Ngày Nay số 324

SỐ324 (11 - 18/5/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday TRANG 2 u 13 Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là “đại sứ” kết nối các nền văn hóa Cánh diều no gió mang văn hóa Ảnh: Trường LCTHCS -THVietschool Pandora

Á. Nhiều nơi, người ta tạo ra những bàn chơi ô ăn quan và các viên sỏi với nhiều kiểu cách khác nhau để giúp trẻ em có thể chơi ở nhiều nơi như trường học hay bảo tàng. Hay các trò chơi như rải ranh, chuyền, nhảy dây cũng thế. Tất cả những trò chơi này đều có khả năng, cơ hội tổ chức trong cộng đồng. Vấn đề là chúng ta cần nghiên cứu cách tổ chức như thế nào, tổ chức ở đâu và vào thời điểm nào để phù hợp. Với tầm quan trọng như vậy, liệu có hay chưa một chương trình tổng thể đi từ kiểm kê, bảo tồn tới lan tỏa giá trị đối với hệ thống trò chơi dân gian của người Việt và các dân tộc anh em? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Hiện nay theo tôi biết, các trò chơi dân gian là một hạng mục nằm trong danh sách kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, các địa phương thường chưa chú ý đến giá trị văn hóa phi vật thể ở các trò chơi, đồ chơi Là chuyên gia gắn bó với các nghiên cứu về vănhóaViệt Nam, PGS. TS Nguyễn Văn Huy đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Ngày Nay xung quanh câu chuyện bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian trong đời sống đương đại. Nét đẹp văn hóa trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Thưa ông, nói đến bảo tồn, khôi phục trò chơi dân gian, đầu tiên cần bàn đến giá trị của loại hình này đối với cộng đồng. Ông có thể chia sẻ góc nhìn cá nhân về vẻ đẹp cũng như nét độc đáo của các trò chơi dân gian Việt Nam? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Trò chơi dân gian Việt Nam chắc chắn là điều gì đó rất hấp dẫn với các thế hệ đã trải nghiệm và kể cả thế hệ trẻ nếu chúng ta biết phát huy. Các trò chơi dân gian mang tính giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục về sự khéo léo trong mỗi con người. Trò chơi dân gian cũng mang tính giáo dục cộng đồng, bởi đã là trò chơi thì thường dành cho từ hai người trở lên hoặc chơi từng nhóm… Hoạt động chơi ấy giúp rèn luyện tinh thần cộng đồng, tinh thần tập thể, làm nên vẻ đẹp của các trò chơi dân gian Việt Nam. Cũng vì thế, các trò chơi được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có rất nhiều trò chơi cho đến nay chúng ta không còn biết được lịch sử của nó có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đã có từ rất lâu đời, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Các trò chơi dân gian của chúng ta cũng mang một vẻ đẹp khác, khi nó không chỉ là cái gì đó thuần túy thuộc về một dân tộc. Các trò chơi dân gian còn là sự học hỏi, tiếp thu, giao lưu lẫn nhau giữa các tộc người, các vùng miền và các quốc gia. Trong vai trò ấy, có thể coi trò chơi dân gian là “đại sứ” kết nối các nền văn hóa. Sự mai một trong các thập kỷ vừa qua đặt ra vấn đề cấp thiết về việc bảo tồn và khôi phục trò chơi dân gian Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hoạt động này trên bình diện cả nước? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Có thể nói không phải chỉ đến gần đây trò chơi dân gian mới xuất hiện dấu hiệu mai một. Kể từ khi nước ta trải qua những cuộc tiếp xúc Á - Âu, hay khi chúng ta dần chuyển mình sang một xã hội ngày càng hiện đại hơn, khoảng từ thế kỷ 20 cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 21, các trò chơi dân gian đang đi theo một xu thế nhất định, ngày càng mai một đi. Cũng cần hiểu với bối cảnh xã hội hiện đại, có rất nhiều nhu cầu và phương tiện mới mà các trò chơi dân gian không còn đáp ứng được. Trong khi con người thức trò chơi dân gian không chỉ có ở nước ta mà là một xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi các quốc gia hướng đến xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ đã đánh mất phần nào kho tàng trò chơi dân gian của nước mình. Vấn đề của chúng ta là giữ gìn, bảo lưu các trò chơi đó ra sao? Bởi trò chơi dân gian như là truyền thống của dân tộc, là di sản của cha ông, chúng cần được bảo tồn ở dưới những dạng thức khác nhau, phù hợp với các dân tộc, vùng miền. Không thể ép bắt mọi người phải chơi trò chơi dân gian, đó là điều phi thực tế. Cần khuyến khích, khích lệ các trò chơi ở những địa điểm phù hợp để cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội trải nghiệm, gợi nhớ đến những trò chơi ấy. Tôi lấy ví dụ, hiện nay ô ăn quan là một trò chơi đang rất phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và Đông lại rất dễ dàng thích ứng với cái mới, như trò chơi điện tử hoặc rất nhiều phương tiện và cách thức giải trí khác. Những điều mới mẻ nói trên đều mang tính thời đại nên chúng có sự hấp dẫn tự nhiên với con người đương thời, đây cũng là lý do khiến các trò chơi dân gian dần bị quên lãng. Sự mai một của các hình Sau khoảng thời gian dài gần như bị quên lãng, những năm gần đây, trò chơi dân gian đã có sự trở lại mạnh mẽ trong các hoạt động cộng đồng. Trò chơi dân gian là “đại sứ NGUYỆT LINH Các trò chơi dângian tại Bảo tàngDân tộc họcViệt Nam NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023

