Ngày Nay số 337

SỐ337 (10 - 17/8/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday Ảnh: HÒA CAROL TRANG 6 - 7 TRANG 4 - 5 Khai thác “mỏ vàng” du lịch đêmtại Việt Nam Mùa của những chuyến du lịch tự lái Đón đầu làn sóng dulịchdi sản TRANG 2 - 3

Du lịch di sản - Nguồn lực nội sinh của dân tộc Thưa TS. Trần Nguyên Khang, trong những năm gần đây, du lịch di sản đang là một trong những dòng sản phẩm hấp dẫn, thu hút và ghi dấu ấn trong lòngdukhách, đặcbiệt là du khách quốc tế. Là người có thời gian quan sát và nghiên cứu, quan điểm của anh về du lịchdi sản làgì? - Hiểu một cách đơn giản, du lịch di sản là đưa các di sản vật thể và phi vật thể của một quốc gia vào các hoạt động du lịch, từ đó tạo ra sức hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế . Có thểnóiViệtNamlàmột trong những quốc gia có thể phát triểnmạnhmẽ theođịnh hướng du lịch di sản vì chúng ta có rất nhiều và đa dạng những di sản về thiên nhiên, vănhóa. Có thể kể ranhữngdi sản tiêu biểu như: Quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể danh thắng Tràng An… Bên cạnh đó là vô số những di sản tinh thần như các thực hành, nghi lễ, nghệ thuật độc đáo đã được UNESCO ghi danh như Nghệ thuật Bài chòi; Thực hành Tín ngưỡng thờMẫuTamphủcủa người Việt; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh… Đây là những di sản vật chất và phi vật chất đã gópmặt trong các chương trình, chiến lược du lịch của địa phương hay cấp quốc gia, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, tham quan và chiêm ngưỡng. Từgóc nhìnquan hệ quốc tế, liệu có thể cho rằng du lịch di sản là lĩnh vực tiềm năng giúp Việt Nam tạo ra hiệu ứng tích cực trước bạn bè quốc tế? - Chắc chắn rồi. Du lịch di sản là lĩnh vực cực kỳ tiềm năng với Việt Nam khi nước ta sở hữu rất rất nhiều di sản quý đã được UNESCO ghi danh và cộng đồng quốc tế biết đến. Di sản có thể nói làmột trong những nét đặc trưng và thế mạnh màViệt Nam sở hữu để có thể tạo ra những dấu ấn trong thị trường du lịch toàn cầu, vốn đang có rất nhiều sự cạnh tranh. Có thể thấy xu hướng chủ đạo của các sản phẩm du lịch mà du khách từ khắp nơi trên thế giới đang muốn tìm kiếm là những nét đặc trưngvănhóahay thiênnhiên giá được việc sử dụng di sản trong du lịch đang được khai thác tốt hay không, được bảo tồn và vận hành như thế nào, di sản có trở thành nguồn lực giúpchocộngđồngsởhữutrở nên thịnh vượng hay không, các thực hành liên quan đến di sản có được khuyến khích, phát triển được hay không. Những vấn đề quan tâm này thường thấy trong những du khách “có trách nhiệm” và họ sẽ đưa những đánh giá sâu sắc về những địa điểmdu lịch có yếu tố di sản. Điều này đưa đến việc những người làm du lịch di sản phải hiểu rõ là các sản phẩm du lịch di sản không chỉ dừng ở việc khai thác, quảng bá mà còn cần được bảo tồn và tạo ra những giá trị đích thực. Chính những du khách khi tham gia vào các sản phẩm du lịch di sản sẽ là những người đánh giá công tâmvà cũng sẽ là những người quảngbá các sảnphẩm này chân thật, tự nhiên nhất, đặc biệt qua với những kênh truyền thông internet ngày nay như Facebook, Youtube, Instagram... Di sản là tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức Anh nhắc đến sự chi phối của kinh tế, điều này khiến có những giá trị mang tính phổ quát, nhằm tạo ra những giá trị chia sẻ chung cho văn hóa nhân loại. Chúng ta thấy di sản Việt Namcó rất nhiều giá trị tương khớp với những giá trị chung của quốc tế như là nét đẹp về thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa, con người, sự thân thiện, hiếu khách, cởi mở. Vậy câu chuyện còn lại là làm sao chúng ta có thể quảng bá, tìm được cách thức hấp dẫn để giới thiệu di sản củamình đến với bè bạn nămchâu. Tuy nhiên, khi bàn về yếu tố di sản trong du lịch, chúng ta cần có sự cẩn trọng bởi sự chi phối từ những yếu tố lợi nhuận thương mại. Du lịch về di sản cần chú trọng xem xét đến vấn đề phát triển du lịch mang tính bền vững. Khi các di sản thiên nhiên và văn hóa được bảo tồn và phát huy đúng cách, chúng sẽ trở thành những giá trị nội sinh cho việc phát huy thành sức thu hút, hay sức mạnh mềm củađất nước, cụ thể trong lĩnh vực du lịch. Cầnnói thêmrằng ngày nay sẽ càng có nhiều du khách hay khách hàng thông minh tới du lịch tại Việt Nam. “Thông minh” ở đây được hiểu như những du khách có kiến thức và hiểu biết, những người hoàn toàn có thể đánh mang tính bản địa độc đáo của các địa phương hay vùng miền. Xu hướng này khiến mỗi quốc gia cần nhận thức, gìn giữ và phát huy vai trò và tầmquan trọng của các di sản như yếu tố đặc sắc, tạo dấu ấn thu hút trong thị trường du lịch toàn cầu. Vậy còn bài toán về việc tạo ra sức mạnhmềmcủaquốc gia từ di sản và du lịchdi sản? - Sức mạnh mềm là khái niệm được giới thiệu đầu tiên bởi giáo sư Joseph Nye của Đại học Harvard. Giáo sư Nye cho rằng trong quan hệ quốc tế, một quốc gia có thể sử dụng những thế mạnh của mình để tạo ra các ảnh hưởng nhất định. Ông đưa ra một số phân định như ngoài việc sử dụng sức mạnh cứng là vũ lực quân sự để ép buộc, thì các quốc gia cũng có thể tận dụng những thế mạnh về văn hóa để tạo ra sức thu hút