Ngày Nay số 303

SỐ303 (17 - 24/11/2022) W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday Ảnh: TrọngChính TRANG 4 - 5 Giáo dục là nghề yêu cầu người ta PHẢI BIẾT HY SINH TẠP CHÍ

Lễ hội năm nay đặt trọng tâm vào chủ đề Thiết kế & Công nghệ, với quy mô sự kiện và không gian được mở rộng, hướng tới việc tạo điều kiện cho người dân Hà Nội và khách du lịch trong nước, quốc tế cùng tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không khí Lễ hội. Sự kiện góp phần kết nối, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội về lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Theo dự kiến, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 sẽ được khai mạc vào 20 giờ ngày 11/11 tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm). Từ ngày 11 đến ngày 20/11, dự kiến sẽ có gần 50 hoạt động, sự kiện như: triển lãm, toạ đàm, hội thảo chuyên đề, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang nhiều yếu tố sáng tạo, tương tác, trải nghiệm, có tính giáo dục. Một số hoạt động triển lãm, trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội sẽ tiếp tục mở cửa phục vụ công chúng đến hết tháng 11 năm2022 hoặc kéo dài hơn nữa. Các sự kiện diễn ra tại các địa điểmkhác nhau trên địa bàn thành phố, tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm: Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật (22 Hàng Buồm), Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ), Nhà triển lãm (45 Tràng Tiền), Trung tâm Thông tin triển lãm (93 tượng như Cổng Sáng tạo, Không gian Hội nhập, Không gianTruyền thống, vừa là nơi diễn ra các sự kiện triển lãm, trưng bày, trình diễn, vừa là nơi người dân và du khách có thể tương tác và hình thành góc nhìn mới mẻ về thủ đô Hà Nội sáng tạo. Hướng đến và trở thành một phần của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022, Ban tổ chức phát động các cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho các nhà sáng tạo trẻ, nhằm khuyến khích sự tham gia của giới trẻ vào việc kiến thiết không gian thành phố tương lai. Có 4 cuộc thi được tổ chức và phát động trong thời gian diễn ra Lễ hội: Cuộc thi Thiết kế Nghệ thuật công cộng 2022; Cuộc thi Ngôi nhà mơ ước; Cuộc thi Thiết Kế Nhanh - Bảo tồn và phát huy Di sản Nhà máy; Cuộc thi Ảnh cho thanh thiếu niên “Hà Nội một góc nhìn”. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 tiếp tục khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội bằng cách kết nối các nghệ sỹ, các nhà thiết kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ… Nhằm phát huy các nguồn lực văn hoá của Hà Nội, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cộng đồng và tài năng sáng tạo, tạo điểm nhấn cho Hà Nội ở tầm quốc gia và khu vực. Qua sự kiện, Thành phố Hà Nội kêu gọi tới toàn thể nhân dân Thủ đô cùng chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội - từ thành phố vì hoà bình trở thành Thành phố Sáng tạo của UNESCO, với nhiệm vụ trọng tâm là đặt sáng tạo vào trung tâm của sự phát triển bền vững, đưa Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.n Hơn 50 sự kiện tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 KHÁNH LINH Đinh Tiên Hoàng), toàn bộ không gian phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Trong dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng phong phú sẽ diễn ra tại các không gian khác như Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt (Bát Tràng, huyện Gia Lâm), khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức), phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), Không gian nghệ thuật Mơ Art Space, một số không gian sáng tạo văn hóa khác trên địa bàn Thành phố ... Đặc biệt, không gian kiến trúc của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội được Ban tổ chức gửi gắm thông điệp kết nối truyền thống với hiện đại. Các công trình thiết kế độc đáo và mang tính biểu Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2022 là hoạt động thường niên thực hiện sáng kiến, cam kết với UNESCO khi Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo và là sự tiếp nối thành công của Tuần lễ Khơi nguồn Sáng tạo năm 2021. NGAYNAY.VN 2 UNESCO Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

PHƯƠNG LY Bằng cách hợp lực ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, UNESCO và Liên minh châu Âu (EU) đã góp sức thay đổi cuộc sống của hàng triệu người thông qua các chương trình về giáo dục, giảm thiểu biến đổi khí hậu, văn hóa, di sản, tự do ngôn luận và ứng phó với khủng hoảng. Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược này, đây là cơ hội để hai bên kỷ niệm sự hợp tác mạnh mẽ và ghi nhận những tác động đã đạt được cho đến nay. Trước đó, vào tháng 10/2012, UNESCO và EU khi ký Biên bản ghi nhớ đã bày tỏ mong muốn tăng cường đối thoại, thúc đẩy trao đổi các thông lệ tốt nhất và tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và đề ra các ưu tiên chung rõ ràng. Trong thập kỷ qua, UNESCO và EU đã thực hiện 109 dự án trên khắp thế giới với tổng giá trị hơn 311 triệu USD bao gồm tất cả các lĩnh vực năng lực của UNESCO - văn hóa, giáo dục, tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin bình đẳng và khoa học - và giải quyết các ưu tiên chung. Trọng tâm trong quan hệ đối tác này là cam kết nhằm thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, các xã hội toàn diện và đa dạng. UNESCO cùng với EU đang bảo vệ các nhà báo gặp rủi ro, hỗ trợ các phương tiện truyền thông ở Afghanistan, ở Balkan và những nơi khác. UNESCO và EU ủng hộ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số lấy con người làm trung tâm, đề cao quyền truy cập thông tin cho tất cả mọi người. Trên toàn thế giới, UNESCO cũng như EU đang khai thác sức mạnh của đa dạng văn hóa như một động lực của phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy các chính sách văn hóa hòa nhập thông qua Cơ sở chuyên gia EU/UNESCO về quản trị văn hóa.n Phần lớn trong số 27,7 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong năm 2022 là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và có nguy cơ cao bị vô số mối đe dọa bao gồm tử vong do đuối nước, bùng phát dịch bệnh, thiếu nước uống an toàn, suy dinh dưỡng, gián đoạn học tập và bạo lực. Paloma Escudero, trưởng phái đoàn UNICEF về COP27 cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến mức độ ngập lụt chưa từng có trên toàn thế giới trong năm nay, và cùng với nó là sự bùng nổ các mối đe dọa đối với trẻ em”. Ngoài việc đe dọa cuộc sống của hàng triệu trẻ em, nước lũ đã làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu và khiến vô số gia đình phải di dời. Ông Paloma Escudero cho biết: “COP27 tạo cơ hội để vạch ra một lộ trình đáng tin cậy với các mốc quan trọng về tài chính cho thích ứng với khí hậu và các giải pháp khắc phục tổn thất và mất mát”. Cũng như thúc giục các chính phủ và doanh nghiệp lớn giảm nhanh lượng khí thải, UNICEF kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động ngay lập tức để bảo vệ trẻ emkhỏi sự tàn phá của khí hậu bằng cách điều chỉnh các dịch vụ xã hội quan trọng mà các em dựa vào. Các biện pháp thích ứng, như tạo ra hệ thống nước, y tế và giáo dục có khả năng chống lại lũ lụt và hạn hán, sẽ cứu sống nhiều người. UNICEF cũng kêu gọi các bên tìm ra các giải pháp để hỗ trợ những người sẽ phải đối mặt với nhữngmấtmát và thiệt hại dokhí hậu vượt quá giới hạn mà cộng đồng có thể thích ứng. UNICEF đang kêu gọi các chính phủ thu hẹp khoảng cách tài chínhđể giải quyết những thay đổi không thể đảo ngược này cho trẻ em. UNICEF đang nỗ lực tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng và cơ sở hạ tầng y tế để chống chọi với các hiểm họa liên quan đến thiên tai, đồng thời ngày càng gắn kết công việc của chúng tôi về ứng phó nhân đạo và thích ứng với khí hậu lâu dài hơn. PHƯƠNG LY Thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân với 109 dự án Hơn 27 triệu trẻ em gặp rủi ro vì lũ lụt tàn phá Tại sựkiệnđángchúýCOP27 đangdiễnraởAiCập,UNICEF cảnhbáonămnayxuấthiện lũlụt lớn,ảnhhưởngđếnít nhất27,7triệutrẻemở27 quốcgiatrêntoànthếgiới. Bằng cách hợp lực ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, UNESCO và Liên minh châu Âu (EU) đã góp sức thay đổi cuộc sống của hàng triệu người thông qua các chương trình về giáo dục, giảm thiểu biến đổi khí hậu, văn hóa, di sản, tự do ngôn luận và ứng phó với khủng hoảng. NGAYNAY.VN 3 UNESCO Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

VIỆT KHÔI Lâu nay, người ta thường nhắc đến trường công với mức học phí thấp. Nhưng từ khi mô hình công lập tự chủ ra đời, quan niệm này đã thay đổi và đây là cái khó nhất mà các trườngcông lập tựchủ phải đối mặt, vì phần lớn các bậc cha mẹ có tâm lý: trường công thì học phí đương nhiên phải thấp. Ngoài mức học phí, còn rất nhiềunhữngkhókhăn mà một trường công lập tự chủ phải đối mặt. Phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện với thầy Hà Xuân Nhâmvề vấn đề này. Học phí trường công không hẳn phải thấp Từng là Hiệu trưởng THPT Phan Huy Chú Đống Đa, bản thân ông tự thấy người đứng đầu một trường công lập tự chủ có cái khó và cái dễ nào so với các trườngđược “bao cấp”? - Theo tôi, dù là trường công lập, trường công lập tự chủ hay trường tư thục cũng đều có những thách thức riêng mang tính đặc thù. Ví dụ, trường công lập tự chủ có sự chủ động hơn ở chỗ được tự do tuyển chọn giáo viên. Cụ thể, hiệu trưởng chủ động thành lập hội đồng tuyển dụng viên chức thay vì chờ đợi nguồn giáo viên từ kỳ tuyển dụng của thành phố. Nhưng chủ động hơn không có nghĩa là dễ, vì khi đã chiêu mộđược“nhân tài”thì phải trả cho họ một mức lương xứng đáng với tài năng, uy tín của “Sản phẩm của quá trình giáo dục là con người nên không bao giờ có chuyện dễ dàng, nhàn hạ”, thầy giáo Hà Xuân Nhâm - Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), nguyên Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, ngôi trường THPT đầu tiên đi theo mô hình công lập tự chủ đã chia sẻ cùng Tạp chí Ngày Nay. và giáo viên chứ không phải là phụ huynh hay học sinh. Giáo dục là ngành nghề yêu cầu người ta phải biết hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp “trồng người”, chứ không phải đặt lợi ích của bản thân lên trước để đòi hỏi quyền lợi. Sản phẩm của quá trình giáo dục là con người