Ngày Nay số 317

W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday SỐ317 (16 - 23/3/2023) Phút giây chờđợi củaphụhuynh đưa conđi thi tốt nghiệpTHPT. Ảnh: LÊ HIẾU TẠPCHÍ TUYỂN SINHĐẠI HỌC NĂM2023: Những điểmmới nhất định phải nhớ n Bí quyết lấy điểm tối đa để chiến thắng n Ứng tuyển ngành mới, đón đầu xu thế TRANG 2 13

Năm2023, ngoài cácphương thức xét tuyển truyền thống bằngđiểmthi tốt nghiệpTHPT, xét họcbạ, các trườngcũng đẩymạnh tổchức, tăngchỉ tiêuchophương thứcmới, trongđóphải kểđếncác kỳ thi đánhgiánăng lực, tưduy. Theođó,mỗi thí sinhcó thể thamgia từ2-3kỳ thi để tăng khảnăng trúng tuyển. Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học năm 2023 chính là đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm nhầm lẫn cho thí sinh. Theo đó, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theongành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm ngoái. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện. Cũng từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 nămkế tiếp.Nếuthí sinhtham gia xét tuyển ĐH từ năm thứ ba trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần (công thức tính mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường). Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểmtừ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3môn. Những nội dung mới nhất đã được quy định tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sungmột số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT vừa công bố. Toàn bộ thí sinh đang học lớp 12 năm học 2022-2023 sẽ đăng ký theo hình thức trực tuyến. Riêng thí sinh học xong THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi, nhưng chưa tốt nghiệp những năm trước, những người đã có bằng tốt nghiệp THPT, người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả đăng ký xét tuyển (thí sinh tự do) đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT (nếu có) trực tiếp tại đơn vị đăng Đẩy mạnh công nghệ thông tin Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện hệ thống tuyển sinh để hạn chế các sai sót và bổ sung các dữ liệu liên quan theo các phương thức như điểm thi đánh giá năng lực, thi tư duy… Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy trình tuyển sinh, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1. Tiếp tục nâng cấp hệ thống áp dụng công nghệ để hạn chế các nhầmlẫn của thí sinh, tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình đăng ký xét tuyển, đơn giản hóa giao diện đăng ký xét tuyển. “Bộ GD&ĐT sẽ kết hợp tất cả các phần mềm liên quan tới tuyển sinh, kết nối cơ sở dữ liệu ngành (điểm ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Bộ GD&ĐT đã bổ sung thêm một số điểm mới đối với thí sinh khi dự thi. Đó là: Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi; phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi trước khi ra khỏi phòng thi và phải ở tại phòng chờ trong suốt thời gian còn lại của buổi thi. Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí. MINH ĐĂNG (tổng hợp) Đến thời điểm này rất nhiều trường đại học trong cả nước đã thông báo đề án tuyển sinh năm 2023. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2023: Những điểm mới nhất định phải nhớ NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

kết quả học tập của thí sinh ở bậc THPT) với cơ sở dữ liệu HEMIS”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết. Với thí sinh, hệ thống HEMIS sẽ hỗ trợ tối đa, tránh sự nhầm lẫn phương thức khi đăng ký xét tuyển. Các em đăng ký xét tuyển theo mã tuyển sinh, tức là theo ngành, chứ không phải đăng ký theo phương thức nữa. Thí sinh chỉ cần quan tâm mình muốn vào ngành nào, rồi đăng ký mã ngành (hoặc chương trình đào tạo) đó mà không cần băn khoăn sẽ phải sử dụng phương thức nào. Thí sinh có thể sử dụng bất kỳ kết quả nào mà các em đang có để trúng tuyển vào ngành. Như vậy sẽ tránhđược rất nhiều sai sót cho thí sinh. Phương thức tuyển sinh đa dạng Theo đúng Luật Giáo dục đại học, các trường đại học được tự chủ trong công tác tuyển sinh, các trường căn cứ vào quy chế tuyển sinh hiện hành để xây dựng quy chế và đề án tuyển sinh. Năm 2023, ngoài các phương thức xét tuyển truyền thống bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các trường cũng đẩy mạnh tổ chức, tăng chỉ tiêu cho phương thức mới, trong đó phải kể đến các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy. Theo đó, mỗi thí sinh có thể thamgia từ 2-3 kỳ thi để tăng khả năng trúng tuyển. Năm nay, bên cạnh việc sử dụng 4 phương thức tuyển sinh tương tự năm 2022 (xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ THPT; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với một số ngành), trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi độc lập dự kiến vào cuối tháng 4 và tháng 5/2023. Tương tự, trườngĐHKinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh năm 2023 riêng với 4 phương thức xét tuyển đầu vào hệ chính quy gồm: Xét tuyển thẳng; xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá tư duy năm 2023 của ĐH Bách khoa Hà Nội; xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển riêng của nhà trường (chiếm 70% chỉ tiêu)… Rất nhiều trường đại học cũng đã chính