Ngày Nay số 322

SỐ322 (20 - 27/4/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday Thổi lớn ngọn lửa yêu đọc sách trong cộng đồng TRANG 2 - 3 Ảnh: TùngKondou

“Rung chuông vàng”tìmhiểu về động vật hoang dã; thu gom pin, thu gom rác thải trong chương trình “Dương Liễu xanh không rác” hay thamgia các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi trên địa bàn xã, quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung gặp khó khăn do thiên tai… Năm nay là năm thứ 10 thư viện Dương Liễu hoạt động. Với Phùng Bá Hưng, thư viện này không đơn thuần chỉ là một thư viện vật lý bình thường mà đó là cả thanh xuân của cậu: “Nếu thiếu vắng nó thì thanh xuân của tôi, một thế hệ trẻ ở Dương Liễu mất đi một điểm Cánh cửa đưa trẻ em Hoài Đức đến thế giới bên ngoài Trong ánh đèn vàng ấm áp, không gian thoảng mùi sách cũ, thư viện Dương Liễu (đội 5, Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội) rì rầm tiếng các em nhỏ trò chuyện, hỏi han, tìm sách giữa những giá sách to rộng choán hết bốn vách tường. Thi thoảng, có đứa trẻ lại thỏ thẻ với các anh chị tình nguyện viên: “Chị ơi, em tặng sách thư viện”, “Chị ơi, ở thư viện có quyển… này không ạ?”, “Chị ơi, cho em trả sách”... Bầu không khí thư viện được giữ yên tĩnh nhất có thể, dù quanh đó, có nhóm trẻ đang chơi cờ vua cười ha hả, góc cuối thư viện một đứa trẻ khoái trí cười khúc khích với cuốn truyện Đô-rê-mon đã sờn bìa… Thư viện Dương Liễu là thư viện miễn phí đầu tiên ở Hà Nội được cấp phép, một trong những thư viện tư nhân được Vụ Thư viện, Bộ VHTT& Du Lịch đánh giá là hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Nơi đây mở cửa cho tất cả mọi người tại xã Dương Liễu và các xã lân cận ghé thăm với gần 10.000 đầu sách. Theo Phùng Bá Hưng – người sáng lập thư viện Dương Liễu, sau 10 nămhoạt động bền bỉ, từ 200 bạn đọc, giờ đã có hơn 3.000 bạn đọc gõ cửa. Phần lớn độc giả là trẻ em, không chỉ ở Dương Liễumà từ các xã lân cận như Minh Khai, Cát Quế, Yên Sở, Đức Thượng, Sơn Đồng… của huyện Hoài Đức cũng biết tiếng và tìm đến. Thư viện mở ra để hình thành và nuôi dưỡng đam mê đọc sách cho các bạn nhỏ nông thôn. “Do sự phát triển của tivi, mạng internet… Các em nhỏ ngày nay dần ít quan tâm đến việc đọc sách và trau dồi kiến thức. Cần phải khuyến khích trẻ em đọc sách ngay từ nhỏ để giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc, viết, tư duy và sáng tạo. Đọc sách cũng giúp trẻ em có thêm kiến thức về thế giới xung quanh, khuyến khích sự tòmò và traudồi khả năng tư duy phản biện…” – Hưng suy nghĩ. Nghĩ là làm, Hưng chọn mở một thư viện sách nho nhỏ nơi vùng quê yên tĩnh hơn và được tình nguyện viên hướng dẫn, chia sẻ các quyển sáchhay, bước đầu tạo thói quen đọc sách. Bên cạnh đó, Thư viện Dương Liễu cũng phải chủ động kêu gọi sự hỗ trợ và giúp sức từ cộng đồng, nhờ vào việc luôn nhất nhất với tôn chỉ hoạt động“vì cộng đồng” nên thư viện đã có được nhiều nhân lực hỗ trợ nhiệt tình”. Khi đã thu hút được đông đảo trẻ con trong vùng, thư viện Dương Liễu trở thành chốn ghé chân của lũ trẻ với đầy ắp các hoạt động thú vị. Có thể kể đến như việc làm đồ thủ công từ vật dụng tái chế, tham gia làm bánh chưng và bánh trung thu; thi thay vì khởi nghiệp với một tiệm trà chanh hay trà sữa. “Tôi thích đọc sách từ bé nên với tôi, sách ngoài như một người bạn còn là một thứ tôi luôn nâng niu, trân trọng. Đầu tư cho sách thì luôn luôn có lãi và những điều bổ ích mà sách chỉ dạy thì luôn luôn ở lại với mình”– chàng thanh niên trẻ chia sẻ quan điểm. Những ngày đầu hoạt động, Thư viện Dương Liễu gặp rất nhiều khó khăn. “Trẻ em ở vùng nông thôn không có thói quen đọc, vì thế những người duy trì thư viện đã phải sáng tạo không ngừng, thu hút các em bằng cách tạo nên nhiều hoạt động ngoại khoá, để trẻ em đến thư viện ngoài đọc sách có thể tham gia đa dạng các hoạt động. Ví dụ: Tham gia các lớp học về kĩ năng mềm, lớp học tiếng anh, các cuộc thi, các buổi chiếu phim…Từ đó trẻ em đến thư viện đông Từ một thư viện miễn phí hoạt động tích cực ở một huyện ngoại thành Hà Nội, các bạn trẻ yêu sách đã quyết định kết nối, thành lập mạng lưới thư viện địa phương xuyên nhiều tỉnh, thành để giữ ngọn lửa yêu sách trong cộng đồng không bị dập tắt. Thổi lớn ngọn lửa yêu đọc VIỆT ĐAN NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023

sách trong cộng đồng đến, một ngôi nhà, một nét văn hoá bình dị nhưng vô cùng quan trọng. Tôi tin rằng có rất nhiều người đã gắn bó, đi qua, đồng hành cùng thư viện và đã phát triển, trở thành những con người tốt hơn. Gần 10 năm qua, thư viện Dương Liễu là công sức, cố gắng, kì vọng và nhữngướcmơ của nhiềubạn trẻ Dương Liễu”. Nhân rộng điều kì diệu từ sách Xuất phát từ thư viện Dương Liễu, Phùng Bá Hưng và các bạn tình nguyện viên nhiệt “Mở thư viện cá nhân thì dễ nhưng duy trì được nó cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Đã có nhiều thư viện xây ra nhưng bỏ đấy hoặc “chết yểu” do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu động lực để duy trì. Điều này gây lãng phí thời gian và nguồn sách. Thực tế nhóm thư viện tư nhân và thư viện cộng đồng chưa có một diễn đàn, hội nhóm chung để các cá nhân cùng đam mê và chí hướng được giao lưu và học hỏi lẫn nhau, trong khi đó rất nhiều cá nhân nhiệt huyết và có kinh nghiệm muốn được chia sẻ nhưng chưa có “đất” – Hưng cười nói. Rồi