Có thể thấy thế hệ trẻ bây giờ dùng rất nhiều thời gian để ôm máy tính, chơi điện tử... Cho nên nếu hệ thống thiết chế văn hóa như bảo tàng, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt câu lạc bộ biết đưa trò chơi dân gian vào hoạt động của mình một cách nhuần nhuyễn, theo thời gian có thể góp phần khôi phục lại các trò chơi dân gian đó. PGS.TS Nguyễn Văn Huy ứ” kết nối các nền văn hóa dân gian mà hay chú ý kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội, tín ngưỡng. Hoặc nếu có kiểm kê thì sự kiểm kê có lẽ cũng chưa đầy đủ và còn thiếu rất nhiều. Cho nên rất cần một dự án tổng thể để xem xét lại toàn bộ hệ thống trò chơi dân gian của nước ta. Như vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Cần nhiều thiết chế văn hóa để phát triển trò chơi dân gian Sự mai một của trò chơi dân gian không chỉ làm biến mất những thú chơi mà còn thu nhỏ, tiêu biến cả một hệ thống nhân văn từ làng nghề đến phong tục tập quán, thơ ca truyền khẩu... Theo ông, giữa dòng xoáy khó đảo ngược này, có thể ví von bảo tàng như “thành trì cuối cùng” để bảo lưu những giá trị xoay quanh trò chơi dân gian không? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tùy từng loại bảo tàng sẽ tạo ra từng loại chức năng để bảo tồn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian. Tuy nhiên không chỉ có bảo tàng mà những thiết chế văn hóa khác cũng cần chung tay, tham gia vào công cuộc này. Trong đó có thể kể đến các nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội, các trung tâm văn hóa cấp cơ sở… Tất cả đều có thể đứng ra để phát huy hệ thống trò chơi dân gian trong cộng đồng. trình này bởi trò chơi dân gian gắn liền với trẻ em, thiếu nhi. Trẻ em, thiếu nhi lại gắn với nhà trường. Nhà trường ở đây là ai? Tốt nhất là không chỉ có giáo viên mà còn có sự tham gia của tổ chức Đoàn - Đội, lãnh đạo các Đội thiếu niên, các Đoàn thanh niên. Các trò chơi dân gian rất phù hợp với các tổ chức Đoàn - Đội. Đoàn - Đội có thể sử dụng các trò chơi dân gian để tụ họp đội ngũ của mình. Không chỉ thuần túy sinh hoạt chính trị, có thể dùng trò chơi dân gian để tăng cường sự hiểu biết, nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết. Được biết hiện tại ông đang cố vấn cho một số dự án của người trẻ có hy vọng làm sống lại và sáng tạo từ trò chơi dân gian. Ông nhận định chung về các dự án này như thế nào? Các dự án cần những đột phá gì? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Trong các dự án liên quan trò chơi dân gian có thể thấy có những hạng mục chúng ta thực hiện, tổ chức theo đúng truyền thống và có cải biên đi ít nhiều. Nhưng đồng thời cũng cần nghĩ đến bối cảnh thời đại, khi chúng ta đang ở trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, kỹ thuật số, vậy phải áp dụng, sáng tạo thế nào để các trò chơi dân gian gắn liền với công nghệ. Tại sao khi giới trẻ yêu thích chơi game mà chúng ta lại không đưa các trò chơi dân gian của Việt Nam lên môi trường này. Đây là bài toán đặt ra cho những nhà công nghệ cùng những nhà di sản văn hóa. Những người yêu quý, trân trọng trò chơi dân gian rất cần tìm đến nhau, kết hợp với nhau để cùng phát triển nguồn lực về trò chơi dân gian trên cả nền tảng công nghệ. Giữađời sốnghiệnđại, khi game online dễ dàng thâm nhập đời sống của từng học sinh, làm thế nào để trò chơi dân gian thu hút các em và có sức sống bền bỉ trong môi trường đô thị như tại Hà Nội? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tôi nghĩ các gia đình và trẻ em rất có nhu cầu trong việc giải trí nói chung. Có thể thấy thế hệ trẻ bây giờ dùng rất nhiều thời gian để ôm máy tính, chơi điện tử... Cho nên nếu hệ thống thiết chế văn hóa như bảo tàng, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt câu lạc bộ biết đưa trò chơi dân gian vào hoạt động của mình một cách nhuần nhuyễn, theo thời gian có thể góp phần khôi phục lại các trò chơi dân gian đó. Điều này sẽ khiến đời sống tinh thần của người Hà Nội và thế hệ trẻ có được những bản sắc riêng.n PGS.TSNguyễnVănHuy lànhànghiêncứudân tộchọc, cũng làchuyêngiahàngđầuvềngànhbảo tànghọc tại ViệtNam. Trong thời gian làmGiámđốcBảo tàngDân tộchọcViệtNam, ôngđã tạo racuộc “cáchmạng’’ về trưngbày, tácđộngmạnhmẽđến tưduyvàcách làm củahệ thốngbảo tàng trongcảnước. Hiệnông làGiám đốcBảo tàngNguyễnVănHuyên, Giámđốc chuyên môncủaTrung tâmDi sảncácnhàkhoahọcViệtNam. Ông từng nói giáo dục di sản khôngnhất thiết phải đến bảo tàng, có thể giáo dục trải nghiệm ngay tại nhà trường, địa phương, biến những địa điểm này thành “bảo tàng mở rộng”, “bảo tàng không có tường rào”. Xin ông lý giải rõ hơn quan niệmnày từ khía cạnh phát triển trò chơi dân gian? PGS.TS Nguyễn Văn Huy: 20 năm vừa qua, Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam đã kiên trì tổ chức trò chơi dân gian vào các ngày lễ tết, dịp cuối tuần để đáp ứng nhu cầu của các gia đình và các em thiếu nhi. Mô hình này từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã mở rộng ra cho các bảo tàng khác, các tổ chức văn hóa, trung tâm văn hóa… Rất nhiều nơi họ cũng đang phát triển hình thức này, từng bước từng bước, các hoạt động sẽ giúp vấn đề được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rất nên phát triển trò chơi dân gian trong trường học. Các nhà trường cần chú ý và có một kế hoạch đặc biệt để xây dựng chương PGS.TSNguyễnVănHuy. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023