nên không bao giờ cớ chuyện dễ dàng, nhàn hạ. Vậy nên theo tôi, để giải bài toán trên, ngoài tiêu chí trình độ, các trường công lập tự chủ cũng nên coi trọng cả tiêu chí thái độ khi tuyển chọn và đào tạo giáo viên. Bởi một đội ngũ giáo viên với tinh thần hy sinh, cống hiến thay vì đòi hỏi sẽ là tài sản vô giá với bất kỳ trường học nào. Để duy trì được tinh thần ấy, các nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo và tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực. Giáo viên chính là “linh hồn”, là nhựa sống của một ngôi trường. Với những trường chưa thể tự chủ tài chính, thì việc tự chủ chuyên môn và nhân sự sẽ khó khăn, vất vả hơn. Ban đầu có thể phải chấp nhận “nằm gai nếm mật” một thời gian dài, nhưng đừng vì thế mà đánh mất niềm tin. Bởi một khi nhà trường đã sở hữu đội ngũ giáo viên có trình độ cao và thực sự yêu nghề, thì chắc chắn sẽ được đền đáp bằng sự công nhận và lòng tin yêu của phụ huynh và học sinh. Phân định rõ ranh giới giữa tự chủ và thương mại hóa giáo dục Theo ông, sự linh hoạt, năng động có phải là một phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo một trường công tự chủ? - Đương nhiên là có. Mới xuất hiện được gần 2 năm nên mô hình trường THPT họ. Lương cho giáo viên đến từ nguồn thu học phí, vậy nên phải khẳng định được chất lượng giáo dục để có được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, khiến họ tự nguyện đóng học phí cao hơn bình thường. Đây cũng là cái khó nhất mà các trường công lập tự chủ phải đối mặt, vì từ lâu các bậc cha mẹ đã có tâm lý rằng trường công thì học phí đương nhiên phải thấp. Vậynên tôi nghĩ đứngđầu một trường công lập tự chủ không hề dễ dàng mà sẽ vất vả hơn rất nhiều. Để phát huy được một lợi thế thì sẽ phải trải qua hàng trăm cái khó mới đạt được. Ông vừa nói rằng đảm bảo chất lượng giáo dục tốt để thuyết phục được phụ huynh học sinh tự nguyện đóng học phí cao hơn bình thường. Vậy theo ông, các trường công lập tự chủ có thể làm gì để giải bài toánnày? - Thoạt đầu, ngỡ giải bài toán này giống như chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước. Bởi chất lượng giáo dục tốt thì phụ huynh mới tin tưởng, sẵn sàng tự nguyện đóng học phí cao hơn; nhưng nếu không có nguồn tài chính đủ mạnh thì lại không có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng theo tôi, bắt buộc phải có một bên chấp nhận “tạm ứng”, quên mình trước để tìm lời giải, đó là phía nhà trường Giáo dục là nghề yêu cầu ÔngHàXuânNhâm, TrưởngphòngGiáodục Phổ thông, SởGiáodục vàĐào tạoHàNội, nguyên Hiệu trưởng trườngTHPTPhanHuy Chú, ĐốngĐa. Ảnh: NVCC. Học sinh trườngTHPTPhanHuy Chú trong lễ khai giảngnămhọcmới. Học sinh trườngTHPTPhanHuy Chú thamgiahoạt độngngoại khóa. TrườngTHPT công lập tựchủđang làmô hìnhđượcnhànước khuyếnkhíchvà tạo điềukiệnđể trở thànhxuhướngphát triểnmới tại ViệtNam.Môhìnhnàyđem lại nhiều lợi thếnhưgiúpcácnhà trường chủđộnghơn trongviệc cải thiệncơsở vật chất, tuyểnchọnnhânsựcó trìnhđộ cao, cửgiáoviênđi học tậpở trongvà ngoài nước, triểnkhai cáchoạt động liên kết trong lĩnhvựcgiáodục–đào tạovới những tổchức khác... NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

người ta phải biết hy sinh Phan Huy Chú đều thích ứng rất nhanh, giúp quá trình dạy và học đạt chất lượng và hiệu quả cao dù trong điều kiện không hề thuận lợi chút nào. Nói chuẩn bị để chủ động là vậy. Cóýkiếncho rằngmôhình tự chủ sẽ dễ bị đánh đồng với thương mại hóa giáo dục, vì ranh giới giữa hai khái niệm này khá mong manh. Theo ông, cần làm thế nào để việc tự chủ không bị đánh đồng với thươngmại hoá giáo dục? - Thương mại là vì lợi nhuận, còn giáo dục không như thế. Nếu cơ sở nào chỉ hoạt động vì lợi nhuận chứ không vì chất lượng thực của việc rèn dạy con người thì sớmmuộn cũng thất bại. Thế nên theo tôi, không thể“đánh đồng” hai khái niệm trên với nhau được, vì đó là hướng đi sai lầm nếu muốn làm giáo dục một cách bền vững, thực chất. Để phân định rõ ranh giới giữa tự chủ và thương mại tương lai, làm gián đoạn toàn bộ quá trình dạy và học trực tiếp. Nhưng nhờ được trang bị tốt các kỹ năng làm chủ, ứng dụng công nghệ thông tin, nên khi buộc phải chuyển qua dạy và học online, cả thầy cô và học sinh trường THPT công lập tự chủ ở Việt Nam còn khá non trẻ, sẽ còn nhiều thử thách mới nảy sinh trong tương lai. Vậy nên con người luôn phải xác định sẽ linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, luôn sẵn sàng thích nghi dù những vấn đề mới đã lộ diện hay chưa. Theo tôi, nếu các trường xây dựng tốt những nền tảng cần thiết thì họ sẽ thích ứng tốt hơn nhiều với những thử thách bất ngờ xuất hiện. Ví dụ, khi còn là Hiệu trưởng ở trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, tôi cùng các đồng nghiệp rất coi trọng việc rèn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên và học sinh, bởi đây là nền tảng không thể thiếu trong thời đại kỷ nguyên số đang ngày càng phát triển. Khi ấy, chưa một ai biết rằng đại dịch COVID-19 sẽ bùng phát trong hóa giáo dục, tôi nghĩ cần có một sốnét nhậndiệnnhư sau. Đầu tiên là học phí phải được côngkhai,minhbạchđể tránh việc lạmdụng quyền tự quyết định học phí của