Ngày Nay số 351

TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ SỐ351 (16 - 23/11/2023) Người đi để lại thương nhớ TRANG 2 13 Ảnh gốc: NguyễnĐìnhToán Chuyển thể đồ hoạ: TúAnh

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã khởi xướng đưa đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Với Văn Cao, giai đoạn này ông được nhận “mưa giải thưởng” bằng các danh hiệu và giải thưởng cấp cao của Đảng và Nhà nước dành cho ông xã hội sau hòa bình thống nhất đất nước, cần xóa bỏ bao cấp, toàn xã hội chuyển sang cuộc cách mạng với “những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với bút danh NVL. Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6/1985) quyết định: “Phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán Nhạc sĩ Văn Cao sinh vào mùa thu năm 1923 và cũng nhẹ nhàng tạ thế khi mùa thu năm 1995. Mùa thu vừa có cái ấm nóng, se lạnh, vừa là những ngày bâng khuâng với nhiều hồi tưởng nhất về nghệ sĩ đa tài Văn Cao. 100 mùa Thu đã qua Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã LiênMinh, huyệnVụ Bản, tỉnhNamĐịnh. Xuất thân trong một gia đình viên chức, ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên sáng lậpHội NhàvănViệtNamnăm 1957, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ngày 10/7/1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, nhạc sĩ Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Năm 1996, một năm sau khi mất, nhạc sĩ Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba... Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, NamĐịnh... VănCaođượcnhiềungười xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam, một cá nhân hội tụ và kết tinh năng khiếu tài hoa của cảba lĩnhvực nhạc - họa - thơ tronggầnnhư toàn bộ những sáng tác của ông. Kể từ ngày Văn Cao sinh ra đến nay đã tròn 100 năm. Đúng như câu cách ngôn của Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ địch vĩnh hằng, chỉ có lợi ích quốc gia là trường sinh bất biến”, cả cuộc đời Văn Cao đã đi đúng con đường chân lý là đem lại lợi ích tinh thần cho đất nước, mở thêm niềm tự hào cho dân tộc. Văn Cao đã đi xa, ký ức về ông với ai đó biết ông cũng dần mờ xa, nhưng ký ức về tác phẩm của ông mãi mãi gắn kết với cảm xúc người nghe, nhìn, thấy, hiểu và sẽ trở thành ký ức tích lũy tương lai về văn hóa biết ơn, văn hóa chia sẻ. Tôi đã ghé thămVăn Cao, đã ngồi gần ông tiếp chuyện và đã ngồi rất xa ông để có phút tĩnh lặng lắng nghe ký ức trong ông, ký ức ngoài ông (xã hội) với các công trình sáng tác của ông được đánh giá thẩm định ít nhất trước ba thế hệ cách quãng 25 nămmột hệ tuổi. Thế hệ thứ nhất gọi là thế hệ thanh niên đã có thành quả đương thời cùng Văn Cao từ 1945 đến 1970 đều đã tôn vinh ông như một anh tài đầu bảng về âm nhạc bản sắc, âm nhạc tiên tri. Giai đoạn thế hệ thứ hai kể từ 1970 đến 1995, Đảng và Nhà nước đã nghiêm túc nhìn lại cơ chế kinh tế và Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với thế kỷ XX nhiều biến động. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Văn Cao gắn liền với lịch sử, đồng hành với dân tộc. Ởmỗi giai đoạn phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, tình yêu Tổ quốc luôn sắt son chung thủy và được ông ghi lại trong ba lãnh địa thơ - nhạc - họa. Họa sĩ, nhà báo TRỊNHYÊN (Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCOViệt Nam, Giámđốc Trung tâmUNESCOMỹ thuật Việt Nam) KỈ NIỆM 100 NĂMNGÀY SINH VĂN CAO: Người đi để lại thương nhớ Nhạc sĩVănCao vàĐại tướngVõNguyênGiáp. Trongnhữngngàycấptậpchuẩnbị chobuổi lễkỷniệm100nămngàysinh VănCaovàhội thảovề thânthếsự nghiệpcủaVănCao, đoànnghiêncứu tưvấndựánvàkhoahọc tiềmnăng củaTrungtâmUNESCOMỹ thuậtViệt Namđãtổchức cácbuổi khảosát và làmviệcvới lãnhđạoxãLiênMinh, Vụ Bản, tỉnhNamĐịnh(quêhươngVăn Cao), đã làmviệcvớiHuyệnủy,UBND huyệnVụBản, tỉnhNamĐịnh, thống nhất chủtrươngnângcấpkhutưởng niệmVănCaothànhCôngviênVăn hóaNghệ thuậtVănCao. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và đặc biệt Giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho Văn học Nghệ thuật đợt đầu tiên 1996 cho 5 nhạc sĩ, trong đó Văn Cao với các ca khúc: Tiến quân ca (1945), Chiến sĩ Việt Nam (1945), Làng tôi (1947), Tiến về Hà Nội (1948), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950) và Trường ca Sông Lô (1947). Ở giai đoạn thế hệ thứ ba, từ 1995 đến 2020 chuyển sang thế kỷ XXI, không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới chuyển sang tổng lực phát triển nền kinh tế, giáo dục, khoa học và văn hóa, đều thúc đẩy thông qua truyền thông để cạnh tranh, để hội nhập, các bước chuyển động xã hội đều có tốc độ chóng mặt về khoa học công nghệ, Từ đây, chúng ta, thế hệ thứ ba có thể khẳng định Văn Cao là bậc nghệ sĩ thiên tài. Tượng đài nghệ thuật thế kỷ XX Tổng hợp đánh giá tài năng của Văn Cao, có thể thấy, ông được nhiều người xem là hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam hiện đại. Với tài năng nghệ thuật đa dạng ở các lĩnh vực văn chương - âm nhạc - hội họa, Văn Cao đã sớm đạt thành tựu đột khởi cả về chất và lượng. Sau khi Văn Cao đã về thế giới bên kia (10/7/1995), nhiều nhà lý luận phê bình coi ông là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam nửa giữa và cuối thế kỷ XX - ở nơi “dòng chảy” sáng tạo cá nhân của một con người có sự “hợp lưu” xuyên suốt của ba nhánh nhạc - họa - thơ của ông có cứng, cómềm, có âm, có dương mà nhà phân tích chỉ nói vào bản thể là Hùng ca và Tình ca. Nhận định về số lượng tác phẩm của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích “lãng du” qua những “địa hạt” âm sắc Mới của những loại hình nghệ thuật sáng tác Mới - khác nhau. Dù ông không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào đó nhưng đối với những “miền” mà ông đã bước qua thì Văn Cao đều lưu dấu ấn sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đi sau ông có đất phát triển. Như nhạc sĩ Phạm Duy sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của mình chịu ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách tôn trọng suốt đời mà ông coi Văn Cao là một người bạn văn nghệ tri kỷ của mình. Với Trịnh Công Sơn cũng vậy, duy nhất những hình ảnh chụp Văn Cao hay Trịnh Công Sơn khi giao tiếp thân thiện với mọi người, chúng ta chưa thấy Văn Cao hay Trịnh Công Sơn ôm ai thắm thiết bao giờ, nhưng ở hai con người này đã gặp nhau không chỉ tay bắt mặt mừng mà họ đã ôm ghì nhau như các “thiên thần lâu ngày xa cách”. Điều này không chỉ chứng minh ở họ cùng chung tín hiệu“tâm thượng, trí kết, khẩu phục lẫn nhau”, mà còn có tín hiệu “Tâm thức truyền tin, tín, nghĩa, tình” có tri kỷ âm nhạc, hội họa và thi ca “đã trùng tần số tâm đắc đồng linh”. Cho đến nay, UNESCO đã vinh danh 6 vị hiền tài của Việt Nam. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất của Việt Nam; Nguyễn Trãi là Danh nhân Văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài; tiếp đó là Nguyễn Du, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu. Trước đó, từ khi chưa có UNESCO vinh danh thì nhân dân cũng, đã, và vẫn gọi nhiều người tài là Danh nhân Văn hóa, như Danh nhân Văn hóa Nguyễn Trãi, Danh nhân Văn hóa Nguyễn Du, cho đến Cao Bá Quát, Nguyễn Siêu, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu… Sau 100 năm nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận ra Văn Cao xứng đáng được gọi là Danh nhân Văn hóa, một tượng đài nghệ thuật hiếm có của thế kỷ XX.n ngân xa... PhạmDuy viếngmộVănCao. Phác thảo tượngVănCao củahọa sĩ TrịnhYên. Hội thảo về thân thế sự nghiệp Văn Cao và Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Văn Cao Ngày15/11/2023, LiênhiệpcácHộiUNESCOViệtNamvàHộiMỹthuậtViệtNamlongtrọngtổchứcLễ kỷniệm100nămngàysinhDanhnhânVănhóaVănCao(15/11/1923–15/11/2023)vàHội thảovề thânthếsựnghiệpcủaVănCao.TheoôngTrầnVănMạnh,PhóChủtịchkiêmTổngThưkí Liênhiệpcác HộiUNESCOViệtNam,buổi lễcùngvới lễhộiâmnhạcmangtên“ĐànchimViệt”doHộiNhạcsĩViệt Namđăngcai tổchứcđãdiễnratạiHàNộingày20/8(Kỷniệm78nămCáchmạngThángTámthành công), cùngchươngtrìnhcanhạc“BếnXuân”doNhàhátNghệthuậtđươngđạiViệtNamphốihợpvới một sốđơnvị tổchức tạiHàNội,HảiPhòng, vàcácđêmnhạc,hội thảotươngtựđangcùngnhauthể hiệntriânvớiVănCao,nhưnhữngnénhươngthơmtưởngnhớđếnông. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 THÁI QUÂN (tổng hợp) Hàng triệu người hòa nhịp lời ca Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ứcViệt Namthời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của cá nhân Văn Cao. Theo lời kể của nhạc sĩ, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế. Văn Cao gặp Vũ Quý, là một cán bộ Việt Minh, cũng là một người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao. Ông Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng và giao nhiệm vụ đầu tiên cho Văn Cao là sáng tác một bài hát cho quân đội cáchmạng. Văn Cao lúc ấy, chưa biết đến chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ (Hà Nội) theo thói quen đi và cũng chưa gặp các chiến sĩ quân đội cách mạng trong khóa quân chính đầu tiên và không biết họ hát như thế nào... tác giả “đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”. Ông đã trăn trở, tìm kiếm những âm thanh, hình ảnh bằng bản in đá do chính ông Vũ Quý giao cho Văn Cao viết. Văn Cao đã trực tiếp xuống nhà in viết tay bài “Tiến quân ca”, trực tiếp in 1.000 tờ báo có bài“Tiến quân ca”. Nguyễn ĐìnhThi khi nghe bài hát này đã xúc động và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa vềmặt trậnViệt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài “Diệt phát xít”, Văn Cao viết thêm bài “Chiến sĩ bước chân rộn vang trên đường gập ghềnh xa…”. “…Nhịpđiệungândài của bài hát mở đầu chomột tiếng cồng vang vọng”… Nhạc sĩ Văn Cao nhớ lại, khi bài hát viết xong, ông Vũ Quý đã rất hài lòng: “Da mặt anh đen sạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh”. Sau đó, lần đầu tiên “Tiến quân ca” được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập vào tháng 11/1944 trong buổi chiều đi dọc các con phố Hà Nội và ông đã viết được những nét nhạc đầu tiên của bài Tiến quân ca. Ông đã chỉnh sửa và hoàn thiện bài hát nhiều ngày sau đó tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội trong những ngày đông ảm đạm, đói, rét, khổ cực, để rồi những lời ca dần thành hình: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, Văn Cao và sáng tác bất hủ của ông đã lưu dấu trong lòng mỗi người dân niềm tin tưởng vào cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc. Dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi khi giai điệu thiêng liêng của bản “Tiến quân ca” vang lên là mỗi lần chúng ta có dịp lắng lòng, nhớ lại những trang sử hào hùng đã đi qua của dân tộc. “Tiến quân ca” còn vang mãi LễThượng cờ tại Quảng trườngBaĐình. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 Ngaykhi sáng tác xongchođến saunày, nhạc sĩ VănCaovẫn luôncho rằng, bài hát “Tiến quânca” thuộc vềnhândânvà dân tộc. Chỉ cóngười dânmới làngười gìngiữ, bảovệbài hát này. Chonên, nguyệnvọngcủa VănCao lúc sinh thời là trao lại toànbộbài hát “Tiếnquânca” chongười dânViệtNam. của Chủ tịch nước đối với cố nhạc sĩ Văn Cao và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với bà Nghiêm Thúy Băng, phu nhân của ông. Trong bản hiến tặng của gia đình, do họa sĩ Văn Thao công bố có nội dung: “Tôi là Nghiêm Thúy Băng, 85 tuổi, cùng với năm người con đẻ đồng ký tặng bản “Tiến quân ca” gồm cả nhạc và lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Bài “Tiến quân ca” ra đời tháng10/1944, khi tácgiảmới 21 tuổi. In trên trangVănnghệ báo Độc Lập số đầu tiên, ca khúc đã là bài hát của nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầmcủa lịch sử, bài hát đãđồnghành cùng dân tộc Việt Nam trong chiến tranh lẫn trong hòa bình. Gia đình chúng tôi bằng văn bản này trân trọng hiến tặng cả phần nhạc và phần lời. Trân trọng đề nghị Quốc hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo thẩm quyền tiếp nhận bài “Tiến quân ca” và thông báo tới nhân dân”.n tác phẩm này. Trước khi Văn Cao mất, ông thường bảo với các con rằng: “Các con đừng bao giờ lấy tiền bản quyền ca khúc “Tiến quân ca”và sau này, đến lúc nào đó, thay mặt bố, bàn giao ca khúc này cho Nhà nước và nhân dân”. Thể theo tâm nguyện của cố nhạc sĩ cùng toàn thể gia đình, đến năm 2016, mong muốn hiến tặng bài “Tiến quân ca”cho nhân dân và đất nước của Văn Cao đã được thực hiện. Cùng với đó, các cơ quan liên quan cũng làm thủ tục, hồ sơ đề nghị truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh Việt Nam”, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng. Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên vào ngày 17/8/1945, khi diễn ra cuộc mít-tinh ở Hà Nội, bài hát “Tiến quân ca” được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Văn Cao đã kể lại những kỷ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh…”. Bài hát đi cùng năm tháng Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Vào năm 1946, Quốc hội khóa I đã chính thức quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của Việt Nam. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946, tại Điều 3, ghi rõ: Quốc ca là bài “Tiến quân ca”. Bài “Tiến Quân ca” được nhận định không chỉ là một bản nhạc hay so với nhiều bài quốc ca của các nước khácmà nó còn có đầy đủ giá trị tiêu biểu, vì nó đã gắnbó tình cảm với nhiều thế hệ nối tiếp nhau trải qua nhiều chặng đường gian nan và vinh quang của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhiều năm trôi qua, bài hát trở thành hành khúc, đồng hành cùng nhân dân trong suốt những chặng đường đấu tranh gian khổ và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng tổ quốc. Về“Tiến quân ca”, Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca là một sự tiếp tục từ những hành khúc trước đó. Như trong“Thăng Long hành khúc ca”với câu:“Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài hát “Đống Đa”: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành “Tiến quân ca”. Phần ca từ của bài Quốc ca ở thời điểm mới ra đời có nhiều khác biệt so với sau này với câuđầu là“ĐoànquânViệt Minh đi” và câu thứ sáu của bài hát là “Thề phanh thây uốngmáu quân thù”thể hiện sự căm phẫn, đau đớn của Văn Cao trước sự tàn bạo của