Dân gian là phải lan tỏa và sẻ chia Đó là quan niệm của những bạn trẻ chung sở thích khámphá vẻ đẹp của văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian trongnhómSânđình. Cái tên mộc mạc khiến người ta nhớ về mái nước, sân đình, về những điều xưa cũ, vừa quen vừa lạ với nhịp sống hiện đại xô bồ. Giữa lúc khoa học công nghệ lên ngôi, tivi, điện thoại trở thành thứ không thể thiếu thì nhóm bạn trẻ Sân đình lại lặng lẽ mang đến Bờ Hồ, phố đi bộ Nguyễn Đình Thi những con chắt, con chuyền, bàn vẽ ô ăn quan… để mọi người dừng chân, sống chậm lại, trở về với miền ký ức đẹp đẽ với những trò chơi dân gian tưởng chỉ còn trong kỷ niệm. Mong muốn duy nhất là xây dựng, duy trì và bảo tồn các trò chơi dân gian Việt Nam không bị mai một, biếnmất. Sáu năm trước, Nguyễn Thanh Nga, một thành viên nhóm Sân đình vẫn còn là sinh viên. Giờ đây, khi đã là điều phối viên chương trình trường học và cộng đồng của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam, Nga vẫn nhớ như in những nỗ lực không mệt mỏi của cả nhóm hòng “kéo” người lớn và trẻ em thành thị đến gần với trò chơi dân gian. “Ban đầu chưa nhiều người quan tâm đến hoạt Sân đình phải cùng bò lê la ra mài từng hạt”. Với một chút “biến tấu”, những trò chơi dân gian quen thuộc giàu bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đã mang theocảhơi thởhiệnđại, hấp dẫn nhiều người tham gia. Những tâmhuyết đó phải người trực tiếp thực hiện mới thấm thía. Nhưng dù rất tha thiết làm nhiều bộ đồ chơi để chia sẻđến tất cả trẻemthành phố thì nhóm cũng chỉ làm được số lượnggiới hạn, sauđó tạm dừng vì “thiếu kinh phí, bởi hầu hết đều là sinh viên, vô sản”, Nga cười nói. Sau loạt sản phẩm đồ chơi handmade ngộ nghĩnh của cả nhóm, thị trường bắt đầu có những sản phẩm tương tự bán ra, nhưng Nga, Vân và tất cả các thành viên trong nhóm vẫn luôn nâng niu và nhớ những bộ đồ chơi dân gian handmade đó, vì chúng chứa bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu câu chuyện văn hóa đẹp của nhómngười trẻ yêu truyền thống. Chỉn chu từng dự án nhỏ để nuôi dưỡng ý tưởng lớn Saynhữnghoạtđộnggiản dị bước đầu, một năm sau đó, nhóm Sân đình đã thực hiện động dân gian hay văn hóa truyền thống, khi chúngmình tổ chức các trò chơi dân gian ở phố đi bộ, rất nhiều các bạn trẻ tỏ mò, người lớn cũng tò mò, nhưng chỉ khiến mọi người tò mò thôi, chứ để kéo họ dừng chân lâu hơn, và để duy trì các trò chơi dân gian ở nơi công cộng thật khó”, NguyễnThanhNga kể lại. Khi nhận ra những trò chơi dân gian dường như không còn vừa vặn với bức tranh cuộc sống hiện đại, Nga và các bạn bị thôi thúc phải hiện đại hóa các trò chơi cho thật phù hợp với trẻ con thành phố. “Mìnhkhôngthểcứ mãi kẻ phấn ngồi lê la chơi ô ăn quan được, phải “chế tạo” bộ đồ chơi truyền thống mang dáng dấp hiện đại”. Nghĩ là làm, Nga cùng các bạn tự vẽ bàn ô ăn quan, tự đi in nhiều bản, rồi chọn hạt nhãn làm đồ chơi thay vì cặmcụi nhặt sỏi cho đủ bộ. “Hồi ấy cả nhóm tỉ mẩn ăn nhãn, lấy hạt, cặm cụi phơi khô, lau sạch để dành chơi ô ăn quan. Thế mà sau một thời gian ngắn hạt nhãn đã mốc xanh. Chúng mình lại hì hụi đổi sang hạt gỗ”, Nga hào hứng chia sẻ. Là một trong những người kiên nhẫn theo đuổi ý tưởng nhất, Nguyễn Thị Thùy Vân cho biết:“Ý tưởngđổi hạt nhãn sang hạt gỗ rất hay và khả quan nhưng ngặt nỗi, hạt gỗ gia công rất tỉ mỉ, chỉ hơi mất kiên nhẫn là bỏ cuộc. Cả nhóm không ai bảo ai, hì hụi mua gỗ, nhờ một bạn làm xưởng gỗ cắt hạt nhỏ. Bạn ấy rất nhiệt tình cắt nhưng không có thời gian mài, tất cả thành viên Olympic trò chơi dân gian đã khép lại từ năm 2018, sau vài ba hoạt động hấp dẫn; Dự án học đường “Trò chơi dân gian cùng em bảo vệ môi trường” cũng bị chững lại vì dịch bệnh suốt 3 năm qua, Những thành viên trẻ giàu khát vọng, nhiều ước mơ trong nhóm Sân đình, vẫn luôn tìm kiếm cơ hội biến những ý tưởng hay về văn hóa dân gian thành hiện thực. VIỆT ĐAN Kể chuyện văn hóa bằng trò Cả nhóm cũng nhận ra trò chơi dân gian không chỉ là một hình thức giải trí đơn thuần mà còn ẩn chứa rất nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần và phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nguyễn Thị Thùy Vân NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023

Khi chúng mình tổ chức các trò chơi dân gian ở phố đi bộ, rất nhiều các bạn trẻ tỏ mò, người lớn cũng tò mò, nhưng chỉ khiến mọi người tò mò thôi, chứ để kéo họ dừng chân lâu hơn, và để duy trì các trò chơi dân gian ở nơi công cộng thật khó. Nguyễn Thanh Nga trò chơi dân gian trở thành phươngphápgiáodục vềmôi trường tại trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội với dự án“Trò chơi dângian cùngem bảo vệmôi trường”. Nguyễn Thanh Nga, NguyễnThị ThùyVân, Nguyễn Hằng Loan..., những người trẻ xây viên gạch đầu tiên về trò chơi dân gian của nhóm Sân đình đã luôn cố gắng thực hiện thật chỉn chu, chuyên tâm để kể các câu chuyện văn hóa bằng trò chơi. Sau 3 năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành, những ý tưởng nay tạm dừng lại, mỗi thành viên giờ đã hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ vẫn luôn gìn giữ ký ức đẹp đó, dù chưa thể xây lại rực rỡ như ban đầu. Không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp các trò chơi dân gian, nhómSân đình còn tiên phong tìm hiểu, khám phá những nét đẹp văn hóa cổ truyền nói chung để chia sẻ và lan tỏa đến cộng đồng, nhất là người trẻ hiện đại. Khi nghiên cứu về Đạo Mẫu, khi lại ngân nga điệu Chèo, Quan họ... Tất cả các thành viên trong nhóm vẫn giữ liên hệ với nhau, vẫn chia sẻ những sở thích chung, đặc biệt vẫn đang giữ lửa đammê, chung tay gìn giữ nét đẹp văn hóa dân gian. Để rồi, sẽ có một ngày, ý tưởng lớnđủ sức sống dậy thêmmột lần nữa. n lễ nghi, phong tục tại chùa, đình và ý nghĩa của tập tục này. Tuy nhiên, sau nhiều buổi họp với rất nhiều tranh luận, cả nhóm dần chuyển hướng sang trò chơi dân gian. Có thể do các thành viên có điểm chung là tuổi thơ gắn liền với trò chơi dân gian. Hơn nữa, cả nhómcũng nhận ra trò chơi dân gian không chỉ là một hình thức giải trí đơn thuần mà còn ẩn chứa rất nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần và phát triển các kỹ năng cho trẻ”, Nguyễn Thị Thùy Vân cho biết. Những trò chơi dân gian trong kí ức của các thành viên Sân đình không đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí, mà chứa đựng câu chuyện về văn hóa, truyền thống, chuyển tải những bài học giản dị, lắng đọng của ông cha để lại. Sân Đình với những người trẻ yêu văn hóa dân gian còn mong muốn làmnhiều hơn thế, đưa trong ô ăn quan, cách bước đi qua vùng đầm nước trên chiếc cà kheo, cách dùng tay khéo léo khi nhúp những que chuyền, bện đan con tôm, con dế…Và hơn thế nữa, trò chơi dângiangiúpgắnkết các thành viên, thế hệ trong một gia đình”, Nguyễn Thanh Nga chia sẻ. “Lúc đầu nhóm Sân đình dự định thực hiện sự kiện đầu tiên về tập tục đi chùa, về cách các bạn trẻ thực hiện Ford Hải Dương qua chương trình “Trung thu xanh, chơi an toàn”. Sự kiện nào của Sân đình cũng hừng hực nhiệt huyết, toát lên ngọn lửa đam mê văn hóa truyền thống của người trẻ. “Đằng sau trò chơi ô ăn quan là câu chuyện về con số 5 linh thiêng của nền văn minh lúa nước, là lối tư duy biện chứng, đúc kết kinh nghiệm đặc trưng của người phương Đông. Đằng sau cây cà kheo là sự bền bỉ, thích nghi với thiên nhiên sông nước…Trò chơi dân gian dạy trẻ emnhữngbài học đầu tiên về cuộc sống: Cách tính toán thành công khá nhiều sự kiện ý nghĩa. Cả nhóm đã viết và bảo vệ thành công đề án để nhận bảo trợ của UNESCOViệt Nam về Ngày trò chơi dân gianViệt Nam 18/8 hàng năm. Ngày hội Olympic trò chơi dân gian Việt Nam 2018 tại khu vực Phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội) thu hút cả nghìn lượt người tham gia với những trò chơi hấp dẫn: ô ăn quan, đánh đáo, đi cà kheo, nhảy bao bố…. Nhóm trẻ còn làm “sống dậy” đêm Trung thu truyền thống dành cho hơn 200 con emhọc sinh, công nhân viên nhà máy ò chơi dân gian Trở vềmiềnký ức đẹpđẽ. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 Nămnào cũng thế, cứ đến rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, ngôi làng nhỏ bên bờ sôngHồng, làngBáDương Nội lại nô nức với ngày hội thả diều truyền thống. Ngôi làng được coi là cái nôi gìn giữ thú chơi diều đã kéo dài hàng ngàn năm nay, có hội thi diều lớn nhất miền Bắc. Tuổi thơ củabaothếhệ trẻemxãHồng Hà, Đan Phượng đã được nuôi dưỡng, khôn lớn cùng cánh diều no gió vươn cao trên sân miếu, sân đình cùng tiếng sáo vi vút khi trầmkhi bổng… Hội thi Diều độc nhất vô nhị miền Bắc Sau bữa trưa thong thả, ông Nguyễn Văn Thủy (cụm 3, xã Hồng Hà, Đan Phượng) cuốc bộ ra đồng, cùng hàng nghìn người dân, già có, trẻ có…hứng khởi dõi xem cuộc thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội mỗi năm chỉ diễn ra một lần. Nắng đầu hè vàng rực, hơi nóng bủa vây con đường chạy trước miếu bao giờ không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, sự tích kể lại, cách đây hàng nghìn năm, làng Bá Dương Nội là vùng bãi phù sa rộng lớn của sông Hồng. Hàng ngày, nhân dân trong làng ra bãi trồng trọt; trẻ em ra bãi chăn trâu, cắt cỏ, mang theo cơm nắm, ngô, khoai để ăn trưa; chiều tối mới về làng. Khi đàn trâu ung dung gặm cỏ, lũ trẻ nằm trên thảm cỏ ngắm nhìn đàn chim trên bầu trời chao liệng và nghĩ ra trò chơi mới: Dùng tre vót uốn thành hình con chim đang bay, dùnggiấy dán vào khung tre, dùng dây níu thăng bằng rồi thảbay lên trời. Đểcó thêm âm thanh, lũ trẻ dùng mảnh gỗ khoét miệng gắn vào hai bên ống tre làmsáo, buộc vào thân diều... Theo các cụ kể lại, để biết diều của ai vừa đẹp, vừa bay cao, lũ trẻ nghĩ ra cách sau khi diều lên thì kéo về gò cao giữa bãi để dễ quan sát và “chấm” thi. Một ngôi miếu nhỏ bằng những chiếc que được chúng dựng lên để cầu mong cho diều thuận gió. Từ hôm dựng miếu, lũ trẻ mang gạo sang bãi nấu cơm chung. Trước khi ăn, chúngđềumang cơm vào miếu thắp hương khấn thần linh. Khi người lớn biết chuyện, ngăn cản, trời đã khôngnổi gió, diều thả không lên được. Lũ trẻ chán nản dắt trâu bò về làng sớm, trời lại nổi giông bão, ngôi miếu và cả trâu bò đều biếnmất… Dân làng cho rằng tâm nguyện của lũ trẻ đã cảm động đến thần linh, thổ địa ngự giá tại ngôi miếu nhỏ này nên quyết định cho dựng thờ Châu Trần, những cánh diều trang trí treo cao chạydọc đường làng như được mặt trời dát vàng lấp lánh. Giữa ngày Rằm tháng Ba, cánh đồng xanh mướt vốn chỉ có bước chân nông dân đi cắt rau, thả trâu… giờ đông đúc người. Những cụ bà đội nón nheo mắt ngó lên trời, những em bé hớt hải chạy theo bố mẹ với tay chụp vội cáimũ lệch cả nửa đầu…Một nửa trong số người tham dự là từ nơi khác đến, chỉ đơn giản muốn được dõi mắt theo những cánh diều bay bạt ngàn trên bầu trời xanh biếc. Một già làng vừa hấp háy mắt vừa chiêm nghiệm: “Diều muốn bay cao, bay xa thì phải làm từ giấy xi măng, vì giấy xi măng có độ nhám cao dễ ăn gió hơn các loại giấy có bềmặt bóng”. Năm nay lễ hội thả diều diễn ra từ ngày 28/4 đến 4/5/2023 tại Miếu Châu Thần, thôn Bá Dương Nội, xã Hồng Hà. Lễ hội được mở rộng hơn so với năm ngoái với sự tham gia của 20 câu lạc bộ diều ở 5 tỉnh, thành phía Bắc. Trước ngày thi diều dành cho người lớn, trẻ con trong vùng cũng được thỏa thích thi thả diều, tranh tài cam go. Cuộc thi thảdiềuchothiếunhi được tổ chức nhằm tạo điều kiện và truyền cảm hứng cho lớp trẻ tiếp tục kế thừavàphát triển nét đẹp văn hoá truyền thốngnơi đây. Nămnay, chiến thắng thuộc về chàng trai nhỏ Phạm Văn Khoa 9 tuổi, với thâm niên tập tành làm diều từ 3 tuổi, đến khi 7 tuổi, Khoa đã hào hứngmang diều đi thi khắp làng Bá DươngNội. Thú chơi diều và lễ hội thả diều của địa phương có từ Lễ hội thả diều ở làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội đã khép lại sau một ngày rằm tháng Ba ngập nắng, mãn nhãn với những cánh diều rực rỡ bay trong gió. BÍCH NGỌC Cánh diều no gió mang văn hóa Đây là lễ hội dựa vào tự nhiên rất lớn. Hàng năm, nếu như các ngày thi diều được tổ chức một cách ổn thoả, đẹp trời, trao được giải khi kết thúc lễ hội thì chúng tôi quan niệm năm đó mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà Ảnh: KhánhHuy. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 mới. Những cánh diều mang hình lá cờ Tổ quốc, hình con rồng, cô tiên, cánh phượng... đã chuyển tải thành công những ước mơ, niềm tin và tấm lòng của người dân Việt Nam ở muôn nơi cũng như bạn bè quốc tế cùng hướng về Hà Nội. Cánh diều làng Bá Dương Nội với lịch sử nghìn năm không chỉ bay cao, tiếng sáo vang xa trên mảnh đất quê hương mà còn bay xa khắp các vùng miền trên quê hương đất nước. Diều của làng đã từng tham gia nhiều lễ hội thả diều lớn như: Lễ hội thả Diều 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Lễ Hội Diều Festival Huế, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Không chỉ dừng lại ở trong nước cánh diều làng Bá Dương Nội còn vươnbay ở các nướcThái Lan, Trung Quốc, Malaysia... và còn tham gia hội thi thả diều lớn nhất hành tinh tại Pháp năm 2012.n diều và những kinh nghiệm quý học được từ bố và những nghệ nhân chơi diều cùng thời đã theo đuổi ông từ ấu thơ đến khi trưởng thành. Một tròchơi dândãmà trẻ embất cứ vùng quê nào cũng thích thú đã được dân làng Bá Dương Nội gìn giữ, “nghệ thuật hóa” chuyển thành lễ hội, môn thi, làm giàu thêm nét văn hóa truyền thống mà ông cha để lại. Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh: “Đây là một lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đây cũng là lễ hội dựa vào tự nhiên rất lớn. Hàng năm, nếu như các ngày thi diều được tổ chức một cách ổn thoả, đẹp trời, trao được giải khi kết thúc lễ hội thì chúng tôi quan niệmnăm đó mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu”. Ngày hội diều nămnay đã diễn ra thành công tốt đẹp, hứa hẹn một năm bội thu chất liệu khác, diều vải và sẫm màu, không được sử dụng diều nilon trong suốt để khó đánh giá độ cao. Tuy có trang bị ống nhòmnhưng các giám khảo vẫn chủ yếu chấm bằng mắt thường để có thể nhìn bao quát được nhiều cánh diều trong một tầm mắt. Đây cũng là cách đánh giá chính xác nhất vì có thể so sánh tương quan các cánh diều”. Theo lời kể của ông Kiêm, ngay từ lúc bé mọi người trẻ trong làng đều biết chơi diều, chạydiềuvàđềubiết làmdiều cả. Ông kiêm ngay từ lúc 7-8 tuổi đã theo chân các cụ chạy diều rồi. Cái kỹ thuật làm diều của các cụ ông được truyền lại hết, đó là vốn kinh nghiệm quýmà ông tiếp tục truyền lại cho anh em trong câu lạc bộ. Tính đến nay, gia đình ông chơi diều đã 5 - 6 đời. Thú chơi văn hóa độc đáo như: Chùa Già Lê, đình Bá Dương Nội, Miếu Châu Trần… gắn với đó là các lễ hội: Lễ hội Rước bánh giầy (mùng Ba) và Hội vật truyền thống (mùng Bốn) Tết Nguyên đán; Lễ hội thi thả diều truyền thống ngày 15 thángBa (âmlịch) hằngnăm... Lan tỏa văn hóa từ một trò chơi dân gian Ở làng Bá Dương Nội, gần như ai cũng biết làm diều. Trẻ con làmnhữngchiếcdiềunhỏ xinh, người lớn thì làmnhững chiếc diều sải cánh hơn 2m. Hội thi diều làng Bá Dương Nội có lịch sử lâu đời và vẫn được người dân làng gìn giữ bao đời nay như một nét văn hoá đặc biệt của làng quê Bắc Bộ. Nghệ nhân diều Nguyễn Hữu Kiêm, Chủ nhiệm CLB diều làng Bá Dương Nội, Ban giám khảo hội thi diều cho biết: “Diều sử dụng trong hội thi được ưu tiên phải là diều giấy, khung xương diều phải làm bằng tre. Năm nay mở rộng cho phép khung diều ngôi miếu trên nềnmiếu nhỏ. Ngày khánh thành miếu, dân làng mở hội thả diều, tế lễ, đánh trống cầu phong, cầu thổ thần trên bãi sông che chở, phù hộ cho dân làng được bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Dân làng cũngquyết định lấy ngày Rằm tháng Ba âm lịch hằng năm là ngày lễ chính thờ thần linhChâuThổ (còngọi làmiếu ChâuTrần). Duynhất ở làngBáDương Nội mới có hội thi thả diều truyền thống gắn với ngôi miếu thờ thần linh Châu thổ, còn các địa phương khác người ta chỉ là thú chơi diều. Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, căn cứ các tư liệu lịch sử, làng Bá Dương Nội là vùng đất người Việt cổ sinh sống từ rất sớm, cách đây khoảng 3.500 đến 4.000 năm. Làng hiện có 22 xóm, trong đó, 11 xóm phíangoài đêvà11xómtrong đê. Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm lịch sử, người dân làng Bá Dương Nội đã tạo dựng quần thể di sản TheoChủtịchUBNDxãHồngHàNguyễnMạnhHà, việc tổchứcLễhội truyềnthốngthi thảdiều làngBáDươngNội năm2023nhằmpháthuy giátrị di sảnvănhóa, nângcaođời sốngtinhthầntrongNhândân. Lễ hội vừaquảngbánhữngnét vănhóađặc thùcủavùngquêchâuthổ sôngHồng, vừakhai thác thếmạnhvềdanhthắng, thuhútdukhách, phát triểnkinhtế - xãhội.Hiệnnayđịaphươngđanghoànthiệnhồsơ, tiếntới trìnhcôngnhậnLễhội truyềnthốngthi thảdiều làngBáDương Nội làdi sảnvănhóaphi vật thểcấpquốcgia. Ảnh: KhánhHuy. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 Mặt nạ giấy bồi đầy màu sắc là một trong những món đồ chơi dân gian gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. Những chiếc mặt nạ giấy bồi xưa kia thường xuất hiện trong các dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là vào Tết Trung thu nay đã không còn xuất hiện nhiều nữa. Không chỉ người chơi, người bán mà cả những người làm ra mặt nạ giấy bồi giờ cũng“hiếmcó, khó tìm”. Những đứa con tinh thần Buổi chiều một ngày nắng đầu hè, dò hỏi những người dân sinh sống trên con dốc Hàng Than, Hà Nội, tôi tìm đến được căn nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoà (69 tuổi) và bà Đặng Hương Lan (63 tuổi), những nghệ nhân hiếm hoi giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi ở đất Hà Thành. Căn nhà của ông Hoà, bà Lan nằm trên hai tầng gác, phải len lỏi vào sâu trong con ngõ nhỏ mới tìm thấy được. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng, trên tầng gác mái của khu nhà chật hẹp, với nhiều góc lộn xộn giữa lòng phố cổ, một “phân xưởngmini”chuyên làmmặt nạ giấy bồi truyền thống vẫn đang hoạt động từng ngày. Trò chuyện với ông Hoà ngay tại “xưởng”, trong lúc ông đang tự tay tạo hình cho những chiếc mặt nạ giấy bồi, tôi được nghe ông kể quá trình cho ra những thành phẩm sau cùng. Một chiếc mặt nạ giấy bồi để ra đời mất rất nhiều công đoạn và tất cả đều phải làm thủ công, từ làm cốt mặt, phơi khô, tạo hình đến vẽ sơn màu. “Đúng nghĩa mình vừa làm giám đốc, vừa làm nhân viên, làm tất tần tật mọi công đoạn”, ông Hoà nói vui. “Mặt nạ giấy bồi này để làm được mất nhiều công đoạn lắm đấy! Nếu tính ra phải 20 – 30 phút mới xongmột con, có những mẫu khó hơn thì có khi đến cả tiếng đồng hồ. Một ngày cứ túc tắc như thế tôi làm được khoảng 15 con. Xưa mỗi ngày còn làm được 20 con chứ giờ có tuổi rồi, chẳng ngồi lâu được nữa”. Cái cách gọi “con” của ông Hoà nó mộc mạc, gần gũi lắm, như thể ông không chỉ coi nó là một thứ mặt nạ giấy vô tri vô giác, mà còn xem mỗi thành phẩm mình rất đơn giản: Nó là những chiếc mặt nạ được “bồi” từ nhiều lớp giấy mà nên. Mỗi một hình mặt thường sẽ có từ 3 - 5 lớp giấy, tuỳ vào bàn tay người làm mà ướm chừng độ dày mỏng khác nhau. Ông Hoà có chia sẻ bí quyết rằng độ “sắc nét” của mỗi hình mặt được quyết định phần nhiều cũng ở công đoạn bồi giấy làm cốt mặt trên khuôn, “càng miết, càng bồi kĩ, càng làm chi tiết bao nhiêu thì con mặt càng đẹp bấy nhiêu”. Tôi ngó vào trong kho xưởng của vợ chồng ông Hoà, thấy có đến gần 30 khuôn xi măng các hình để làm cốt. Hỏi ra mới biết, cứ mỗi hình làm được khoảng 100 con thì ông bà mới đổi khuôn, mỗi vụ tính ra cũng làm được trên 3.000 mặt nạ. “Có những mẫu bán chạy, cũng có những mẫu bán chậm hơn. Làm lâu năm rồi nên vợ chồng tôi biết mẫu nào được chuộng, rồi cứ thế sẽ làm hình mặt đấy nhiều hơn”, ông Hoà chia sẻ. Nguy cơ mai một Hàng ngày, cứ cần mẫn như vậy, đến giờ vợ chồng ông Hòa, bà Lan giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi cũng đã được 45 năm. Ông bà không chỉ xem công việc làm mặt nạ giấy bồi như một thú vui tuổi già, mà còn coi đây là trách nhiệm gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, bởi trước đây, bà Lan được ông cụ thân sinh truyền dạy nghề từ khi còn nhỏ, rồi khi lập gia đình, bà đem theo nghề ấy về nhà chồng. “Xưa bố tôi là thầy giáo, ông vừa dạy học, vừa làm mặt nạ giấy bồi để có thêm kinh tế nuôi con, trang trải cho cuộc sống khó khăn lúc bấy giờ. Sau này khi các con lớn, ông vừa làm vừa dạy cho chúng tôi thành thục từng công đoạn. Thế nhưng, dù nhà có 8 chị em gái nhưng chỉ có mình tôi là học được, làm được và giữ làm ra như một “đứa con” tinh thần. Tuy những chiếc mặt nạ ấy đều từ một khuôn ra, nhưng mỗi “con mặt”đều có thần thái khác nhau, ẩn chứa sự sáng tạo riêng biệt trong từng nét vẽ màu của vợ chồng ông Hoà, bà Lan. Theo lời kể của ông Hoà, tên gọi mặt nạ giấy bồi hiểu “Bao giờ không làm được nữa cô chú mới bỏ nghề”, đó là tâm niệm của vợ chồng ông Hoà, bà Lan, những nghệ nhân cuối cùng giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi ở đất Hà Thành. PHẠM BÍCH NGỌC Chút hồn sót lại của mặt nạ ÔngNguyễn VănHoà cần mẫn tạohình chonhững chiếcmặt nạ giấybồi. Mặt nạhìnhôngđịa - sảnphẩmkỳ côngnhất của vợ chồngôngHoà, bà Lan. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 tồn đọng, hoạt động kinh doanh bị đình trệ. May mắn thay, đến năm 2022, cuộc sống dần trở về trạng thái “bình thường mới”, mặt nạ giấy bồi lại tiếp tục bán chạy. Vợ chồng bà Lan thậm chí bán được gấp đôi số hàng dự tính, và giải quyết hết số hàng tồn đọng trước đó. Hàng năm, đến mùa trung thu, vợ chồng bà Lan đều mang những mặt nạ ấy ra bán trên góc phố Hàng Lược. Dù có rất nhiều gian hàng đồ chơi nhập khẩu, nhưng những chiếc mặt nạ Động lực bám nghề Hơn 4 thập kỷ gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, chặng đường “giữ nghề” của vợ chồng ông Hòa, bà Lan chắc chắn cũng có những lúc thăng, trầm, khó khăn. Thế nhưng bằng tất cả tâm huyết, niềm đam mê, tình yêu với những “con mặt”đầy màu sắc, ông bà đến nay vẫn miệt mài, cần mẫn bám trụ với nghề. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số hàng ông bà làm cho Tết Trung thu 2021 toàn bộ đều bị những người đến “học lỏm” bí quyết làm mặt nạ giấy bồi của gia đình. Thế nhưng, tất cả đều không theo được lâu dài. Có những người làm chỉ vì số lượng, làm cho thật nhiều mà không chú trọng đến chất lượng, trong khi một số khác thấy việc này “nhàn” nên muốn học để kiếm thêm thu nhập. “Để tạo ra được một chiếc mặt nạ có hồn, người làm phải đặt hết tâm tư tình cảm vào đó, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu khó mà làm, quan trọng nhất vẫn phải niềm yêu thích với chúng. Cũng có rất nhiều người đến đây muốn vợ chồng tôi truyền lại nghề làm mặt nạ giấy, chúng tôi cũng rất sẵn lòng chỉ dạy vì mong muốn giữ nghề, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được người tiếp nối”, bà Lan tâm sự. được cái nghề ấy đến bây giờ”, bà Lan chia sẻ. Tuy nhiên, bà Lan cũng không khỏi trăn trở khi nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống của gia đình đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. “Các con tôi cũng học và biết cách làm mặt nạ giấy bồi từ bố mẹ, nhưng chúng nó không chịu theo nghề này. Đứng trước một thị trường đồ chơi đa dạng mẫu mã, hiện đại, hấp dẫn, những trò chơi dân gian truyền thống như mặt nạ giấy bồi chắc chắn sẽ rất khó cạnh tranh. Chưa kể, cả năm làm cùng chỉ trông vào một vụ Tết Trung thu nên hiệu quả kinh tế thu về cũng chỉ đủ cho có đồng ra đồng vào thôi”, bà Lan giãi bày. Vợ chồng ông Hòa, bà Lan chobiết cónhữngngười cũng đã đến xin học nghề, và thậm chí cũng đã có giấy bồi Hà Thành truyền thống ấy vẫn có sức hút vô cùng đặc biệt. Bà Lan có tâm sự với tôi rằng, nhiều gia đình thậm chí còn đưa con trẻ đến sạp hàng của bà để mua mặt nạ. Qua đó, họ kể cho đám nhỏ biết về những câu chuyện thời thơ ấu, hay những nét đẹp dung dị của những trò chơi dân gian mang đậm tinh thần văn hoá truyền thống xa xưa. Ngoài ra, mặt nạ cốt trắng do vợ chồng ông Hòa, bà Lan làm ra cũng được đưa vào nhiều trường học các cấp, từ mầm non cho tới đại học, để phục vụ cho những tiết học sáng tạo. Đối với một số loại hình nghệ thuật dân gian như tuồng, những chiếc mặt nạ giấy bồi thậm chí còn là phần đạo cụ không thể thiếu. Có lẽ những chiếc mặt nạ ấy không chỉ đơn thuần là một trò chơi dân gian, mà hơn cả nó còn là công cụ giúp lưu giữ văn hoá qua các thời kỳ. “Đó chính là niềm an ủi, nguồn động viên đối với những người làm nghề như vợ chồng tôi. Chúng tôi đặt tâm sức, chăm chút làm ra từng chiếc mặt nạ và được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ như vậy là mừng lắm”, bà Lan chia sẻ. “Bao giờ cô chú không làm được nữa, thì cô chú mới bỏ nghề này”. n Nghề làmmặt nạ giấy bồi rất dễ mai một vì nó đơn độc, tồn tại như một nghề thủ công nhỏ lẻ. Nghề sống được hay không phải cần người có tâm, và cả những tổ chức như Viện Nghệ thuật, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam... cùng góp công để gìn giữ và phát triển, bảo tồn bền vững nghề. TS Nguyễn Hùng Vĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam Cốtmặt nạđược phơi khôngoài trời sau côngđoạn tạohình. BàĐặng Lan Hương chia sẻ vềnhững chiếc mặt nạgiấy bồi hoàn chỉnh đãđược làmra. Những chiếcmặt nạgiấybồi đầymàu sắc được làmtừhai nghệnhânđất HàThành. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 Giáo dục từ truyền thống Xuất hiện ngay từ những ngày đầu thành lập, Văn hóa Việt là môn học thu hút được sự quan tâm của hầu hết học sinh tại trường Liên cấp THCS - TH Vietschool Pandora. Trong những giờ lên lớp sôi động, đầy ắp lý thú, bên cạnh kiến thức về lịch sử, văn hóa truyền thống, các em học sinh đã được tiếp cận và học hỏi nhiều hơn từ các trò chơi dân gian - nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Theo cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên môn Văn hóa Việt của trường Vietschool Pandora, các bài học liên quan đến trò chơi dân gian sẽ diễn ra theo hình thức học sinh tự tổ chức, giáo viên chỉ là người quản trò. Ví dụ để tổ chức tiết học về chơi ô ăn quan, sau khi giáo viên giới thiệu sơ lược, sẽ có một học sinh đứng ra làm trưởng nhóm và các em tự phân chia cho nhau các nhiệm vụ: giới thiệu, hướng dẫn luật chơi và tổ chức các nhóm chơi. “Với tính cách ưa vận nhiều ngôi trường khác cũngđãnỗ lực xâydựngmột lộ trình “dài hơi’. Các trường mời những chuyên gia văn hóa đến thiết kế chương trình mang tính xuyên suốt cho từng cấp học, lựa chọn đội ngũ giảng dạy là những thầy cô thấu hiểu về mục tiêu của chương trình, có kinh nghiệm, từng nghiên cứu về văn hóa và trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, các trường cũng linh động tổ chức sự kiện văn hóa nhân những ngày lễ tết cổ truyền như Trung Thu hay Tết Nguyên Đán để học sinh có không gian thực hành những trò chơi các em từng được học. Nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nằm trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là những vốn quý được sàng lọc qua nhiều thế hệ, được trao truyền từ đời này sang đời khác. Với tính chất giải trí, sinh động, trò chơi dân gian đặc biệt gần gũi với lứa tuổi học trò, là chất xúc tác để các em rèn luyện thể chất, kỹ năng, tư duy cũng như tinh thần đoàn kết. Thực tế cho thấy hệ thống trò chơi dân gian của chúng ta rất đa dạng, phong phú, mang ý nghĩa thiết thực. Có những nhóm trò chơi tập trung vào vận động, rèn luyện sức khỏe thể chất như bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy lò cò, múa sạp…; cũng có những nhóm giúp phát triển trí tuệ như ô ăn quan, cờ người, cờ lật…; hay một số nhóm tập trung vào sự khéo léo, tăng tính sáng tạo như làm trâu lá đa, xếp châu chấu từ lá dứa… Việc vui chơi lành mạnh hòa hợp với thiên nhiên giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, tăng sự hào hứng trong học tập và sinh hoạt thường ngày. Dù chứa đầy tính hấp dẫn và bổ ích, nhưng đứng trước sự thay đổi của bối cảnh xã hội, nhiều trò chơi dân gian dần bị mai một, thậm chí biến mất khỏi cộng đồng. Việc khai thác những nét đẹp văn hóa, đưa chúng đến gần hơn với lứa động, khám phá, sau mỗi tiết học về trò chơi dân gian tôi quan sát thấy học sinh rất hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt, với những trò chơi yêu cầu tinh thần đoàn kết, kịch tính cao như bịt mắt bắt dê hay cướp cờ, khi tiết học kết thúc các con tỏ ra tiếc nuối, ước tiết học sau đến thật nhanh. Về phía các bậc cha mẹ cũng rất thích học sinh được tiếp cận với văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian. Nhất là khi