trong cộng đồng quốc tế, hay còn gọi là sức mạnh mềm. Để tạo ra sức mạnh mềm từ di sản, ngoài yếu tốđặc sắc riêngmangyếu tố bản địa, thì các di sản phải Đón đầu làn sóng du lịch TS. TrầnNguyênKhang. Phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, du lịch di sản đã và đang đóng góp vào đời sống thịnh vượng của các cộng đồng, địa phương, trở thành yếu tố quan trọng tạo ra nguồn lực nội sinh cho đất nước. Để bàn luận kỹ hơn về chủ đề này, Tạp chí Ngày Nay có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Trần Nguyên Khang, chuyên gia về lĩnh vực sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế. Toàn cảnhPhố cổHội An. Di sản là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhờ vậy, Nhà nước có những chính sách thúc đẩy về du lịch và bảo tồn di sản, đi theo hướng bền vững. Tiến sĩ Trần Nguyên Khang NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

hạn chế, cách quảng bá vẫn theo lối mòn và hoạt động làm du lịch đôi không hướng đến tính bền vững. Phải làm sao để du khách đã đến một lần thì sẽ đến lần thứ hai, thứ ba. Dù đã cómột số giải pháp nhưng chúng ta cần mạnh mẽ và kiên quyết hơn trong quá trình thực hiện những phương châmđề ra. Tôi xin kể câu chuyện về thành phố Altea ở Tây Ban Nha. Đây là thành phố rất đẹp, nên thơ, cổ kính, và có khá nhiều công trình di sản kiến trúc. Chính quyền địa phương từng muốn phát triển du lịch mạnh mẽ tại thành phố để tạo ra nguồn ngân sách cũng như nâng cao đời sống của cư dân. Tuy nhiên, chính người người dân địa phương đã không đồng tình với cách làm này. Họ cho rằngmột cuộc sống yên bình cầnthiếtvớihọhơnlàbiếnđịa phương thành nơi hấp dẫn du khách mạnh mẽ. Họ đã lựa chọn tôi không thể nào không liên tưởng đến mặt còn lại của vấn đề. Vậy những ảnh hưởng tiêu cực do phát triển du lịch di sản thiếu tínhbềnvững thì sao? - Có khá nhiều vấn đề để nói về mặt tiêu cực. Trong đó, cách chúng ta bảo tồn di sản như thế nào? Cộng đồng đang nhận thức và quan tâm di sản ra sao? Các chiến lược đang sử dụng với di sản hiệu quả như thế nào để có thể thu hút du khách, tạo sinh kế bền vững cho người dân mà không phương hại đến di sản? Khi di sản được đưa vào du lịch, đã được quảng bá hữu hiệu hay chưa? Có rất nhiều yếu tố khiến di sản trở thành tiềm năng, mặt khác cũng cónhững thách thứcmà nếu khai thác không hữu hiệu hoặc tràn lan, chúng ta có thể làmdi sảnmai một, biếnmất. Tại Việt Nam, tuy đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn, khai thác di sản, nhưng trong việc sử dụng khai thác di sản vẫn còn nhiều bất cập, quan niệm về di sản chưa phù hợp, các hoạt động du lịch tại một số nơi còn mang tính tự phát…Có rất nhiều yếu tố đã và đang được chúng ta nhìn nhận và bàn luận xuyên suốt nhằm hướng đến giải pháp tốt hơn. Thách thức trong lĩnh vực này có thể coi là một bài toán khá lớnmà chúng ta cần nhìn từ nhiều đóng góp từ nhiều bên, từ các cấp quản lý quốc gia tới địa phương, các nhà chuyên gia, các cộng đồng và cả các du khách. Quá trình Việt Nam sử dụng di sản trở thành nguồn lực nội sinh, thậm chí quyền lựcmềmđangởchặngđường khởi động. Chúng ta mới đang bắt đầu đưa di sản vào khai thác du lịch và đẩy mạnh loại hình này trong thời gian gần đây. Để có thể hạn chế thách thức và phát huy hết tiềmnăng, chúng ta cần quan sát nhiều mô hình du lịch di sản trên thế giới, học hỏi và áp dụng vào bối cảnh đặc thù củaViệt Nam. Kinh nghiệm lâu năm trong việc ứng xử với di sản của một số quốc gia thành công như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản... cho thấy họ bảo tồn di sản rất tích cực nhưng vẫn có thể khai thác di sản nhằm phụcvụchođời sốngdânsinh và phát triển kinh tế. Là chuyên có nhiều kết nối với chuyên gia quốc tế, anh nhận định những người bạn của mình nhìn nhận như thế nào về du lịch di sản của Việt Nam? - Một số quan điểm nổi bật chỉ ra rằng Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia rất giàu tài nguyên di sản, đặc biệt là di sản văn hóa. Tuy nhiên chúng ta cũng có một số điểm làm chưa tốt như khả năng quản lý còn NGUYỆT LINH di sản không đón “cơn bão” của du lịch, của kinh doanh tràn vào thành phố và có thể làm bay màu đời sống tinh thần vốn rất đậm đà của họ. Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng thấy rằng đã có những “cơn bão du lịch” đã quét qua khá nhiều khu di sản, danh lam thắng cảnh tại Việt Nam. Nó khiến cho khá nhiều di sản bản địa bị thay bằng lối sống tiêu thụ với những nhà hàng, khách sạn cao cấp để phục vụ du khách. Tuy tạo ra nguồn thu về kinh tế rất lớn nhưng những nơi này dường như đã bị“bămnát”vàmất đi cái hồn của nó với những nét đẹp văn hóa vốn nằmtrong các di sản, từng là dấu ấn làm nên bản sắc và thươnghiệu thuhút du khách. Mặc dù vậy, chúng ta không thiếu sự tin tưởng và kỳ vọngvào tương lai? - Hiện nay, chính phủ Việt Nam xem văn hóa là một trụ cột để phát triển đất nước bên cạnh chính trị, kinh tế, và di sản là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhờ vậy, Nhà nước có những chính sách thúc đẩy về du lịch và bảo tồn di sản, đi theo hướng bền vững. Tôi hy vọng trong những giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục đi theo định hướng này, ngày càng đưa di sản vào sâu hơn trong các chiến lược về phát triển du lịch một cách bền vững. Đặc biệt, cần hướng về cộngđồng, lấycộngđồng làm trung tâm, điều này sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực và đúng đắn. n TSTrầnNguyênKhanghiện làgiảngviênKhoaQuanhệ Quốc tế,Đại họcKHXH&NV,Đại họcQuốcgiaThànhphố HồChíMinh.AnhtốtnghiệpThạc sĩ vềKhoahọcChínhtrị tại Pháp.