Hưng cố gắng tạo ra mảnh đất ấy, gọi tên là “Nhóm mạng lưới thư viện địa phương ở Việt Nam” nhằm giúp các thành viên tham gia nhóm xây dựng được mạng lưới những cá nhân cùng đam mê và chí hướng trong lĩnh vực phát triển văn hoá đọc ở các địa phương trên cả nước. Khi mới sáng lập ra mạng lưới, có gần 20 thư viện đăng kí. Sau đó dần dần, theo thời gian, các thư viện đã tham gia nhiều lên, hiện đã có 34 thư viện thành viên, từ Hà Nội, Hòa huyết, có kinh nghiệm thực tế đã kết nối tạo ra mạng lưới thư viện địa phương phủ sóng xuyên nhiều tỉnh, thành. Độ khó của dự án này so với khi chập chững xây những viêngạchđầu tiênhình thành thư viện Dương Liễu có khi khó gấp 2, gấp 5 lần vì theo Hưng: “giúp được một thư viện có cùng mô hình như thư viện Dương Liễu có thể hoạt động được lâu dài là cả sự truyền lửa và tạo động lực cho thư viện đó”. Ý tưởng này nhen nhóm khi Phùng Bá Hưng chứng kiến rất nhiều dự án xây dựng tủ sách, thư viện cá nhân phục vụ cộng đồng mà chưa có nhiều dự án liên kết các thư viện lại với nhau, giúp kết nối và hỗ trợ nhau phát triển cho hoạt động thư viện sau này. Bình đến Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh. Mạng lưới ấy có thư viện nhỏ xíu mang tên “Cô Tiên Hồng” ở Thạch Thất, Hà Nội, lại có một tiệm sách xa lắc ở buôn Ea Mdroh, xã EaMdroh, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk… Tất cả đã có duyên gặp gỡ nhau, cùng chung tay thổi lên ngọn lửa yêu sách trong cộng đồng, bất kể Nam hay Bắc, miền xuôi hay miền ngược. Theo Phùng Bá Hưng, cậu cùng các thành viên đã hỗ trợ không ít thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng kháctừ khi họ chưa có thư viện đến khi họ đã có thư viện và bước đầu có các hoạt động duy trì. Các thành viên cũng đã không quản ngại lên đường đến thăm tận nơi những thư viện thành viên trong mạng lưới Thư viện địa phương Việt Nam. Những bước chân không mỏi trong hành trình mang tri thức đến cộng đồng của nhóm trẻ ở thư viện Dương Liễu và mạng lưới Thư viện địa phương đã và đang góp phần nâng cao dân trí, mở ra những điều kì diệu của sách đến mọi ngõ ngách cuộc sống. n Giúp được một thư viện có cùng mô hình như thư viện Dương Liễu có thể hoạt động được lâu dài là cả sự truyền lửa và tạo động lực cho thư viện đó”. Phùng Bá Hưng Để trẻ em đến thư viện ngoài đọc sách có thể tham gia đa dạng các hoạt động. Ví dụ: Tham gia các lớp học về kĩ năng mềm, lớp học tiếng anh, các cuộc thi, các buổi chiếu phim... Từ đó trẻ em đến thư viện đông hơn và được tình nguyện viên hướng dẫn, chia sẻ các quyển sách hay, bước đầu tạo thói quen đọc sách. Phùng Bá Hưng NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023

Không gian của người yêu sách Đến hẹn lại lên, ĐứcMinh, chủ một kênh blog giới thiệu sách, đều đặn ghé tới hội sách để tìmmua những cuốn sách với mức chiết khấu từ 60-70% giá cũ. Kể về thói quen đi hội sách của mình, Minh cho biết “thích đi cùng bạn bè, nhưng do bản thân thường chọn sách khá lâu nên đôi lúc sẽ đi một mình.” Giống như Minh, nhiều bạn trẻ khác tỏ ra hào hứng với mô hình hội sách, coi đây nhưmón ăn tinh thần, sự kiện đặc biệt diễn ra hàng năm. Chia sẻ về lần đầu cùng bạn bè ghé thăm hội sách, Hồng Ngọc, một học sinh lớp 11 THPT tại Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng về không khí và những người thamgia. “Các đầu sách hay nhất đều quây quần trong một không gian nhỏ, xung quanh ai cũng đắm chìm vào thế giới trang sách. Dù rất nhiều người tham gia nhưng không khí lại rất yên tĩnh”, Hồng Ngọc chia sẻ. Với mong muốn tôn vinh văn hóa đọc, lan tỏa tri thức và đưa sách đến gần hơn với đời sống, hàng loạt hội sách đã được các đơn vị tưnhân, cơ quan nhà nước tổ chức trong những năm gần đây. Những cái tên như “Dọn kho đón Tết”, “Hội sách khuyến học”, “Hội sách kí lô”... không còn xa lạ với độc giảViệt, thậm chí đang dần định hình một thói quen khó bỏ, đó là sở thích đi hội sách của những người yêu sáchnói chungvà cácbạnhọc sinh, sinh viên nói riêng. Để thuhút đôngđảocông chúng, bên cạnh hoạt động truyền thống bán sách với động hợp tác và giao dịch, hai ngày cuối, hội chợmở cửa đón công chúng phổ thông tới thamquan. Theo thống kê, Hội sách Frankfurt tiếp đón khoảng 300.000 khách từ 147 quốc gia cùng 7.503 đơn vị xuất bảnmỗi năm. Tương tự Frankfurt, Hội sách Quốc tế Seoul cũng là một trong những hội sách nổi bật của ngành xuất bản châu Á khi ban tổ chức thành lập trung tâm tác quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, trao đổi bản quyền sách. Đây là mô hình hoạt động phổ biến tại các hội sách có tiếng, với sự góp mặt của cả hai nhóm đối tượng chính: Giới chuyên môn và độc giả phổ thông. Ngoài ra có thể kể đến hai hội sách lớn là Antwerp (Bỉ) và Bologna (Italia), khi đây là những sự kiệnnổi bật, thuhút hàng trăm nghìn lượt khách thamgia. Có thể thấy dù hoạt động theo mô hình nào, các hội chiết khấu cao, các nhà xuất bản, công ty phát hành sách bắt đầu chú trọng tới hình thức, nội dung tổ chức hội sách, nỗ lực biến mỗi sự kiện trở thành sân chơi, không gian kết nối những người viết sách, làmsách với độc giả. Những hoạt động bên lề như tọa đàm, giới thiệu, giao lưu ký tặng, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật cũng trở thànhnét riêng, đángnhớcủa từng hội sách. Thông qua các hoạt động, việcmua bán sách không còn là câu chuyện kinh doanh thương