Ngày Nay số 326

SỐ326 (25/5 - 1/6/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday TRANG 2 - 3 EL NIÑO VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Phép cộng thảm họa với con người Ảnh: LêHiếu

Cáchệ sinh thái biểncó xuhướngbị ảnhhưởng gián tiếpnhưngđángkể bởi El Niñodogia tăng nhiệt độnướcbiển,mưa lớn, lũsôngvà tải trọng trầmtích tăng lên, dẫn đếngiảmđộmặnvà ánhsáng. Nền nhiệt độ trong thời gian tới khả năng cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng xảy ra liên tục kéo dài, nhiều nơi sẽ thiết lập các kỷ lục về nhiệt độ nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, tập trung vào tháng 6-7, sau lan dần xuống phía nam. Lượng mưa có khả năng thấp hơn đến xấp xỉ trung bình nhiều năm trên hầu hết cả nước, đặc biệt ở phía Nam. Hạn hán và xâm nhập mặn có khả năng xảy ra vào mùa khô 2023/2024 ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên vẫn có khả năng xuất hiện những cơn bão có cường độ mạnh và quỹ đạo bất thường; Một điều đáng chú ý, tác động của El Niño thường rõ ràng nhất vào giai đoạn phát triển và suy thoái; thậm chí trong giai đoạn hình thành và bắt đầu, một số hiện tượng cực đoan nhưmưa lớn vẫn xảy ra nhiều hơn ở khu vực Trung Bộ. Hạn hán sẽ khắc nghiệt hơn Thưa PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, El Niño là hiện tượng gì và có thể ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết Việt Nam? PGS.TS PhạmThị Thanh Ngà: Thuật ngữ ENSO (El Niño/Southern Oscillation) được dùng để phản ánh quá trình tương tác mạnh mẽ giữa đại dương và khí quyển, bao gồm hai hiện tượng: El Niño, La Nina và Dao động Nam. El Niño là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đông và trung tâm xích đạo Thái Bình Dương nóng lên trên diện tích rộng thường kéo dài khoảng 8 tháng – một năm vào những khoảng thời gian không đều đặn. Chu kỳ xuất hiện hiện tượng El Niño khoảng 3-5 năm/lần, có thể thưa hơn hoặc dày hơn. El Niño có thể được coi như pha nóng lên của chu trình dao động khí hậu ENSO. ENSO là một trong những hiện tượng khí hậu quan trọng nhất trên Trái đất do khả năng thay đổi hoàn lưu khí quyển quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa trên toàn cầu. Nhưng sự ảnh hưởng sẽ khác nhau ở các khu vực về quy mô và thời gian. Ở Việt Nam, trong điều kiện El Niño thường nhiệt độ có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong các tháng mùa hè thường xảy ra các kỷ lục cao về nhiệt độ, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam thường thấp hơn so với trung bình nhiều năm; các vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ hạn hán sẽ khắc nghiệt hơn… Nói đến ảnh hưởng khác nhau ở từng khu vực, phụ thuộc vào quy mô thời gian, theo quan sát của bà, những đợt El Niño trước đây đã gây nên hậu quả gì? PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà: Ở Việt Nam các nghiên cứu ENSO được bắt đầu từ những năm 1990 cho đến nay, trong đó có thể điểm lại những đợt El Niño có cường độ mạnh và ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu và gây ảnh hưởng đến một số lĩnh vực về kinh tếxã hội ở Việt Nam là các đợt El Niño năm 1997-1998 và 2014 – 2016 và 2019-2020. Đợt El Niño 1997-1998 bắt đầu từ tháng 5/1997 và kết thúc vào tháng 5/1998 két dài 13 tháng với chỉ số ONI cực đại đạt 2,4oC vào tháng 11,12/1997 đã gây hạn hán nghiêm trọng ở Việt Nam làm thiệt lại lớn về sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả, thiếu nước sinh hoạt và các lĩnh vực kinh tếxã hội. Đợt El Niño 2014-2016 bắt đầu từ tháng 10/2014 và kết thúc vào tháng 4/2016 kéo dài 19 tháng với chỉ số ONI cực đại đạt 2,6oC vào tháng 11,12/2015 đây là đợt El Niño mạnh nhất thế kỷ XX. Đợt El Niño này ảnh hưởng đến nắng nóng và hạn hán và xâm nhập mặn đặc biệt là các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gây thiệt nghiêm trọng về người và của ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2015 ước tính 154 người chết, hơn 445 El Niño trở lại, nguy cơ của những hiện tượng cực đoan năm nay càng cao Thưa bà, trong nămnay, El Niño đang được dự đoán xuất hiện vào thời điểm nào và sẽ tác động gì tới các vùng miền trên cảnước? PGS.TS PhạmThị Thanh Ngà: Hiện nay, ENSO đang chuyển về trạng thái trung tính và dự báo chuyển sang pha nóng trong các tháng tới. Theo kết quả dự báo của các Trung tâmdự báo lớn trên thế giới đều đưa ra dự báo điều kiện khí quyển và đại dương có thể đạt ngưỡng El Niño vào nửa saumùa hè năm2023 với với xác suất khoảng trên 80% với cường độ ở mức trung bìnhvà khảnăngkéodài sang năm2024. Nếu El Niño xảy ra như như kết quả dự báo của các Trung tâm dự báo lớn trên thế giới thì hệ quả thời tiết, khí hậu ở Việt Nam khả năng có những ảnh hưởng chủ yếu như sau: nghìn ha diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ đồng; Khoảng hơn 2 triệu người thiếu nước sinh hoạt, 1,75 triệu người mất sinh kế, hàng trăm nghìn người có nguy cơ mắc dịch bệnh. Đợt El Niño 20192020 làm cho tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam giảm tới 65%, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh. Xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnhĐBSCL, ranh giới độmặn 4 gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha (báo cáo của TC PCTT). Trước những cảnh báo về một mùa hè “nắng nóng dị thường” do El Niño mang lại, phóng viên Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu. EL NIÑO VÀ BIẾNĐỔI KHÍ HẬU: Phép cộng thảm họa NGUYỆT LINH Ảnhhưởng của El Niñokhiến tình trạnghạnhán tăng cao tạimột huyệnvenbiểnNinhThuận. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023

