Ngày Nay số 341

SỐ341 (7 - 14/9/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ VietnamToday TRANG 6 7 TRANG 4 5 TRANG 8 9 Điện ảnh Việt Nam - Di sản chưa được gọi tên Kể chuyện cũ bằng dòng phim tài liệumới Thay đổi để giữ chân khán giả trước màn hình

Ngày 3/9, các cuộc đàm phán Hiệp định Khung về Kinh tế Kỹ thuật Số ASEAN (DEFA) đã được khởi động trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 23, thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ giữa các nước ASEAN trong việc thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số ở khu vực. Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto đánh giá sự kiện này là “cột mốc lịch sử” và là “bước tiến quan trọng” trong hợp tác giữa các nước ASEAN nhằm khai thác những tiềm năng to lớn của lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số. Ông nhấn mạnh sự kiện trên cũng đánh dấu nền tảng kinh tế kỹ thuật số ASEAN an toàn và kết nối, sẵn sàng dẫn đầu cộng đồng kỹ thuật số và thúc đẩy sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng. Bộ trưởng Airlangga nêu rõ: “Nếu được triển khai vào năm 2025, DEFA sẽ gia tăng tiềm năng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN, từ mức thông thường 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030.” Bằng cách đưa ra lộ trình toàn diện, DEFA tìm cách trao quyền cho các doanh nghiệp và các bên liên quan trong toàn khu vực thông qua thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tăng khả năng tương tác, tạo môi trường trực tuyến an toàn và tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Bộ trưởng Airlangga cho hay nhiều sáng kiến ưu tiên kinh tế (PED) của Chủ tịch ASEAN Indonesia năm 2023 đã hoàn tất và có thể chuyển giao để hỗ trợ các MSME và thương mại điện tử. Cho đến nay, việc hài hòa hóa các chính sách, trong đó có luồng dữ liệu liên quan đến DEFA, vẫn đang được thực hiện. Về phần mình, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Indonesia trong Năm Chủ tịch ASEAN 2023, đặc biệt là ở trụ cột kinh tế với nhiều kết quả, trong đó có việc triển khai hành động với thông điệp chính là đưa ASEAN trở thành khu vực đầu tư đáng tin cậy. Trước đó tại Hội nghị, các bộ trưởng đã thảo luận về tình hình kinh tế rất năng động hiện nay trong khu vực và trên toàn cầu. Năm vấn đề quan trọng cần quan tâm cũng được thảo luận, bao gồm tình hình địa chính trị, sự đứt gãy chuỗi cung ứng, chuyển đổi xanh, đổi mới kỹ thuật số và tăng trưởng bao trùm. Ngoài ra, một số vấn đề chiến lược của khu vực cũng đã được thảo luận tại hội nghị, bao gồm 16 PED, tiến độ xây dựng Tầm nhìn ASEAN năm 2045, phát triển bền vững, hệ sinh thái xe điện khu vực và việc chuẩn bị kết nạp Timor Leste làm thành viên chính thức của ASEAN. Các bộ trưởng đã nhất trí ủng hộ trình lên các nhà lãnh đạo xem xét thông qua bốn văn kiện sáng kiến của Indonesia tại Hội nghị Cấp cao ASEEAN lần thứ 43, bao gồm Tuyên bố về Tăng cường An ninh Lương thực và Dinh dưỡng nhằm Ứng phó với Khủng hoảng, Tuyên bố về Xây dựng DEFA, Tuyên bố về Trung tâmTăng trưởng ASEAN và Khung Kinh tế Biển xanh ASEAN. Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho hay tínhđếnthời điểmnày, 11PED của Chủ tịchASEAN Indonesia 2023 đã được hoàn tất, trong khi 5 PED còn lại sẽ tiếp tục được triển khai để hoàn tất trong quý 4 năm2023. Bộ trưởng Indonesia nêu rõ: “Nếu được triển khai vào năm 2025, DEFA sẽ gia tăng tiềm năng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN, từ mức thông thường 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030.” Về Tầm nhìn ASEAN 2045, với tiêu chí “ASEAN phục hồi, đổi mới, năng động và lấy con người làm trung tâm,” các bộ trưởng nhất trí rằng văn kiện này cần bao gồm bốn yếu tố là hội nhập kinh tế khu vực, chuyển đổi và đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế bền vững và sự sẵn sàng thay đổi của người dân. Hội nghị cũng nhất trí giám sát thực thi các vấn đề phát triển bền vững, trong đó có Chiến lược Trung hòa Carbon ở ASEAN. Phát triển hệ sinh thái xe điện khu vực - sáng kiến được Indonesia đề xuất và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ tất cả các nước thành viên ASEAN - cũng được thảo luận nhằm hỗ trợ các nỗ lực phát triển bền vững. TTXVN ASEAN khởi động đàmphán Hiệp định Khung về Kinh tế Kỹ thuật Số TổngThưkýASEANKaoKimHournphát biểu tại Hội nghị Hội đồngCộngđồngKinh tếASEAN (AECC) lần thứ23, tại Jakarta (Indonesia) ngày 3/9/2023. (Ảnh: TTXVN) Nếu được triển khai vào năm 2025, DEFA sẽ gia tăng tiềm năng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN, từ mức thông thường 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Bộ trưởng Airlangga NGAYNAY.VN 2 TIÊUĐIỂM Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