Đếnnăm2017, anhnhậnbằngtiếnsĩ vềQuan hệquốc tế tạiHọcviệnNgoại giaoViệtNam. TSTrầnNguyênKhang làchuyêngiatrong lĩnhvựcngoại giaovănhóavàsứcmạnhmềmtrongquanhệquốc tế. Năm2022, anh làhọcgiảFulbright trongchươngtrình nghiêncứuvềquyền lựcmềmHoaKỳ thôngquangoại giaobảotàngtạiWashingtonD.C. Dukháchnước ngoài hàohứng trước di sảnViệt Nam. Dân caVí, Giặm NghệTĩnh. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

hoá,Thể thaovàDu lịchThanh Hoá, trong 6 tháng đầu năm nay, Sầm Sơn đón 5,3 triệu lượt khách, tăng gần 30%, chiếm 64% tổng lượng khách đến xứ Thanh, doanh thu đạt trên 9.100 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ nămngoái. Lý giải vì sao đa số khách miền Bắc chọn Sầm Sơn, Cửa Lò và các điểm du lịch miền Trung, ông Đặng Thanh Tùng, Giám đốc Neworld Travel cho biết: Sầm Sơn, Cửa Lò là điểm đến bởi đường xá thuận tiện, đi bằng ô tô gia đình với chi phí hợp lý. Nhất là gần đây, điểm đến Sầm Sơn đã thay đổi nhiều trong việc quy hoạch và giảm đáng kể tình trạng“chặt chém”theo hướng nângchất lượngdịchvụ. Đó là lý do việc tổ chức khách đoàn, nhất là cho công nhân, lao đông của các doanh nghiệp sản xuất đều chọn SầmSơn là điểmđến. Cũng theo ghi nhận từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Theo ghi nhận từ Sở Du lịch Nghệ An, do nắng nóng nên nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng biển càng tăng cao. Không chỉ có Cửa Lò, các vùng ven biển như huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã HoàngMai..., công suất sử dụng phòng tại các khách sạn lớn đạt bình quân 80% và được duy trì ở mức cao, lượng khách sử dụng dịch vụ ăn uống ở các bãi biển đông, nhất là vào dịp cuối tuần. Thống kê của Sở Du lịch Nghệ An, 6 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đạt 4,9 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách lưu trú đạt 3,16 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022; khách quốc tế đạt 32.500 lượt.Tổng thu từkhách du lịch đạt 11.491 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch ước đạt 4.334 tỷ đồng, tăng 42%so với cùng kỳ năm2022. Trong khi đó, theo Sở Văn Miền Trung hút khách Dương Minh Trang, (27 tuổi ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội) vừa có một chuyến du lịch đi Sầm Sơn, Thanh Hóa với văn phòng công ty bằng ô tô tự lái. “Cứ sáng sớm và chiều tối, bãi biển SầmSơn đông nghẹt người, nhất là bãi A và bãi B, nơi có độ dốc thoai thải và sóng tương đối. Lượng khách hai ngày cuối tuần đổ về Sầm Sơn lúc nào cũng cao”, Trang chia sẻ. Với Minh Trang và nhiều dân văn phòng trẻ tuổi, đường giao thông trong nước đang ngày càng thuận tiện, dịch vụ lưu trú tiện ích, cùng với sự phát triển của xe ô tô cá nhân chính là những lý do khiến hình thức du lịch bằng xe tự lái được ưa chuộng. “Đi du lịch bằng xe nhà mình có thể chủ động lịch trình, thời gian nghỉ ngơi, điểmđến, hay ăn uống…Mình có thể rẽ vào bất cứ chỗ nào thấy thích và có thể trải nghiệmnơi đó theo sở thích của cả nhà”. Cũng lựa chọn đi du lịch bằng xe tự lái, Hà Quỳnh Anh cùng gia đình đi nghỉ dưỡng tại Cửa Lò, Nghệ An. “Bãi biển Cửa Lò luôn đông đúc. Các điểm tham quan cũng ít nên gia đình chỉ tranh thủ tắm biển buổi sáng, nghỉ ngơi và tìm quán ăn ngon, hải sản để cho trẻ con được hưởng không khí biển. Dịch vụ du lịch cũng không có gì thay đổi nhiều so với thời điểm trước năm 2019”, Quỳnh Anh nhận xét. Để tiếp tục hành trình du lịch, từ thành phố Vinh, gia đình chị Quỳnh Anh quyết định tự lái xe đến Quy Nhơn. Tổng quãng đường cả đi và về khoảng 1.600km. Việc di chuyển bằng ô tô cá nhân đã giúp gia đình chị Quỳnh Anh tiết kiệm chi phí đáng kể, bao gồm tiền xăng khoảng 2 triệu đồng, tiền vé qua các trạm thu phí cũng gần 2 triệu. Tổng cộng chỉ tốn gần 4 triệu đồng cho việc đi lại thay vì mua vé máy bay cả chục triệuđồng. Sự thuận tiện còn giúp gia đình di chuyển được nhiều địa điểm khi “cập bến” điểm đến. “Điểm trừ lớn nhất của hình thức du lịch này là mất nhiều thời gian hơn, mọi người phải sắp xếp công việc riêng để cùng cả nhà tận hưởng chuyến du lịch. Gia đình tôi đi du lịch gần 2 tuần, trong đó một nửa thời gian là đi trênđường. Kiểudu lịchnày phù hợp với những ai thích sự tự do, phóng khoáng và đôi khi không cần lên lịch trình trước”, Quỳnh Anh bật mí. Do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, mùa du lịch hè năm nay rất nhiều du khách đã lựa chọn trải nghiệm du lịch đường bộ. Lượng khách đặt tour qua các đơn vị lữ hành vì thế giảm đáng kể khi những chuyến xe tự lái lên ngôi. Điều này dẫn đến du lịch nội vùng (khách đi lại trong khoảng tầm 300km) phát triển mạnh mẽ. HẢI THANH Mùa của những chuyến du lịch tự lái Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