với con người Với nhiều dự đoán kỷ lục về thời tiết cực đoan, theo bà El Niño năm nay sẽ xảy ra những hiện tượng với hình thức và phạmvi tác độngnhư thếnào? PGS.TS PhạmThị Thanh Ngà: Khi El Niño xảy ra, nhiệt độ trung bình các tháng trên phạm vi toàn quốc có xu thế cao hơn bình thường; nắng nóng khốc liệt, hạn hán gay gắt hơn; khả năng xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Trong xu thế của biến đổi khí hậu, với mỗi một độ nóng lên trung bình toàn cầu thì phản ứng của hệ thống khí hậu càng gia tăng, dẫn đến sự thay đổi nhiều về các hoàn lưu khí quyển cũng như tác động ngược của chúng đến nhiệt độ toàn cầu. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng biến đổi khí hậu kết hợp với El Niño gây nên các đợt nắng nóng và cực đoan khí hậu như sóng nhiệt ngày càng tăng tần suất và khắc nghiệt hơn về cường độ trên khắp toàn cầu, điển hình là El Niño 2015-2016. El Niño năm 2023 xuất hiện sau 3 năm liên tiếp ở trạng thái La Niña, theo dự báo có sự chuyển pha khá nhanh từ lạnh sang nóng, như vậy có sự xáo trộn mạnh của nhiệt độ bề mặt đại dương, dẫn đến những thay đổi cưỡng bức của khí quyển. Dấu hiệu ngay từ đầu năm đến nay chúng ta đã ghi nhận kỷ lục mới về nhiệt độ 44,2 độ C tại “chảo lửa” Tương Dương (Nghệ An) trong ngày 7/5, đã xô đổ kỷ lục nhiệt độ cao nhất đo được tại Việt Nam mới vừa thiết lập ngày 6/5 tại trạm đo Hồi Xuân và phá vỡ kỷ lục 43,8 trước đó tại Hương Khê (Hà Tĩnh) ngày 20/4/2019. Hay như nhiệt độ đạt 41,4 độ vào ngày 21/3/2023 vừa rồi là kỷ lục mới cho nhiệt độ trong tháng 3 ở nước ta hay 41,3 độ vào ngày 17/5/2023 tại Hà Đông cũng là kỷ lục nhiệt độ trong tháng 5 mới cho khu vực Hà Nội. Do vậy, nguy cơ của những hiện tượng cực đoan đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ít hơn và thường tâp trung nhiêu vao giưa mua, tinh chât di thương hơn ca vê cương đô va quy đao. Bà nhận định bao giờ đợt El Niño này sẽ chấm dứt? El Niño có khả năng ảnh hưởng đếnmùa Đông nămnay? PGS.TSPhạmThịThanh Ngà: Theo kết quả Dự báo xa nhất về hiện tượng ENSO của các Trung tâm lớn trên thế giới cũng chỉ đến đầu mùa xuân năm 2024. Theo kết quả của những dự báo này, nếu El Niño xuất hiện vào cuối năm nay, thì sẽ tiếp tục và duy trì và kéo dài đến đầu mùa xuân năm 2024, chưa quan sát thấy dấu hiệu kết thúc. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng cường độ của El Niño mạnh hơn vào cuối năm và kéo dài trong năm 2024, thì nguy cơ về các hiện tượng cực đoan còn mạnh hơn vào năm 2024, với kỷ lục về nhiệt độ vượt ngưỡng 2016. Theo số liệu thống kê trong quá khứ, các đợt El Niño có thể kéo dài vắt từ năm này qua năm khác. Chu kỳ của nó, thường có dấu hiệu trong mùa xuân hè, sau đó gia tăng cường độ mạnh nhất thường vào mùa thu – đông, sau đó suy thoái dần vào mùa xuân năm tiếp theo; đợt dài nhất trong giai đoạn 1950 đến nay, cũng chỉ kéo dài sang đến năm thứ 3. Nghĩa là, kịch bản cực đoan nhất, nếu xuất hiện El Niño, thì nó có thể kéo dài đến mùa xuân hè của năm 2025. Theo các kết quả nghiên cứu về El Niño cho thấy Gió mùa khu vực Đông Nam Á yếu hơn bình thường vì vậy mùa đông năm nay khả năng sẽ là mùa đông ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện những đợt rét dị thường. Xin cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà về cuộc trao đổi! năm nay càng cao: Trong các tháng mùa khô năm 2023/2024, có khả năng xuất hiện hạn hán nghiêm trọng hơn ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên vẫn có khả năng xuất hiện các dị thường về nhiệt độ tối thấp trong mùa đông 2023 - 2024. Bao và áp thấp nhiệt Trong những năm El Niño cũng có năm xuất hiện bất thường về mưa lớn, rét hại ở một số vùng chẳng hạn như đợt El Niño 2015, xảy ra đợt mưa lớn kỷ lục ở Quảng Ninh 25/7-4/8 (lượng mưa 02-03 ngày lên tới trên 1.000 mm); Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc tuy không kéo dài nhưng tại các vùng núi cao như Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được tại trạm Sa Pa là -4,2°C, trạmMẫu Sơn -4,4°C, Pha Đin -4,3°C; băng tuyết xuất hiện ở nhiều nơi, đã nhiều lần có tuyết và cả ở những nơi trong lịch sử chưa hề có tuyết như Ba Vì, Hà Nội và Kỳ Sơn, Nghệ An. PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu Nắngnóngkỷ lục càng rõ rệt khi vàohè Ảnhminhhọahiện tượngEl Niño. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023

Khổ gì hơn mất nước Nguyễn Xuân Tùng, sinh viên Đại học Y Dược (ĐHQGHN) đã phải thở ngắn than dài khi kể về việc bản thân phải chuyển tới 3 khu trọ trong một năm học chỉ vì thiếu nước. Là một trong 2000 sinh viên đầu tiên học tập tại cơ sở mới của ĐHQGHN, theo nhận định củaTùng, chất lượng các dãy trọ và tiền thuênhà ở khu vực Láng - Hòa Lạc (Thạch Thất) không có gì đáng phàn nàn. Tuy nhiên tình trạngmất nước thường xuyên đã trở thành nỗi phiền toái, ám ảnh cậu sinh viên năm nhất và bạn bè sau mỗi giờ lên giảng đường. Chia sẻ về cuộc vật lộn để có nước, Tùng kể: “Mỗi ngày phòng phải cử ra một người chuyên lo canh nước. Vừa học, vừa để ý khi nào xe cấp nước đến để hứng đầy thùng phi 35 lít cùng hai cái thau trong phòng, nếu không nhanh các phòng khác sẽ hứng hết nước. Có nước thì nguồn giếng khoan và nước mưa tích trữ. Dù vậy, nguồn nước tự nhiên này thường cạn kiệt trong cao điểm mùa khô từ tháng 11 năm trước đến khoảng tháng 5, 6 năm sau. Để có nước sinh hoạt và cho thuê trọ, các chủ hộ phải gọi những xe téc cấp nước có giá dao động từ 500.000 - 700.000 đồng/xe 5m3. Với những khu trọ khoảng trên dưới 20 phòng, mỗi ngày cần ít nhất một xe như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu về nước. “Không mua thì không ai thuê trọ, nhưng mua nước đồng nghĩamua