thức công bố tổ chức các kỳ thi riêng như ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM; ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM… Những mốc thời gian cần lưu ý Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng Thí sinh hoàn thành việc nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về các trường trước 17 giờ ngày 30/6. Ngày 5/7, cơ sở đào tạo hoàn thành việc xét tuyển thẳng và thông báo kết quả cho thí sinh; cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển thẳng lên hệ thống. Từ ngày 5/7 đến 17 giờ ngày 15/8 là khoảng thời Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định, từ ngày 5/7 đến 17 giờ ngày 25/7. Ngày 20/7, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Đến 17 giờ ngày 22/7, các trường hoàn thành việc điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên hệ thống, trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe (nếu có). Từ ngày 26/7 đến 17 giờ ngày 5/8 là thời gian nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến. Thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 Các cơ sở đào tạo hoàn thành việc thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 vào 17 giờ ngày 14/8. Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống vào 17 giờ ngày 30/8. Thông báo tuyển sinh đợt bổ sung từ ngày 1/9/2023. Từ tháng 10 đến tháng 12/2023, cơ sở đào tạo xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định. Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay rút ngắn chỉ còn 2 tuần, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn so với năm trước, để các cơ sở đào tạo có thể khai giảng vào đầu tháng 9/2023. n gian hoàn thành xét tuyển thẳng; xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có). Thời gian tổ chức xét tuyển sớm Đến17 giờ ngày 4/7, các trường hoàn thành công tác xét tuyển sớm và thông báo kết quả cho thí sinh để đăng ký xét tuyển trên hệ thống; cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống. Thời gian đăng ký xét tuyển chung Từ ngày 5-11/7, các Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tài khoản bổ sung cho các thí sinh (đã tốt nghiệpTrung học Phổ thông, Trung cấp) chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Siết chặt an ninh cho kỳ thi tốt nghiệp THPT TheoPGS.TSHuỳnhVănChương, Cục trưởngCụcQuản lý chất lượng, BộGD&ĐT, phương thức tổ chức thi và các quyđịnh cơbảnnhưbài thi, rađề thi, coi thi, chấmthi, cách tínhđiểmxét tốt nghiệp, phúc khảo... về cơbản giữnguyênnhư các năm2021-2022. BộGD&ĐT sẽ tăng cườngquán triệt quy chế và tậphuấnnghiệpvụ tổ chức thi, thanh tra thi; tiếp tục phối hợpvới BộCôngan, các bên liênquan tậphuấnnghiệpvụ tổ chức thi, thanh tra thi, nhất làviệc thực hiệnbiệnphápphòng, chống, ngăn chặngian lận thi cử, đặc biệt làgian lậnbằng các thiết bị côngnghệ cao. Cùngvới đó, đơnvị chức năngđẩymạnh truyền thôngđểnhậnđược sựđồng thuận từphía học sinh, phụhuynhvà xãhội. Các hội đồng thi cầnphổbiếnđầyđủ, quán triệt kỹquy chế thi cho thí sinh, lưuý thí sinh tuyệt đối khôngđược sửdụngnhững thiết bị côngnghệ caođểgian lận thi cử. BộGD&ĐT cũngđềnghị các địaphương chủđộng thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi theođúng tinh thần chịu tráchnhiệmtoàndiệnvề kỳ thi tại địaphương. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

Nắm bắt nhu cầu xã hội Gia Linh - hiện là sinh viên năm nhất Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) vẫn không thể nào quên quãng thời gian bị dịch bệnh bủa vây. Hơn 900.000 học sinh cùng khóa Linh gần như chỉ học tại nhà suốt 3 nămcuối cấpTHPT. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng, côbạn sinhnăm2004 đã vượt qua kỳ thi tốt nghiệpTHPT với số điểm tương đối cao. Cơ hội vào đại học dễ dàngmở ra. “Tình cờ một ngày mẹ tôi đọc được thông tin về ngành Quản trị tài nguyên di sản và hỏi tôi có muốn ứng tuyển không. Sau khi tìmhiểu thông tinvềngànhnày và triểnvọng nghề nghiệp trong tương lai, tôi khôngmất nhiều thời gian để raquyết định”, GiaLinhchia sẻ. Đó là cơ duyên đưa Linh đến với Khoa Các khoa học liên ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội – một khoa khá mới mẻ với nhiều người. Vốn đam mê các bộ môn khoa học xã hội, Linh cho biết bản thân nhanh chóng “bắt nhịp” với môi trường giảng đường. Dù lựa chọn một ngành mới nhưng bản thân Gia Linh không quá e dè khi đề cập tới triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. “Yếu tố ‘mới’ của ngành nghề này tạo cơ hội cho các thầy cô quan tâmđến việc đổi nhân Văn hóa truyền thông đa quốc gia của trường Đại học Ngoại ngữ. Theo ông Nguyễn Đình Đức, các ngành mới mở này đều liên quan đến nghề nghiệp, khoa học công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu của cách mạng 4.0, nhu cầu nhân lực sắp tới của thị trường lao động. Nói riêng về ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo, ông Đức khẳng định, đây là tập hợp các ngành nghề hoạt động dựa trên việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm văn hoá và sáng tạo, tạo ra những tác động kinh tế, xã hội và văn hoá. Tại Việt Nam,Thủ tướngChínhphủđã ra quyết định 1755 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược xác định công nghiệp vănhóa làmột phạmtrù rộng, đa dạng lĩnh