Bà vẫn rất nhiều, gần như kín phòng dịp cuối tuần nhưng khách lẻ đặt tour giảm. Đa phần khách đặt theo combo và khách đoàn đặt theo chương trình riêng”, ông Nguyễn Công Hoan chia sẻ. Tổng hợp thông tin từ các đơn vị du lịch trong Hiệp hội cho thấy, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, mùa du lịch hè năm nay, du khách hạn chế đi đường bay và lựa chọn nhiều đi theo đường bộ. Điều này cũng dẫn đến du lịch nội vùng (khách đi lại trong khoảng tầm300kmđổi lại) khá phát triển.“Tình trạng này cũng dẫn đến khách tự đi, tự đặt dịch vụ cơ bản, giảm việc đặt tour qua các đơn vị lữ hành”, ông Nguyễn Công Hoan thông tin thêm. Xu hướng khách thay đổi thói quen đi du lịch đã được Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia) cảnh báo từ cuối năm trước thông qua khảo sát hành vi thói quen đi du lịch. Ông Phùng Quang Thắng, Chủ trong dịp hè, lượng khách đến các điểm du lịch biển vẫn duy trì như năm ngoái. Các điểm du lịch biển xa hơn nhưĐàNẵng, QuyNhơn, Bình Thuận… vẫn là điểm đến được lựa chọn của nhiều gia đình, đó là những gia đình muốn đi xuyên Việt bằng ô tô gia đình. Cơ hội cho du lịch nội vùng trỗi dậy Nếu như 10 năm trước khách du lịch phải mua hoặc in các bản đồ chomột chuyến đi du lịch thì ngày nay, mọi thứ đều có thể diễn ra với chiếc điện thoại di động. Nếu như trước đây du khách phải lênkếhoạchcho chuyếnđi du lịch khoảng vài tháng trước chuyếnđi thì giờđây thời gian chuẩn bị cho chuyến đi đã rút ngắn rất nhiều và thậm chí xu hướng đặt dịch vụ du lịch ở những giờ phút chót đang khá phổ biến… Việt Nam đang chứng kiến những hình thức du lịch mới hội nhập, có tác động làm thay đổi du lịch truyền thống. Nếu như trước đây, người dân ViệtNamđi du lịchchỉ vớimục đích chính là thamquan, nghỉ dưỡng thông thường thì hiện nay là nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và cuộc sống bản địa, với nhiều trải nghiệm du lịch ý nghĩa hơn. ÔngNguyễn Công Hoan, Trưởng ban Truyền thông và Chuyển đổi số, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Flamingo Redtour cho biết: Do dịch vụ khách sạn, nhà hàng được công khai trên mạng nên du khách hoàn toàn có thể tự đặt và tổ chức đi du lịch. Do đó, trong dịp hè này, lượng khách đặt tour trọn gói qua các doanh nghiệp lữ hành giảm đáng kể. “Ngay như trong hệ thống đơn vị chúng tôi, lượng khách đặt khách sạn tại Flamingo Đại Lại và Cát tịch Câu lạc bộ du lịch bền vững cho rằng: “Trong thời đại chuyển đổi số, khi các dịch vụ đã được công khai và minh bạch trên không gian mạng, du khách sẽ có nhiều lựa chọn và so sánh hơn. Do đó, để tồn tại, các doanh nghiệp du lịch tìm, xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt, mang tính trải nghiệm cao cho du khách mới có nguồn khách lâu dài. Tuy nhiên, giai đoạn này cần có thời gian bởi nhiều doanh nghiệp du lịch đã “cạn vốn” sau dịch bệnh COVID. Việc đầu tư cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương”. Bên cạnh đó, việc giảm tải những điểm quá tải du lịch cần sự điều phối của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương thôngquaquyhoạch với cácđiểmđếnphụtrợ.Theo các chuyêngiadu lịch, với việc Tổng cục Du lịch “hạ cấp” còn là Cục Du lịch Quốc gia, vai trò quy hoạch, quản lý điểm đến sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương. n Trong thời đại chuyển đổi số, khi các dịch vụ đã được công khai và minh bạch trên không gian mạng, du khách sẽ có nhiều lựa chọn và so sánh hơn. Do đó, để tồn tại, các doanh nghiệp du lịch tìm, xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt, mang tính trải nghiệm cao cho du khách mới có nguồn khách lâu dài. Tuy nhiên, giai đoạn này cần có thời gian bởi nhiều doanh nghiệp du lịch đã “cạn vốn” sau dịch bệnh COVID. Việc đầu tư cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương. Ông Phùng Quang Thắng NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, các địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phải có tối thiểumột mô hình vềphát triển sảnphẩmdu lịch đêm. Hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng thời gian lưu trú trungbình của kháchdu lịchở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm. Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêngbiệt tại các trung tâmdu lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (KiênGiang),BàRịa-VũngTàu; Phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêmcủaViệt Nam. Để giữ chân khách du lịch trong và ngoài nước bằng các hoạt độngvui chơi, giải trí hấp dẫn về đêm thì không chỉ Hà Nội mà cả Huế, Hội An, TP Hồ ChíMinhvànhiềuđịaphương khác vẫn còn đang bối rối. Với du khách thích khámphá, trải nghiệm Việt Nam, khi màn đêm buông xuống, câu hỏi thường trực trong đầu luôn là: Chơi gì, chơi ở đâu, có gì hay, giá cả ra sao...? Đề án đã đặt ra 5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như một gợi ý cho các địa phương còn đang loay hoay xây dựng thương hiệu du lịch đêm. Một là, mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Hai là mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Ba là mô hình mua sắm, giải trí đêm; Bốn, mô hình tham quan du