thực dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra. Về sau, để phù hợp với bối cảnh, những câu hát trên được nhiều người góp ý và tác giả đã sửa. Đặc biệt, câu kết “Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!” được Văn Cao sửa thành “Tiến lên! Cùng tiến lên! Núi sông Việt Nam ta vững bền”. Nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca, ai đó đã sửa thành“... Nước non Việt Nam ta vững bền”. Việc này không đúng với ý định của Văn Cao, bởi theo ông: “Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khoẻ và hùng tráng.” Quốc ca thuộc về người dân Việt Nam Ngay khi sáng tác xong và cho đến sau này, nhạc sĩ Văn Cao vẫn luôn cho rằng, bài hát “Tiến quân ca” thuộc về nhân dân và dân tộc. Chỉ có người dân mới là người gìn giữ, bảo vệ bài hát này. Cho nên, nguyện vọng của Văn Cao lúc sinh thời là trao lại toàn bộ bài hát“Tiến quân ca”cho người dânViệt Nam. Sau này, Văn Cao chia sẻ khi sáng tác ông không nghĩ ca khúc được chọn làm Quốc ca. Ông chỉ làm một bài ca cách mạng, một bài ca yêu nước như nhiều bài ca khác từng sáng tác. Còn“Tiếnquân ca”được chọn làmQuốc ca là do giá trị của bài hát. Ca khúc gặp đúng thời điểm, sau này được Bác Hồ và Quốc hội lựa chọn làmQuốc ca. Cần nói thêm rằng từ khi “Tiến quân ca” ra đời, bản thân nhạc sĩ Văn Cao và gia đình chưa nhận bất cứ một đồng nào tiền bản quyền của NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Thổi hồn Việt vào hành khúc phương Tây “Văn Cao đã rời xa dương thế 28 năm nhưng hình như trong tâm trí cả dân tộc Việt Nam, ông vẫn bên ta hằng ngày”, đó là chia sẻ của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha trong một buổi tọa đàm khoa học về Văn Cao đầu tháng 11/2023 vừa qua. Sinh ra vào những năm đầu thế kỷ 20, Văn Cao thuộc thế hệ thanh niên ưu tú, được tiếp thu những tinh hoa văn hoá hai thế giới Đông - Tây. Những tác phẩm của ông đã mang lại cho giới mộ điệu một lối cảm thụ nghệ thuật mới. Đặc biệt, các ca khúc của Văn Cao luôn được quảng đại quần chúng đón nhận, từ tình khúc cho tới trường ca. Sự nghiệp sáng tác của Văn Cao gắn liền với những giai đoạn phát triển của đời sống văn học, nghệ thuật Việt Namtừ thời kỳ thuộc địa, cho tới thời kỳ cách mạng và kéo dài sang giai đoạn đổi mới, mà đỉnh cao nhất là thập niên 1940 - 1950. Văn Cao bước vào con đường nghệ thuật khá sớm, Điều này được thể hiện rõ nhất khi ở tuổi 16, trong mùa thu thương nhớ tiểu thuyết gia Vũ Trọng Phụng, Văn Cao đã viết “Buồn tàn thu” (1939) có hơi hướng làn điệu ca trù. Ca khúc được nhiều thế hệ người yêu nhạc cảm nhận một sự kết nối với truyền thống rõ rệt. Từmùa thu năm xưa, người nhạc sĩ sinh năm 1923 tiếp tục thăng hoa với những “Cung đàn xưa”, “Thu cô liêu”. Văn Cao góp phần không nhỏ cho sự định hình thể loại trường ca trong âm nhạc, với “Trường ca Sông Lô” là một trong những đỉnh cao của thể loại này. Trên thực ông có những giây phút thăng hoa nhất. Nhà lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu nhận định phần nhạc của Văn Cao cho thấy sự kết hợp hai truyền thống Tây và ta. Từng có nhận xét: “nhạc Văn Cao khá Tây!”. Ông không hề mượn một làn điệu dân ca nào nhưng những tiếp nhận từ phương Tây đã được chuốt lại theo thẩm âm Việt, đan kết hoặc xen kẽ với những nét đặc trưng của chất liệu Việt để chuyển tải một tâmhồn thuầnViệt. khi mới ở tuổi thiếu niên. Ông đặt chân vào văn nghệ bằng những vở kịch và truyện ngắn, sau đó chuyển sang thơ nhưng âm nhạc mới thực sự là địa hạt giúp BẮC HIỆP Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Văn Cao, giới văn học nghệ thuật lại mở các cuộc bàn luận về người nghệ sĩ đa tài này. Âm nhạc của Văn Cao, như nhiều người công nhận, đậm chất thơ và họa, giàu chất trữ tình, cho tới nay vẫn còn để lại nhiều giá trị văn hóa cho hậu thế chiêm nghiệm. dưới góc nhìn hậu thế Nhạc sĩVănCao. Ảnh: NguyễnĐìnhToán TranhvẽVănCao củahọa sĩ Đỗ HoàngTường. NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023