vực như: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Chiến lược đã thể hiện quanđiểmcoi các ngành công nghiệp văn hoá là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, dựa trên lợi thế của Việt Nam, dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ để khai thác tối đa yếu tố kinh tế trong văn hoá. Cũng theo chiến lược này, đến năm2030, giá trị gia tăng mới hoạt động giảng dạy” - Linh hào hứng chia sẻ. “Khác với định kiến lên lớp nghe và gật, sinh viên thế hệ mới giờ thuần thục các kỹ năng làm việc nhóm, tin học, sử dụng công nghệ để sáng tạo nội dung”. Dùngànhnghềmới vẫn là một “ẩn số” sau khi ra trường khi xu hướng thị trường việc làmnămnào cũngbiếnđộng, nhưng Linh vẫn tin ở lựa chọn của mình: “Tôi cho rằng ở cấp đại học, việc tự học đóng vai trò quan trọng. Người trẻ nên tự làmchobản thânmìnhđáp ứngnhu cầu xã hội hơn là dựa vào ngành học”. “Cơn khát” nhân lực chất lượng cao GS Nguyễn Đình Đức, trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết sau khi quan sát, tổng kết sự phát triển của nền kinh tếViệt Nam và dự đoán nhu cầu nhân lực của xã hội trong giai đoạn 2020-2030, ông đánh giá 5 nhóm ngành, nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam gồm: các ngành Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo (AI); ngành Truyền thông – Marketing; các ngành khối Sức khỏe (Y - Dược); ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; các ngành Công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượngmới. Trong năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định mở thêm 4 ngành mới, trong đó cóhai ngànhgồmCửnhân Thiết kế sáng tạo của Khoa Các khoa học liên ngành; Cử Trong kỷ nguyên số, nhiều ngành đào tạo mới đã ra đời, trong đó có những ngành liên quan đến công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Ngày càng nhiều các bạn trẻ mạnh dạn ứng tuyển ngành mới để đón đầu xu thế này. Ứng tuyển ngành mới, đón đầu xu thế HUY VŨ Gia Linh tại giảngđườngĐại họcQuốc giaHàNội. Nguồn: NVCC. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

Nhu cầu nhân lực về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo là rất cao, và cần có nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản ở các trường đại học. Bà Phạm Quỳnh Phương người của người học. Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi, cho rằng quan niệm ngành hấp dẫn hay không hấp dẫn không quan trọng, quan trọng là các ngành đó khi ra trường có dễ tìm được việc làmhay không. Cũng theo vị này, việc chọn trường đại học rất quan trọng, quyết định đầu ra của sinh viên với xã hội, nhưng quan trọng hơn là các em lựa chọn ngành đúng đam mê. “Kể cả vào trường tốt nhưng chọnngànhkhôngđúngđam mê khó học tốt”, ông Nguyễn TrungViệt nhận định. Còn với Gia Linh, nữ sinh viên khoa Các khoa học liên ngành, lựa chọn chuyên ngành cũ hay mới chỉ là một nửa vấn đề, điều quan trọng là chất lượng đầu ra và bản thân người học trang bị cho mình những kỹ năng nào trước khi bước vào thị trường việc làm. Cô cũngcho rằng lựa chọnmột ngànhnghềmới rất đáng thử, nếubạn làngười trẻ muốnđónđầu xu hướngmới. “Đại học không phải điểm đến cuối cùng mà giống như một bước chuyển mình, mọi người nên nhìn vào bức tranh lớn hơn”, Linh chia sẻ.n nghệ thông tin theo hướng ứng dụng và Marketing số. Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh một số ngànhmới là Kinh tế chính trị, chương trình Kinh tế chính trị quốc tế. Tư vấn chọn nghề cho thí sinh, GS Nguyễn Đình Đức cho rằngviệc chọnnghề theo nhu cầu thị trường là rất quan trọng để đảm bảo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên, thí sinh còn phải chú ý chọn nghề theo năng lực bản thân. Đó là sự phù hợp của nghề nghiệp, công việc tương lai với đặc điểm ngoại hình, tính cách, sở thích, con đại học tăng chỉ tiêu và mở ngànhhọcmớinhằmđápứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp. Cụ thể, trường Đại học Thuỷ lợi mở thêm 2 ngành dự kiến là Ngôn ngữ Hàn và Ngôn ngữ Trung. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông mở thêm 4 ngành mới gồm: Kinh tế số, Truyền thông và quan hệ công chúng, Công cần có nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản ở các trường đại học”, bà Phạm Quỳnh Phương chỉ ra. “Chúng tôi hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, có khả năng thích ứng trong môi trường đa văn hóa và khả năng hội nhập quốc tế”. Những ngành nghề mới nhưThiết kế sáng tạo, Quản trị tài nguyên di sản, Quản lý giải trí và sự kiện, Quản trị thương hiệu có nhu cầu lao động cao. Sinh viên theo học các ngành có nhu cầu xã hội cao nói trên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp, đại diện KhoaCác khoahọc liênngành cho biết. “Đại học chỉ là bước chuyển mình” Tính đến tháng 2/2023, cả nước có hơn 80 trường đại học công bố đề án tuyển sinh 2023. Trong đó, nhiều trường của các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 7%GDP. Đặc biệt, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam quan tâm đến đào tạo ngành nghề và phát triển nguồn nhân lực để có đội ngũ có chuyên môn cao liên quan đến từng lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa. Theo PGS.TS PhạmQuỳnh Phương, Tổ trưởng tổ bộ môn Công nghiệpVăn hóa và Sáng tạo (Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội), việc triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Namđã đemđến những hiệu ứng tích cực như xã hội được tăng cường nhận thức về vị trí vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa, nhiều mạng lưới khônggian sáng tạođược hình thành, các ngành trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa có cơ sở pháp lý để chủ động sáng tạo phát huy nội lực… “Nhu cầu nhân lực về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo là rất cao, và SinhviênKhoa Các khoahọc liênngành. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