lịch đêm; và cuối cùng là mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm. Cụ thể, mô hình hoạt độngbiểudiễn vănhoá, nghệ thuật với dịch vụ đặc trưng gồm biểu diễn thực định kỳ tổ chức lễ hội, liên hoan, giải đấu, sự kiện thể thao trong nước và các hoạt động giao lưu thể thao, trình diễn quốc tế. Mô hình mua sắm, giải trí đêm tổ chức dịch vụ mua sắm tại chợ đêm, đường phố, hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại, tổ hợp mua sắm giải trí; tổ chức các sự kiện trưngbày giới thiệu sảnphẩm hàng hóa vùng miền, sản phẩm nghề truyền thống; tổ chức lễ hội, chương trình, sự kiện, vui chơi giải trí tổng hợp về đêm có tính chất thường kỳ; khai thác dịch vụ casino và hoạt động vui chơi có thưởng tại những địa điểm đã được cấp phép hoạt động... Mô hình tham quan du lịch đêm tổ chức hoạt động tham quan, giải trí về đêm (kéo dài đến 24h) sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại và truyền thống, các phương tiện mang đặc trưng của điểm đến để tham quan thànhphố, tìmhiểudi tích lịch sử, văn hóa, công trình nghệ thuật, bảo tàng, danh lam thắng cảnh... Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn về đêm trên cơ sở khai thác biểu diễn văn hóa nghệ thuật quy mô lớn, đẳng cấp quốc gia và quốc tế, giàu tính sáng tạo, có tính nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc vùng miền và tinh hoa nghệ thuật thế giới, phù hợp với thuần phongmỹ tụcViệt Nam. Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp có dịch vụ đặc trưng là tổ chức cung cấp dịch vụ thể thao như bóng chuyền, chạy bộ, nhảy vũ điệu, yoga, câu cá... các hoạt động chăm sóc sức khỏe, làm đẹp về đêm; cảnh, nghệ thuật truyền thống và đương đại, hoạt động điện ảnh, chương trình âmnhạc, trình diễn ánh sáng, thời trang, lễ hội pháo hoa, lễ hội hóa trang, diễu hành, nghệ thuật đường phố. Ưu tiên lựa chọn chương trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Theo đó, đến năm 2025, có 12 tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch được chọn xây dựng mô hình để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế. MINH LÂM Khai thác “mỏ vàng” du Phốđi bộNguyễnHuệ, TP.HCM. Phốđi bộĐinhTiênHoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) buổi tối. Cần thay đổi hiện trạng chung để các địa phương từ chỗ là điểm dừng chân trở thành điểm đến hấp dẫn. Để làm được điều này, ngành du lịch cần sự đầu tư kỹ lưỡng về trí tuệ, chất xám, đồng thời thăm dò và đánh giá đúng trữ lượng cũng như đối tượng thụ hưởng. Ông Nguyễn Minh Mẫn NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

Từđầunăm2023, lượng tìmkiếmvềdu lịchViệtNam liên tục tăng trong topđầu thếgiới. Lượng tìmkiếm tăng từvị trí thứ11 lênvị trí thứ6. ViệtNamlàđiểmđến duynhất trongĐôngNamÁnằmởnhómnày. ViệtNam cómức tăng trưởngởnhóm10%đến25%, xếp thứ6 trên thếgiới, caohơnnhiềusovớimức tăng trưởng chungcủakhuvựcĐôngNamÁ (-10%đến10%). Bên cạnh đó, công tác tăng cường quản lý điểm đến, thiết lập trung tâm hỗ trợ du khách phải được quan tâm. Triển khai đồng loạt các ứng dụng trên thiết bị di động, đường dây nóng, để hỗ trợ, cung cấp thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ảnh hưởng đến du khách. Bố trí hệ thống camera giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực tổ chức hoạt động du lịch ban đêm. Mặc dù Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã được phê duyệt từ lâu nhưng thực tế vẫn tồn tại không ít vướng mắc. Tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Cho đến nay, thương hiệu du lịch đêm vẫn chưa thực sự có bản sắc. Với những giải pháp cụ thể trong Đề án lần này, “mỏ vàng” du lịch đêm được kì vọng sẽ mở trang mới cho du lịch Việt Nam sau khi thời hạn thị thực điện tử (e-visa) đã được nâng từ 30 lên 90 ngày. Du lịch Việt Nam, nhất là du lịch đêm đang rất cần sự sáng tạo để níu chân khách hàng càng lâu càng tốt. Một số chuyên gia hiến kế, địa phương cần quy hoạch các tuyến phố đi bộ có phố ẩm thực đặc trưng cho từng vùng miền, tạo dấu ấn riêng biệt để du khách nhớ đến các tuyến phố này. n quả hoạt động du lịch đêm. Triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách du lịch, ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại cácmô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích các nhà hát, bảo tàng, thư viện, triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thương mại, hệ thống nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, để mở cửa phục vụ du khách về đêm. Khuyến khích các điểm thamquan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng.. tổ chức các chương trình tham quan, trải nghiệmđặc sắc, hấp dẫn; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tổ chức chương trình phục vụ khách du lịch vào ban đêm. giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịchsử, cảnhquan thiênnhiên. Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống vềđêmsẽcungcấpsảnphẩm, dịch vụ ăn uống giới thiệu ẩm thực truyền thống Việt Nam và ẩm thực nổi tiếng thế giới. Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, GiámđốcTruyền thông - Marketing Cty TST Tourist cho rằng, nhiều hoạt động du lịch được quy hoạch bài bản sẽ phát huy hiệu quả tối đa vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày, du lịch địa phương có thể khai thác các điểm tham quan, ẩm thực, mua sắm. Ban đêm cũng có những dịch vụ giải trí tương tự như ẩm thực, mua sắm, ngắm thành phố lên đèn bằng buýt, đường sông, xe điện, du thuyền.“Cần thay đổi hiện trạng chung để các địa phương từ chỗ là điểm dừng chân trở thành điểm đến hấp dẫn. Để làm được điều này, ngành du lịch cần sự đầu tư kỹ lưỡng về trí tuệ, chất xám, đồng thời thăm dò và đánh giá đúng trữ lượng cũng như đối tượng thụ hưởng”. Ông Mẫn nói thêm: “Những địa phương hút khách du lịch như thành phố Hồ Chí Minh còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế như môi trường trải nghiệm giá trị văn hóa đặc sắc, khám phá bảo tàng ngoài trời, trung tâm mua sắm miễn thuế, quà lưuniệmđadạng từ chất liệu gốmsứ, đá quý, thủy tinh, mây tre lá, dừa, lục bình, gỗ, sơnmài...”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hỗ trợ du khách Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các bộ, ngành và liên kết các địa phương trong vùng lựa chọn, định hướng nội dung phát triển sản phẩm du lịch đêm, chú trọng sản phẩmdu lịchmang giá trị văn hóa sâu sắc, là lợi thế của địa phương, tạo điểm nhấn và khác biệt, hạn chế trùng lặp giữa các địa phương. Đề án đặt ra các giải pháp cần phải thực hiện về quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin.Trongđó, đáng chú ý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu lịch đêm tại Việt Nam Hội Anvềđêm. ChợđêmĐà Lạt. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023

Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023 lịch đang chiếm gồng mình phục vụdu khách. BộVănhóa Hy Lạp sẽ giới thiệu một hệ thống bán vé mới cho thành cổ Acropolis trong tháng này nhằm giải quyết đám đông xếp hàng để được vào thăm di tích. Nhưng không giường gấp cho các gia đình có trẻ em và những người có nhu cầu đặc biệt. Còn tại Athens, chính quyền thủ đô Hy Lạp đã buộc phải đóng cửa thành cổ Acropolis vào thời điểm nóng nhất trong ngày để bảo vệ khách du lịch. Bất chấp thời tiết cực đoan, Hy Lạp dự kiến sẽ đón 30 triệu du khách trong năm nay, vẫn còn kém kỷ lục 34 triệu của năm 2019. Tuy nhiên cho đến nay, số lượng chuyến bay vẫn tăng lên và các điểm nóng du Về nhà sớm vì nắng nóng Anita Elshoy và chồng - hai du khách người Na Uy, đã quyết định cắt ngắn kỳ nghỉ hè tại Vasanello, một ngôi làng phía bắc thành phố Rome sớm hơn một tuần so với kế hoạch khi nhiệt độ ở Ý đạt ngưỡng 35 độ C. “Nắng nóng khiến tôi cảm thấy váng đầu và chóng mặt, các ngón tay và chân sưng phồng và tôi ngày càng chóng mặt hơn”, Elshoy trả lời hãng thông tấn Reuters. “Chúng tôi dự định ở đó trong hai tuần, nhưng không thể ở lại vì nắng nóng”. Dữ liệu của Ủy ban Du lịch châu Âu (ETC) cho biết số người dự định đi du lịch đến khu vực Địa Trung Hải từ tháng 6 đến tháng 11 năm nay đã giảm 10% so với năm ngoái, khi thời tiết nắng nóng dẫnđếnhạnhánvà cháy rừng nghiêm trọng. Tây Ban Nha, Ý, Pháp, CroatiavàHyLạpvẫnlànhững điểm đến phổ biến nhất, nhưng những nơi như Cộng hòa Séc, Bulgaria, Ireland và Đan Mạch đã chứng kiến “sự gia tăng phổ biến”, theo số liệu của ETC. Ông Miguel Sanz, người đứng đầu ETC cho biết: “Chúng tôi dự đoán điều kiện thời tiết khó lường trong tương lai sẽ có tác động lớn hơn đến sự lựa chọn của du khách ở châu Âu”. Một nghiên cứu của ETC mới đây chỉ ra rằng ngày càng ít người chọn đi du lịch vào tháng 8, vốn là tháng cao điểm du lịch mọi năm, thay vào đó nhiều người chọn đi vàomùa thu. Một báo cáo của cơ quan thương mại châu Âu cũng cho thấy 7,6% du khách hiện coi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt là mối bận tâm chính đối với các chuyến đi từ tháng 6 đến tháng 11. Nhu cầu đi du lịch đã tăng trở lại vào mùa hè năm nay khi hàng triệu du khách thèm khát các chuyến đi xa nhà, sau nhiều nămmặc kẹt trong nhà vì đại dịch COVID-19. Nhiều công ty lữ hành cho biết nắng nóng vẫn chưa khiến nhiều người ngần ngại hủy tour. Vẫn cónhữnghàngdài du khách chờ đợi hơn 2 giờ để thamquan thànhcổAcropolis ở Athens, trong khi các tuyến taxi tại ga tàu chính của Rome cũng hoạt động hết công suất. Du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn đang đổ về khu vực Nam Âu và bờ biển Địa Trung Hải, vốn là những điểm đến quen thuộc của người dân phươngTây. Nhưng thói quen đó có thể thay đổi khi các đợt nắng nóng trở nên khắc nghiệt hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, nghiêmtrọnghơnvàgây chết người nhiều hơn. Nhà khí hậu học hàng đầu của Cơ quan hàngkhôngvũ trụMỹ (NASA), ôngGavin Schmidt nhận định tháng Bảy vừa qua có thể là tháng nóng nhất của thế giới “trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn”nămqua. Đảo Sardinia ở Địa Trung Hải có thể ghi nhậnmức nhiệt caohơn 47 độC và các nhà dự báo cho biết nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C ởmột số thành phố khác của Ý, bao gồm 4243 độ ở khu vực Lazio bao gồmRome. Giữa tháng Bảy, trung tâm điều phối ứng phó khẩn cấp của EU đã đưa ra cảnh báo đỏ về nhiệt độ cao đối với hầu hết nướcÝ, vùngđôngbắcTây