các trường. Nâng cao chất lượng giáo dục phải song hành với việc đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục cho người học. Thứ hai, những cam kết về đầu ra phải được thỏa thuận rõ ràng và được chứng minh từng ngày, từng giờ qua quá trình dạy và học trong thực tế. Không chỉ vậy, chất lượng giáo dục còn phải được chứngminh saukhi học sinh tốt nghiệpvàbắt đầu bước vào đời. Mỗi học sinh được giáo dục thành công là một nhân chứng, một minh chứng cho chất lượng củamô hình giáo dục. Nhà quản lý và nhà giáo dục chân chính luôn có niềm tin vào những giá trị màmình theođuổi. Làmđược như vậy thì sẽ không còn lo lắng về việc bị đánh đồng giữa tự chủ và thương mại hóa giáo dục nữa. Theo báo cáo của BộGD&ĐT, có 1.574 tác giả tham gia vào biên soạn SGK cho CTGDPT 2018. Như vậy mỗi một môn/khối trung bình có 3 tác giả khác nhau cùng biên soạn. Tính ra, một môn trong chương trình Tiểu học có tổng số 15 tác giả thamgia. Tuy nhiên, trên phần thông tin tác giả sẽ thấy có tình trạngmột tác giả có thể thamgia biên soạn nhiều bộ sách, làm nảy sinhmâu thuẫn về nguyên tắc, phương pháp tiếp cận giữa các bộ sách khác nhau.. Chất lượng giáo dục là sự sống còn của ngôi trường Việc tự chủ sẽ trao cho hiệu trưởng các trường công lập nhiềuquyềnlựchơn. Theothầy, để ngăn không để tình trạng lạmquyềnđể tư lợi cánhânxảy ra, chúng ta cần làmgì? - Việc lo lắng về sự lạm quyền của hiệu trưởng tại các trường THPT công lập tự chủ không phải là không có cơ sở. Nhưng tôi nghĩ rằng, làm giáo dục chỉ để tư lợi cá nhân thì sẽ không thể tồn tại được lâu. Bởi chất lượng giáo dục không chỉ là danh dự, tiếng tăm mà còn là sự sống còn của một nhà trường. Vì vậy, chọn lợi ích cá nhân thay vì lợi ích chung của ngôi trường là tự bắn vào chânmình. Để tình trạng hiệu trưởng lạm quyền không xảy ra, tôi nghĩ trước tiên cần phải chú trọng công tác tổ chức, bổ nhiệmcánbộ, cần chọnngười có tài, có đức nhưng vẫn phải năng động và linh hoạt. Hai là nên tổ chức thanh tra, kiểm tra, định hướng và củng cố thường xuyên. Ba là hiệu trưởng phải có trách nhiệm giải trình với phụ huynh về các quyết định của mình nếu được yêu cầu. Và cuối cùng là nên tổ chức giao lưu, học hỏi rút kinh nghiệm từ các trường đã hoạt động thành công theomô hình này. Ông có dự cảm thế nào về xu hướng phát triển của các trường công lập tự chủ trong tương lai? - Theo tôi, trong hiện tại, các trường THPT công lập tự chủ có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng rồi sẽ phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong tương lai. Tự chủ là xu hướng tất yếu, bởi tự chủ đúng cách sẽ giúp cả Nhà nước, nhà trường và học sinh được hưởng lợi. Nhưng dù phát triển thế nào, theo tôi vẫn phải giữ vững triết lý giáo dục hàng đầu là làm tất cả vì chất lượng giáo dục, chứ không phải vì lợi nhuận. - Xin trân trọng cảm ơn ông! Học sinh trườngTHPTPhanHuy Chú. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

Cơm áo không đùa với nhà giáo Gắn bó với cây phấn và bục giảng hơn 4 thập kỷ, cô Trần Kim Dung (hiện công tác tại một trường tư thục tại thành phố Hà Nội) cho biết không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến thực trạng “chảy máu”nhân lực củangànhgiáo dục và cho rằng COVID-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly. “Tình trạng giáo viên bỏ việc đã diễn ra từ lâu, nhưng khi trường học đóng cửa vì dịch bệnh thì làn sóng giáo viên mầm non cả tư thục lẫn công lập chuyển sang bán hàng online hoặc đi làmnghề khác trở nên rất lớn”, cô Dung nói. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thu nhập bình quân của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5nămcông tác chỉ vào khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng, đã bao gồm lương và phụ cấp. Trong khi những giáo viên mới được tuyển vào biênchế, thunhậpchỉ khoảng 3,5 triệu đồng. Với khoản lương cứng 3,5 triệu đồng mỗi tháng, nhiều giáo viên ở các vùng đô thị cảm thấy khó khăn khi phải chạy theomức sống hiện nay. Cô Dung cho biết, có không ít trường hợp giáo viên mầm non dù có gia đình, nhưng vẫn phải trả phòng trọ để về quê kiếm sống. Đó là ở thành phố, còn tại các vùng nông thôn, không ít giáo viên bên cạnh việc đi dạy vẫn phải tìm cách“trồng rau, nuôi cá”để có thêm thu nhập. Nhiều đồng nghiệp công tác trêncác vùngmiềnnúi của cô Dung cũng chia sẻ rằng họ gặp khó để bám trụ với nghề bởi thu nhập không cao, tâm lý học sinh cũng không quá mặn mà với lớp học. Sau khi xã hội mở cửa trở lại, nhiều giáo viên cũng quay lại với lớp học, nhưng cũng có nhiều người đãđi vào tậnmiềnNam làmăn nên không thể trở lại. “Nhiều giáo viên tâm sự với tôi rằng dù vẫn còn yêu nghề, nhưng nếu không có thêm cơ chế ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà trường và các cấp thì họ cũng không muốn trở lại làm giáo viên”, cô Dung chia sẻ. Cách thành phố Hà Nội hơn 80 cây số, cô giáo Nguyễn Thị Nhàn (trường THPT Sáng Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc) cho biết đồng lương giáo viên miền núi vẫn còn chênh lệch so với thu nhập của lao động phổ thông tại các khu công nghiệp, trong khi khối lượng công việc rất lớn do số lượng giáo