Bí quyết lấy điểm tối đa Kỳ thi nào cũng có thử thách, bộ môn nào cũng có độ khó riêng nhưng nếu thí sinh nằm lòng bí quyết của từng bộ môn thì khả năng “ăn điểm” tuyệt đối sẽ rất cao. Dưới đây là lời khuyên do các thầy cô tại các trường nổi tiếng ở Hà Nội chia sẻ cùng Tạp chí Ngày Nay. PHẠM BÍCH NGỌC - VIỆT KHÔI - Các em học sinh nên dành thời gian ôn các chủ đề và luyện nhiều dạng đề khác nhau. Với mỗi đề thi nên đặt ra thời gian làmbài và tự tính xem phân bố thời gian ở các câu đã hợp lý chưa. - Các em nên tham khảo đề trong 3 – 4 nămgần nhất vì cấu trúc đề ít thay đổi. - Với bộ môn Toán, các học sinh cần nắm chắc kiến thức trọng tâm, luyện tập giải đềnhuầnnhuyễn theo sựhướngdẫn thầy côgiáo nhằm đạt được điểm tối đa ở những câu hỏi dễ hoặc có độ khó vừa phải trong phổ điểm từ 7-8. - Tránh những lỗi đáng tiếc: Giải tắt, tính toán sai, nhầm dấu. Đặc biệt trong bài hình học, vẽ sai hình có thể làmhọc sinhmất toànbộ điểm. - Sau khi kiểm tra kỹ các bài mức khá 8 – 8,5 điểm, các em hãy suy nghĩ đến các câu khó còn lại. Thực tế có những học sinh giỏi làm được câu khó nhưng lại mất điểm câu dễ vì không cẩn thận. - Cuối cùng, ôn – luyện – ôn nhưng không nên quá tải 4 – 5 tiếng liền, cần thư giãn nghỉ ngơi hợp lý để lấy cảm hứng cho bài học tiếp theo. CÔ PHÙNG THU HẰNG, TỔ TRƯỞNG TỔ VĂN - SỬ, TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH, HÀ NỘI Môn Văn: Tập viết thật nhiều những đoạn văn ngắn rành mạch - Điềuđầu tiên, cômuốn các emhọc sinhphải giữgìn sức khoẻ thật tốt. Đừng phung phí sức khỏe vào những việc khác như thức đêmcày phim, chơi game... Sức khỏe và tinh thần không tốt thì học không hiệu quả. - Riêng đối với mônVăn, các emhọc sinh cần lưu ý ôn tập theo từng chuyên đề với phương châm“học đến đâu chắc đến đó”, học xoay vòng nhiều lần để tránh quên kiến thức. Mỗi ngày nên dành ít nhất 1 đến 2 tiếng chomônVăn. - Cần nuôi dưỡng một tâm hồn yêu văn học nghệ thuật bằng cách đọc sách hàng ngày, để lồng ghép được cảm nhận riêng của mình vào bài văn. Môn Văn là môn không thể học vẹt được, phải hình thành được tư duy, cảm nhận riêng thì mới mong đạt được điểmcao. - Hãy tập viết những đoạn văn ngắn và tập trả lời một số câu hỏi như như tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề... thường xuyên. -Với nhữngbạn cóhọc lực ởmức trungbình khá, các em nên chia nhỏ vấn đề trong một bài ra để học, mỗi hômôn tậpmột vài phầnđể dễ dàngnắmbắt kiến thức hơn. Về sau, với mỗi tác phẩm, hãy cố gắng tự tạo ra bố cục của riêng mình và ôn tập theo bố cục đó. Hãy tin tưởng vào tư duy của bản thân. CÔ PHAN HẢI QUẾ, TỔ TRƯỞNG TỔ TOÁN, TRƯỜNG THCS & THPT MARIE CURIE, HÀ NỘI Môn Toán: Cẩn thận, tránh lỗi đáng tiếc như giải tắt, nhầm dấu CÔ PHẠM THỦY, TỔ TRƯỞNG TỔ TIẾNG ANH, TRƯỜNG THCS & THPT MARIE Môn Tiếng Anh: Luyện kỹ các bộ đề thi của Sở - Học đến đâu phải vững đến đó, thấy phần nào chưa hiểu phải bù ngay. Tôi thấy nhiều học sinh lớp 6 và phụ huynh của các em chưa để tâm nhiều lắm tới việc trau dồi ngoại ngữ, mà đến lớp 8, lớp 9mới phát hiện conmình bị hổng rồi cố nhồi nhét. Học như vậy sẽ không hiệu quả. - Tốt nhất là nên tiếp xúc với giáo viên bản ngữ từ khi mới học ngoại ngữ. Nếu không có điều kiện, học sinh vẫn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh miễn phí hoặc giá rẻ, kết hợp với đọc sách tiếng Anh (cả sách thường lẫn E-book), xem video, xem phim có phụ đề tiếng Anh về lĩnh vực mình quan tâm... Học ngoại ngữ là cả một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ, kiến thức phải được tích lũy dần đều qua năm tháng. - Đề thi chuyển cấp không khó với những học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng lại rất khó với những học sinh bị hổng kiến thức. Với các học sinh đã vững kiến thức, chỉ cần luyện đi luyện lại các bộ đề thi do Sở Giáo dục & Đào tạo gửi về cho các trường là được. Còn với học sinh bị hổng kiến thức, phải tìm cách lấp lại hết cho các em bằng một giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, kết hợp với các phương pháp học nêu trên. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