mại thuần túy mà mang ý nghĩa nhân văn hơn, trở thành không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đọc của dân tộc. Thoát khỏi bóng thị trường nhỏ Hội sách từ lâuđãđược coi như một nét văn hóa đặc sắc của ngành xuất bản thế giới. Các hội sách, đặc biệt là các hội sách có tầm quốc tế, luôn thu hút toàn bộ sự chú ý của giới làmsách, quy tụhàng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành. Mô hình gần nhất với hội sách hiện đại được cho đã xuất hiện ở Frankfurt, Đức vào thế kỷ 12. Khởi nguồn từ một địa điểm mua bán các bản thảo viết tay, hoạt động này sau đó vươn mình phát triển mạnhmẽ khi công nghệ in ấn của Johannes Gutenberg ra đời. Chođếnnay, Hội chợ sách Frankfurt vẫn là sự kiện quan trọng bậc nhất của ngành xuất bản. Trong mỗi kỳ hội chợ, ba ngày đầu được ban tổ chức dành cho các hoạt Trước sự phát triển đa dạng các phương thức nghe đọc như hiện nay, làm sao để Hội sách Việt không dừng lại ở không gian mua bán sách mà còn có “sức mạnh” lan tỏa văn hóa đọc, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho độc giả là câu hỏi được đặt ra. MINH HIẾU - THANH HÀ HỘI SÁCH VIỆT: Cỗ ngon nhưng cần Khônggian tấpnập tại Hội sáchNhãNamchàohè 2023. Một góc hội sách lớnnhất thếgiới - Hội chợ sách Frankfurt. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023

được, nhưng cũng không phải là không thể đối với Việt Nam. Vừa qua, đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự thích ứng linh hoạt của ngành xuất bản, thể hiện ở tốc độ chuyển đổi số nhanh nhạy của các hội sách sang hình thức trực tuyến. Tình hình phát triển văn hóa đọc tại nước ta cũng đang khả quan khi theo thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, số lượng bản sách tiêu thụ theo đầu người đang đạt mức 6,02 bản sách/năm, sớm hơn 3 năm so với dự kiến. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy khả năng chuyển mình của thị trường sách nước nhà để bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. “Thị trường vẫn còn trẻ và cònnhiều thời gian. Đây làgiai đoạn chúng ta cần tập trung phát triển các hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc. Nếu các nhà xuất bản và người phụ trách ngành xuất bản có sự kiên trì và kế hoạch lâu dài, các hoạt động nói trên sẽ đi đến thành công”, ôngMinh kết luận. n hoàn thiện về khâu tổ chức, vừa tạo dựng uy tín vững vàng trong giới xuất bản. Từ góc nhìn trong nghề, ông Nguyễn Xuân Minh cho biết ngành xuất bản sách tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhộn nhịp gần hai chục năm trở lại đây. So với những thị trường sách lớn trên thế giới, chúng ta mới ở những bước đầu tiên của hành trình. Việc nhìn nhận những hạn chế đang tồn tại là cách để ngành xuất bản Việt Nam tự soi chiếu, đánh giá, lấy đó làm nền tảng để tiếp tục phát triển. Bên cạnh yếu tố thời gian, còn có yếu tố về nguồn lực tài chính, chính sách của các cấp quản lý và cuối cùng là chất lượng sách. Nguồn lực tài chính phải đủmạnh, chính sách phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch sách và bản quyền. Ngoài ra, chất lượng các đầu sách giới thiệu ra thế giới cần phù hợp với nhu cầu, xu thế và văn hóa của các nước đối tác. Điều này không phải một sớm một chiều mà đạt định hướng để bán hàng. Về khía cạnh mở rộng hoạt động giao dịch bản quyền, khoảng3-4nămtrước, từng có đơn vị phát hành trong nước đã đứng ra mời đối tác từ Hàn Quốc, Trung Quốc và trong khu vực Đông Nam Á tới Việt Nam để tổ chức một số buổi gặp mặt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nỗ lực đó chưa được rõ rệt và bài bản, dẫn tới chưa thu hút được thêm nhiều đối tác xuất bản nước ngoài đến với hội sách. Nhiều dư địa cho tương lai Nhữnghội sách lớn ở Frankfurt, Bologna, Seoul không đạt thành công chỉ saumột đêm. Hội sách Quốc tế Seoul và Hội sáchThiếu nhi Bologna đều trải qua trên dưới 60 lần tổ chức, trong khi Hội sách Frankfurt đã duy trì rất lâu năm. Từng đó thời gian là cần thiết để một hội sách vừa cũng như sự hạn chế về địa điểmvà quymô tổ chức. Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Minh, Giám đốc Kế hoạch và Bản quyền Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chia sẻ: “Hiện nay, mô hình tổ chức hội sách của chúng ta chủ yếu vẫn là B2C (từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Nghĩa là đơn vị phát hành đang dừng lại ở việc đứng ra bán sách cho độc giả với mức chiết khấu cao hơn bình thường, khiến các hội sách có vẻ chỉ tập trung vào mảng thương mại bán hàng.” Theo ông Minh, cũng vì lý do trên nên những buổi nói chuyện về sách hay giao lưu ký tặng chưa thực sự được tổ chức hiệu quả. Đặc biệt khi các hoạt động này được xếp lịch dày đặc trong một khuôn khổ chương trình vốn được sách kể trên đều thành công, gâydựnguy tínđối với độcgiả trong nước và quốc tế. Trở lại với câu chuyện ở Việt Nam, thị trường sách của chúng ta tương đối nhỏ, ngành xuất bản chỉ thực sự khởi sắc sau khi Luật Xuất bản (2004) được ban hành, cùng thời điểm với sự kiện gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩmvăn học nghệ thuật. Những lý do này phần nào giải thích được sự xuất hiện muộn màng cùng quy mô khiêm tốn của các hội sách. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện tuy đã được đơn vị tổ chức quan tâm nhưng chung quy vẫn chưa thực sự phong phú, tạo ra hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tìmhiểu của bạn đọc. Tại nhiều hội chợ, độc giả cho biết vẫn kỳ vọng trong tương lai ban tổ chức sẽ thiết kế thêm nhiều hoạt động, gia tăng những buổi thảo luận về sách, giải đáp những câu chuyện đằng sau tác phẩm. Một nhược điểm khác cũng được độc giả chỉ ra là sự thiếu đa dạng các thể loại sách, thêmmón! Việt Namhiện đang giữ chức vụChủ tịch kiêmTổng thư kýHiệp hội Xuất bảnASEAN nhiệmkỳ 2022-2023. Dù vẫn cònmột nửa nhiệmkỳ nhưng xét ở phạmvi trong nước, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vàomột tương lai phát triển rực rỡ hơnnữa của ngành sáchViệt Nam nói chung và cácmô hìnhhội sách tại Việt Namnói riêng. Không rõ từbaogiờ, cáchội sáchbắt đầuxuất hiện tại ViệtNam, nhưngcó thểkểđếnđiểmmốc sau năm2000với Hội sáchTP. HồChíMinhdiễn ra2 nămmột lầndoCông tyCổphầnPhát hànhsáchTP. HCM- Fahasađăngcai tổchức. Tiếpnối thànhcông từchuỗi sựkiệnnổi bật này, CụcXuất bảnđã tổchức Hội sáchHàNội nhưmột hoạt động thườngniên nhằmkỷniệmNgày sáchViệtNam(21/4). Từđó tới nay, nhiềuhội sáchđược tổchức trênphạmvi cả nước với quymôkhácnhau, thuhút hàngvạn lượt khách thamquan, thưởng lãmvàmuasắm. Chốn yêu thích củađộc giả trẻ. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023

Vẽ truyện tranh bằng… bàn phím Đầu tháng Ba năm nay, cái tên Rootport đột nhiên nổi đình nổi đám trong giới mangaka (họa sĩ sáng tác truyện tranh Nhật Bản). Thừa nhận tài năng vẽ của mình “hoàn toàn bằng không”, Rootport đã tìm đến công nghệ AI để tạo ra bộ truyện tranh của riêngmình. Tất cả các cỗ máy và sinh vật tương lai trong bộ truyện “Cyberpunk: Peach John”của Rootport đều được tạo ra bởi Midjourney, một công cụ sáng tạo tranh ảnh qua đoạn mô tả ngắn bằng văn bản, cùng với các ứng dụng tương tự như Stable Diffusion và DALL-E 2. Là bộ truyện tranh được sáng tạo hoàn toàn bằng AI đầu tiên của Nhật Bản, “Cyberpunk: Peach John” đã thổi bùng lên làn sóng tranh cãi về tác động của công nghệ AI đối với đội ngũ nhân sự và vấn đề bản quyền trong ngành công nghiệp truyện tranh trị giá hàng tỷ đô la của nước này. Tác giả 37 tuổi cho biết anh chỉ mất 6 tuần để hoàn thành bộ truyện tranh hơn 100 trang, điều mà một họa sĩ lành nghề sẽ phải mất một năm để hoàn thành. Từng làm biên kịch lên ý tưởng và nội dung cho các bộ truyện tranh, Rootport đã nhập các tổ hợp từ khóa văn bản như “tóc hồng”, “cậu bé châu Á” và “áo khoác sân vận động” để phác họa hình ảnh về nhân vật chính Peach John trong khoảng một phút. Sau đó, tác giả này sắp xếp những khung hình đẹp nhất ở định dạng truyện tranh. Bộ manga “Cyberpunk: Peach John” đã gây được được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Rootport cho rằng các nghệ sĩ sử dụng công cụ AI giống như cách họa sĩ người Mỹ Andy Warhol tạo ra tác phẩm“Những lon súp của Campbell”. “Nếu bạn coi các tác phẩm sử dụng sản phẩm công nghiệp và thiết kế nhãn hiệu là nghệ thuật, thì không có lý do hợp lý nào để đối xử khác biệt với AI”, Rootport trả lời hãng tin CNN. Tác giả này cho biết bộ truyện tranh của anh đã được đón nhận tích cực khi đăng bản xem thử lên mạng, mặc dù một số người đã bày tỏ sự phản đối. Một người dùng Twitter đã mô tả dự án này là “một sự xúc phạm tuyệt đối đối với truyện tranh và họa sĩ ở khắpmọi nơi”. Trong khi đó, một số họa sĩ truyện tranh lại tỏ ra cởi mở trước sự xuất hiện của các công cụAI trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật này. Trả lời tờ Japan Times, Kobayashi Madoka, người có hơn 30 năm trong ngành truyện tranh, cho biết: “Tôi thực sự không coi AI là mối đe dọa. Thay vào đó, tôi nghĩ nó có thể là một người bạn đồng hành tuyệt vời. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp tôi hình dung những gì tôi có trong đầu và đề xuất những ý tưởng sơbộ, sauđó tôi thử tháchbản tiếng vang trên các nền tảng mạng xã hội Nhật Bản trước khi được phát hành chính thức vào ngày 9/3 bởi Shinchosha, một nhà xuất bản lớn tại Nhật Bản. Không giống như truyện tranh đen trắng truyền thống, đứa con tinh thần của Rootport được đổ màu hoàn toàn nhờ AI, mặc dù khuôn mặt của cùng một nhân vật đôi khi xuất hiện rất khác nhau. Tác giả này cho rằng các công cụ tạo hình ảnh bằng AI đã mở đường cho những người không có tài năng nghệ thuật “xâm nhập” vào ngành công nghiệp truyện tranh, miễn là họ có những câu chuyện hay để kể. Rootport nói rằng anh cảm thấy thỏa mãn khi AI biến các từ khóa văn bản củamình, (thứmà anhmô tả là “câu thần chú” ma thuật), ra các hình ảnh phù hợp với những gì đã tưởng tượng trong đầu. “Nhưng điều này có đem lại sự hài lòng giống như khi bạn vẽ một thứ gì đó bằng tay từ đầu không? Chắc là không”, Rootport bộc bạch. Định nghĩa lại sự sáng tạo Các công cụ sáng tạohình ảnh từ AI đang đặt ra những câu hỏi mới về tính sáng tạo và tính toàn vẹn của nghệ thuật, đặc biệt là trong ngành công nghệ truyện tranh. Ngay sau khi họa sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc Kim Jung-gi qua đời vào tháng 10/2022, một nhà phát triển trò chơi tới từ Pháp đã xuất bản một công cụ cho phép người dùng tạo ra những hình ảnh giống như nét vẽ của KimJunggi bằng các từ khóa văn bản. Nhà phát triển cho biết mình làm điều này để tri ân vị họa sĩ người hàn Quốc, tuy nhiên lại vấp phải làn sóng chỉ trích từ cộng đồng người hâmmộ của Kim. Còn với Rootport, anh khẳng định rằng bộ manga “Cyberpunk: Peach John” của mình, bao gồm 10 trang hướng dẫn cách sáng tạo truyện tranh bằng AI, nên Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang manh nha “bắt rễ” vào lĩnh vực nghệ thuật, mới đây nhất là ngành công nghiệp truyện tranh. AI “hạ cánh” vào thế giới BẮC HIỆP Tác phẩm “Cyberpunk: Peach John” củaRootport đanggây tiếng vang tronggiới truyện tranh thếgiới. Nguồn: JapanTimes NGAYNAY.VN 6 Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023 CHUYÊNĐỀ