ASEANđangdầnkhẳng địnhvai trò là trung tâm, tâmđiểmtăng trưởngcủa khuvực. Đây làưu tiên chínhcủa Indonesia - nước Chủ tịchASEANnăm2023 - vàđược thểhiệnquachủđề củanăm“ASEANTầmvóc: Tâmđiểmcủa tăng trưởng.” Theo Đại sứ - Trưởng Phái đoànViệt Nam tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Nguyễn Hải Bằng, trong năm 2023, giữa những vòng xoáy đa chiều của khu vực và quốc tế, ASEAN vẫn đoàn kết và từng bước khẳng địnhmình. Trong “cỗ máy” bền bỉ hoạt động theo nhịp điệu đó, Việt Nam là một “bánh xe” nhiệt huyết, trách nhiệm và nỗ lực không ngừng. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết, trong năm qua, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, những điểm nóng ở khu vực và trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... Trước những thách thức đó, ASEAN đã đạt được những thành quả quan trọngnhằmduy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của mình để dần trở thành động lực tăng trưởng và lực lượng chủ đạo trong các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, duy trì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực. Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, trước hết, Cộng đồng ASEAN tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thông qua định hình phát triển đến năm 2045, được thể hiện cụ thể qua nhiều tuyên bố đã được thông qua trong năm như Tuyên bố chung về hướng đến Tầm nhìn sau năm 2025; Tăng cường Năng lực và Hiệu quảThể chế ASEAN... Đây là các văn kiện mang tính tiếp nối từ Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, khẳng định tinh thần đoàn kết của ASEAN trong việc chung tay xây dựng cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm. Đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự lực, tự cường và phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm là những giá trị nền tảng làm nên thành công của ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ đoàn kết là sức mạnh vô địch, phải thể hiện qua ý chí và hành động cụ thể; củng cốđoànkết và thốngnhất lànhiệmvụcăn cốt chomột ASEANđộc lập và tự cường. Hai là, Việt Nam đã cùng các nước thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và củng cố lập trườngnguyên tắc củaASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Các đóng góp và đề xuất của Việt Nam được đánh giá là hài hòa, cân bằng, vừa góp phần dung hòa khác biệt giữa các nước, vừa thúc đẩy hợp tác nội khối và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Điều này đã đem lại hình ảnh một Việt Nam chủ động hơn, tích cực hơn, trách nhiệmhơn và hiệu quả hơn trong tham gia hợp tác ASEAN. Ba là, một trong những dấu ấn quan trọng của Việt Nam chính là việc thúc đẩy kết nối khu vực trên cả 3 phương diện thể chế, hạ tầng và con người để khai thông các điểm nghẽn hợp tác và khơi dậy tiềmnăng phát triển góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đây là 3 đột phá chiến lược để tạo xung lực phát triển mạnh mẽ hơn cho ASEAN trong những thập kỷ tới. Với tinh thần cốt lõi của ASEAN là lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu và động lực của xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam cũng đã thúc đẩy nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và tiểu vùng. Những dấu ấn này củaViệt Namđã nhậnđược sự quan tâm, ủng hộ và đánh giá cao của các nước. Trong thời gian tới, phái đoàn sẽ cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của Năm Chủ tịch ASEAN 2023. TTXVN Bên cạnh đó, ASEANđang dầnkhẳngđịnhvai tròlàtrung tâm, tâm điểm tăng trưởng của khu vực. Đây là ưu tiên chính của Indonesia - nước Chủ tịchASEANnăm2023 - và được thể hiện qua chủ đề của năm “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểmcủa tăng trưởng.” Diễn đàn ASEAN về ẤnĐộ Dương - Thái Bình Dương tổ chức trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 được kỳ vọng sẽ là một trong những kết quảquan trọng trongnăm nay của ASEAN. Đại sứ Nguyễn Hải Bằng khẳng định việc đảmbảo hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua, các nước ASEAN đã tập đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung của các hội nghị của ASEAN. Thông điệp mà Việt Nam muốn truyền tải trong năm nay chính là tinh thần đoàn kết ASEAN, quyết tâm đóng góp thực chất, hiệu quả cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đây cũng chính là sự khẳng định đường lối nhất quán, chủ trương thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi ASEAN là bộ phận quan trọng, không tách rời trong chính sách đối ngoại. Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, với tâm thế nói trên, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Một là, Việt Nam luôn thể hiện mong muốn về một ASEAN đoàn kết, thống nhất, phát triển, vững mạnh và là lực lượng hạt nhân trong duy trì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và rộng hơn là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. trung thảo luận những vấn đề đang nổi lên và được quan tâm hiện nay ở cả tầm khu vực và toàn cầu, thống nhất định hướng ứng xử và những đóng góp hết sức thiết thực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp, qua đó khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của ASEAN trong bối cảnh ngày nay. Về những dấu ấn của Việt Nam trong thành tích chung đó, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho rằng trong năm 2023, với tâm thế sẵn sàng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 43: “Trái ngọt” và dấu ấn Việt Nam Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho rằng trong năm 2023, với tâm thế sẵn sàng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung của các hội nghị của ASEAN. Thủ tướngPhạmMinhChínhphát biểu tại Phiên toàn thểHội nghị Cấp caoASEAN lần thứ42. Ảnh: TTXVN. NGAYNAY.VN 3 TIÊUĐIỂM Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