để chiến thắng Ảnhminhhọa. CÔ NGÔ THỊ TÙNG LÂM, GIÁO VIÊN BỘ MÔN VẬT LÝ, TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC, HÀ NỘI Môn Vật lý: Tập trung đọc kỹ đề bài ở các câu hỏi dễ, tránh chủ quan - Bài thi môn Vật lý thường xoay vần với 40 câu hỏi, các bạn thí sinh sẽ thực hiện trong vòng 50 phút. Điều này đòi hỏi các bạn cần chú ý phân bổ thời gian làm bài hợp lý để giải được cả những câu hỏi khó trong đề, qua đó đạt được kết quả tốt nhất. - Học sinh cần nắm chắc lý thuyết cơ bản và các công thức vật lý, đặc biệt cần ôn tập thật kỹ kiến thức Vật lý lớp 12, bám sát theo chương trình sách giáo khoa. - Trong quá trình làm bài thi, các bạn thí sinh cần tập trung đọc kỹ đề bài ở các câu hỏi dễ ở mức 1 và mức 2, tránh chủ quan để bị mất điểm bởi Vật lý là môn học có nhiều công thức và rất dễ bị nhầm lẫn. - Các bạn học sinh cần thường xuyên luyện đề, vận dụng các công thức và kỹ năng tính toán trong các kiểu bài cụ thể để dành được điểm ở các câu hỏi khó hơn thuộc mức 3 và mức 4. - Học sinh cần nắm vững được những nội dung cơ bản, bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Với kỳ thi THPT quốc gia , trọng tâm cần học kỹ là kiến thức nằm trong phần Lịch sử lớp 12 theo chương trình SGK. Đây là điều kiện tiên quyết để các bạn học sinh có thể làm tốt bài thi môn Lịch sử. - Tập trung ôn luyện những câu hỏi trắc nghiệm lịch sử, bám sát theo cấu trúc đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT. - Với phần lịch sử Việt Nam, riêng với các bạn học sinh lớp 12 cần chú ý ôn tập nội dung theo khung thời gian được chia rất rõ trong SGK như: 1919 – 1930, 1930 -1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – nay. - Khi tiếp cận đề thi, thí sinh cần lưu ý phải đọc kỹ đề, gạch chân các từ khoá quan trọng. Trong quá trình làm bài, nếu như cảm thấy chưa chắc chắn với đáp án đã lựa chọn, thí sinh có thể sử dụng phương pháp loại trừ để tìm được câu trả lời phù hợp nhất.n CURIE, HÀ NỘI GD&ĐT CÔ BÙI THỊ PHƯỢNG, GIÁO VIÊN BỘ MÔN LỊCH SỬ, TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC, HÀ NỘI Môn Lịch Sử: Đọc kỹ đề thi và gạch chân các từ khoá quan trọng NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

“Lối tắt” vào đời Năm nào cũng thế, việc tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp hay khối các trường dạy nghề thường kéo dài muộn hơn vì phải phụ thuộc vào công tác tuyển sinh củahệđại học. Công tác tuyển sinh thường kéo dài cả nămvì “đợi” những em còn lưỡng lự giữa học nghề và theo học đại học, cũng có trường hợp học một thời gian môi trường đại học không thấy hợp sẽ đổi ý sang học hệ cao đẳng, trung cấp để tiếp cận với công việc. Nhưng giờ đã khác. Ngay từ khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn trẻ đã quyết định làmhồsơnộpcác trường khối dạy nghề. Năm 2022, dù được 24 điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng Phùng Văn Định (Yên Mông, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) vẫn giữ vững lập trường “đầu quân” vào Cao đẳng Điện tử - Điện lạnhHàNội. Ngôi trường có hệ 9+ (học sinh tốt nghiệp THCS vàohọc vănhoá kết hợp học nghề) và hệ cao đẳng, là cơ hội đểu Định và em trai cùng học với nhau do điều kiện gia đình khó khăn. “Em đã tham khảo rất nhiều lựa chọn, nhưng quyết định theo học nghề kỹ thuật điện lạnh và điều hoà không khí. Rồi khi tìm thông tin trên mạng internet, em thấy Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh khá phùhợpvới nhucầucủamình. Sinh viên được học hệ cao đẳng gắn với thực hành, sau khi ra trường, em có thể làm việc tại doanh nghiệp hoặc về nhà mở cửa hàng sửa chữa”, Định chia sẻ. Trong quá trình học tại đây,Địnhsẽ làmthủtục choemtraimình là PhùngVăn Bínhtheohệ9+,đểsaunàykhi ra trường, cả hai anh em sẽ có đủ kiến thức cùng nhau theo nghềđiện lạnh. hơn 616.000 thí sinh xác nhận đăngký xét tuyểnđại học; còn lại khoảng 325.000 thí sinh không thamgia xét tuyển. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phân tích, con số 325.000 thí sinh không xét tuyển đại học cho thấy sự phản hồi tích cực phù hợp với xu hướng cần có lao động tay nghề, đáp ứng thị trường lao động cấp trungvàphổ thông.Từ thực tế này, nhiều em đã biết “lượng sức mình”, căn cứ vào thực tế hoàn cảnh gia đình, lực học sẽ có cân nhắc mang tính thực tiễn trong việc chọn ngành nghề học. Giáo dục nghề nghiệp với tính chất đặc thù, sự khác biệt là tổ chức đào tạo với thời lượng thực hành, thực tập cao đã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật và thực tế đào tạo từ khi hình thành và ngày càng hoàn thiện và đi vào thực chất là kỹ năng nghề nghiệp, năng “Anh họ em cũng học trường này và ra trường được 2 năm có việc làm ngay. Do đó, em đăng ký theo học tại đây để ra trường có việc làm”, Định nói thêm. Đây không phải là lựa chọn cá biệt, mà là suy nghĩ của rấtnhiềuhọcsinhcác tỉnh, thành xa xôi, thậmchí ngay cả học sinh ngoại thành Hà Nội. Em Phạm Thị Hòa (xã Hồng Hà, Đan Phương, Hà Nội) sau khi tốt nghiệpTHPTnăm2022 cũng không ngần ngại nộp hồ sơ vàoTrung cấpdu lịchHà Nội. Năm ngoái, trường này có chỉ tiêu tuyển sinh 100 hệ trung cấp, mở rộng cửa đón các thí sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Dự định của Hòa là sẽ vừa học vừa xin làmhướngdẫnviêndu lịchđể cọ xát với nghề, vừa học vừa làm kinh tế để trang trải sinh hoạt hàng ngày. Cam kết “đầu ra” Theo ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, với sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch COVID-19, các lĩnh vực như: Du lịch, y tế, logicstics, kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, côngnghệ thông tin, sáng tạo phần mềm, nông nghiệp chất lượng cao... đang được người học quan tâm nhiều hơn. Trên thực tế, các trường có thương hiệu, có