viên tuyển mới ngày càng hạn chế. Để nuôi hai con nhỏănhọc, côNhànvà chồng cũng phải quản lý chi tiêu hết sức chặt chẽ. Thừanhậnnghềnàocũng có áp lực, nhưng theo chia sẻ của cảhai giáoviên, áp lực đặt lên vai người thầy trong xã hội hiện đại ngày càng nặng. Ngoài công việc giảng dạy trên lớp thì giáo viên phải hoàn thành chỉ tiêu hàng năm và công việc sổ sách cho nhà trường. “So với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì đồng lương của giáo viên tăng rất chậm. Nếu một cặp vợ chồng làm giáo viên thì khó có thể đảm bảo kinh tế để nuôi con. Bản thân giáo viên do đó sẽ phải tự bươn chải, nếu không dạy thêmhoặc làmcôngviệc khác thì không thể trang trải cuộc sống”, côNhàn nói. “Những người thợ có tâm và tình” Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay, chuyên gia nghiên cứu giáo dục NguyễnQuốcVương cho biết ở vùng nông thôn Việt Nam, những gia đình không có điều kiện khá giả thường có“ướcmơ nghìn đời” đó là con cái họ tốt nghiệp đại học và trở thành công chức, viên chức. “Tại sao nhiều người phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, công sức, thời gian để trở thành giáo viên, để rồi họ phải bỏ nghề? Ở các xã hội hiện đại, việc chuyển từ nghề này sang nghề khác đã không còn xa lạ, thế nhưng với một ngành đặc thù như giáo dục, thực trạng ngày càng nhiều giáo viên bỏ dạy làđiềuđángphải lưu tâm”, ôngVương nói. Theo vị chuyên gia, bên cạnh nguyên nhân chính là thu nhập không hấp dẫn, thì còn có ba lý do khác khiến ngày càngnhiềungười“nguội lạnh” với nghề giáo. Trước hết là môi trường làm việc và vấn đề cải cách hành chính trong giáo dục. Một nguyên nhân khác đó là hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Có không ít câu chuyện được đưa lên mặt báo về các giáo viên đấu tranh tiêu cực với hiệu trưởng và cơ quan chủ quản, những khuất tất trong việc thu chi và đối xử bất công với học sinh. Chuyên gia Nguyễn Quốc Vương cho rằng, nếu đấu tranh với tiêu cực đồng nghĩa với việc bị chính các đồng nghiệp cô lập thì những giáo viên ngay thẳng sẽ cảm thấy chán nản và mất niềm tin với nghề. Giữa việc phải lựa chọn im lặng hoặc làm sai, thì những BẮC HIỆP Giáo viên làmthầy hay làm Lý do nào khiến nhiều giáo viên bỏ việc? Có nhiều câu trả lời để giải đáp cho thực trạng này. Còn với những người đang bám trụ trên bục giảng, họ luôn trăn trở liệu mình sẽ giữ vai trò người thầy, hay trở thành một “thợ dạy”. Giáo viênhiệnnayđangbị bủa vâybởi nhữngvấnđề“cơm, áo, gạo, tiền”, các côngviệc không tênvà tiêu cực trongngành. Theo thốngkê củaBộGiáo dục vàĐào tạo, trongnăm học2021-2022có16.265 giáoviênnghỉ việc, chuyển việc. Trongđó, sốgiáo viêncông lậpnghỉ việc là 10.407người, sốgiáoviên ngoài công lậpnghỉ việc là 5.858người. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

“thợ dạy”? người có lương tâm nếu không thể xóa bỏ tiêu cực, thường chọn cách bỏ nghề. Nguyên nhân cuối cùng và hết sức quan trọng đó là vị thế của người giáo viên trong xã hội ngày càng lệch chuẩn. Nếu theo quan niệm trước đây, nghề giáo rất được trọng thị, phụ huynh và học sinh sẽ luôn lắng nghe ý kiến của thầy, thay vì đứng ra phản biện. Hiện nay, môi trường giáo dục dần trở nên dân chủ hơn, thế nhưng lại phát sinh ra tình trạng học sinh và phụ huynh quên mất tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Giáo viên không còn được tôn trọng đúngmực như trước. “Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt, không phải lúc nào thầy cô cũng đúng, cònphụhuynhvàhọc sinhsai. Người giáo viên muốn nhận được sự kính trọng từ học sinh và phụ huynh thì cũng phải hành xử xứng đáng”, ông Vương nói. Theo cô Trần Kim Dung, tinh thần “tôn sư trọng đạo” dùởthời nàocũngvẫncòngiá trị, nhưng chỉ tồn tại ở những môi trường xã hội và gia đình cùng tin vào nó. “Hồi còn khó khăn, mỗi dịp 20/11 học sinh đến với chúng tôi nhiều lắmlà cân cam, gói kẹo, cô trò bỏ ra ăn cùng vui. Xã hội dần sung túc hơn, những món quà tình nghĩa dần trở thành những chiếc phong bì vô cảm. Nhiều phụ huynh vì bận nên thường đưa tiền cho con trẻ tự đi gặp thầy cô. Chính việc dùng tiền để dạy con của nhiều phụ huynh khiến học sinh có cái nhìn sai lệch về quan hệ thầy - trò”, côDung chỉ ra. Trong cuốn “Nghề thầy”, nhà vănhóaHoàngĐạoThúy từng ví von: “Người thầy, cho dù chỉ là một thầy giáo làng thôi, cũng có thể là một nhà khai sáng, nhà hoạt động xã hội được dân làng nể trọng”. Trong khi quan niệmhiện đại đang thu gọn nghề giáo viên là những người truyền đạt kiến thức, thay vì là người phát triển nhân cách cho học trò. Dẫn đến kết quả là ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh bị thu hẹp lại, hình ảnh người thầy đang bị tầm thường hóa chỉ còn là “thợ dạy”. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và giao thoa văn hóa, môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự biến đổi, điều này được cảm nhận rõ nhất bởi chính những người hàng ngày đứng trên bục giảng. “Học sinh ngày nay cần sự tôn trọng và được lắng nghe nhiều hơn. Nếu giáo viên giữ khoảng cách thế hệ như cha mẹ ở nhà thì sẽ khó có được sự thấu cảm. Chúng tôi trước tiên cần làm cho học sinh tin tưởng và yêu quý mình, rồi mới nghĩ tới việc truyền đạt kiến thức”, cô Nhàn khẳng định. Người thầy về bản chất không phải là một người rao giảng thông tin, mà đóng vai trò như một cầu nối để thế hệ sau tiếp nhận tinh thần và tri thức của các thế hệ trước. Để “cởi bỏ” hết những trăn trở của giáo viên với nghề, có lẽ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực cải cách của ngành giáo dục, mà cần cả sự thay đổi trong quan niệm và kỳ vọng của xã hội đặt lên vai người thầy. n Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Vương, hiện tượng “thợ dạy”cũngrấtđángchúýtrong ngành giáo dục hiện nay. Khi đãđứng trênbụcgiảng, người thầy phải có ý thức rằng họ sẽ gây ảnh hưởng đối với học sinhmột cách toàn diện. “Thế nhưng, nhiều người chỉ biết núp dưới cái bóng học thuật hoặc chuyên môn thuần túymà bỏ đi chức năng giáo dục, điều này khiến các trường học dần biến thành những trung tâm luyện thi, chứ không còn là nơi dạy làm người”, ôngVương nhận định. Chia sẻ một góc nhìn khác, cô Nguyễn Thị Nhàn cho rằng khái niệm “thợ dạy” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. “Đã là thợ tức là giáo viênphải là một người dạy học chuyên nghiệp, nhận mức thù lao xứng đáng với công sức và thành quả. Nếu coi giáo viên là ‘thợ dạy’ thì phải đảm bảo cho họ điều kiện để chuyên tâm vào việc dạy, thay vì để giáo viên phải bận tâm tới vấn đề cơm áo gạo tiền. Giáo viên không phải là những “người thợ” chỉ biết rao giảng kiến thức trong“công xưởng– trường học”bởi sản phẩmcủa chúng tôi là con người. Nếu ví nghề giáo là “thợ dạy” thì chúng tôi sẽ là những người thợ có tâm và có tình. Tâm với nghề và tình với trò”, nữ giáo viên trẻ nói. Bộ trưởngBộGiáodục vàĐào tạoNguyễnKimSơn. Tinh thần“Tôn sư trọngđạo”là truyền thống củadân tộcViệt Nam. Câu chuyện theođuổi ước mơ của thầy giáoNguyễn Ngọc Ký đãđược trao truyền xuyên suốt nhiều thế hệhọc sinh Việt Nam. Giải trình trước Quốc hội vào ngày 4/11, Bộ trưởng BộGiáo dục vàĐào tạoNguyễn KimSơn cho biết từ nay đến năm2026, cả nước thiếu khoảng 107.000 giáo viên. Để giảmsố lượng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởngNguyễn KimSơn cho rằng vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp, ưu đãi, đặc biệt là đối với giáo viênmầmnon và giáo viên Tiểu học phải được thực hiệnmột cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần “có thựcmới vực được đạo”. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022

“Cảm hóa” bằng tình yêu Buổi sáng thứ Hai bắt đầu một tuần làm việc hứng khởi, thoáng nhìn cậu bé Vũ nắn nót từng nét vẽ, cô giáo Chu Thị Chung Thủy tự dưng hạnh phúc đến ứa nước mắt. Cô nhớ rõ, 4 năm trước, khi bước vào Trung tâm Giao dục kỹ nang va hưng nghiep Ha Nội, Vũ còn lơ ngơ cho bút màu vào miệng cắn nát. Ánh mắt cậu bé vô định, không cảm xúc, hành vi bột phát và khó kiểm soát. Rồi trải qua bao kiên trì mệt mỏi, thậm chí có lúc cô trò như “đánh vật” với nhau, Vũ đã bắt đầu phát huy sở trường thiên bẩm. Cậu bé có những nét vẽ chỉn chu, bố c c rõ ràng, màu sắc hài hòa mà bất cứ ai từng chiêm Trang ở nhà với mẹ rất hay bùng nổ cảm xúc và cực kỳ bướng bỉnh, nhưng sau một thời gian được các cô giáo ở Trung tâm “cảm hóa”, cô bé đã biết tiết chế cảm xúc, lành tính hơn và gặp người lạ không ngại ngần nói “vâng dạ” ngoan ngoãn như một đứa trẻ bình thường. Theo cô giáo Thủy, mỗi đứa trẻ tự kỷ có thế giới nội tâm riêng, tư duy riêng, cuộc sống qua lăng kính của chúng cũng có màu sắc rất riêng, đó cũng là điểmmạnh của các con. Cô giáo phải là người biết khơi lên được điểm mạnh của trẻ, hạn chế những điểm tiêu cực trong từng cá nhân trẻ tự kỉ để chúng cân bằng cảm xúc và theo đuổi sở thích. “Cô giáo dạy trẻ đặc biệt có thể không tốt nghiệp từ khoa giáo d c đặc biệt, có người học tâm lý, có người tốt nghiệp ngành công tác xã hội... nhưng tất cả đều có thể làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ nếu có tâm, thực sự yêu trẻ và yêu thích công việc. Cô phải dành hết sự quan tâm, chú trọng, tâm tư tình cảm vào công việc, đặc biệt phải có phương pháp dạy con phù hợp với từng cá nhân. Hết sức hiểu đặc điểm trẻ để có phương pháp phù hợp. Có em nhạy cảm với tiếng ồn, có em sợ tiếp xúc với người lạ, không đứa trẻ ngưỡng cũng khó nhận ra đó là tranh của một em bé tự kỷ. Cô giáo Thủy kể: “Đến nay Vũ đã học hết lớp 9, cậu bé lóng ngóng hồi nào giờ đã thi đỗ trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cậu có nhiều tranh đi triển lãm, có tranh bán được vài triệu đồng một bức. Thậm chí, Vũ có thể học hàng giờ với cô giáo hội họa qua mạng internet hồi dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Con đã dần ổn định với con đường mà mình đã chọn”. Cô bé Trang ở quận Hà Đông cũng đã cùng cô giáo Thủy vượt qua bao ngày ròng rã từ xa lạ đến kết thân, rồi hiểu nhau, qua năm tháng, cô bé dần trở thành một đứa trẻ “hiểu chuyện”. Với cô giáo Chu Thị Chung Thủy, Giám đốc Trung tâm Giao dục kỹ năng và hưong nghiệp Hà Nội (thuộc Hội T m lý Trị li u Vi t Nam), ng ời lúc n o cũng nặng lòng với công tác hỗ trợ v h ớng nghi p cho trẻ đặc bi t, thế giới của trẻ tự kỷ rất đa sắc, muốn b ớc đ ợc v o v dạy chúng những kĩ n ng th nh th c thì giáo viên phải có t m v có ph ơng pháp. Dạy trẻ tự kỷ cần một trái VIỆT ĐAN Món qu 20-11 không đong đếm đ ợc Với côgiáoChuThị ChungThủy cũngnhưcácgiáoviêndạy trẻđặc biệt, nhữngmónquà, bônghoa, lời chúcngày20-11 làđiềucực kỳxaxỉ. Với nhữngcôgiáođặcbiệt, quà20-11cũng thật đặcbiệt: “Các consaukhi tiếnbộhoặcnghỉ học thì trămhọc tròđềuchẳngai nhận racô. Nhưngcác con tiếnbộ làmónquà lớnnhất trongngày 20-11” - côThủynói. NGAYNAY.VN 8 Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022 CHUYÊNĐỀ