nhìn thấy những sản phẩm, dự án của các em thì cha mẹ rất hào hứng, ủng hộ”, cô giáo Nguyễn Thị Oanh nhớ lại. Chia sẻ về việc triển khai chương trình trò chơi dân gian vào nhà trường, bà Đặng Thị Thu Trang, Giám đốc Khối Giáo dục, trường Liên cấp THCS - TH Vietschool Pandora cho biết: “Để học sinh hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nhà trường đã đưa môn Văn hoá Việt vào chương trình chính khoá, đặc biệt là chủ đề về các trò chơi dân gian. Các trò chơi này không chỉ trang bị kiến thức về văn hoá cho học sinh mà còn góp phần giáo dục cảm xúc xã hội, tăng khả năng kết nối, tương tác của các em với người xung quanh”. Để mang đến chương trình giảng dạy về trò chơi dân gian tối ưu, không chỉ Vietschool Pandora mà NGUYỆT LINH Dắt trẻ bước vào thế giới Các trò chơi dân gian Việt Nam tưởng như lạ lẫm với thế hệ học trò gen Z nhưng đang dần trở nên quen thuộc thông qua những chương trình, dự án học tập trong nhà trường. TS LưThị Thanh Lê. Các trò chơi dângianmang lại sựhàohứng trong trườnghọc. Ảnh: TrườngVietschool Pandora. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số324 - ThứNăm, ngày11/5/2023 dẫn để thầy cô và các em học sinh tham khảo. Đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều trải nghiệm về trò chơi dân gian, chưa nghiên cứu sâu sắc sẽ gặp khó trong công tác tổ chức lớp đa dạng, tạo được sự hứng thú với môn học. Ngoài ra, trong tình thế các loại trò chơi hiện đại lan tràn, việc tạo ra sức hấp dẫn từ trò chơi truyền thống đòi hỏi đội ngũ biên soạn và giáo viên sự tâm huyết, sáng tạo. Cần vị thế xứng tầm trong giáo dục Trong bối cảnh hội nhập, học sinh được tiếp xúc nhiều với văn hóa nước ngoài, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học gợi sự quan tâm về văn hóa Việt, tạo mối liên hệ với quê hương đất nước qua những trải nghiệm văn hóa. Đồng thời, các em học sinh cũng được giáo dục về truyền tạo nên sức hút với học sinh và làm nên điểm đặc sắc của mỗi ngôi trường. “Về khía cạnh chính sách, vấn đề giáo dục văn hóa địa phương được thúc đẩy trong thời gian qua đã tạo nhận thức, sự đồng thuận của các nhà quản lý cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy trò chơi dân gian. Hiện nay, có rất nhiều chương trình hỗ trợ giúp các nhà trường thực hiện dự án, chương trình kết nối nhằm tích hợp văn hóa vào các hoạt động giáo dục”, TS Lư Thị Thanh Lê phân tích. Bên cạnh thuận lợi, có không ít thách thức đã được nhận diện trong công tác triển khai trò chơi dân gian trong nhà trường. Từ góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, bà Đặng Thị Thu Trang cho biết một số khó khăn chính có thể kể đến như hiện tại vẫn chưa có nhiều tư liệu tham khảo được biên soạn chi tiết, hấp kiện để xây dựng chương trình một cách đầu tư, bài bản. Phần đa các trường đang dừng lại ở việc lồng ghép trò chơi dân gian Việt Nam vào chương trình ngoại khóa, dã ngoại, sự kiện hoạt động trong nhà trường. Theo vị chuyên gia này, có rất nhiều thuận lợi trong công tác triển khai trò chơi dân gian vào trường học trong thời điểm hiện tại. Về phía học sinh, đó có thể là sự yêu thích, hứng thú của các em đối với những hoạt động bổ ích về văn hóa. Các hoạt động độc đáo này đang được nhiều nhà trường chú trọng bởi chúng tuổi học trò có tác dụng làm sống dậy, thổi hồn vào một trong những di sản quý giá và đáng trân trọng mà ông cha ta đã để lại. Có kinh nghiệm trong công tác xây dựng các chương trình giảng dạy về văn hóa Việt và trò chơi dân gian, TS Lư Thị Thanh Lê, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN nhận định một bộ phận không nhỏ các cơ sở giáo dục công lập và tư thục tại Hà Nội đã tích cực trong việc đưa trò chơi dân gian vào trường học trong những năm vừa qua. Dù vậy, chỉ một số ít trường thể hiện tính tiên phong, cũng như đủ điều trò chơi dân gian thống, kỹ năng, các cách ứng xử xã hội. Có thể thấy các trò chơi này thực sự có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục. Tuy nhiên, theoTS LưThị Thanh Lê, một thách thức không thể không nhắc đến khi triển khai chương trình trò chơi dân gian trong các nhà trường là tư duy không coi hoạt động giáo dục này như một hình thức thu nhập kiến thức của học sinh. Vẫn còn nhiều cơ sở, nhà quản lý có quan niệm chỉ những môn Toán, Anh, Văn… mới là môn học chính, còn dạy văn hóa, trò chơi dân gian là hoạt động bổ trợ, tăng cường, chỉ cần giới thiệu qua để học sinh nắm được. Cần thay đổi nhận thức về việc giảng dạy trò chơi dân gian, coi đây là môn học có vị trí quan trọng như các môn học văn hóa khác. Điều này sẽ mang đến nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai của nhà trường, khích lệ đội ngũ giáo viên nghiên cứu, tìm tòi, trong công tác giảng dạy. “Hiện Bộ GD&ĐT đã có chính sách phát triển nội dung giáo dục địa phương vào khung chương trình phổ thông, tôi rất mong các nhà trường sẽ tận dụng tốt cơ hội này, đưa giáo dục văn hóa, đặc biệt là giáo dục trò chơi dân gian vào chương trình giảng dạy chính khóa để học sinh thu được những lợi ích lớn nhất từ văn hóa dân tộc”, TS Lư Thị Thanh Lê kỳ vọng.n Trò chơi ô ănquan rất được các em ưa chuộng. Rất nhiều trò chơi dângianđược đưa vào sân trường. Phần nội dung về trò chơi dân gian không chỉ có tính giáo dục mà còn có tính giải trí rất rõ rệt, thu hút được sự tương tác, quan tâmmạnh mẽ của các em học sinh. Đây có thể xem như sự tiếp xúc ban đầu thú vị, khơi gợi cho học sinh sự tò mò, quan tâm tìm hiểu di sản, văn hóa địa phương và dân tộc. TS Lư Thị Thanh Lê, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==