sự camkết đầu ravới học sinhkhi ra trường có việc làm thì công tác tuyển sinh diễn ra rất tốt. Phân tích từ các đơn vị tuyển dụng trong năm 2022 cho thấy, nhu cầu nhân lực tại doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên chiếm 21,84%, cao đẳng (18,46%), trung cấp (25,88%), sơ cấp (20,4%); nhu cầu lao động chưa qua đào tạo (3,42%). Trong khi đó, theo thông số về đăng ký tuyển sinh năm 2022 cho thấy, hơn 940.000 thí sinh có dự kiến đăng ký xét tuyển đại học khi đăng ký dự thi chỉ có Cánh cửa đại học đã mở rộng hơn rất nhiều với trên 20 phương thức xét tuyển, thậm chí một số trường tăng cường các chỉ tiêu xét tuyển học bạ nhưng vẫn rất nhiều thí sinh chọn cho mình con đường học nghề. Ngại gì không học VIỆT ĐAN NGAYNAY.VN 8 Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023 CHUYÊNĐỀ

giáo, viên chức là yếu tố sống còn và động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Theo đó, người học sẽ được hưởng lợi từ chính sự thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp trên cơ sở chuẩn đầu ra quốc gia hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gianđào tạo, được trải nghiệm, học tập, rèn luyện trong môi trường sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhiều hơn; được hưởng lương ngay từ khi học tập, thực tập, sản xuất doanh nghiệp. Nhưng theonhiềuchuyên gia, không cần chạy theo các ngành “hot”, cơ hội việc làm tại các trường trung cấp, dạy nghề được xác định ngay khi sinh viên còn chưa tốt nghiệp. Người học cócơhội thựchành nhiều, nhanh trưởng thànhđể tự lập thân, lập nghiệp, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. n các thí sinh. Các ngành trong khối kỹ thuật năm nào cũng hoàn tất chỉ tiêu sớm hơn các ngành khác. Hiện các trường trong khối giáo dục nghề nghiệp đã hướng tới tự chủ theo tinh thần của Nghị định tự chủ số 16 và đã được thay thế bằng Nghị định tự chủ số 60/2021 của Chính phủ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi được tự chủ thì việc đảm bảo quyền lợi, duy trì nâng cao trách nhiệmvới cán bộ quản lý, nhà của người học với doanh nghiệp khi được tạo việc làm và cơ hội việc làm... Ngành nào được quan tâm? Vài năm gần đây, sức hút các ngành được nhiều thí sinh lựa chọn trong khối cao đẳng, dạy nghề vẫn nằm trong nhóm các ngành về kỹ thuật. Đặc biệt các ngành về công nghệ ô tô luôn được thí sinh nộp hồ sơ nhiều và luôn có sự cạnh tranh lớnnhất giữa đón nhận trong hoạt động liên kết đào tạo. Lợi thế này xuất phát từ ưu điểm trong tổ chức đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là phối hợp, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trước, trong và sau khi tổ chức đào tạo. Bản thân người học được trải nghiệm, được học tập, rèn luyện trong môi trường doanh nghiệp, được kiểm tra, đánh giá ngay trên các sản phẩm thực tế của doanh nghiệp làm tăng sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm lực tự chủ của người học để đáp ứng được các vị trí việc làm được tuyển dụng. “Trong công tác tuyển sinh, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cam kết đầu ra, việc làm cho học sinh sinh viên. Đây là lợi thế cạnh tranh của giáo dục nghề nghiệp với các bậc học, trình độ đào tạo khác”, ông Phạm Vũ Quốc Bình khẳng định. Nhiều doanh nghiệp đã xác định là “trường học thứ hai”của học sinh, sinh viên khi trung cấp, dạy nghề? Muốn học trường nào, phải liên hệ trực tiếp với trường đó Một số học sinh có nguyện vọng học cao đẳng nhưng vẫn lầm tưởng sẽ làm thủ tục chungmột cổng với đại học, đến khi tìm không thấy các nguyện vọng này, các bạnmới “tá hỏa”. Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lưu ý quan trọng nhất cho thí sinh nhập học khối giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, trung cấp) là nếumuốn học ở trường nào, các bạn cần liên hệ trực tiếp với trường đó để tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ và những yêu cầu riêng của trường. Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 9 Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023 CHUYÊNĐỀ

THÚY HÀ Giáo dục tư tưởng thế hệ trẻ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có những điều chỉnh liên quan đến chương trình tổng thể và môn Lịch sử bậc THPT nhằm bảo đảm yêu cầu của Quốc hội về việc “thiết kế môn Lịch sử THPT có cả phần bắt buộc và lựa chọn”. Môn Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Bộ GD&ĐT cũng điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn như trước. Như vậy, học sinh sẽ chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật. Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp Trung học Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ gồm bốn môn bắt buộc là Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn và Lịch sử. Thông tin Lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nhận được nhiều ý kiến tích cực. Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Hai là, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15 đến 17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về phổ thông, môn học này sẽ bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm. Việc điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản là tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình của Chương trình tổng thể và đặc điểm môn học Lịch sử; Không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành, củng cố kiến thức phổ thông ở giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức cốt lõi qua các chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học... Đồng thời phải coi trọng kiến thức lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc; Phần lịch sử bắt buộc phải bảo đảm tính khả thi, bảo đảm sự phù hợp, vừa sức đối với tất cả học sinh. Đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội cho hay, đa số các ý kiến đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấpTHPT thànhmôn học bắt buộc với những lý do không thể phủ nhận, vì LỊCH SỬ LÀ MÔN HỌC VÀ THI BẮT BUỘC: Chậm nhưng chắc! Môn lịch sử sẽnằmtrongnhómmônhọc bắt buộc với tất cảhọc sinh theo chương trìnhgiáodục phổ thông2018ở cấpTHPT. Một trong nhữnghoạt độngdạy và học lịch sử củagiáo viên vàhọc sinhở HàNội. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

những công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do. Để trở thành người như vậy, học sinh nhất thiết cần hai trụ cột là nhận thức lịch sử theo hướng khoa học và phẩm chất công dân. 113/2015/QH13 ngày 2711-2015 của Quốc hội; đồng thời bảo đảm mục tiêu “chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử; hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ. Trong một bài viết về giáo dục lịch sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương - tác giả và dịch giả của hơn 70 đầu sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa - cho rằng ý nghĩa của việc học lịch sử còn đến từ những mục tiêu rất khoa học và thực tế. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thông tin hóa, xu thế phổ cập những giá trị phổ quát hiện nay, giáo dục lịch sử Việt Nam cần hướng đến mục tiêu hình thành lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Ba là, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc. Vì vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thống nhất với quan điểm của Bộ GD&ĐT về việc lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân đối với môn học Lịch sử. Môn học không để “lựa chọn” Môn Lịch sử từ xưa đến nay đã được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; đúng tinh thần Nghị quyết số Cùng chung quan điểm nêu trên, TS Vũ Đường Luân, giảng viên môn Lịch sử Việt Nam tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ việc để người học lựa chọn và thực sự thích môn Lịch sử không nhất thiết nằm ở việc biến nó thành môn bắt buộc mà cần tạo ra những cơ chế, cách thức truyền đạt để môn học trở nên sinh động và có sức hút. “Lịch sử không chỉ giáo dục về các giá trị truyền thống mà còn là một môn khoa học lý giải về xã hội, con người. Chính trong sự lý giải đó, lòng yêu nước được kiến tạo, vun bồi cho người học qua cách hiểu từ vị trí bản thân về nền văn hóa mình đang sống cùng cách ứng xử khoa học khi nhìn nhận các sự kiện, chứ không nhất thiết cần áp đặt giáo dục”, TS Vũ Đường Luân nói. Vị thế môn Lịch sử nhìn từ thế giới Nhìn rộng ra thế giới, môn Lịch sử luôn được xếp ở mức quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông của từng quốc gia. Tại Anh, trong 9 năm đầu của chương trình phổ thông, học sinh buộc phải học các môn chính là Toán, Anh, Khoa học, Ngoại ngữ và Giáo dục công dân, và tùy theo chương trình học của mỗi trường có thể chọn học thêm các môn khác như: Mỹ thuật, Khoa học máy tính, Thể thao, Nhạc kịch,... Lịch sử và Địa lý thuộc các môn trong chương trình tự chọn, nếu học sinh đã đăng ký Địa lý thì không bắt buộc phải học thêm Lịch sử. Điều này dẫn đến năm 2017, một khảo sát của Forces Network đã cho biết hơn một nửa thanh niên từ 18 - 24 tuổi ở Anh không biết rằng lực lượng quân sự của nước mình đã tham gia Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nền giáo dục tại Mỹ và Pháp tuy không bắt buộc học sinh phải học Lịch sử nhưng trong chương trình đều xuất hiện những môn học tích hợp lịch sử. Tại Mỹ, trọng tâm chương trình của hai cấp THCS và THPT là Anh văn, Toán, Khoa học, Văn hóa xã hội, Mỹ thuật và Thể dục. Với Pháp, ngoài Pháp văn, Ngoại ngữ, Toán, học sinh được học thêm Khoa học và Nhân văn, Công nghệ và Công dân. Một số quốc gia như Thụy Điển, Ý, Đức... môn Lịch sử được tách riêng và học sinh phải học Lịch sử từ những năm đầu cấp THCS. Tại Trung Quốc, đồng thời với việc giảng Lịch sử bắt buộc tại cấp THPT, hai năm trước đây Bộ Giáo dục quốc gia này đã đề xuất học sinh THCS buộc phải học Lịch sử như một môn học bắt buộc. Đề xuất này đi lên từ ý kiến cho rằng một số học sinh Trung Quốc đi theo tư tưởng cấp tiến do thiếu ý thức bản sắc văn hóa. Củng cố kiến thức lịch sử giúp cho giới trẻ giúp được những sai lầm của thế hệ trước, hiểu rõ tình hình phát triển của đất nước. Với tương đồng về lịch sử phát triển cũng như cấu trúc xã hội với Việt Nam, những phép thử về giảng dạy lịch sử tại Hàn Quốc cũng rất cần được lưu ý. Theo đó, từ năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các môn Khoa học xã hội trong khối phổ thông trở thành môn tự chọn, dẫn đến tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần theo thời gian. Hệ lụy kéo theo chính sách là một thế hệ trẻ không hiểu biết về lịch sử. Kể từ năm 2017, môn Lịch sử chính thức quay trở lại làm môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông Hàn Quốc.n Thí sinhdự tốt nghiệp trunghọc phổ thông. Lịch sử không chỉ giáo dục về các giá trị truyền thống mà còn là một môn khoa học lý giải về xã hội, con người. Chính trong sự lý giải đó, lòng yêu nước được kiến tạo, vun bồi cho người học qua cách hiểu từ vị trí bản thân về nền văn hóa mình đang sống cùng cách ứng xử khoa học khi nhìn nhận các sự kiện, chứ không nhất thiết cần áp đặt giáo dục. TS Vũ Đường Luân NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023