tài liệu của khán giảViệt Nam, có thể họ có thị hiếu riêng hoặc chưa có thị hiếu nhất định về dòng phim tài liệu. “Trong mỗi chủ đề, tôi luôn cố gắng tìm ra những yếu tố hấp dẫn cần đưa vào phim, rồi triển khai theo hướng đó”, HàTiệp nói. Những tín hiệu lạc quan Nhiều năm bị gắn mắc “khô khan”, “khó xem”, “nặng yếu tố tuyên truyền”, thế nhưng việc ngày càng có nhiều bộ phim tài liệu lịch sử khi ra mắt đã thu hút được sự chú ý của dư luận. Ví dụ như vào giữa tháng 5 năm 2019, bộ phim“Những cánh én đầu tiên”- phim tài liệu lịch sử đầu tiên của Việt Nam được tái dựngbằngcôngnghệVFX, đã gây ra cơn sốt phòng vé tại Hà Nội. Hayvàocuối tháng1năm 2023, bộ phim tài liệu 4 tập “Đại Hành hoàng đế truyện” đã được lên sóng trên kênh VTV1. Dẫu cho thu về nhiều lời khen chê khác nhau, thế nhưng việc khán giả, đặc biệt thế giới cách đây nửa thế kỷ”, HàTiệp chia sẻ. Dù đã làm phim được hơn 10 năm có lẻ, thế nhưng Hà Tiệp vẫn cho rằng do xuất phát điểm không phải “dân chuyên” điện ảnh, nên mỗi khi bắt tay vàomột dựánmới, anh thường tiếp cận các đề tài dưới góc nhìn của một khán giả, thay vì một đạo diễn. Anh thừa nhận bản thân vẫn chưa nắm được thị hiếu xem phim Khi nhà khoa học… làm phim Ít ai biết được rằng, Nguyễn Hà Tiệp - người đứng sau các bộ phimtài liệu lịch sử nổi tiếng như“Cánh quân thứ sáu”, “Việt Nam 1972”, “Những người phá băng”hay mới đây là “Hai trái tim chung nhịp đập”, từng gắn bó hơn 4 năm tại các trang trại nhà kínhởĐà Lạt trước khi đặt chân vào địa hạt phim tài liệu. Khi còn là sinh viên năm thứhai Đại họcĐà Lạt, HàTiệp đã là một trong những người đầu tiên xây dựng một kênh YouTube sáng tạo các nội dung lồng ghép hình ảnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam với các đoạnnhạc phimmang hơi hướng hiện đại. Trong quá khứ, phim tài liệu lịch sử chủ đề quân sự thường được các nhà cầm quyền phương Tây sử dụng như một công cụ tuyên truyền. Người Mỹ gần như đi đầu trong trào lưu này. Do đó, khán giả ra rạp dù có chọn phim hoạt hình, hay phim tình cảm, nhưng sẽ vẫn phải xem các thước phim tuyên truyền với mục đích tuyển quân.Họtạoracácđoạnphim thu hút nam giới trẻ gia nhập các quân đoàn viễn chinh để được khám phá những vùng đất mới. “Là một người yêu thích điện ảnh và âmnhạc, khi xem những đoạn phimquân sự cũ củacácnước, tôi tựđặt câuhỏi tại sao mình không thử dùng một vài đoạn nhạc nền để làm mới hình ảnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam?”, Hà Tiệp nhớ lại. “Tôi chỉ đơn giản cho rằng đây sẽ là một món ăn mới, một cách truyền đạt mới để truyền cảm hứng cho giới trẻ”. Kể từ đoạn video đầu tiên được đăng tải cách đây 14 năm, kênh YouTube hiện giờ của Hà Tiệp đã có hơn 38.000 người đăng ký và 343 video. Xuất phát từ một “thú chơi” nhất thời, Hà Tiệp dần tạo dựng được tên tuổi giới sản xuất nội dung quân sự, trước khi Bắc tiếnđầuquânchomột đài truyền hình rồi dần được giao chỉ đạo các dự án phim tài liệu lịch sử lấy chủđề Chiến tranhViệt Nam. Nếu có cơ hội xem thử một vài bộ phim của Nguyễn HàTiệp, khángiả sẽ nhận thấy không khí nghiêm túc quen thuộc của các dòng phim tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc làm mới bằng cách thêm những hiệu ứng kỹ xảo, mà đạo diễn 35 tuổi này thực sự chú trọngvào khâu kể chuyện và đẩy mạnh mảng nhạc nền - yếu tố định đoạt cảmxúc của người xem. Khi được hỏi về cảmnhận của khán giả sau buổi công chiếu bộ phim “Hai trái tim chung nhịp đập” tại Cuba, Hà Tiệp cho biết hầu hết mọi người đều cho rằng họ thấy được sự chân thật về tình hữu nghị Việt Nam - Cuba trong từng thước phim. “Khi làm bộ phim này, chúng tôi hiểu rằng các tư liệu hoàn toàn không có gì mới. Nhưng chính cách kể chuyện mới lạ cùng sự phối trộn hình ảnh và âm nhạc khiến cho nhiều người khi xem xong sẽ có cảmgiác như được sống lại bầu không khí vô cùng thân mật giữa hai dân tộc ởhai đầu Trò chuyện với Ngày Nay, đạo diễn trẻ Nguyễn Hà Tiệp chia sẻ, cậu sinh viên ngành Sinh học của hơn 10 năm trước không thể tưởng tượng được bản thân hiện đang sở hữu hàng loạt tựa phim tài liệu lịch sử được giới chuyên môn đánh giá cao. HUY VŨ Một khókhănkhi làmphimtài liệu lịch sửđó làngày càngkhó tiếp cậnnhữngnhân chứng lịch sử. HàTiệpvànhiềunhà làmphimđãnhận ra vấnđề và cốgắng tích lũy tư liệuvề các nhânvật. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

nằm trong tay người Mỹ. Do đó, đây là “mỏ vàng” lộ thiên cho các nhà làm phim. Thế nhưng khi đưa phim ra bình diện quốc tế hoặc trên các nền tảng số lớn nhưYouTube hay Netflix, nếu không cẩn thận các nhà làm phim sẽ dễ vướng mắc vào vấn đề tranh chấp bản quyền. “Cũng bởi vấn đề bản quyền sẽ sớm trở thành vấn đề gây khó dễ trong tương lai gần, nên tôi càng quyết tâm dựng phim theo phong cách mới để tránhbị phụ thuộc vào tư liệu hình”. Phép thử mới cho phim tài liệu Sau chuyến công chiếu phim tại Cuba, Hà Tiệp trở về và nhanh chóng bắt tay vào một dự án mới trong nămnaymang tên“Việt Nam 1963”. Quay ngược trở lại thời điểm khi bộ phim “Việt Nam 1972” được nhận giải B Báo chí Toàn quốc, một giám khảo đã hỏi Hà Tiệp: “Phim là nhiều bạn trẻ, thảo luận và chia sẻ về các bộ phim tài liệu lịch sử, là dấu hiệu cho thấy dòngphimnàyvẫncòndưđịa để phát triển và bắt nhịp theo xu hướng trên thế giới. Nhiều khángiảkhẳngđịnhhọsẽvẫn đón nhận phim tài liệu, nếu như những người làm phim biết cách tạo dựng một kịch bản chỉn chu, cách kể một câu chuyện thuyết phục được người xem. Đồng tình với quan điểm này, đạo diễn Nguyễn Hà Tiệp khẳng định rằng khán giả đến với phim phần lớn là vì đạo diễn. Đó cũng là cách mà những Christopher Nolan, Martin Scoserse, David Cameron lôi kéo được khán giảdành3 tiếng ra rạpđể xem phimcủa họ. “Trong thời đại số, khán giả trẻ thường sẽ khó tính hơn. Họ muốn biết sản phẩm này của ai và xem cách người kể chuyện trình bày quan điểm của mình”, Hà Tiệp cho biết. “Do