tình thương. Có k năng sư phạm mới có thể giúp các con tiến bộ”, cô giáo Thủy chia sẻ. Ch c năm trong nghề, đã có lúc cô giáo Thủy sang ngang làm dự án cho một tổ chức phi chính phủ, rồi làm giáo viên mầm non bình thường, nhưng tất cả vẫn đưa chị về với trẻ tự kỷ. Trong các dự án phi Chính phủ, chị ph trách mảng hỗ trợ, giúp đỡ các trẻ em bị xâm hại, mà đối tượng bị xâm hại nhiều nhất là trẻ đặc biệt, trẻ tự kỷ. Trong tâm trí cô Thủy, “tôi bị thôi thúc phải giúp trẻ đặc biệt thật nhiều, dù kết quả dạy dỗ một đứa trẻ tự kỷ không không bao giờ nhìn thấy ngay trong một sớm một chiều Có khi là vài tháng, vài năm. Nhưng phải giúp chúng hòa nhập cộng đồng, tự lao động kiếm tiền, tự nuôi sống bản thân, có thể là bán tranh, nấu ăn, làm chun buộc tóc, làm sổ sách hay gõ đánh máy thuê...”. Điều mong ước lớn nhất của cô giáo Thủy là trẻ tự kỷ được công nhận là người lao động đích thực, được đóng bảo hiểm, có một khoản lương hưu khi về già để giảm gánh nặng cho gia đình. Là Giám đốc Trung tâm Giao dục kỹ nang va hưng nghiep Ha Nội, cô Thủy đang ấp ủ thực hiện ước mơ ấy. Trên thực tế, Luật Người khuyết tật ra đời năm 2010 là bước tiến quan trọng hướng tới hoàn thiện luật pháp, không còn rào cản đối với người tự kỷ. Tuy nhiên, Trong Luật Người khuyết tật, tự kỷ chưa được xếp c thể là dạng khuyết tật nào, cũng chưa có văn bản pháp lý nào cho thấy người tự kỷ là người khuyết tật để được hưởng bảo hiểm y tế, trợ cấp, đào tạo nghề… Nhưng cô Thủy luôn kiên trì theo đuổi ước mơ và hi vọng sẽ biến ước mơ thành hiện thực. n tuổi, chị mạnh dạn đầu quân vào Trung tâm để học hỏi kinh nghiệm. Học sinh đầu tiên trong đời cô giáo Thủy là một cậu bé bị đao, lưỡi lúc nào cũng thè ra, sùi nước bọt, con còn bị bại não, chân tay cử động khó, cộng thêm tăng động giảm tập trung, cô giáo phải để mắt liên t c để giữ con không lao vào tường, không tự làm đau mình... “Sau một ngày đầu tiên dạy trẻ, tôi về không thể ăn nổi cơm, thậm chí đêm ngủ cũng mơ đến cậu bé...”, cô giáo Thủy nhớ lại. Có giáo viên sau khi làm một ngày đã... bỏ chạy, nhưng cô Thủy thì không. Ngày thứ hai bước đi làm, cô chỉ nghĩ đơn giản, nuôi một đứa trẻ bình thường đã vất vả, nuôi trẻ đặc biệt còn vất vả đến chừng nào? Giáo viên không giúp gia đình họ thì ai sẽ giúp? Trung tâm dạy trẻ Sao Mai lúc đó mở ra chỉ nhằm m c đích từ thiện, là địa chỉ của các bác sĩ về hưu, giáo viên về hưu... để hỗ trợ trẻ tự kỉ thay đổi hành vi, sinh hoạt bình thường. Lương giáo viên của cô giáo Thủy những năm 1998-1999 chỉ vỏn vẹn 300 ngàn đồng/ tháng, so với mức lương dạy ở các trường tư th c bấy giờ khoảng 500-700 ngàn đồng/tháng, không phải chị ở lại vì lương cao. Chị đi làm chỉ bởi thấy rất thương lũ trẻ mà nhiều người lại sợ chúng. Rồi cứ thế, cô Thủy có duyên đi học khóa học của các chuyên gia ở Trung tâm Giáo d c đặc biệt, ngành giáo d c đặc biệt, chuyên ngành chậm phát triển trí tuệ, may mắn được các thầy cô chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp dạy trẻ đặc biệt. “Càng học càng say, tôi được khám phá một thế giới mới về trẻ em, tôi hiểu ra là phải có phương pháp, không thể chỉ dạy trẻ bằng nghiệm. “Dạy trẻ tự kỷ phải thật tinh ý, cô giáo là người tiếp xúc trực tiếp trẻ, phải đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, giúp trẻ hạn chế các điểm yếu càng nhiều càng tốt. Chứng tự kỷ không phải bệnh, mà là tật sẽ đi theo con suốt đời, nhưng các cô luôn tin, mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh để tỏa sáng. Bất cứ đứa trẻ tự kỷ nào được cô khơi ra điểm mạnh thành công đều vô cùng tự tin và hào hứng thể hiện”. Ở Trung tâm này, trẻ tự kỷ được học kĩ năng nhặt rau, nấu cơm, tự đi chợ trả tiền, được khuyến khích vận động thể thao để giải tỏa năng lượng trong cơ thể. Chúng biết khâu nơ, khâu chun, đóng giấy v n thành quyển sổ vuông vức có bìa bọc vải thơm phức, chúng có thể tự tin đi bán đồ handmade, đi “ship hàng” bằng xe đạp... Có những lúc, cô giáo Thủy đứng thật lâu nhìn theo dáng các con đi chợ, đó là những giây phút cô hạnh phúc ngắm nghía thành quả của mình sau bao nỗ lực khôngmệt mỏi. Với cô Thủy, việc đơn giản của trẻ bình thường là thành công vĩ đại của một đứa trẻ tự kỷ. Mối duyên không dứt Giờ đã chạm ngưỡng 40 tuổi, nhưng từ cái thời thanh xuân nhiệt huyết 20 tuổi, cô giáo Thủy đã bắt đầu “mon men” bước chân vào nghề dạy trẻ đặc biệt. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Trung ương, cô giáo Thủy lại rẽ lối vào thế giới của những đứa trẻ đặc biệt. Ngày ra trường, nhân lúc chờ cơ hội học thêm một năm để nhận bằng đại học, chị đăng kí học Tin học ở Trường Trung cấp nghề đồng hồ - điện tử - tin học ở phố Hàng Bông. Những ngày theo học, chị vô tình đọc được tin tuyển d ng của Trung tâm dạy trẻ Sao Mai – một địa chỉ chuyên dạy trẻ tự kỷ. Tròn 20 vải lành nghề, hoặc con đếm được 10 chiếc bao lì xì để vào từng tệp nhỏ cho cô… Từng hành động nhỏ làm cô chảy nước mắt. Những niềm vui nhỏ bé ấy của giáo viên đặc biệt, không phải giáo viên nào cũng có cơ hội trải nào giống đứa trẻ nào...”, cô Thủy nói. Cô Thủy kể, có khi 6 tháng trời con không có chút tiến bộ nào, nhiều lúc cô thấy oải quá, mệt quá, nhưng bất ngờ sang tháng thứ bảy, con lại cầm kéo cắt tim CôgiáoThủy đang cặmcụi chỉ dẫn cho các học sinh củamình nấuăn, làmthiệp giấy... NGAYNAY.VN 9 Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022 CHUYÊNĐỀ

NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số303 - ThứNăm, ngày17/11/2022 hầu bao của các giáo viên, mà còn khiến họ cảm thấy ngộp thở vì áp lực công việc gia tăng. Áp lực tinh thần Khi Yu chuyển đến thành phố Hàng Châu (Chiết Giang) để bắt đầu công việc giảng dạy vào năm 2021, trong tâm trí cô trànngậphy vọngvà các ý tưởng. Cô sinh viên mới tốt nghiệp ngành sư phạm đã quyết tâm giáo dục thật tốt thế hệ tiếp theo và coi mọi học sinh như những người bạn. Thế nhưng “tuần trăng mật” này không kéo dài lâu. Trong vòng vài tuần, Yu phải vật lộn với công việc mới. Cô phụ trách80học sinh, vớimột chương trình giảng dạy cứng, tuân theo định hướng thi cử và áp lực điểm số. Cô giáo trẻ dầnmắc chứng lo âu. “Tôi cảm thấy mình như một cái máy và các học sinh là những khuôn mẫu. Trong nămđầu tiênđi làm, ngàynào tôi cũng khóc. Có rất nhiều thứ tôi không thể thích nghi được”, Yu bộc bạch. Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Vào năm 2020, cácnhànghiêncứu trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ước tính rằng gần 25% thanh thiếu niên của nước này đang sống chung với một số dạng trầm cảm - một phát hiện gây ra làn sóng cải cách nhằm cải thiện các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường ở Trung Quốc. Tuy nhiên, giáo viên cũng là một đối tượng gặp các vấn đề tương tự nhưng ít được nhận sự quan tâm. Nhiều giáo viên Trung Quốc đã trải qua một năm 2020 đầy khó khăn, khi các trường học và phụ huynh tạo áp lực không ngừng nhằm nâng cao điểm số của học sinh trong các kỳ thi quốc gia. Nhưng mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn nhiều trong đại dịch. Giống như những quốc gia khác, việc giảng dạy trực tuyến khiến mức độ căng thẳng của giáo viên tăng vọt ở Trung Quốc. Nhưng không giống như hầu hết các quốc gia, các quy định chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc chưa hề kết thúc. Nước này đã Một nghiêncứuđược côngbốnăm ngoái cho thấyhơn75%giáoviên TrungQuốcmắc chứng loâu từmức độ trungbìnhđếnnặng, trongkhi 34,4%giáoviên tiểuhọc và28,3% giáoviên trunghọc cơsởcónguy cơ caobị trầmcảm. Đua nhau cắt giảm lương Đến bây giờ, Yin Yu vẫn cảm thấy rất hối hận vì quyết định quay trở về quê nhà ở tỉnh Tứ Xuyên để dạy học tại một trường trung học cơ sở ở địa phương. Vào ngày đầu tiên đi làm, hiệu trưởng đã cảm ơn Yin và những người mới đến khác đã sẵn sàng gia nhập trường và hứa sẽ dành cho họ mức đãi ngộ xứng đáng. Nhưng trong vòng vài tháng sau, Yin và các đồng nghiệp chỉ được trả khoảng một nửa số tiền lương. Tới tháng Tám mới đây, hiệu trưởng đột ngột rời trường. Yin cho biết mức lương cơ bản của họ chưa bao giờ tăng trên 3.200 nhân dân tệ mỗi tháng, trong khi giáo viên ở các trường khác gần đó lại có thu nhập gấp đôi. Trong khi đó, tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng của Yin đã giảm từ 3.000 nhân dân tệ xuống còn 1.200 nhân dân tệ, trong khi tiền thưởng và trợ cấp hàng năm của họ cũng bị cắt giảm. “Tôi thực sự muốn bỏ nghề”, Yin nói. Việc cắt giảm lương đã ảnh hưởng rất lớn đến Yin và gia đình cô. Cô đã dự định bắt đầu cuộc sống hôn nhân với bạn trai, nhưng giờ cô không chắc liệu cả hai có đủ khả năng để lập gia đình hay không. Cô cũng đã hy vọng có thể giúp mẹ mua một căn nhà ở Tứ Xuyên, để bà không còn phải sống và làm việc ở tỉnh Quảng Đông xa xôi. Giấc mơđógiờcũngkhómà thành hiện thực. “Tôi thực sự cảm thấy có lỗi với mẹ”, Yin nói. “Thật buồn cười khi nói rằng tôi là một giáo viên, đó chẳng phải là một công việc tuyệt vời sao? Nhưng tại sao tôi lại không đủ khả năng để nuôi mẹmình?”. Không phải mọi viên chức tạiTrungQuốcđềubị cắt giảm lương như trường hợp của Yin. Phó Giáo sư Wu Muluan từ Trường Chính sách công Lý QuangDiệu của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết tình trạng cắt giảm lươngdiễn ra ở một số địa phương cấp thấp, nơi cóxuhướng chịuáp lực tài chính lớn nhất. Chính sách chống dịch “zero-COVID” tại Trung Quốc đang không chỉ “bóp nghẹt” “HỐ SÂU” TUYỆT VỌNG Nhiềugiáo viêndùmắc các chứng rối loạn lo âuhoặc trầmcảmnhưng khôngdámthừanhậndo lo sợmất việc. Ảnh: VCG. của giáo viên giữa mùa COVID-19 Tại Trung Quốc, chiến lược chống dịch “zero-COVID” không chỉ gây nhiều hệ lụy lên nền kinh tế xã hội mà còn đang khiến nhiều giáo viên rơi vào tình trạng bất ổn cả về vật chất lẫn tinh thần. DUY QUÂN (theo Sixth Tone)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==