thua lỗ. Tiền tôi thu của các cháu vẫn vậy mà một tháng mất đến vài chục triệu mua nước thì rất khó duy trì. Nghe nói năm nay còn thiếu nước hơn năm trước, tôi chưa biết phải tính thế nào”, bà Nguyện lo lắng. Ngay ngáy nỗi lo thiếu nước Dự báo hè năm nay nền nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều cũng phải nghĩ cách tái sử dụng sao cho tiết kiệm nhất. Ngày nào bận thi cử, chúng em xác định mất khoảng 40.000 đồng cho một bình nước đóng chai 20 lít”. Lý giải tình trạng khan hiếm nước nêu trên, bà Vũ Thị Nguyện (xã Bình Yên, Thạch Thất), chủ khu trọ nơi Tùng và các bạn đang sinh sống cho biết, hiện tại một số xã xung quanh hai trường đại học lớn là ĐHQGHN và trường Đại học FPT vẫn chưa được sử dụng hệ thống nước máy thành phố. Nguồn nước của các hộ, nếu có, chỉ từ Mùa hè năm nay được giới chuyên gia dự báo sẽ vô cùng khắc nghiệt với nắng nóng gay gắt trên nền nhiệt cao và khô hạn diện rộng. Tình trạng thiếu hụt nguồn nước do các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể đe dọa trực tiếp đến sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân tại Thủ đô Hà Nội. MAI AM Thấp thỏmmất nước, mất điện Thủ tướng Chínhphủ yêu cầu các bộ trưởng và chủ tịch UBND các tỉnh, thànhphố chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp báchphòng, chống hạn hán, thiếunước, xâmnhậpmặn, không để thiếunước cho sinhhoạt, thủy điện và ảnhhưởng tới sản xuất, nhất là đối với các lĩnh vực trọng yếu. Mức nhiệt tăngkỷ lục ảnhhưởng lớn tới đời sốngngười dânThủđô. Ảnhminh họa. Nhiều chỉ đạoquyết liệt đang được đưa rađểhạn chế tình trạngngười dân thiếunước. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023

dài); sự cố tổmáy hoặc chậm tiến độ sửa chữa, đưa vào vận hành nguồn mới; mức nước tại các hồ thủy điện lớn giảm sâu... Khi đó, hệ thống điện miền Bắc sẽ có tình trạng “rất khó khăn về nguồn điện” trong các tháng 5 và 6, nhất là vào các giờ tiêu thụ điện cao điểm. Nếu tình trạng hạn hán nghiêm trọng trên diện rộng, không có lũ hoặc lũ về ở mức thấp thì tình hình cung cấp điện có thể tiếp tục còn khó khăn trong các tháng tiếp theo. Để ứng phó với tình hình khó khăn trong vận hành điện năm nay, EVN tiếp tục đề nghị người dân triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa và tối. Còn theo các chuyên gia kinh tế, để sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn, người dân và các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh, sử dụng các thiết bị, máy móc tiêu hao ít năng lượng hơn… trong bối cảnh giá điện vừa được điều chỉnh tăng 3% kể từ ngày 4-5 vừa qua, để tránh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng vọt. n của các hộ gia đình và công sở trong mùa hè. Theo TS. Nguyễn Ngọc Huy, Giảng viên chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu, Đại học Việt-Nhật (ĐHQGHN) các năm trước nhờ hiện tượng La Niña, mưa nhiều, công suất thủy điện không bị ảnh hưởng, nguồn trữ nước làm thủy điện không chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên vào năm 2023, El Niño có thể làm lượng mưa sụt giảm từ 10 - 15%, khiến nguồn nước bổ sung cho hồ chứa ít đi. Trong khi đó, nguồn nước dự trữ không chỉ phục vụ để chạy điện mà còn dùng để phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp…nên nguy cơ thiếu nước phát điện, đặc biệt tại khu vực thủy điện phía Bắc rất lớn. Đứng trước nỗi lo thiếu nước phát điện, quá tải điện trong các tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2023, trong báo cáo của EVN cho thấy có thể xảy ra các tình huống cực đoan như: công suất cực đại (Pmax) ở miền Bắc tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2022 (những ngày nắng nóng kéo mùa hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước của người dân sẽ từ 1.250.000m3 đến 1.350.000m3/ngày đêm. Để bảo đảm cấp nước sạch hè 2023, Sở đã yêu cầu các đơn vị cấp nước bảo đảm duy trì, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước; phân bổ, điều tiết nguồn nước bảo đảm hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận của từng khu vực. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện có. Các nhà máy thủy điện lên “cơn khát” Bên cạnh tình trạng thiếu nước sạch, cắt điện cũng là nỗi lo thường trực trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện còn 11 trên 23 xã chưa có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung, trong đó bao gồm cả các xã xung quanh các trường: ĐHQGHN, Đại học FPT. Dù đường ống nước sạch sông Đà ở ngay gần nhưng chưa đấu nước được cho bà con là bởi chưa tìm được nhà đầu tư mua nước của sông Đà về để phân phối chongười dân. Hiện Sở đã có phương án xin UBND TP Hà Nội cho công ty này mở rộng vùng cấp nước ra các xã xung quanh các trường đại học. Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, tổng nhu cầu sử dụng nước trung bình hiện nay trên địa bàn Hà Nội khoảng 1.125.000m3 đến 1.150.000m3/ngày đêm. Với nhu cầu sử dụng nước sạch tăng khoảng từ 5 – 10%, dự kiến cao điểm nắng nóng so với trung bình mọi năm. Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân qua đó cũng tăng cao. Theo nhận định của một số chuyên gia, nhiều khả năng nguồn cấp nước sinh hoạt của Thủ đô không đáp ứng đủ, khiến hàng loạt quận, huyệnngoại thànhnhư Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức…có thể rơi vào tình trạng thiếu nước sạch. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước cục bộ nói trên. Trong đó, chủ yếu do Nhà máy nước mặt sông Hồng giai đoạn I với công suất 300.000m3/ngày đêm chưa hoàn thành; giá bán buôn nước mặt sông Đuống cao hơn nước mặt sông Đà nên Công ty Vinaco tập trung khai thác nhà máy này dẫn tới những khu vực có cốt địa hình cao như Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức thiếu nguồn ở điều kiện bình thường. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước còn do một số xã, thôn chưa kết nối với hệ thống cấp nước sạch thành phố bởi hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng hoặc chưa tìm được nhà đầu tư mua nước. Ví dụ, theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, vì thời tiết cực đoan Tại miềnBắc, các nhàmáy thuỷ điện lớnnhất như Sơn La, Lai Châu, HoàBình, TuyênQuang…mực nước đang ởmức thấp. Thuỷ điện Sơn La ngày 7/5 ởmức 181m, cao hơnmực nước chết 6mvà thấphơnmực nước dâng bình thường 33m. Thuỷ điện Lai Châu cũng ở tình trạng thiếu nước khi mực nước trong hồ ởmức 267mvà xấp xỉ ởmực nước chết. Tình trạng thiếu nước cũng được ghi nhận ở hàng loạt thuỷ điện tại miền Trung và TâyNguyên, nhưĐại Ninh, Trị An, Đak R’Tih, Sông Côn 2… Lượngnước vềThủyđiệnHòaBìnhđang thấphơn so với trungbìnhnhiềunăm. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 Là nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cũng là một thành viên trong nhóm chuyên gia môi trường biển của Liên hợp quốc, PGS TS Vũ Thanh Ca đã không ít lần xấu hổ với đối tác nước ngoài vì vấn đề ô nhiễmmôi trường ở Hà Nội. PGS.TS Vũ Thanh Ca kể lại: “Năm 1990, nếu bạn mặc một chiếc áo sơ mi trắng ra đường, chỉ cần đi từ Đội Cấn đến Hàng Đường là cổ áo đen kịt, bạn chắc chắn phải giặt chiếc áo đó ngay, nó chỉ mặc được một lần…”. Nhưng đến nay, theo cá nhân ông đánh giá, môi trường ở Hà Nội đã có chuyển biến tích cực theo xu thế mỗi ngày một tốt lên, tất nhiên, vẫn còn đó những mảng màu xám xịt chưa thể giải quyết được, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí vẫn ởmức cao. chủyếughi nhậndobụi PM10 và bụi mịn PM2.5”, PGS.TS Vũ Thanh Ca chia sẻ. Theo chuyêngiaVũThanh Ca, ô nhiễm không khí, đặc biệt là vấn đề bụi mịn vẫn là bài toán khó, chưa thể giải quyết được. Bụi mịn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khi có hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra vì nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn. Trongquá trìnhdiễn ranghịch nhiệt, bụimịnkhông thoát lên cao được mà lơ lửng ở tầng khí thấp, tạo thành một lớp sương mờ đục bao phủ bầu trời Hà Nội. Tình trạng này thườngxảy ra trầmtrọngnhất vào khoảng thời gian cuối Thu, mùa Đông và đầu Xuân, đặc biệt là trước mỗi đợt gió mùa Đông Bắc tràn về. Chỉ số chất lượng không khí AQI được chia thành sáumức (sáu mảng màu khác nhau) theo cấp độ ô nhiễm tăng dần. Giá trị AQI trên 300 thể hiện chất lượng không khí nguy hiểm (màu nâu) và dưới 50 (màu xanh lá) thể hiện chất lượng không khí tốt. “Những ngày tháng 5 này, người dân nông thôn vẫn hay đốt đồng. Chúng ta gần như không thấy gì vì ban ngày không thấy khói, mặt trời lại đốt nóng nhiều nên khói nhanh bốc lên trên cao. Nhưng khoảng 21-22 giờ đến gần sáng hôm sau, khi người dân vẫn tiếp tục đốt tối, khói lan đi, mặt đất lạnh về đêm, chuyển động đối lưu yếu khiến nồng độ khói gần mặt đất đậm đặc, theo gió sẽ lan ra các tỉnh lân cận. Những gia đình ở Ba Đình, Hà Nội nếu để ý có thể cảm nhận được mùi khói oi nồng theo gió từ Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, ngoại thành Hà Nội…đẩy về”, PGS. TS Thanh Ca cho biết. Không có “huyền thoại” ô nhiễm đến từ Trung Quốc Trong câu chuyện về bụi mịn, PGS.TS Vũ Thanh Ca nhắc đến “huyền thoại” lâu nay được nhiều người “đổ lỗi” cho ô nhiễm không khí tại Việt Nam là do bay từ Trung Quốc sang. “Huyền thoại” này được lan truyền trong một thời gian khi tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc ở mức báo động nghiêm trọng. “Hoàn toàn không phải như vậy, vì cứ đón gió mùa Đông Bắc là không khí Hà Nội rất sạch, giómùa qua đi lại về chỉ số ô nhiễm kém và xấu như bình thường”, ông nói. Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguồn phát sinh bụi chính ở Hà Nội là nguồn tại Nhức nhối vấn đề bụi mịn Hầu như phiên chất vấn nào tại kì họp HĐND TP Hà Nội cũng “nóng bỏng” vấn đề ô nhiễm môi trường, khi là ô nhiễm sông hồ, khi lại vấn đề thu gom rác thải bị ùn ứ, đình trệ… Chất lượng môi trường khí, nước và đất tại Hà Nội đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng 3 năm trở lại đây, vấn đề người dân quan tâm hơn cả là ô nhiễm không khí, đặc biệt là các khu vực nội thành. Hà Nội được xếp là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. 3,5 triệu người dân Thủ đô bị ảnh hưởng bởi mức bụi gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. 40% dân số của Thủ đô Hà Nội đã bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45 μg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia. “Thực ra xét chung cả trên số liệu và tình hình thực tế thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội hơi giảm chứ không tăng trầm trọng đâu. Cái cần quan tâm duy nhất của Thủ đô là bụi mịn gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm Trong hồi ức của PGS. TS Vũ Thanh Ca (khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), Hà Nội những năm 90 bẩn và nhiều rác khủng khiếp. Năm 1994, khi “tháp tùng” cán bộ Nhật Bản sang Việt Nam làm một dự án của nước ngoài, ông đã cực kì xấu hổ vì khắp nơi đâu đâu cũng thấy rác… VIỆT ĐAN Bức tranh “xám” về ô nhiễm Gầnđâynhất, vàosángngày17/4/2023, theoứngdụngPAMAir, các tỉnh, thành phốtại BắcBộghi nhậnhàngchụcđiểm đochochỉ sốchất lượngkhôngkhí ở mức cóhại chosứckhỏe (151-200), tập trungchủyếutại ThủđôHàNội vàkhu vực lâncận. Tạimức chất lượngkhông khí 151-200, tất cảngười dânbắtđầu cảmnhậnđượcảnhhưởngtới sứckhỏe, nhómngười nhạycảmsẽchịuảnhhưởng nặnghơn. PGS.TSVũThanhCa, nguyênVụ trưởngVụHợp tác quốc tế vàKhoahọc côngnghệ, Tổng cục BiểnvàHải đảoViệt Nam. Ônhiễmkhôngkhí nặngnhất là vàomùaĐông. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 Hai là xử lý ô nhiễm tại các làng nghề ngoại thành, đó là phải nỗ lực chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi nghề nghiệp. Thế hệ cao tuổi thì việc chuyển nghề là bất khả thi, nhưng người trẻ phải thay đổi dần cách làm, cách sinh hoạt, đồng thời Thành phố phải hỗ trợ họ chuyển đổi công nghệ, sử dụng công nghệ mới, thậm chí chuyển đổi năng lượng xanh để chung tay “cứu”Hà Nội. Một giải pháp nữa không kém phần quan trọng là tăng cường giám sát, theo dõi chỉ số không khí tại các khu công nghiệp quanh Hà Nội để kịp thời có những biện pháp xử lý. Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, việc giải quyết các thách thức và thực hiện hiệu quả giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Hà Nội. Để đạt được mục tiêu, bên cạnh quyết tâm của Hà Nội, cần có sự phối hợp của các tỉnh, thành phố lân cận trong triển khai giải pháp ngăn chặn, xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, cần sự chung tay hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế và các tầng lớp nhân dân để xây dựng một Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, không ô nhiễm...n Hoạt động thí điểm này đã nhận được phản hồi tích cực và đồng thuận của người dân, doanh nghiệp thamgia. Theo PGS.TSVũThanh Ca, Hà Nội cần đẩy mạnh ba giải pháp quan trọng nhất. Một là giảm phương tiện cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng. “Tương lai chỉ có cách đẩy mạnh các phương tiện công cộng mới có thể giúp Hà Nội “sạch” hơn. Các nước phát triển ở châu Á như Thái Lan có xe buýt rất thô sơ, nhìn như xe lam vậy, trong khi xe buýt của mình rất tốt. Tuy nhiên, số lượng người dân mình đi xe buýt còn ít, thói quen tạt ngang tạt ngửa nên xe máy vẫn là phương tiện linh hoạt nhất hiện nay”, ông nói. một số giải pháp nhằm hạn chế một số nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí nhỏ, bao gồm: xóa được hơn 96% số lượng bếp than tổ ong, tương đương với giảm 1,658 tấn bụi mịn PM2,5 một năm; giảmgần 70-90% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành so với năm 2017 và xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Bốn huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Quốc Oai đã tổ chức ký cam kết không đốt rơm rạ trên địa bàn huyện, sử dụng chế phẩm nhằm tái sử dụng rơm rạ... Thành phố đã hoàn thành đưa vào vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động để làm căn cứ triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm. Thành phố cũng đã triển khai chương trình thí điểm đo kiểm khí thải cho 5,240 xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn nhằm tạo tiền đề cho việc ban hành một chính sách rộng hơn về kiểm soát khí thải xe máy. nhưng gây ô nhiễm nặng cho thành phố, đặc biệt vào mùa Đông, khoảng tháng 10-11. Ông kể, tại Thái Lan, trước kia, khi tình trạng đốt đồng còn xảy ra phổ biến, họ có lực lượng cảnh sát đứng ra xử phạt. Hễ thấy đốt đồng là cảnh sát phạt tại chỗ, đến nay nước bạn gần như không còn đốt đồng. Nhưng ở ta chưa có hướng giải quyết triệt để vì chế tài không có, cũng không ai thực hiện chế tài, người dân đốt xong bỏ đi, không thể xử lý được. Một nguồn thải từ xa gây tác động không nhỏ đến Thủ đô Hà Nội là hoạt động của các khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Ca, nguồn thải này không lớn lắm, các khu công nghiệp quanh Hà Nội hiện nay được kiểm soát khá tốt, thường xuyên đo đạc khí thải và có sự giám sát chặt chẽ của Bộ TNMT. Nguyên nhân cuối cùng mà nhiều người hay nhắc tới là khí thải đến từ các nhà máy điện than, cũng ít ảnh hưởng vì Hà Nội nằm xa các trung tâmnhiệt điện. Làm sao cho Hà Nội sạch hơn? Trong thời gian qua, Hà Nội đã triển khai quyết liệt chỗ, trong đó, giao thông được chỉ mặt, đặt tên là nguyên gây ô nhiễm nội tại lớn nhất. Lượng xe máy, ô tô… xả khí thải vô cùng lớn ramôi trường. Hà Nội còn rất nhiều xe không được bảo dưỡng thường xuyên, động cơ kém, nhất là người dân lao động nghèo khó, chạy xe cũ để mưu sinh vẫn còn nhiều. Ngoài ra, một số ô tô tải được kiểm định lỏng lẻo cũng là tác nhân gây ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng trong thành phố. Một nguyên nhân khác đến từ các hoạt động dân sinh, sinh hoạt đời thường của người dân Thủ đô. “Đứng gần các cơ sở bún chả, quạt chả… ta sẽ thấy nồng độ bụi mịn cao khủng khiếp, chỉ số AQI phải vượt ngưỡng 300”, PGS.TS Vũ Thanh Ca cho biết. Theo ông Ca, nguồn thải cực kỳ quan trọng thứ ba phải kể đến là các làng nghề với công nghệ cũ, thậm chí một số gia đình vẫn dùng than tổ ong để đốt. Việc kiểm soát ô nhiễm chưa tốt, xả khí thải lớn gây tác động xấu đến môi trường. Cũng tại khu vực ngoại thành, hoạt động đốt đồng tuy chỉ rầm rộ khoảng 2-3 tháng trong một năm môi trường ở Hà Nội HàNội vẫn cònbài toánônhiễmbụimịn chưa thểgiải quyết triệt để. Chỉ số chất lượngkhôngkhí ởHàNội thường xuyênở ngưỡngkém. Chỉ sốônhiễmbụimịnPM2.5tại thànhphố HàNội tronghai năm2021, 2022thường xuyênrơi vàotìnhtrạngcaonhất toànquốc. Sovới ngưỡngtiêuchuẩnđượcBộTàiNguyên Môi Trườngđưara là(25μg/m3) thì tất cảcác quậnhuyệntrênđịabànđềuvượtmức, thậm chí vượtmứcgấp2, gấp3 lần. Khôngcònđe dọatới sứckhỏe, người dânHàNội đangđối mặt vớimộtmối đedọavề tínhmạng. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 Với niềm tin và lý tưởng đó, Nguyễn Thị Tình đã thành lập ra IRECYLE (I Recyle: Tôi Tái chế), một mô hình kết hợp đa ngành đa lĩnh vực. Bên cạnh hoạt động sáng tạo, trưng bày các sản phẩm tái chế độc đáo, IRECYLE còn hợp tác với các đối tác chuyên gia vềmôi trườngđến từNhật Bản, mở những workshop để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho thanh thiếu nhi. Sau thành công hướng dẫn phân loại và xử lý rác vô cơ, IRECYLE đã mạnh dạn mở rộng hoạt động phân loại, tái chế rác hữu cơ, phủ xanh đất hoang tại Hà Nội và các tỉnh thành khác. Cụ thể, Nguyễn Thị Tình và các tình nguyện viên đã kêu gọi gom hạt của các loại cây, quả sau khi ăn, phân loại và gửi đến IRECYLE để làm bomseed (còn gọi là bom hạt giống) tái tạo hệ thực vật. Cách tạo “bom” đơn giản, trộn đất sét với phân và chút nước, nhào kỹ bằng tay, cho hạt cây rừng cần trồng vào giữa rồi vo viên lại. Những quả bomseed sinh trưởng dựa theo nguyên lý tự nhiên, nảy mầm khi gặp trời mưa, không cần bón phân hay tưới nước. Nhờ được đất bao bọc bên ngoài, hạt giống sẽ không bị côn trùng hay kiến ăn và do vậy, tỷ lệ nảy mầm cũng cao hơn. “Bomhạt giống”tương đối nhỏ gọn nên dễ dàng vận chuyển khi đi rừng, IRECYCLE cũng đã nhiều lần tổ chức những chuyến đi để mang màu xanh đến mọi miền. Chị Tình chia sẻ: “Năm 2021, IRECYLE đã khảo sát được 10.000m2 đất cần phủ lĩnh vực Arts & Craft (Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghê). Dự án đã tổ chức các hoạt động vui chơi cho thanh thiếu nhi sáng tạo nghệ thuật có sử dụng nguyên vật liệu từ rác như chai lọ nhựa dùng một lần, sỏi, lá cây… Thay vì chỉ tái chế đơn thuần, chị Tình muốn tăng sự hứng thú, sáng tạo và mỹ cảm của các em, từ đó, những sản phẩm làm sẽ có một “đời sống” dài hơn, ý nghĩa hơn. Chị Tình cho hay: “Mình từng công tác trong lĩnh vực giáo dục, nên luôn cố gắng thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục nghệ thuật, vui chơi cho các con. Hiện con trai nhỏ ba tuổi của mình cầm kéo rất khéo, thích cắt dán sáng tạo, xanh và đã gửi tặng hạt cho 22hộgiađìnhđăngký. Đối với các doanh nghiệp, IRECYLE tổ chức hướng dẫn cánbộnhânviên tư duy sáng tạo Xanh để giúp văn phòng cũng trở nên Xanh hơn.” Những nỗ lực của chị Tình và IRECYLE bất chấp tìnhhìnhdịchbệnh khoảng thời gian 2020-2022 khó khăn đã thu hút được sự quan tâm của rấtnhiềungười. Nguyễn Thị Tình đã mở được những buổi triển lãm trưng bày phòng chống rác thải nhựa thành công ở nhiều nơi và có sự lan tỏa đến nhiều trường học, nhiều khu vựcnhưHàNội, SơnTây, Hưng Yên, ước tính tạo tácđộngđến khoảng 3.000 người. Chương trình Vì một tương lai Xanh (VTV1) cũng đã đưa tin về IRECYLE với 4 chủ đề: Phóng sự Ecobrick (gạch sinh thái, làm gạch từ vật liệu tái chế), PhóngsựĐổi rác lấyquàxanh, Phóng sự Lớp học tái chế cho Người khuyết tât, PhóngsựTái chế túi xách trang trí từvỏchai nhựa. Trong năm 2023, IRECYLE phát triển tập trung vào mảng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho thanh thiếu nhi thông qua Phân loại và tái chế rác cần được coi trọng giáo dục ngay từ trong gia đình và nhà trường khi trẻ còn nhỏ. Chính trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước sẽ tạo ra một xã hội mới xanh và sạch hơn. Các em từ những người được bảo vệ, có thể sẽ nhắc nhở và “lãnh đạo” mọi người xung quanh cùng “chữa lành” cho Trái Đất này. QUỲNH HOA Dạy trẻ biết thiên nhiên Con từng xemmột video nói: Chai nước có hạn sử dụng không phải vì nước có hạn sử dụng, mà hạn sử dụng đó là của chai nhựa. Nghe bạn ấy chia sẻ xong mình và mọi người đều rất ấn tượng và ngạc nhiên. Nguyễn Thị Tình NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 được bảo vệ, có thể sẽ nhắc nhở và “lãnh đạo”mọi người xung quanh cùng “chữa lành” cho trái đất này. Để đánh giá về thái độ của người Việt Nam đối với công tác bảo vệ môi trường, chị Tình nhận định tương đối tích cực. Theo chị, người Việt Nam cũng đang dần quan tâm nhiều hơn đến môi trường, thể hiện qua sự ra đời của nhiều đội nhóm với các hoạt động tích cực như: phủ xanh đất trống, ươm cây, tặng hạt, thu gom pin cũ... Trước đây, có chủ một trang trại từng đăng ký xin tặng hạt qua chương trình phủ xanh của IRECYLE. Sau đó, bản thân họ nhận ra rằng chính họ cũng có thể nhiên. Dường như bạn ấy được đào tạo và dạy các kiến thức về bảo vệmôi trường từ nhỏ rất bài bản,” chị kể. Người lớn thì có rất nhiều lý do để chần chừ trong việc bắt đầu lên tinh thần và thực hành phân loại rác. Nào là do thói quen, nào là vì tiện, hay vĩ mô hơn là do thành phố vẫn chưa có chính sách thu gom hợp lý, khiến cho rác thải dù hộ gia đình có phân ra rồi, khi gom lại vẫn đổ chung vào một xe. Nhưng trẻ con thì tiếp nhận tri thức nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Chính trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước sẽ tạo ra một xã hội mới xanh và sạch hơn. Các em từ những người động thu phí duy trì các hoạt động trồng cây phủ xanh. Sinh viên là các bạn trẻ năng động, ham học là cầu nối truyền tải và lần tỏa các hoạt động của IRECYLE đến với cộng đồng một cách mạnh mẽ. “Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình bảo vệ môi trường của mình là khi đang nói về tác hại của nhựa trong workshop tại Đại sứ quán Mỹ, một bạn nhỏ 8 tuổi đã giơ tay phát biểu: “Con từng xem một video nói: Chai nước có hạn sử dụng không phải vì nước có hạn sử dụng, mà hạn sử dụng đó là của chai nhựa’”Nghe bạn ấy chia sẻ xong mình và mọi người đều rất ấn tượng và ngạc bạn gái năm tuổi thì cũng đã tự làm những mẫu đơn giản, thậm chí giúp hỗ trợ các bạn nhỏ khác chơi sáng tạo/tái chế do được nhìn mẹ làm và tham gia nhiều workshop trước đó.” IRECYLE cũng phát triển hoạt động thu gom hạt hoa quả để cho các bạn trẻ gieo hạt/vãi hạt trong quá trình tham gia Green tour, trực tiếp đến các vùng đất trống đồi