đó, các sản phẩm truyền thông của thời đại này luôn cần được định danh cá nhân. Chỉ khi người đạo diễn tạo được dấu ấn cá nhân thì bộ phimmới thực sự có hồn”. Cũng theo Hà Tiệp, xu hướng làmphimchủđạohiện nay đó là“show, don’t tell”(thể hiện bằng hình ảnh thay vì lời nói). Các bộ phim tài liệu khán giả thường xem trên YouTube, Netflix cũng đang di theo phong cách hạn chế tối đa lời bình, để cho nhân vật tự kể lại câu chuyện. Việc viết lời bình sẽ tác động vào tư tưởng của khán giả, không còn khơi dậy sự hứng thú và tạo ra nhịp điệu nhàm chán cho bộ phim. Theo anh, chỉ trong vòng 5 năm nữa, sẽ rất khó để khán giả đón nhận những phim tài liệu mang phong cách cũ, đó là “cầm máy lên đi phỏng vấn nhân chứng, chắp ghép tư liệu rồi đọc lời bình”. Ngoài cách thức kể chuyện, một thách thức mà các nhà làm phim tài liệu Việt Nam sẽ phải đối mặt trong tương lai đó là vấn đề bản quyền tư liệu hình ảnh, vốn vẫn còn bị bỏ ngỏ ở nước ta. Hà Tiệp lấy ví dụ, ngân sách của loạt phim tài liệu đình đám “The Vietnam War” lên đến hàng chục triệuđô laphần lớn được dùng để chi trả tiền bản quyền hình ảnh. Tại Việt Nam, nhiều đoạn phim tư liệu được quay ở thời kỳ nền kinh tếbaocấp, khi các dữ liệu do Nhà nước quản lý. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các thước phim sẽ do nhiều đơn vị khác nhau quản lý. Nhưng theo Hà Tiệp, quyền sở hữu các thước phim tư liệu vẫn chưa được để tâm. Thậm chí có không ít thước phimdo phíaViệt Nam quay nhưng bản quyền lại của các anh năm nay không khác mấy những năm trước nhỉ?”. Chính câu hỏi này đã khiến anh nhận ra rằng mình buộc phải thay đổi cách kể chuyện, nếu không sẽ rơi vào lối mòn. Trong dự án mới “Việt Nam 1963”, Hà Tiệp cho biết anh muốn triển khai cách kể chuyện theo hình thức mới, đó là đặt một bộ phim vào trong bộ phim. Bộ phim sẽ có hai tuyến truyện, một là đi theomạch ký ức của các nhân vật, tài liệu và lời bình về Hội nghị Trung ương 9, khi Đảng vạch rõ phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Tuyến còn lại là hành trình nhà làmphim đi giải đáp câu hỏi của mình về một đại chiến lược của Việt Nam trong thời chiến. Một mặt, những sự kiện của mốc 1963 vẫn được kể lại chi tiết. Mặt khác, việc kể lại câu chuyện về những người làm phim đi tìm hiểu cột mốc này sẽ giúp bộ phim mang hơi thở thời đại, kết hợp với những góc máy, khung hình phá cách. Trò chuyện với Hà Tiệp, người viết hiểu thêm rằng để làm phim tư liệu lịch sử, bên cạnh tính sáng tạo và một chút “bay bổng” nghệ thuật, thì đạo diễn phải có khả năng tìm kiếm và lọc thông tin. Không giống như làm phim thương mại, đạo diễn có thể thử nghiệm và chấp nhận “nămăn, năm thua”. Còn trong địa hạt phimtài liệu lịch sử, nếu đã vấp phải “tai nạn nghề nghiệp” thì rất khóđể bắt đầu lại. “Muốn làm một bộ phim tài liệu hay cần phải chinh phục cả khối óc và trái tim của khán giả”, Hà Tiệp nhìn lại hành trình hơn 10 năm làmphimcủamình. n Trongquá trình làmphim, việc nghiên cứu tài liệu luôn là khâu“ngốn” nhiều thời gianvà công sức nhất đối với HàTiệp. Tôi muốn khoác lên mình một “bộ áo mới” mang hơi hướm thời đại, được giới trẻ chấp nhận cho dòng phim tài liệu lịch sử. Hà Tiệp NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

Những thước phim biến mất! Từ điểm nhìn thế giới có thể thấy việc coi điện ảnh như một loại hìnhdi sảnbắt đầu từ hơn 40 năm trước. Trong thập niên 1980, UNESCO đưa ra nhận thức đầu tiênvề việc cần bảo tồn, gìn giữ giá trị của các tác phẩm ảnh động, theo đó, coi điện ảnh là một phương tiện để lưu truyền các giá trị văn hóa. Đếnnăm1992, thôngqua Chương trình Ký ức thế giới, UNESCO chính thức phát triển khái niệm di sản tư liệu bao gồm chữ viết, hình ảnh, bản ghi âm… Từ đây, điện ảnh được nhìn nhận như một loại di sản phong phú, đa dạng, đáng được trân trọng. Giá trị của những thước phimkhông nằm ở khía cạnh vật chất mà còn bao chứa ký ức của dân tộc, gia đình, thậm chí ký ức của cá nhân người sáng tạo ra nó. Các bộ phim không chỉ mang giá trị nghệ thuật, khoa học mà còn là bằng chứng phản ánh những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội của lịch sử đã qua. Ba năm sau, dấu mốc kỷ niệm 100 năm ra đời của ngành điện ảnh (1995), Chương trình Ký ức thế giới tiếp tục giới thiệu danh sách Di sảnPhimquốcgia (National Cinema Heritage). Sự ra đời của danh sách này giúp các quốc gia đề cử những bộ phim tiêu biểu nhất, đại diện cho văn hóa, lịch sử, những tiến bộ mang tính bước ngoặt trong kỹ thuật làmphim của nướcmình. Việt Nam đã tham gia Chương trìnhKý ức thếgiới với việc ghi danh Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu đầu tiên vào năm 2009, dù vậy cho đến thời điểm hiện tại, di sản điện ảnh chưa được đề cập trong các văn bản luật, được bàn thảo và cũng như có hành động thíchhợpđể bảo tồn, phát huy. Điều này không chỉ gây lãng phí trong việc khai thác một kho tàng quý giá mà còn mang đến thách thức trong khâu quản lý, ứng xử với những thước phimđược coi là lưu giữ dáng hình dân tộc. Có nhiều năm đau đáu theo đuổi việc lên tiếng cho di sản điện ảnh, đặc biệt là mục tiêu bảo tồn các thước phim nhựa, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết điều khiến chị bước chân vào hành trình có lẽ còn nhiều gian nan này chính là câu hỏi “thứ điện ảnh đẹp đẽ, nguyên bản, tinh tế mà thế hệ đi trước từng tạo ra đang ở đâu?”