẫn là Hơn50nhà xuất bảnUkraineđãmởquyền truy cậpvào sáchđiện tửvà sáchnói củahọđểngười dân tiếp cận các ấnphẩmtrong thời chiến. Nguồn: AP. Nhiềungười dânUkraine cốgắngbảo vệ các tác phẩm văn chương, nghệ thuật khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Nguồn: Reuters.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==