BanNha, Croatia, Serbia, miền nam Bosnia và Herzegovina vàMontenegro. Mùa hè lịch sử của ngành du lịch châu Âu Các trận cháy rừng dữ dội vào cuối tháng Bảy đã khiến khoảng 19.000 người phải sơ tán khỏi đảo Rhodes của Hy Lạp. Thậm chí nhiều du khách đi trong ngày không thể về khách sạn lấy hộ chiếu, tư trang. TheoBộbảovệdân sựcủa Hy Lạp, khách du lịch ở trong các cơ sở thể thao, trung tâm hội nghị, khách sạn và các tòa nhà công cộng đã được cung cấp thức ăn và nước uống. Nhà chức trách cho biết một khu vực đặc biệt đã được thiết lập tại sân bay Rhodes với các Nhiệt độ mùa hè tăng cao trên khắp miền Nam châu Âu đã khiến nhiều người thay đổi thói quen đi du lịch. Nhiều du khách chọn các điểm đến mát mẻ hay thậm chí dời lịch, chỉ đi nghỉ vào các kỳ nghỉ xuân hoặc đông. HUY VŨ (dịch và tổng hợp) Du lịch xoay theo... Dukháchquốc tế vẫnđổ xô tới các địadanh tại Hy Lạpbất chấpnắng nóngvà cháy rừng. Ảnh: AP. Nhiềudukháchđang cânnhắc việc trở lại nướcÝvàomùahèdo longại nắngnóng. Ảnh: AP. Dữ liệu mới nhất cho thấy nhiệt độ cao đang khiến người dân Nam Âu muốn tìm đến những khu vực có khí hậu mát hơn. Ông Pablo Caspers NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023 Theomột báocáocủaỦybanchâuÂu được côngbốnămnay, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm4độC, HyLạpsẽghi nhận 9%lượngsụt giảmkháchdu lịchđếncác đảongoài khơi ĐịaTrungHải. Kịchbản tương tựsẽ chứngkiếnsựgia tăngdu lịchkhoảng16%đếnmiềnTâyxứWales. lịch trong dài hạn hoặc ít nhất là làm giảm nhu cầu vào mùa hè”, hãng xếp hạng tín dụng Moody’s nhận định. Một số nhà nghiên cứu đã lập mô hình các kịch bản cực đoanđểđánhgiáhậuquả của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Theomột báo cáo của Ủy ban châuÂu được công bố nămnay, khi nhiệtđộtoàncầu tăng thêm 4 độ C, Hy Lạp sẽ ghi nhận 9% lượng sụt giảm khách du lịch đến các đảo ngoài khơi ĐịaTrung Hải. Kịch bản tương tự sẽ chứng kiến sự gia tăng du lịch khoảng 16% đếnmiềnTây xứWales. Theotrangwebđặtphòng khách sạn eDreams Odigeo, lượngtìmkiếmcácđiểmđếnở Bắc Âu đã tăng đáng kể, trong đó từ khóa “Ireland” tăng hơn 1.000%.“Dữ liệumới nhất cho thấy nhiệt độ cao đang khiến người dân Nam Âu muốn tìm đếnnhững khu vực có khí hậu mát hơn”, ông Pablo Caspers - đại diện của eDreams Odigeo cho biết. “Tình hình thời tiết có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự lựa chọn của du khách trong tương lai”. Còn đối với vợ chồng Elshoy, những kỳ nghỉ hè ở Nam Âu có thể là dĩ vãng. Thay vào đó, Elshoy cho biết sẽ cân nhắc đi nghỉ ở quê nhà Na Uy nhiều hơn:“Tôi khôngmuốn cómột kỳ nghỉ mà tôi lại bị đau đầu và chóngmặt nữa”. n tuần đầu tiên của mùa hè, do giá vé máy bay và giá phòng tăngmạnh. Sự dịch chuyển trong dài hạn Các chuyên gia dự đoán, thời tiết cực đoan sẽ tạo ra sự thay đối mang tính bước ngoặt đối với ngành du lịch châu Âu, vốn đóng góp 1,9 nghìn tỷ euro (2,1 nghìn tỷ USD) cho nền kinh tế khu vực này vào nămngoái, đồng thời sắp xếp lại cácmôhìnhdu lịch theo cách có thể sẽ giángmột đòn mạnh vào một số quốc gia ở Nam Âu, theo trang tin Bloomberg. ÔngTom Jenkins, giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch châu Âu cho biết, ngành du lịch của khu vực khó có thể đưa ra các quyết định dài hạn dựa trên các sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra vào mùa hè này. “Liệu ngành du lịch có phải thay đổi trước hành vi của khách hàng không? Tôi nghĩ sẽ rất khó để điều này xảy ra”, ông Jenkisn cho biết. Mặc dù ngành du lịch của châu Âu được ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,3% cho đến năm 2032, tần suất xảy ra các sự kiện cực đoan ở Nam Âu có thể đẩy khách du lịch đến các điểm đến ở phía bắc của “cựu lục địa”. Các đợt nắng nóng có thể “làm giảm sức hấp dẫn của Nam Âu với tư cách là một điểm đến du có biện pháp khắc phục nào được đưa ra để giải quyết tình trạng quá tải tàu du lịch trên cácđảoMykonos vàSantorini. Theo Bộ Môi trường Hy Lạp, lượng du khách tăng lên trong các tháng mùa đông, mùa xuân và mùa thu có thể giảm bớt vấn đề quá tải giao thông và bù đắp cho các thángmùahè trong tương lai. Tại Ý, khách du lịch và người dân đổ xô tới các đài phun nước ở Rome và đứng dưới những chiếc quạt khổng lồ được dựng bên ngoài Đấu trường La Mã. Một số người buộc phải xếp hàng hơn một giờ dưới cái nóng bên ngoài nhà ga trung tâm ở Rome do tình trạng thiếu taxi “kinh niên”của thủ đô nướcÝ. Nhiềungười chobiết sẽ cân nhắc kỹ về việc quay trở lại Rome vào tháng Bảy năm sau, sau khi trải qua tình cảnh tìm nơi có nước uống và điều hòa để nghỉ ngơi. “Tôi sẽđếnkhi trờimátmẻ hơn. Có thể là tháng Tư hoặc tháng Sáu”, Dalphna Niebuhr, một du khách người Mỹ đi nghỉ cùng chồng ở Rome, cho biết. Sự đắn đo của du khách sẽ là tin không vui cho nền kinh tế Ý, vốn phát triển mạnh nhờ hệ thống giao thông đông đúc vào mùa hè. Năm ngoái, ngành du lịch và lữhànhchiếm18,5%nềnkinh tế Hy Lạp và hơn 10% nền kinh tế Ý, theo Hội đồng Du lịch & Lữ hànhThế giới. BộMôi trườngÝ cảnh báo rằng du khách nước ngoài trong tương lai sẽ đi du lịch nhiều hơn vào mùa xuân và mùa thu và chọn những điểm đếnmátmẻhơn. Nhiềungười dânÝmongmuốnnắngnóng sẽ giúp giảm tải cho hệ thống giao thông công cộng, thay vì sự biếnmất của khách du lịch. Theo một dự báo từ Hiệp hội du lịch quốc gia Tây Ban Nha, du khách trong nước và quốc tế sẽ đổ xô tới các vùng biển phía bắc nước này và các đảo ngoài khơi, nơi thời tiết không quá khắc nghiệt vào mùa hè. Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha, Héctor Gómez, gọi đây là “mùa hè lịch sử đối với ngành du lịch”, với 8,2 triệu khách đổ đến nước này chỉ trong tháng Năm, phá kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, một số tập đoàn khách sạn cho biết việc đặt phòng chậm lại trong những thời tiết Kháchdu lịchđợi được sơ tánkhỏi đảoRhodes củaHy Lạpdo cháy rừng. Ảnh: AFP. Kháchdu lịch sơ tánkhi cháy rừnghoànhhànhkhắpđảo Rhodes củaHy Lạp. Ảnh: Anadolu. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số337 - ThứNăm, ngày10/8/2023 Chèo thuyền trên sông luôn được xem là một trải nghiệm thú vị mà du khách thường tìm tới khi có dịp đến thăm nước Mỹ, với mong muốn ngắm nhìn cảnh sắc hoang sơ của thiên nhiên núi rừng tại nơi đây. Thế nhưng, không phải bất cứ thời điểm nào trong năm du khách cũng có cơ hội tham gia trải nghiệmnày, bởi họ chỉ có thể chèo thuyền trên sông khi lượng nước và dòng chảy của sông duy trì được ở mức phù hợp. Trong những năm gần đây, hiện tượng khô hạn xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậuvà tình trạngngăn nước tại các con đập khiến cơ hội được trải nghiệmloại hình du lịch này ngày một trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sau một mùa đông “bất thường” vào năm chèo thuyền trên sông Kern trong tháng Tám này sẽ có cơ hội được vượt qua khúc sông Forks với độ khó ở mức 5. Đây sẽ là một trải nghiệm khá thú vị với du khách bởi thông thường đoạn đường này không thể đi qua kể từ đầu tháng Sáu. Ngoài ra, khi di chuyển qua khúc hạ lưu sông Kern, du khách cũng sẽ được tham gia một số hoạt động khác như nhảy thác hay bơi tập thể. Theo ông Volper cho biết, chèo thuyền trên sôngKern làmột trongnhững hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách ưa thích trải nghiệm hoà mình vào thiên nhiên tại bang California. Sông Merced, Oregon Theo ông Bob Ferguson, người chuyên xây dụng tour trải nghiệm chèo sông tại bang California, thay vì lựa chọn các con sông có dòng chảy phụ thuộc vào lượng nước được xả từ đập thượng nguồn, du khách nên cân nhắc thamgia hoạt động này tại các con sông có dòng chảy tự nhiên. “Chèo thuyền trên sôngMerced, dòng sông chảy Trải nghiệm chèo thuyền Biến đổi khí hậu, tình trạng băng tan nhanh chưa từng thấy trong lịch sử đang khiến mực nước ở nhiều con sông, dải thác dâng cao như vào “mùa nước lên”. Đây được xem là một chất xúc tác giúp “hồi sinh” hoạt động trải nghiệm chèo thuyền trên sông nổi tiếng tại Mỹ, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khô hạn nghiêm trọng nhiều năm qua. NGỌC PHẠM (theoNewYork Times) “Theo chúng tôi dự báo, dòng chảy trên sông Kern vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định, phù hợp cho hoạt động chèo thuyềndịp LễTạ ơn vào tháng 11, và thậm chí là đến cuối nămnay”, ôngVolper cho biết thêm. “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiếnmức nước trên sông Kern ở ngưỡng cao như năm nay. Điều này khá ngạc nhiên và rất đángđược chú ý”. Sông Kern nằm ở phía nam dãy Sierra Nevada và cách trung tâm thành phố Los Angeles chưa đến 300km, chạy ra khỏi đầu phía nam của SierraNevada. Dòng sông này cắt qua các hẻm núi đá granit được bao phủ bởi dải băng xanh. Trong môn thể thao chèo thuyền qua sông hoặc thác ghềnh, độ khóđược phân loại từ 1 - 6 theomức độ tăngdần. Nhữngkháchdu lịch thamgia chèo thuyền trên sông vào mùa thu đông tại xứ sở cờ hoa, và dưới đây là những con sông tuyệt đẹp phù hợp cho trải nghiệmnày. Sông Kern, California “Hạn hán rồi lại hạn hán, cứ triền miên như vậy, chưa kể khoảng thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát, đã 3 năm rồi chúng tôi không thể làm gì, giờ mới có cơ hội tổ chức lại hoạt động chèo thuyền trên sông Kern”, ông Matt Volper, người điều hành đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ trải nghiệmtrên sôngKern, chia sẻ - dòng chảy cao của mùa này đã phá vỡ tiêu chuẩn được thiết lập40nămtrước và dòng sông vẫn chảy. 2022, nước Mỹ đã ghi nhận lượng lớn băng tuyết tan nhanh ở hầu hết các bang thuộc bờ Tây nước này. Đây được xem là hệ quả của hiện tượng “nung nóng toàn cầu” (Một khái niệm mới được sử dụng thay cho hiện tượng “ấm lên toàn cầu” trong bối cảnh mức nhiệt liên tục tăng cao ở nhiều khu vực) khi mức nhiệt ở nhiều bang tại Mỹ liên tục xác lập những kỷ lục mới. Băng tan đã giúp cho nhiều con sông duy trì được dòng chảy thích hợp cho trải nghiệm chèo thuyền của du khách. Hiện những con sông tại Mỹ đang bước vào “mùa nước lên”. Du khách thậm chí có thể tham gia hoạt động Hoạt đồng chèo thuyềnđược nhiềungười yêu thích. Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến mức nước trên sông Kern ở ngưỡng cao như năm nay. Điều này khá ngạc nhiên và rất đáng được chú ý. Ông Matt Volper NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==