. Càng đi sâu vào tìm hiểu, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp càng nhận thấy phim nhựa là vật liệu vừa kì diệu vừa mong manh. Các thước phim có tuổi thọ giới hạn, đòi hỏi sự chăm sóc tận tình, nghiêm Các thước phim không chỉ lưu giữ chân trời nghệ thuật đã qua mà còn trao truyền những giá trị vượt thời đại về đời sống, lý tưởng của các thế hệ. Dẫu vậy, đã hàng chục năm qua, những thước phim nhựa kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng trong vị trí là những di sản cần được bảo tồn. Điện ảnh Việt Nam - Di sản NGUYỆT LINH Tôi nghĩ cần phải có một chiến lược từ bên ngành điện ảnh để có sự tư vấn chính sách đối với Đảng và Nhà nước cho công tác bảo tồn di sản phim ở Việt Nam, phải được Luật hóa được định nghĩa rõ ràng trong Luật di sản. Một đoạn phim, một thước phim, một chi tiết thôi là một phần của lịch sử dân tộc, chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực để bảo tồn nguồn tư liệu quý giá này. PGS.TS Trần Trọng Dương than,màu sắc…điều làmnên giá trị nghệ thuật tuyệt vời của bộ phim”, đạo diễn Nguyễn QuangTrungmô tả. Bàn về việc số hóa phim nhựa phục vụ nhu cầu lưu trữ và thưởng thức nghệ thuật, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân chia sẻ một thực tế rất đáng quan ngại là phần lớn bản phim được số hóa được thực hiện tại Việt Nam chỉ còn giữ được 40% giá trị của tác phẩm, trong khi đó công tác số hóa trên thế giới chỉ được coi là đạt yêu cầu khi bản số hóa đạt từ 80-90% giá trị âm thanh, hình ảnh của tác phẩm nguyên gốc. “Việc tạo ra những bản số hóachất lượngkémkhôngchỉ buộc cả người chiếu và người xem phải dùng vì không có cái tốt hơn thay thế mà nguy hiểm hơn, chúng ta tạo ra sự an tâm giả cho công chúng, khiến họ tin rằng các thước phim đã được số hóa, được bảo tồn lâu dài”, đạo diễn NguyễnThanhVân cảnh báo. Cùng có chung quan điểm, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhấn mạnh điện ảnh là một loại hình di sản tư liệu đặc thù với ngôn ngữ, chất liệu, môi trường tạo tác khác với những di sản tư liệu khác. Việc số hóa phim nhựa được hiểu là tạo ra 2 dị bản khác nhau cho cùng một bộ phim. Khimục tiêuhướngđến của hai bản này là chất lượng tương đồng với nhau nhất thì việc số hóa phimnhựa tại Việt cẩn, cần đầu tư cả về tiền bạc lẫn và sức người. Trên quãng đường dài để điện ảnh thực sự được nhìn nhận là một di sản cần được phục chế, lưu giữ và bảo tồn, theo nữ đạo diễn, chỉ cầnmột chút sơ xuất, một chút thiếu nhận thức, thiếu quan tâm từ những người liên quan, các thước phim rất nhanh chóng có thể hóa thành“cát bụi”theonghĩa đen. Đừng tạm an tâm với việc số hóa phim nhựa Thuộc lứa đạo diễn thế hệ trẻ, Nguyễn Quang Trung cho biết dù là người trong ngành nhưng bản thân anh hầu như cũng không thể tiếp cận được bản gốc của những bộ phim nhựa kinh điển Việt Nam. Lý do bởi cả nước hiện tại không xây dựng hệ thống chiếu phim để đáp ứng nhu cầu này, trong khi đó kho phim của Viện Phim Việt Nam chỉ phục vụ rất hãn hữu. Muốn xem phim nhựa, người quan tâm đến loại hình này buộc phải ra nước ngoài, tới những rạp chiếu chuyên dụng. “Tôi từng xem một bộ phim nhựa chiếu đúng kỹ thuật tại một rạp chiếu ở Bồ Đào Nha. Chỉ đến lúc đó, tôi mới hiểu được từ lộng lẫy mà các đạo diễn đi trước dùng để mô tả về loại phim này. Ở Việt Nam, chúng ta chỉ được xem phim nhựa chiếu qua tivi hoặc ở định dạng số trên mạng. Cách chiếu này làm mất đi vẻ đẹp của các lớp NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

kho lưu trữ của Hãng chứa những bản phim dương bản gốc (positive film). Đây chính là bản gốc, và làmột trong hai bản gốc duy nhất còn lại của những bộ phim cũ, kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Dạng bản phim positive gốc này chính là tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh, để được trình chiếu cho công chúng thưởng thức. Bên cạnh đó, khác với Việt Nam, nhiều nước có nền điện ảnh phát triển vẫn sử dụng rộng rãi phimnhựa song song với phim kỹ thuật số, các liên hoan phim hay sự kiện điện ảnh lớn quốc tế luôn sẵn sàng chiếubảnphimnhựa. Việc hư hỏng gần 300 bản phim nhựa ở Hãng phim truyệnViệt Nam là tổn thất rất lớnvới nềnđiệnảnh cũngnhư từkhíacạnhdisảnvănhóa.Tuy nhiên nhiên, sau khi sự kiện nói trên, các cơ quan quản lý trực tiếpvẫn chưa cógiải pháp đểcứuhoặc cải thiện tìnhhình khophim. Đếnđây có thể thấy tầmquan trọng của việc nhận thức, luật hóa cũng như sự chỉ đạo của Nhà nước trong công cuộcbảo tồn tư liệuphimlàvô cùngquan trọng. Từgócnhìncủachuyêngia về di sản tư liệu, PGS.TS Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộcViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đề xuất công việc bảo tồn tư liệu phim hay bảo tồn di sản nói chung nên thuộc về chính sách của Nhà nước bởi công tác này cần nguồn lực lớn, sự đồng thuận lớn và cả một hệ thống chính trị cũng như một hệ thống thiết chế vănhóa. “Tôi nghĩ cần phải có một chiến lược từ bên ngành điện ảnhđể có sự tưvấnchính sách đối với Đảng và Nhà nước cho công tác bảo tồn di sản phim ở Việt Nam, phải được Luật hóa được định nghĩa rõ ràng trong Luật di sản. Một đoạn phim, một thước phim, một chi tiết thôi là một phần của lịch sử dân tộc, chúng ta cần phải huy độngmọi nguồn lực để bảo tồn nguồn tư liệu quý giá này”, PGS.TS Trần Trọng Dương bày tỏ. n lưu trữ không bao giờ ngừng nghỉ. Tuy nhiên, sau khi Hãng phim được cổ phần hóa, việc bảo quản không được như trước đây khiến các bản phim bị ẩmmốc nghiêm trọng. Nhìn hình ảnh chụp tại kho phim, các nhà chuyên môn cho biết những cuộn băng mốc, biến dạng hoàn toàn sẽ hầu như không có khả năng khôi phục. Cần