Ngay từ năm 2019, Tuấn Linh cùng nhiều chuyên gia sáng tạo nội dung đã bắt đầu mở các lớp đào tạo để chuẩn bị cho một thế hệ người làm sáng tạo tại Việt Nam có khả năng sử dụng các công cụ AI nhưMidjourney. Nếu như trước đây một nghệ sĩ sẽ mất nửa năm để sáng tạo ra một tác phẩm, thì với sự hỗ trợ của AI, năng suất sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Công nghệ không chiếm chỗ mà sẽ đóng vai trò hỗ trợ người làm sáng tạo nội dung làm việc tốt hơn trong tương lai, anh khẳng định. Quay trở lại với Rootport, dù tác phẩm đầu tay đã gây được tiếng vang trên thế giới, nhưng anh không cho rằng các ấn phẩm truyện tranh do AI tạo ra sẽ hoàn toàn trở thành trào lưu mới, bởi người nghệ sĩ thực thụ luôn biết cách truyền thụ tinh thần của mình vào các tác phẩm. Theo anh, công nghệ AI cuối cùng sẽ giải phóng các họa sĩ, vốn chịu áp lực nặng nề về thời hạn xuất bản và các điều kiện làm việc “vắt kiệt” tinh thần và thể chất, khỏi “quy trình mệt mỏi” khi sáng tác. “Tuy nhiên, tôi không nghĩ ngành công nghiệp truyện tranh sẽ phát triển mà không có AI trong tương lai”, Rootport nói.n Hơn 6 năm nghiên cứu và ứng dụng AI, tác giả ĐinhTrần Tuấn Linh, người sở hữu nhân vật truyện tranh“Lê Bích bụng phệ”, nhận định nhờ có AI, các sản phẩm nghệ thuật sẽ trở nên có giá trị cao hơn và nhận được sự chú ý từ cộngđồng. “AI không phải câu chuyện ngày mai, ngày kia mà đã là câu chuyện của hôm qua”, Tuấn Linh khẳng định. Theo Tuấn Linh, Việt Nam đang là “công xưởng gia công” các nội dung đồ họa cho thế giới. Rất nhiều công ty đồ họa tại Việt Nam hiện nay nhận các phần việc vẽ truyện tranh, hoạt hình, video game cho các nhãn hàng nước ngoài. Việc sớm tận dụng các công nghệ AI sẽ giúp đội ngũ nhân lực thiết kế và sáng tạo của Việt Nam bắt kịp xu thế chung của ngành công nghiệp sáng tạo. Cònvới LêVănHiếu, người chắp bút cho kịch bản của bộ truyện tranh nổi tiếng“Tứ Phủ Xét Giả” thuộc Rover Studio, các công cụ AI hiện tại chỉ có khả năng như một “thợ vẽ”, thay vì đảm nhận hoàn toàn phần việc của các họa sĩ chuyên nghiệp. “Khả nănghạn chế vềmặt tư duy của AI còn rất lớn, vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào phần nhập nguyên liệu của con người”, Lê Hiếu chỉ ra. “Có lẽ phải mất một thời gian nữa để AI thực sự thành công cụ đắc lực cho hoạ sĩ”. Dù vậy, những người trong ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam đều thừa nhận rằng công nghệ AI sẽ là một trong các xu hướng tất yếu của tương lai. Dù muốn hay không, các họa sĩ sớm muộn cũng sẽ phải học cách sử dụng để thay thế các công cụ hiện tại. phần mềm vẽ Clip Studio Paint. “Trong mảng nghệ thuật, công nghệ AI là sự lựa chọn, còn trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì nó là một công cụ cần thiết”, Kim Thanh nói. “Việc sử dụng công nghệ AI để tiết kiệm thời gian và làm việc mượt mà hơn với đội nhóm là cần thiết, nếu nó không đóng vai trò quá quan trọng trong mục đích cuối”. thân để cải thiện”. Cũng theo nữ họa sĩ gạo cội này, truyện tranh không chỉ được xây dựng dựa trên tính thẩm mỹ, mà còn dựa trên những cốt truyện được sắp đặt khéo léo. “Trong lĩnh vực này, tôi tin rằng con người vẫn thống trị. Dù vậy, tôi không muốn sao chép trực tiếp từ các hình ảnh domáy tính tạo ra, bởi tôi không biết chúng dựa trên tác phẩm nghệ thuật của ai”, Kobayashi nói. “AI không phải câu chuyện ngày mai” Còn tại Việt Nam, nơi quy mô thị trường truyện tranh khiêm tốn hơn so với Nhật Bản, nhiều họa sĩ và biên kịch cho rằng công nghệ AI với nhiều hạn chế, chưa thể là công cụ hỗ trợ phù hợp vào thời điểmnày. Phan Kim Thanh, tác giả của series truyện tranh ngắn “Vàng vàng comic”, cho biết “làn sóng”sử dụng công nghệ AI vẫn chưa chạmtới cô. Trung thành với những nét vẽ ban đầu, Kim Thanh chỉ sử dụng các công cụ quen thuộc như bảng vẽ điện tử Wacom và truyện tranh Các họa sĩ củaRover Studio. Nguồn: Rover Studio. NGAYNAY.VN 7 Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023 CHUYÊNĐỀ

Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023 Phóng viên Tạp chí Ngày Nay có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Trọng Dương, nhà nghiên cứu lịch sử, dịch giả Hán Nôm, để làm rõ hơn những khía cạnh này. Tìm dấu xưa văn hiến qua những trầm tích lịch sử Thưa PGS.TS Trần Trọng Dương, hiện tại kho tư liệu khoảng vài vạn đơn vị tại Viện nghiên cứu Hán Nôm đang được khai thác như thếnào? PGS.TS Trần Trọng Dương: Hiện tại chưa có một cuộc tổng kiểm kê về việc dịch đến đâu, đã làm được gì với kho tư liệu Hán Nôm, tuy nhiên tôi sẽ chia sẻ từ góc độ quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Tính từ đầu thế kỷ 20, thời cụ NhượngTống dịch Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) cho đến các dịch giả hiện tại, số lượng bản dịch đã thực hiện có lẽ vào khoảng 5%kho tư liệu, và để dịch hết toàn bộ kho này thì cần vài trăm năm nữa. Khó nhất trong việc phiên dịch