NGAYNAY.VN 12 Số317 - ThứNăm, ngày16/3/2023 CHUYÊNĐỀ QUỲNH HOA Dòng chảy ngầm bất tận Cuối năm 2021, theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành. Khảo sát năm 2022 của phóng viên Tạp chí Ngày Nay về thực trạng chọn ngành học tiến hành với 465 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho thấy có 278 sinh viên (59,8%) cho biết đang không học đúng ngành mong muốn. Các lý do bao gồm: “Điểm thi đại học không đủ để đỗ ngànhmongmuốn” (52,9%);“Lựa chọn sai lầm, khi học mới biết ngành không phù hợp” (26,6%); “Theo định hướng của gia đình” (18,7%); và “Ảnh hưởng bởi lời khuyên của bạn bè”(1,8%). Điểm chung của những sinh viên này là chưa thực sự tìm được cách “đối thoại” với bản thân, hiểu rõ điểm mạnh - yếu, hiểu được đam mê của chính mình. Hệ quả là trong số những sinh viên học sai ngành mong muốn, 62,2% cho biết sẽ không làm công việc liên quan đến ngành học sau khi tốt nghiệp. Thực trạng này không Việc biết rõ mình thích học gì, làm nghề gì ngay từ trước khi chọn cánh cổng trường đại học, cao đẳng không thể là bảo chứng cho một sự nghiệp trải đầy hoa hồng. Nỗ lực chăm chỉ và tràn đầy đammê cũng chưa chắc đưa bạn đến thành công. Điều gì khiến chúng ta sống được với nghề? và nhìn rõ con đường mình muốn đi hơn”, Tú chia sẻ. Sau khi tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, Tú lên đường sang Anh để học cao hơn, với mục tiêu gần là đem về bằng giỏi, và mục tiêu xa là có thể trở thành chuyên gia, tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội giới trẻ, đặc biệt trong bối cảnh trầm cảm đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với Khang Nguyễn (1990), MỹHạnh (1992) vàHoàngVăn Tài (1998), định hướng học tập và nghề nghiệp của cả ba bắt đầu từ những sở thích gắn liền trong đời sống, trong đó Mỹ Hạnh theo học ngành Back Dancer (Vũ công phụ họa), trường Tokyo School of Music & Dance (TSM) năm 2016, Khang Nguyễn theo ngành Công nghệ âm nhạc tại TSMnăm2017, còn Hoàng Văn Tài theo học khoa Thiết kế đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH MTCN) năm2016 vớimục tiêu trở thành họa sĩ truyện tranh. Tài kể lại: Mình còn nhớ năm lớp 8, mẹ có hỏi mình saunàymuốn làmnghềgì?Và mình đã ngây thơ trả lời bằng cả sự đam mê và nhiệt huyết về việc vẽ truyện tranh. Cậu thiếuniênđãvấpphải sựphản đối của cảbốmẹ và chị gái bởi một ước mơ “thiếu thực tế”. Vẫn hiểu nghề truyện tranh hồi đó thực sự quá non trẻ và chưa được hình thành rõ rệt, Hoàng Văn Tài vẫn vẽ không ngừng, và kiên trì thuyết phục gia đình. Cuối cùng, hai bên tìmđượcmột điểmchung khi Tài theo học trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp để học vẽ nhưng“sau này vào học mình mới biết trường thiên về vẽ minh họa, chứ không có giáo viên nào chuyên về mảng truyện tranh”, Tài cười. Sau khi tốt nghiệp phổ mới và cũng không phải đặc thù chỉ ở Việt Nam. Trước đó, năm 2015, trang thống kê nghề nghiệp hàng đầu Allaboutcareers.com từng hé lộ 44% sinh viên chưa tốt nghiệp (trong số 37.000 sinh viên cao đẳng và đại học tham gia khảo sát) không thể xác định được ngành mà họ muốn làm việc sau này. Những con số biết nói này phản ánhmột xu hướng chưa có nhiều chuyển biến đáng kể trong suốt thời gian dài. Đối thoại với bản thân Lê Anh Tú (1999, hiện đang theo học Thạc sĩ Tâm lý tại Middlesex University London, Anh Quốc) cho biết cậu từng định thi ngành Luật hoặc Ngôn ngữ Anh vì cảm thấy phù hợp với tính cách và khả năng học củamình, trong khi đó điểm của cậu đủ để được tuyển thẳng vào Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong lúc phân vân giữa vô số lời khuyên, Tú đã gặp được bước ngoặt khi quyết định tham dự buổi định hướng nghề nghiệp. “Người hướng nghiệp giải mã sinh trắc vân tay, phân tích những điểm mạnh - yếu trong tính cách và bộ gen của mình. Bámvào nhận định của họ, mình đánh giá tổng quan lại những ngànhmìnhdự tính lựa chọn và cuối cùng thấy Tâm lý có vẻ là một hướng đi đúng”, AnhTú kể. Để chắc chắn hơn, AnhTú quyết địnhđặtmột buổi tham vấn với chuyên gia tâm lý để tìm hiểu về nghề một cách khách quan dưới góc độ của người tiếp nhận. “Buổi tham vấn diễn ra thú vị hơn mình tưởng, dường như đã đặt một nền tảng để mình cảm thấy yêu thích ngành này. Có khả năng học, lại có niềm yêu thích với nghề, thì bản thân sẽ có thêm động lực học tập Sở thích có đủ để bạn theo KhangNguyễn từng sáng tác bài Kimi to sono saki e chonhómnhạc namNhật BảnH5năm2019. HoàngVănTài hiệnđang làhọa sĩ truyện tranh, họa sĩminhhọa tại Rover Studio. Chândung tựhọa củaHoàngVănTài.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==