trọc để hiểu hơn về tính cấp thiết của công cuộc “chữa lành thiên nhiên”. Theo chị, trẻ em dễ giáo dục và hình thành thói quen nhân cách, phụ huynh cũng đầu tư cho nhiều hoạt động cho trẻ nhỏ. Điều này giúp IRECYLE có thêm hoạt n Đếnnay, IRECYLEđã tổchứcnhiềuhoạt động tuyên truyềnvềbảovệmôi trườngvới cácđơn vị nhưĐại họcKinh tếQuốcdân, Đại sứquán Mỹ, TậpđoànSamsung…vàđượcnhiềuđơn vị truyền thôngđưa tinnhưTạpchí NgàyNay, VTV, VOV, HaNoi TV, TruyềnhìnhNhândân, báo ThanhNiên… n Trongnăm2021, IRECYLEđãphối hợpcùng Đại sứquánMỹhoàn thànhấnphẩmsongngữ Tái ChếLàThế. Cũng trongnămnày, IRECYLEđã trao22xuất họcbổngsongngữViệt-AnhSáng tạoXanhchohọc sinh6-14 tuổi trêncảnước. n NguyễnThị TìnhđãxâydựngnhómGreen LeaderGreenEarth (LãnhđạoXanhTrái Đất Xanh) để tương tác với học sinh, kêugọi thực hànhvàchiasẻ cáchànhđộngxanh trongnước vàquốc tế. Groupđã thuhút 500 thànhviên tự nguyện thamgia. trở thành một mắt xích, một nhân tố quan trọng trong bộ máy “chữa lành thiên nhiên”, và họ cũng bắt đầu trao đi những bom hạt giống. Với Nguyễn Thị Tình, không gì đáng mừng hơn việc những nỗ lực của mình có thể lan tỏa và lay động trái tim của nhiều người. Không chỉ tập trung vào việc phát triển du lịch để đem lại kinh tế, người dân cũng đang dần nhận ra việc phát triển du lịch sinh thái cần phải gắn với việc tạo ra khu vực sinh thái, vẽ nên màu xanh ở khu vực cộng đồng cảnh quan chung. Người sáng lập ra IRECYLE chia sẻ: “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững gắn với bảo vệ môi trường như trồng tặng cây khi đi du lịch là hướng đi lâu dài của IRECYLE. Chúng mình đã và đang triển khai nó từ 2022 với thí điểm tại Hoà Bình, nơi tốc độ hóa diễn ra nhanh, nhiều khi rừng đang bị xẻ thịt, chuyển đổi mục đích sử dụng, văn hóa dân tộc thiểu số đang bị bào mòn, du lịch cũng trên bờ vực mất dần bản sắc văn hóa.” Chị hy vọng, khi gieo đi những hạt giống làm việc tốt vào những đứa trẻ, đến một ngày nào đó, tất cả đều sẽ nở hoa, và thiên nhiên sẽ được chữa lành, trở thành chốn bình yên và hạnh phúc cho tất cả. n NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 Thời thế thay đổi Thế nhưng cà phê arabica, vốn nhạy cảm trước sự dao động của nhiệt độ, giờ đang đứng trước viễn cảnh xám xịt do tình trạng biến đổi khí hậu. Từng bị coi là “người chị kế xấu xí”, thế nhưng hạt cà phê robusta (cà phê vối), với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt, đang giành được lợi thế chomình. Việt Nam hiện là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới (sau Brazil) và là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực giải cứu cà phê khỏi tác động của biến đổi khí hậu. thì ai cũng biết là số một thế giới”. Phần lớn sự chuyển hướng sang robusta là do nhu cầu thị trường. Vào năm 2021, một đợt sương giá nghiêm trọng ở Brazil đã làm thiệt hại tới 200.000 ha diện tích cà phê arabica. Đối với người nông dân Brazil, sương giá đã để lại những vết sẹo có thể mất nhiều năm để chữa lành. Những cơn bão liên tiếp cũng đã tàn phá các cánh đồng cà phê arabica ở Honduras, trong khi những thay đổi khó lường về lượng mưa đã tàn phá các vườn cà phê ở Colombia. Bà Vanúsia Nogueira, giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế, một Hiệp hội liên chính phủ của các nước sản xuất cà phê có trụ sở tại London (Vương quốc Anh), cho biết: “Biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều vấn đề, chủ yếu là đối với các nước sản xuất cà phê arabica”. Năm ngoái, sản lượng cà phê thấp tại Brazil đã giúp lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 4 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm trước. Hơn 93% cà phê sản xuất tại xuất khẩu là robusta. Thực tế, giống cà phê robusta không hề miễn nhiễm trước các tác động của biến đổi khí hậu, vốn cũng nhạy cảm trước hạn hán, nhưng các nhà khoa học đều cho rằng robusta đã tiến hóa để có khả năng chịu đựng biến động nhiệt độ tốt hơn “người chị em” arabica. Nhiều nhóm nghiên cứu cà phê đang bắt đầu tập trung chú ý vào robusta, dù cho đến gần đây vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Tại thị trấn Bảo Lộc, Lâm Đồng, các nhà nghiên cứu Việt Nam và châu Âu đang thử nghiệm nhiều phương thức để nhân rộng kiểu hình của các giống cà phê vối bản địa đã chứng tỏ khả năng chống chịu sâu bệnh và nắng nóng đặc biệt. Ông Nguyễn Tới, một nông dân địa phương, cho Các nhà khoa học cho biết, các vườn cà phê robusta được trồng chủ yếu tại vùng Tây Nguyên có khả năng phục hồi tốt hơn và cho năng suất cao hơn hầu như bất kỳ nơi nào khác, với một số giống cho năng suất hạt gấp hai hoặc ba lần so với những nơi khác trên thế giới. “Arabica không còn đủ để đáp ứng khẩu vị thị trường”, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, cho biết. “Còn cà phê robusta của Việt Nam BẮC HIỆP (theoWashington Post) Biến đổi khí hậu làm thay đổi “cuộc Trong nhiều thập kỷ, thế giới cà phê chỉ có một “ngôi sao”, đó là cà phê arabica (cà phê chè). Thậm chí thương hiệu nổi tiếng Starbucks còn từ chối sử dụng bất kỳ loại hạt nào khác bởi độ “phức tạp” và “được tinh chế một cách ngon miệng” của arabica. Cuộc đời của ôngTới bắt đầu thayđổi khi bước vào thếgiới càphê. Nguồn: TheWashington Post. Đếnmùa thu hoạch,mỗi cây sẽ sản xuất tới 30 kgquả càphê, hoặc gấpđôi so với một sốgiống khác. Nguồn: TheWashington Post. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số326 - ThứNăm, ngày25/5/2023 được mọi mối đe dọa từ khí hậu. Ngoài cà phê robusta, dự án đang thử nghiệm với các loài cà phê khác, bao gồm cà phê liberica, loại cà phê có rễ ăn sâu nên có khả năng chống chịu hạn hán. Liberica chiếm chưa đến 2% sản lượng toàn cầu, nhưng từ lâu đã được trồng với số lượng nhỏ ở vùng Tây Nguyên. Ông Sarzynski cho biết, nhiều nông dân địa phương đã cố gắng tự ghép cà phê robusta với cà phê liberica và một trong những mục tiêu của dự án là nghiên cứu quy trình đó để xem liệu phương pháp này có thể tạo ra một loại cà phê cho ra năng suất cao, chịu hạn tốt trong tương lai hay không. Các nhà nghiên cứu tự tin rằng ở Việt Nam còn có nhiều giống cà phê robusta khác với những phẩm chất đáng để nghiên cứu. Nhưng để bảo vệ giống cà phê này, các chuyên gia cho rằng người nông dân cần ngừng khai thác quámức đất đai để đổi lấy lợi nhuận. Ông Bùi Đắc Hào, Giám đốc chương trình Việt Nam của tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), cho biết nhiều thập kỷ sử dụng nhiều phân bón và canh tác độc canh cà phê đã làm suy thoái các điều kiện trồng trọt ở Tây Nguyên. IDH khuyến nghị nông dân sử dụng mô hình canh tác đa canh với mật độ tán cây trồng không phải cây cà phê tối thiểu là 30%. Điều này sẽ duy trì sản lượng cà phê hàng năm ở mức 3 tấn/ ha. Tiêu, sầu riêng và bơ được cho là những loài cây phù hợp nhất để trồng xen Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết các nhà sản xuất ở những nơi khác ngày càng quan tâm đến việc học hỏi những kỹ thuật này, bao gồm cả ở Mỹ Latinh, nơi các quốc gia từ lâu tập trung vào cà phê arabica, cũng đang bắt đầu thử nghiệm khả năng trồng cà phê robusta. Dù vậy, cà phê arabica vẫn có những tín đồ trung thành trên khắp thế giới. Ngay cả ở Việt Nam, các cửa hàng cà phê đặc sản chủ yếu phục vụ loại cà phê này. “Nhưng hiện tại, điều mà mọi người đang nhận ra là họ sẽ cầnmột lựa chọn khác, ngoài cà phê arabica cho tương lai”, bà Nogueira, từ Tổ chức Cà phê Quốc tế nhận định. Cà phê “xanh lùn” Tại Bảo Lộc, đang có những nỗ lực nhân giống cà phê robusta bản địa mà người dân địa phương gọi là “xanh lùn”, hay còn gọi là “Trường Sơn 5” (TS5), theo tên người nông dân lần đầu tiên trình làng tại một cuộc thi địa phương về cây cà phê. Dày và chắc nịch, cà phê “xanh lùn” có biệt danh như vậy vì khả năng chống chọi ngoan cường với các mối đe dọa từ môi trường, từ ký sinh trùng đến bệnh gỉ sắt trên lá cà phê, một loại nấm đã tàn phá các trang trại ở Trung Mỹ. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã công nhận “Trường Sơn 5” là giống cà phê đặc sản đáng được nghiên cứu và nhân rộng. Năm ngoái, Liên minh Châu Âu đã bật đèn xanh cho một dự án với nhà kinh doanh hàng hóa ECOM Agroindustrial để kiểm tra cách ghép thân rễ cây của TS5 và các giống cây khỏe khác vào các cây cà phê robusta yếu hơn và có thể là các giống cà phê khác. Theo nhà nghiên cứu Thuan Sarzynski, mục tiêu của dự án là tạo ra một loại “siêu cà phê” có thể chịu các nhà bán lẻ như Whole Foods và Blue thử nghiệm cà phê robusta, cho biết: “Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong việc sản xuất cà phê robusta, mà còn trong việc truyền bá cho phần còn lại của thế giới cách canh tác giống cà phê này”. Cũng theo bà Nguyen, các hộ nông dân và nhà rang xay ở Việt Nam là “những người có trình độ kỹ thuật cao nhất và sáng tạo nhất” khi nói đến cà phê robusta. Họ đã cải tiến các phương pháp chế biến bằng các chất tự nhiên như mật ong và đi tiên phong trong cách lên men trong điều kiện chân không để tạo ra hương vị mới. biết các hộ canh tác cà phê trong khu vực đang chuẩn bị cho triển vọng xuất khẩu. “Bởi vì tương lai của cà phê là ở đây”, người nông dân 48 tuổi chia sẻ. Sử dụng các kỹ thuật canh tác và chế biến mới, ông Tới đã sản xuất được một số loại cà phê Robusta đầu tiên được các giám khảo quốc tế công nhận là có chất lượng cao. Những hạt cà phê của ông Tới được bán với giá cao gấp ba lần so với giá thị trường, mang đến hương vị trong lành và không có vị đắng, gắt như cao su thường khiến cà phê robusta chuyển thành cà phê hòa tan. Bà Sahra Nguyen, nhà sáng lập của Nguyen Coffee Supply, công ty đã thúc đẩy chơi” của thị trường cà phê canh ở mật độ này. “Chúng tôi mất nhiều thời gian để thuyết phục”, ông Hào nói, nhưng đến năm ngoái, tỷ lệ nông dân tham gia xen canh đã tăng từ 7 lên 62%. Canh tác hữu cơ không chỉ tốt cho đất đai, theo ông Tới. Trong 5 năm qua, ông Tới đã khôi phục trang trại cà phê già cỗi, kiệt quệ về trạng thái tự nhiên, để cỏ dại và dây tiêu đen mọc chen chúc trên thân cây cà phê. Canh tác theo cách này làm cho cà phê robusta mạnh hơn và cuối cùng, cho ra cà phê ngon hơn. Tại nhà kho của mình, ông Tới mở bao tải cà phê mùa trước, có màu đỏ sẫm vì không giống như hầu hết nông dân trồng cà phê robusta, ông chỉ hái những quả chín mọng. Những trái cà phê chín của ông Tới có mùi như kẹo. Là con út của một nông dân, ông Tới phải tìm mọi cách để lo cho sinh kế của mình, thậm chí cách đây chưa lâu, ông còn bán ngô dạo ven đường. Việc bước vào thế giới cà phê nằm ngoài sức tưởng tượng của ông vào thời điểm đó. “Tất cả mới chỉ là khởi đầu. Tôi muốn đi sâu hơn, cao hơn vào vấn đề chất lượng”, ông Tới nói. “Tôi muốn tìm ra giới hạn”. Săp tới, ông Tới sẽ đến thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ, nơi ông sẽ giới thiệu những hạt cà phê của mình tại sự kiện cà phê lớn nhất ở Bắc Mỹ. Chuyến bay dài và việc không biết tiếng Anh khiến ông lo lắng, nhưng có một điều ông không hề e ngại, đó là nói về cà phê.n Hạt cà phê robusta lần đầu tiên được người Phápmang đến Việt Namvào cuối thế kỷ 19. Năm1991, Việt namđã xuất khẩunhững hạt cà phê đầu tiên. Đếnnăm2022, con số này đã tăng lên 1,8 triệu tấn. Đóng góphầuhết nguyên liệu thô cho cà phê hòa tan và các loại hỗnhợp khác. NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==