văn bản Hán Nôm sang chữ quốc ngữ là bởi nó là cổ ngữ, cổ văn tự. Nếu dịch sinh ngữ, bạn có hỏi những người bản ngữ, người đang sống, còn nếu dịch cổ ngữ thì bạn chỉ có cách hỏi những người đã khuất. Bản thânmỗi vănbảnHán Nôm là những kho tàng tri thức khác nhau (từ tư tưởng, triết học, địa lý, y học, cho đến toán học, thiên văn học), cho nên mới có chuyện một chuyên gia làm việc với một cuốn sách trong cả cuộc đời. Để xácđịnhđược tư liệucógiá trị hay không, nội dung ra sao, văn hóa, tư tưởng, triết học chứa đựng trong đó như thế nào, cần rất nhiều thời gian và côngsức. Bởi vậy, việcdịchhay nghiên cứu Hán Nôm thường chậm. Để đánh giá được một tư liệu có giá trị hay không thì rất mất thời gian. Bên cạnh sự khác biệt về mặt lịch đại, hẳn còn những khó khăn khác bởi mỗi tư liệu Hán Nôm đều là những văn bảnmang tính liênngành? PGS.TS Trần Trọng Dương: Đúng vậy, một văn bản cổ thường liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Có thể nói, hiện nay ngành Hán Nôm đang mang “gánh nặng” do lịch sử để lại, khi các ngành khoahọcnhânvănkhôngcòn đào tạo người trong ngành của họ biết Hán Nôm để dịch sang tiếng Việt, chỉ trông chờ các bản dịch từ các dịch giả HánNôm. Các chuyêngiaHán Nômchủyếuchỉ đượcđào tạo về văn học, và Nho giáo, cho nên đứng trước một thư tịch cổ chưa từng tiếp cận, chúng tôi gần như “mù” ở từng chuyên ngành riêng biệt. Nói cho dễ hiểu, để dịch các văn bản liên quan đến toán học, thiên văn học, văn bản khám nghiệmtử thi cổ, vănbản luật, địa lý, bản đồ… đều cần đến hàng chuyên gia trong lĩnh vực đó. Người ngoài hay nghĩ: học HánNôm rồi thì phải biết dịch văn bản chữ Hán chữ Nôm, nhưng không phải dễ dàng vậy. Ngay cả với những sinh ngữ phổ biến như tiếng Anh, họcũngphân ra từng lĩnhvực, mảng y học, kiến trúc, ngoại giao, học thuật… đều cần chuyên gia riêng. Với những tri thức có thể tra cứu cũng không có chuyện một người dịch được các ngành nữa là văn bản cổ. Dù vậy công tác dịch thuật Hán Nôm vẫn là công việc cấp thiết, theo ông, đã có những chính sách nào để khích lệ các sách dịch không có điểm nào dù nhà nghiên cứu có thểmất từ 5 - 10 năm cho một cuốn sách như thế. Điều trên dẫn đến việc hiện tại có rất ít người muốn dịch Hán Nôm. Với các đề tài nghiên cứu cơ sở, thì chỉ có thời gian dịch thô để lấy thông tin. Muốn bản dịch đó xuất bản được lại cần đến quy trình chau chuốt, hiệu đính, chú thích…văn bản rất phức tạp và khó tránh những sai sót nhỏ. Có khi làm xong hàng chục nghìn lượt chữ để xuất bản, sách ra sai khoảng 100 chữ, như vậy tỉ lệ chỉ là 0,1%. Tuy nhiên người ngoài dễ nhặt ra 5 hay 10 lỗi trong đó để phủ định cuốn sách. Thế nên nghề dịch thuật Hán Nôm hay được ví khắc nghiệt như vị trí thủ môn bóng đá, đẩy được 100 quả tất cả cùng vỗ tay, nhưng khi sai một thì nhận chỉ trích rất nặng nề. Khai mở những nhận thức lịch sử rất mới Ông nói đến những sơ suất trong dịch thuật, đó là việc không thể tránh khỏi với bất kỳ dịch giả từ cổ chí kim. Bằng nhãnquan củamột chuyêngia Hán Nôm, hẳn sẽ thấy những trước tác quan trọng như ĐVSKTT còn rất nhiều vấn đề đángbàn? PGS.TS Trần Trọng Dương: Một bản dịch từ Hán sangViệt, đươngnhiên là luôn có giá trị riêng, nhưng nguyên bản Hán văn bao giờ cũng là tốt nhất. Để làmcho thật khoa học, với thời đại hiện nay, phải xây dựng dữ liệu lớn (cả Hán văn và Việt văn). Gần chục nămtrướcTS. PhạmLêHuyđã làm công việc số hóa ĐVSKTT để có thể tra cứu theo từ khóa Hán văn và vị trí tại văn bản gốc. Ngoài ra, Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Hoa Kỳ (VNPF) cũng làm bản số hóa bộ sách này, chạy song song một bên Hán Nôm, một bên tiếngViệt. Đó đều là điều tốt nhưng còn nhà nghiên cứu tham gia dịch thuật HánNôm? PGS.TS Trần Trọng Dương: Xã hội hiện tại đang nhìn nhận Hán Nôm rất khác với bản chất của nó, một ngành khoa học (văn hiến học Hán Nôm). Đầu tiên là không coi những người làm dịch thuật Hán Nôm là dịch giả. Trong một cuốn từ điển về dịch giả Việt Nam của Hội NhàVăn, tất cảnhữngdịchgiả tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…đều có tên, riêng dịch giả Hán Nôm thì không có một ai. Tôi nghĩ đây chỉ là một sơxuất khi họkhôngnghĩ đến dịch thuật Hán Nôm, nhưng phần nào cho thấy nghề dịch Hán Nôm không phải công việc được xã hội biết đến rộng rãi và công nhận. Hạn chế thứ hai là trong hệ thống học thuật, dịch đang không được tính điểm. Hiện nay, một bài báo khoa học ISI/Scopus được tính 11 điểm, trong khi đó một cuốn Được coi là những viên ngọc quý lưu giữ tri thức tiền nhân, việc chuyển dịch khối di sản tư liệu Hán Nôm sang chữ quốc ngữ không chỉ làm sống dậy lớp trầm tích văn hiến xa xưa, mà còn phát huy truyền thống, mang đến nhận thức mới cùng sức sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa dân tộc. NGUYỆT LINH Lan tỏa tri thức kho sách cổ Hán Nôm tới công chúng PGS.TSTrần TrọngDương vànhữngnỗ lựcmang sử liệuđếngần với đời sống. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023 Cần gạt bỏ tư duy sở hữu hẹp hòi, và cần có chính sách công bố tư liệu số, chế tài bảo vệ người làm việc, cũng như kỹ thuật an ninh mạng thì lúc đó chúng ta sẽ có cơ hội biến di sản Hán Nôm trở thành công cụ kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối Việt Nam với thế giới. PGS.TS Trần Trọng Dương PGS.TS Trần Trọng Dương: Cho tới hiện tại thì AI vẫn bó tay với ngành. Nguyên tắc AI là phải “mớm” cơ sở dữ liệuchomáyhọc.Theonhư tôi biết hiện tại AI vẫn chưa ứng dụng được bởi Hán Nôm là cả một “chiến trường” của quá khứ, của chữ viết tay, chữ viết sai, tục tự…Đây không chỉ là trở ngại làm khó học giả quốc tế mà ngay cả những chuyên gia đầu ngành Hán Nôm tại Việt Nam, nhiều chữ cũng không đọc được. Trong 20 năm qua chúng ta đã scan được tổng số hơn một triệu trang tư liệu Hán Nôm, một kho dữ liệu đáng kể và quý báu, nhưng mới là bước đầu, còn nhiều thao tác cần làm tiếp, còn nhiều vấn đề trong cơ chế để có thể lan tỏa tư liệu số hóa này đến với cộng đồng. Một khi ta có thể côngbố online các tư liệuHán Nôm để cho các học giả trên toàn thế giới và những ai đam mê Hán Nôm có thể tiếp cận dễ dàng thì lúc ấy mới phát huy hết giá trị của văn hóa Việt Nam. bính làgì. Bản thânngười dịch cũng chỉ hiểu nghĩa trên mặt chữ là bánh mùa xuân thôi. Nhưng dụng công khảo cứu, có thể phát lộ lớp trầm tích về bối cảnh của thời đại ấy, và thực ra “xuân bính” chính là bánh cuốn chay điểm thêm rau xanh. Hay như khi tôi làm về Chùa Một Cột, đoạn ở trong ĐVSKTT chắc chắn chép lại từ văn bia nhưng chép một cách sai lệch. Trong văn bia chép là “Đức Năng Nhân” nhưng trong ĐVSKTT sử gia lại chép thành “Quan Âm”. Nếu chúng ta chỉ lấy ĐVSKTT mà phủ nhận văn bia là hoàn toàn sai về mặt sử liệu học, bởi văn bia niên đại từ năm 1121 (thời Lý) còn sử liệu được chép vào khoảng năm 1471 (thời Lê). Sử liệu học đề cao việc phê phán sử liệu là vì vậy. Với sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, liệu chúng ta có thể kỳ vọng về sự tham gia của công cụ này vào việc khai thác, dịch thuật các tư liệuHánNôm? đọc xong cũng đâu có nhớ được. Vậy làm thế nào để các thông tin của bộ sử có thể truy xuất, tìm kiếmbất cứ khi nào và người tra cứu có ngay bối cảnh, lớp tri thức văn hiến, thành tựu nghiên cứu của các chuyên gia đa ngành cập nhật vào bộ sử đó. Có hai ví dụ khắc họa rõ nét khía cạnh nói trên, một là trong phần sử về nhà Trần, tư liệu chép một món ăn dùng để chiêu đãi sứ thần có tên là “xuân bính”. Nếu không có chú thích, không ai hiểu xuân bất cập vì chưa làm được chú thích. Chú thích cần thiết bởi nó khôngchỉ giúp íchmặt từngữ, ngữ văn mà cung cấp thông tin về bối cảnh lịch sử, sự kiện và các yếu tố văn hóa. Khi anh Trần Quang Đức làm Ngàn năm áo mũ đã khảo lại toàn bộ những thuật ngữ trang phục trong ĐVSKTT bản gốc, từ đó mới biết bản dịch đang dùng phổ biến đã dịch sai ra sao. Côngviệcnàyđòi hỏimột chuyên gia về cổ phục mới có khả năng“đính”được. Để hiệu đính ĐVSKTT, bộ bách khoa thư về lịch sử Việt Nam, cần nguồn tri thức liên ngành, tổng hợp về lịch sử, khảo cổ, tôn giáo, y học, thiên văn, lịch pháp học, toán học, Phật giáo… Tất cả đều phải biết, phải cập nhập được học giới của từng ngành, đã làm được đến đâu, điều nào sai, điểm nào đúng. Đây là một công việc cực kỳ quan trọng vì sẽ khai mở những nhận thức lịch sử rất mới, dù đến nay chưa có ai làm. Nếu từng bộ sử, từng cuốn sách đều làm như thế thì dần dần chúng ta mới có thể tiệm cận với thế giới được. Trước một vấn đề đã được nhận diện, hẳn sẽ có những nhà nghiên cứu manh nha về ý tưởng hoặc cách thức thực hiện? PGS.TS Trần Trọng Dương: Thực ra trong 7 năm trở lại đây, tôi có ý định làm việc đó theo phong cách ra một bộ từ điển ĐVSKTT. Bởi bản dịch thông thường hầu như chỉ cung cấp một bản dịch, với thời đại bây giờ, quan trọng là truy xuất thông tin vì không phải ai cũng ngồi xuống đọc hết từ đầu đến cuối một bộ sử, mà PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết: Cách làm từ điển sử liệu vốn rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt với Nhị thập tứ sử (24 bộ sử thư do các triều đại phong kiến biên soạn - PV) họ đều làm rồi. Những bộ sử lớn như Sử ký, TânĐường thư, Thanh sử cảo... đều có những bộ từ điển dài hàng sải tay để các nhà nghiên cứu, độc giả có thể tra cứu bất cứ từ khóa nào về địa danh, danh nhân, lễ nghi, văn hóa... Nếu chúng ta cũng làm như thế với các bộ sử của nướcmình, tích hợp thành dữ liệu lớn để tra cứu trên nền tảng online sẽ ứng dụng cho rất nhiều ngành không chỉ cho nghiên cứumà còn ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, hội họa...” Tôi tin rằng một khi tư liệu Hán Nôm được công bố, ngành Việt Nam học trên thế giới sẽ được tạo đà, để hình thành nên một làn sóng mới khi học giả thế giới đổ dồn nghiên cứu về Việt Nam. Trong vòng 15 năm qua, việc xuất bản hai bộ sách Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành và Việt Nam Hán văn Yên Hành văn hiến tập thành (gồmcác tư liệu ảnh ấn về thơ đi sứ, bản đồ, nhật ký về các chuyến đi của sứ thần Đại Việt tới Trung Hoa) đã tạo ra một phong trào nghiên cứu, thu hút nhiều học giả uy tín tìm hiểu về vănhóaViệt Nam. Cần gạt bỏ tư duy sở hữu hẹp hòi, và cần có chính sách công bố tư liệu số, chế tài bảo vệ người làmviệc, cũngnhưkỹ thuật an ninhmạng thì lúc đó chúng ta sẽ có cơ hội biến di sản Hán Nôm trở thành công cụ kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối Việt Namvới thế giới. n Di sảnHánNômkhông chỉ cógiá trị trongquá khứmà còn tạo sức bật cho vănhóađươngđại. Môhìnhphỏng dựngChùa Một Cột từ thư tịch cổ của Sen Heritage. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số322 - ThứNăm, ngày20/4/2023 Câu chuyện ở một nhà sách trẻ Nằm trên con phố Trường Chinh nhộn nhịp, thời gian qua Book Hunter đã trở thành địa chỉ được đông đảo tín đồ yêu thích dòng sách nền tảng, đam mê nâng cao tri thức biết đến rộng rãi. Có thể nói, bên trong trung tâm sách ấm cúng bởi màu vàng của những bóng đèn sợi đốt quyện cùng mùi ngào ngạt của cà phê rang xay, rất nhiều dự án dịch thuật các đại danh tác của thế giới như “Luân lý học” (Aristotle), “Rumi tinh tuyệt”, “Bhagavad Gita”… đã được chắp cánh. Chia sẻ về ý tưởng tham gia vào thị trường sách nền tảngvớiTạpchí NgàyNay, nhà văn Hà Thủy Nguyên, người sáng lập Book Hunter, cho biết hàng chục năm nay chị đã quen với việc làm nhiều danh sách tác phẩm chất lượng trong và ngoài nước, viết những bài điểm sách công phu để giới thiệumột số tác phẩm mà nữ nhà văn tin rằng liên quan trực tiếp đến xã hội Việt Nam hiện tại, cung cấp khối tri thức vừa nền tảng vừa thiết thực cho người Việt. Tuy nhiên, càng kỳ vọng thì những dự án dịch thuật càng vắng bóng, đó là lúc cây bút vốn muốn dành toàn tâm toàn ý cho sáng tác của Hà Thủy Nguyên phải vận động. Cùng với chồng là dịch giả Lê Duy Nam, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông và giáo dục Lyceum, chị chuyển hướng sang tổ chức dịch thuật và hiệu đính nhiều cuốn sách nằm trong dòng tư tưởng, triết học, lịch sử và nghệ thuật thế giới. “Vào năm 2016, Book Dòng sách cung cấp những tri thức nền tảng cho đến nay vẫn còn khá xa lạ và chưa tạo được dấu ấn đậm nét với độc giả. Điều này khiến việc ra mắt những cuốn sách nền tảng trở thành cuộc chơi mạo hiểm, đầy gian nan đối với những người làm sách trong nước. Nhu cầu tự nhiên từ độc giả Sở hữu nền học vấn lâu dài, cần nhận định việc ấn hành các tác phẩmđược định nghĩa trong khái niệm sách tri thức nền tảng không phải xu hướng đột biến, mới xuất hiện tại Việt Nam. Từ xa xưa, những cuốn sách thể hiện tư tưởng, triết lý như sách Lão Tử, Trang Tử… là dòng sách đã được định hình, có lượng đọc ổn định với nhóm độc giả đông đúc, phát triển qua từng thế hệ bởi mang đến những bài học có giá trị chiêmnghiệm sâu sắc. Bên cạnh mảng sách tư tưởng, đúc rút kinh nghiệm theo truyền thống phương Đông nói trên, dòng sách triết học thuần túy thiên về phương thức, kỹ thuật tư duy của các tư tưởng gia nổi danh thế giới cũng được du nhập về Việt Nam. Tiền đề của dòng sách này đến từ các trí thức Tây học, đặc biệt nhóm trí thức miền Nam đã đóng góp rất nhiều trong việc phổ biến dòng sách triết luận phươngTây. Cả hai dòng sách tư tưởng và triết học đã hợp lưu, hòa cùng những mảng sách liên quan đến tri thức nền tảng đã có sự trỗi dậy như một xu hướng xuất bản từ những năm 2005 - 2006. Đó là thời gian các nhà xuất bản, công ty phát hành sách như NXB Trí Thức, Nhã Nam, Alphabook, Đông Tây trở thành những đơn vị mạnh dạn trong việc đặt lại vấn đề xuất bản dòng sách này. Ban đầu những cuốn sách tri thức nền tảng chỉ xuất hiện lác đác trên giá kệ của một vài đơn vị phân phối lớn, chủ yếu hướng tới đối tượng độc giả là dân nghiên cứu, người trung tuổi hoặc những nhà sưu tầm sách. Nhưng lượng tiêu thụ của dòng sách này đã mang đến tín hiệu khả quan khi tạo ra những cơn sốt trên thị trường với “Thế giới như tôi thấy” (NXB Tri thức), “Zarathustra đã nói như thế” (Nhã Nam), “Cộng Hòa”, “Chính trị luận”(Omega+)... “Có thể thấy nhu cầu về dòngsáchkhôngđếntừchiến lược kích cầu thị trường mà Hunter từng ra một list sách lấy tên là 100 cuốn sách nền tảng. Trong đó, chúng tôi đưa ra khái niệm sách nền tảng là những cuốn đại diện chomột lĩnh vực, chủ đề chuyên biệt. Đểbước vào lĩnh vực đó cũng như có sự hiểu biết cao hơn, chúng ta bắt buộc phải đọc qua. Như vậy sẽ có rất nhiều khía cạnh như sách nền tảng vềkhoahọc, nghệthuật, quản trị đô thị, triết học... Ởmỗi khía cạnh lại phân nhánh nhỏ hơn như sáchnền tảngvề triết học của Aristotle, Schopenhauer hay Nietzsche…”, Hà Thủy Nguyên chia sẻ. Để một cuốn sách tri thức nền tảng đến tay của độc giả, đội ngũ Book Hunter phải đầu tư rất nhiều từ việc tuyển chọn đến xây dựng dự án, quản lý nhóm dịch giả, làm việc với các nhà xuất bản, truyền thông, cuối cùng là phân phối sản phẩm. Sau một năm thành lập, bài toán Book Hunter phải giải là làm thế nào để hòa vốn, xoay vòng tái đầu tư tác phẩm khác, chưa tính đến chuyện có lãi. Đây cũng là cản trở trong việc mở rộng hoạt động đối với một công ty sách nhỏ, không có nhiều điều kiện kinh tế để dấn thân làmnhững dòng đột phá. Dẫu vậy, có đôi lúc, những nỗ lực của Book Hunter nhận được sự cộng hưởng từ cộng đồng, như có thêm thành viênđammêdịch thuật, thậm chí được tác giả hỗ trợ về bản quyền. Hà Thủy Nguyên và các cộng sự không quên kể về hành động hào phóng của nữ tác giả Anne Firth Murray (Mỹ), người đã từng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Khi bà Murray biết Book Hunter có ý định chuyển ngữ cuốn sách “Từ phẫn nộ đến can đảm” (tựa gốc “From Outrage to Courage” - PV), tác phẩm viết về tình trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ ở những quốc gia nghèo và cách họ hành động để thay đổi bối cảnh xã hội, bà đã quyết định tặngmiễn phí bản quyền vì hiểu sự khó khăn của nhà sách trẻ cũng như thị trường xuất bản tại Việt Nam. NGUYỆT LINH Xây dựng chỗ đứng cho Nhà vănHàThủyNguyên trongbuổi chia sẻ về cuốn sáchTriết học cho congái. CuốnBhagavad Gita (Chí tôn ca - PV), tácphẩm triếthọckinh điểncủaẤnĐộ. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==