nói thêm rằng, các tác phẩm trong kho phim của Hãng Phim truyện Việt Nam được nhậnđịnh là những tác phẩm kinh điển của điện ảnh nước nhà, từng giành những giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan quốc tế lớn như “Chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Bao giờ cho đến tháng 10”, “Con chim vành khuyên”, “Thành phố lúc rạng đông”… Dù đã được sản xuất từ hàng vài thập kỷ các bộ phim nói trên với giá trị xuyên thời gian vẫn có đời sống bền lâu trong trái tim người yêu điện ảnh, thu hút mạnh mẽ khán giả hiện đại. Theo NSƯT Bùi Trung Hải, Nam đang cho thấy thực tế là bản phim số hóa có ngôn ngữ điện ảnh hoàn toàn khác so với phiên bản gốc, không đạt được phần trăm kỳ vọng của những người sáng tạo tác phẩm yêu cầu. Điều này chỉ ra công nghệ phát triển, sự lên ngôi của làn sóng số hóa không đồng nghĩa với việc di sản điện ảnh được lưu giữ an toàn. Tuy số hóa và công tác phục chế là giải pháp cấp thiết để tạo ra những bản lưu lâu dài, khắc phục, giảm thiểu hao mòn của những thước phim nhựa với tuổi đời gần một thế kỷ, nhưng theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, dù sử dụng cách thức nào, bảo tồn di sản điện ảnh vẫn xuất phát từ giá trị cốt lõi, đó là ngôn ngữ điện ảnh. Các bản phimsauphục chế hay sốhóa cần được hiển thị bằng hình ảnh, âm thanh như tác phẩm vốn có. Việc tạo ra những bản số hóa kém chất lượng cũng đồng nghĩa với việc xâm hại nghiêm trọng vẻ đẹp, giá trị của di sản điện ảnh. Chuyện về 291 bản phim bị hư hỏng Trước những thảo luận nêu trên, vào đầu năm 2023, câu chuyện về những bảnphimgắn liềnvới lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam bị hư hỏng, không còn khả năng phục hồi do bị bỏ rơi lâu ngày thu hút được sự chú ý của công luận, mang đến sự xót xa, lo lắng về việc cần nhìn nhận và ứng xử như thế nào với phim nhựa nói riêng và di sản điện ảnh nói chung. Cụ thể, theo chia sẻ của nhiều nghệ sĩ, kho lưu trữ phim của Hãng Phim truyện Việt Nam đã tồn tại 40 năm nay. Trong quá trình dài lâu như vậy, máy điều hòa ở kho Thực trạngđángbuồn của việc bảo tồnnhữngbảnphimnhựa. chưa được gọi tên Ở Việt Nam, chúng ta chỉ được xem phim nhựa chiếu qua tivi hoặc chiếu ở định dạng số trên mạng. Cách chiếu này làmmất đi vẻ đẹp của các lớp than, màu sắc… điều làm nên giá trị nghệ thuật tuyệt vời của bộ phim. Đạo diễn Nguyễn Quang Trung NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023

Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023 Ranh giới chính - phụ nhạt nhòa Một điểm chung cho hầu hết các phim truyền hình đang phát sóng trên VTV1, VTV3… hiện nay chính là dàn diễn viên chính có trên dưới chục người. Các tình huống, mâu thuẫn, diễn biến trong phim cũng không xoay quanh trọng tâm 1-2 nhân vật như cũ mà chia đều “đất diễn” cho một nhóm người, thường thấy nhất là trong một gia đình hoặc một xóm trọ. Điều này khiến cho nhân vật nào cũng giữ vai trò quan trọng ngang nhau trong việc chuyển tải thông điệp của phim. Kéo theođó là các nhân vật được trao cơ hội thể hiện tài năng nhiều hơn, mỗi nhân vật là một thế giới nội tâm phong phú. Khán giả sẽ được chuyển cảnh liên tục, khi xót xa dõi theo nhân vật này, khi quay sang tráchmóc nhân vật kia… Bật ti vi lên, theo dõi những bộ phim giờ vàng của VTV như “Làng trong phố”, “Gia đình mình vui bất thình lình”, “Món quà của cha”… nhiều khán giả không thể phân biệt được đâu là diễn viên phụ, đâu là diễn viên chính, bởi tất cả đều có vai trò như nhau, đất diễn như nhau. Nhiều diễn viên gạo cội còn nói đùa, phim giờ không có diễn viên chính. Sự thay đổi từ việc tập trung khắc họa 1- 2 nhân vật chính sang đầu tư đồng đều cho nhiều nhân vật cũng như đầu tư nhiều hơn đến kịch bản, tình tiết… đang trở thành xu hướng của phim truyền hình hiện nay. Không chỉ các phim đang chiếu trên VTV, nhiều bộ phim đã đóng máy trước đó cũng nghiêng về hướng xây dựng kịch bản mới này, chẳng hạn như bộ phim “Lối về miền hoa”, “Đấu trí”, “Thương ngày nắng về”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, “Dưới bóng cây hạnh phúc”… “Dưới bóng cây hạnh phúc” là một trong những điểm sáng của phim truyền hìnhViệt Namđầu năm 2023. Xoay quanh cuộc sống của một gia đình ở ven đô, phim thoát khỏi những “bê tông” của thành thị nhưng cũng không mang màu sắc ẩm đạm của thôn quê. Nội dung gần gũi, cách kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng hài hước mà vẫn cảmđộng sâu lắng. Nhiều khán giả nhận xét phim khai thác thành công những mâu thuẫn đời thường trong mỗi gia đình, từ những va chạm nhỏ nhặt, những câu chuyện về các thành viên trong một gia đình với nhiều góc nhìn khác nhau. Ngoài đời không thiếu những ông bố chồng gia trưởng như ông Công, người chồng gia trưởng như Đạt, người vợ cam chịu như Son, condâu thời hiệnđại như Tuyết... Việc xây dựng được dàn toàn mới cùng nhiều tuyến nhân vật không hề có ở phần trước. Bối cảnh của phim “Làng trong phố” là xóm trọ của người dân lao động nghèo. Để chuyển tải được nội dung kịch bản lên phim, đạo diễn Mai Hiền cũng phải lựa chọn cho mình một dàn diễn viên phù hợp với từng nhân vật. Song hành cùng những diễn viên của Phố trong làng là sự xuất hiện của những gương mặt mới như: Phương Anh, Tiến Lộc, Hoàng Yến, Hoàng Du Ka, Anh Tuấn…Mỗi nhân vật góp phần tạo nên những điểmmóc nối cho câu chuyện trồng cho cây tỏa bóng. Cũng trong năm 2023, “Làng trong phố” là bộ phim mới của VFC do đạo diễn - NSƯT Nguyễn Mai Hiền thực hiện. Phim là phần tiếp nối của “Phố trong làng” đã lên sóng trước đó nhưng có chỗ đứng độc lập với nội dung, được phát triển hoàn toàn mới cùng nhiều tuyến nhân vật không hề có ở phần trước. Nếu ở phần 1, bối cảnh của phim chỉ gói gọn trong làng quê thì qua phần 2, các nhân vật sẽ phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh trên thành thị. Nội dung phim “Làng trong phố” được phát triển hoàn nhân vật có cá tính, không ai hoàn hảo nhưng độc đáo và khó trộn lẫn được coi là thành công của biên kịch. Đạo diễn, NSƯT Vũ Trường Khoa đã lựa chọn tuyến diễn viên đa dạng về màu sắc, mỗi người là một mảng màu không thể thiếu, góp phần làm nên bài học về lẽ sống, tình người, với mâu thuẫn kịch tính được đẩy lên cao trào. Khi giông bão qua đi, gia đình ông Công thấm thía rằng, hạnh phúc của gia đình không phải trách nhiệm của riêng ai. Tất cả đều đứng dưới bóng cây hạnh phúc này, vậy thì tất cả phải cùng nhau vun Một trong những thay đổi dễ thấy nhất của phim truyền hình Việt Nam hiện nay là khâu xây dựng kịch bản. Thay vì chỉ tập trung cho 1- 2 nhân vật chính, các phim đang đầu tư cho nhiều nhân vật hơn, tình tiết câu chuyện cũng dày dặn lên khiến bức tranh đời sống trở nên đa sắc. HẢI THANH Thay đổi để giữ chân khán giả PhimDưới bóng cây hạnhphúc. PhimLàng trongphố. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023 nhân vật nào. Việc thay đổi kịchbản theo hướngđa nhân vật đã giúp những diễn viên trẻ như Doãn Quốc Đam có cơ hội khẳng định bản thân. Rõ ràng, việc thay đổi kịch bản theo hướng tích cực để giữ chân khán giả trước màn hình nhỏ là nhiệm vụ bắt buộc và vô cùng quan trọng của những nhà làm phim. Trên thực tế, khán giả đã nhiệt tình đón nhận và hồi hộp dõi theo từng bộ phim lên sóng truyền hình. Người xem được tự do lựa chọn nhân vật chính mà mình yêu thích nhất trong dàn diễn viên đông đảo mà đạo diễn lựa chọn. Dễ thấy, phimvềđề tài gia đình vẫn có sức hút với khán giả Việt. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phim Việt hiện nay khiến người xem đôi khi cũng thấy nản là những tình tiết quanh quẩn, lối mòn như hiểu lầm, mâu thuẫn chị dâu em chồng... Những phim về nghề như công an, luật sư... lại thiếu sự logic, đôi khi không chặt chẽ, bị người xem bắt lỗi… Chưa kể hành trình đểphimViệt chinhphục khán giả hiện nay càng khó khăn hơn khi phim truyền hình Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…quá đa dạng và sẵn có trên các nền tảng trực tuyến, trong khi khán giảViệt không ngại trả tiền cho các nền tảng để được xem phim của nước bạn. Vì thế, các nhà làm phim Việt cần phải đổi mới hơn nữa, thay đổi nhiều hơn, không chỉ ở khâu xây dựng kịch bản, để tạo bản sắc riêng cũng như dấu ấn riêng trong lòng khán giả. n thống nhân vật đông đảo, đa màu sắc đã giúp cho đạo diễn có thể khai thác được hết tài năng của nhiều nghệ sĩ trẻ. Đây được coi là cơ hội cho rất nhiều nghệ sĩ trẻ, diễn viên trẻ được thoải mái thử sức và khẳng định mình. Diễn viên Doãn Quốc Đam là một ví dụ. Tuy chỉ toàn nhận vai phụ, nhưng khán giả luôn coi anh là diễn viên chính bởi phong thái dí dỏm ấn tượng. Doãn Quốc Đam liên tiếp xuất hiện trên sóng truyền hình thời gian qua bằng các nhân vật nhiều màu sắc như vai Thành trong “Gia đình mình vui bất thình lình”, rồi vai Mến trong phim “Làng trong phố”, chưa kể một vai nhỏ xuất hiện trong phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao”. Khi bộ phim “Gia đình mình vui bất thình lình” đang trong quá trình ghi hình những ngày cuối, Doãn Quốc Đam lại tiếp tục có mặt trong bộ phim vừa bấm máy là “Ngao hoa lục sắc” của đạo diễn Bùi Quốc Việt. Ở mỗi phim, anh đều có đất diễn, không nhân vật nào lẫn với phim, không có nhân vật phụ, tất cả đều có vai trò gần như bằng nhau. Tương tự, bộ phim “Gia đình mình vui bất thình lình” đangphát sóngmỗi thứNăm, Sáu hàng tuần trên VTV3 cũng là thế giới thu nhỏ xoay quanh gia đình ông Toại - bà Cúc cùngba cậu con trai và ba cô con dâu. 9 nhân vật chính dẫn dắt người xem đi từ mâu thuẫn này đến xung đột kia. Cuộc sống của một gia đình ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà không mấy khi bình yên không chỉ bởi những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu do khác biệt về tính cách, lối sống và cách suy nghĩ, mà còn là những vấn đề nội tại củamỗi gia đình nhỏ. Phim đã khai thác góc nhìn hiện đại hơn về các mối quan hệ trong gia đình, nơi mà con dâu không còn là “nạn nhân”, mẹ chồng không còn là “phản diện”, những người đàn ông “không vô tội” và những khái niệm về công, dung, ngôn, hạnh đã khác so với trước đây. Một trong những thành công của bộ phim là tất cả các nhân vật được thể hiện bản thân hết mình, không phân biệt diễn viên chính hay phụ. Làn gió mới mang đến nhiều gương mặt nghệ sĩ mới Việc mở rộng số lượng nhân vật, chú trọng vào hệ trước màn hình PhimGiađìnhmìnhvui bất thình lình. PhimLàng trongphố. Hành trìnhđểphim Việt chinhphục khán giảhiệnnay càng khókhănhơnkhi phimtruyềnhình HànQuốc, Trung Quốc, Thái Lan… quáđadạngvàsẵn có trêncácnền tảng trực tuyến, trongkhi khángiảViệt không ngại trả tiềnchocác nền tảngđểđược xemphimcủanước bạn. Vì thế, cácnhà làmphimViệt cần phải đổimới hơn nữa, thayđổi nhiều hơn, khôngchỉ ở khâuxâydựngkịch bản, để tạobảnsắc riêngcũngnhưdấu ấn riêng trong lòng khángiả. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số341 - ThứNăm, ngày7/9/2023 chuyển thể từ tiểu thuyết “Phố” của nhà văn Chu Lai. Phim chỉ có 8 tập nhưng vẫn đủ thể hiện bao tâm tư, cảm xúc chân thật của những con người luôn hướng về Hà Nội. 5. Hà Nội trong mắt ai “Hà Nội trong mắt ai” là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1982 nhưng tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Bằng cách kể mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, “Hà Nội trong mắt ai” sử dụng những câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn bó với thủ đô để phản ánh suy nghĩ của người dân về tình hình xã hội. Trong phim “Hà Nội trong mắt ai”, đạo diễn Trần Văn Thủy đã nhắc tới nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Hà Nội như Tô Hiến Thành, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương cho tới Bùi Xuân Phái. Bên cạnh những cảnh sinh hoạt của người dân Hà Nội thời bao cấp, nhiều cảnh đẹp của thành phố cũng xuất hiện trong phim, có thể kể tới Hồ Tây, chùa Trấn Quốc hay Đền Quán Thánh. Phải 5 năm sau khi ra đời, bộ phimmới được chiếu rộng rãi. Năm 1988, bộ phim đã giành giải Bông Sen Vàng cho phim tài liệu Việt Nam hay nhất, cho đến nay đây đoànkết của tất cảcácdân tộc trên thế giới cùng gìn giữ hòa bình. Tình yêu hòa bình được thể hiện trong cách chiến đấu, cách ứng xử, cách sống của những người lính thủ đô Hà Nội nói riêng và người lính Việt Nam nói chung vào mùa đông năm 1946, trước giờ phút Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bảo vệ Thủ đô 60 ngày đêmkhói lửa. 4. Người Hà Nội Bộ phim “Người Hà Nội” ra mắt công chúng năm 1996 lấy bối cảnh cuộc sống tại phố nhà binh những năm đầu của đổi mới, vào khoảng cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, xoay quanh cuộc sống đời thường của những người lính trở về sau chiến tranh với những bi kịch của những con người khác nhau nhưng dường như có rất nhiều dấu ấn của cuộc sống hiện thực. Đặc biệt, bộ phim “Người Hà Nội” khiến những người xa xứ thêm nao lòng nhớ về Hà Nội bởi phim cũng đề cập về những người rời thành phố để mưu sinh xa nhà. Dù ra mắt cách đây gần 30 năm nhưng “Người Hà Nội” vẫn là một bộ phim truyền hình về Hà Nội ghi dấu mãi trong trái timnhiều thế hệ khán giả. Bộ phim được các đạo diễn Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê, Đăng Khoa, Hoàng Thắng Những ngàymùaThu lịch sử này, nhiều người dân lại nhắc nhớ những thước phim kinh điển lấy đề tài về Thủ đô Hà Nội. Trong đó, không thể không kể đến 9 bộ phimkinhđiểndưới đâyđã tái hiện vềHàNội anhhùng,máu lửa, sôi sục ý chí nhưng cũng vô cùng bình dị, lãng mạn từng sống mãi trong lòng công chúng. 1. Em bé Hà Nội Em bé Hà Nội do Hãng phim Hà Nội sản xuất năm 1974, đạo diễn Hải Ninh thực hiện là một tác phẩm thành công và để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người xem khi đưa góc nhìn chiến tranh qua thânphậncủaembéNgọcHà (diễn viên Lan Hương) mới 12 tuổi. Đó là cuộc phiêu lưu của một cô bé đi tìmbốmẹ và em gái bị mất tích trong sự hoang tàn của thành phố sau đợt dội bomB52 của quân đội Mỹ. Được quay giữa bối cảnh thực là Hà Nội ngay sau những trậnbomB52 rải thảm, phim “Em bé Hà Nội” là câu chuyện xúc động và tràn đầy tình người về đời sốngThủ đô những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Truyện phim đi theo hành trình sơ tán và tìm bố của hai chị em Ngọc Hà, Thùy Dương sau khi mẹ của hai em đã hy sinh, ngôi nhà ở Khâm Thiên cũng đã tan nát sau trận bom B52. Trên đường đi tìm bố, Ngọc Hà chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh và hai chị em cũngđãgặpnhữngconngười nồng hậu. 2. Sao tháng Tám Công chiếu năm 1977, “Sao tháng Tám” là bộ phim được đạo diễn Trần Đắc sản xuất ngay khi đất nước mới thống nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, Sao Tháng Tám gần như là bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt phản ánh thành công cuộc cách mạng tháng Tám thần thánh của dân tộc. Chođếnnay, bộphim vẫn thể hiện sức sống trường tồn cùng lịch sử. Bối cảnh phim là khí thế sục sôi nhữngngày trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và trận đói kinh hoàng năm 1945. Bộ phim giúp khán giả hiểuđược cuộc sống lầmthan của nhân dân ta trong thời khắc lịch sử đáng nhớ, mà không trang viết nào tái hiện chânthựcbằng.Bộphimđược quay ở thời điểm cả nước mới thống nhất vào năm 19751976, bối cảnh phim hiện lên chân thực với những chi tiết quý báu về bối cảnh xã hội, mâu thuẫn trong những tình huống đẩy lên cao trào kháng chiến, sự đồng lòng đồng sức trong đồng bào, khẳng định một dân tộc độc lập, tự chủ. 3. Hà Nội mùa Đông năm 1946 Mùa đông năm 1946, cuộc đàm phán trong Hội nghị Fontainebbeau tại Pháp thất bại, Hồ Chủ tịch ký tạm ước với Phápđể tranh thủ thời gian chuẩn bị đối phó với tình hình. Đây chính là bối cảnh của bộ phim “Hà Nội mùa Đông năm1946”. Khi xem “Hà Nội Mùa Đông năm 1946”, khán giả có cơ hội thấy rõ hơn khả năng đối nội và đối ngoại đầy trí tuệ của Bác Hồ và các nhà lãnh đạo chính quyền cách mạng trong thời khắc vô cùng quan trọng này. Bộ phim “Hà Nội Mùa Đông năm 1946” của đạo diễn Đặng Nhật Minh công chiếu năm 1997, mang đến cho người xem hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh, kêu gọi tinh thần Mùa thu Hà Nội khiến bao người xao xuyến bởi những con đường ngập lá vàng rơi, tiết trời se lạnh và phảng phất chút mưa phùn bay bay. Mùa thu Hà Nội còn gắn liền với những mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, họa và cả những thước phim kinh điển. Một Hà Nội anh hùng và P.V (tổng hợp) PhimEmbéHàNội. PhimHàNội 12ngàyđêm. PhimSao thángTám. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==