Di sản ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao không đồ sộ về số lượng mà rất đặc sắc và đa sắc: Lãng mạn và bi tráng, mượt mà và gân guốc, giản đơn và hoành tráng, khái quát và cụ thể, cổ thi và hiện đại, thoát tục siêu thực và cũng lại rất thực, rất đời. Sự độc đáo, hấp dẫn ở ông có lẽ bắt nguồn từ biệt tài sáng tạo nghệ thuật mang tính “liên minh”: Nhạc đầy chất thơ, thơ giàu tính nhạc, và trong cả hai đều bắt gặp tư duy hội họa. Cũng như với thơ và họa, nhạc của ông không thiếu những khai mở khám phá. Nhà lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu Họa sĩ Bùi XuânPhái, nhà vănNguyễnTuânvànhạc sĩVănCao. Nhạc sĩVănCao vànhạc sĩ TrịnhCôngSơn. Văn Cao và nhiều văn nghệ sĩ tiêu biểu khác đã làm, chúng ta có thể nhận ra, vững tin hơn vào những bài học của lịch sử cho hiện tại”, ông Đỗ Hồng Quân chỉ ra. Trước khi cách mạng giành được chính quyền năm 1945, thì từ năm 1943, với “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, nhiều văn nghệ sĩ đã đáp lại tiếng gọi của cách mạng bằng tình yêu nhiệt thành với Tổ quốc. Từ đó, họ lạc quan, tin tưởng và cất lên tiếng nói tranh đấu, tiếng nói dự báo về thành công của cách mạng, kháng chiến. Nhìn lại con đường của Văn Cao trong dòng chảy tân nhạc trước năm 1945, ông hướng giai điệu các bài hát của mình gần với âm nhạc dân tộc, màu sắc ngũ cung (khác với bảy âm trưởng - thứ (major - minor) của phương Tây), lấy chất liệu từ chèo, quan họ, xẩm, ca trù… để sáng tác những ca khúc đầu đời như: Thiên Thai (1941), “Suối mơ” (1942)... Cho đến năm 1946, Văn Cao viết cho 9 năm kháng chiến gian khổ và hào hùng của dân tộc. Cả sau này nữa, ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết cho công nhân, công an, hải quân, không quân… Đến mùa xuân năm 1975, khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, Văn Cao muốn kết thúc hành trình của bản thân với dòng chảy lịch sử của đất nước bằng ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. Sử dụng một nhịp điệu 3/4 (gần như valse) nhịp nhàng, thánh thót, Văn Cao như muốn nhắn nhủ rằng sau mọi thăng trầm, biến cố của cuộc đời, âm nhạc đã về tới đích của chính mình. “Nhìn vào đó, và cả một chặng thời gian nhưng chục năm mà Văn Cao chịu những khó khăn, thiệt thòi, chúng ta, đặc biệt là các văn nghệ sĩ trẻ, càng nhận ra bài học sâu sắc của lòng yêu nước, sự sáng tạo không ngừng, luôn gieo niềm tin yêu vào tác phẩm và chuyền tải điều đó đến quần chúng”, PGS.TSĐỗHồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Namcho biết. n tế, tư duy trường ca đã được Văn Cao gửi gắm trong các sáng tác thời kỳ đầu như “Thiên thai” (1941), “Trương Chi” (1942), “Đàn chim Việt” (1948)... Đây cũng là một đặc điểm trong tư duy sáng tạo của Văn Cao mà trong những bài hát thông thường không thể hiện hết được. Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu cho rằng về cấu trúc, Văn Cao có sự chuyển biến dần từ những thử nghiệm đầu tiên phát triển tự do theo bản năng đến ý thức về cấu trúc khúc triết kiểu Tây, rồi không dừng ở khuôn khổ bài bản theo lý thuyết phương Tây mà luôn hướng tới tính linh hoạt trong lối phát triển chiều ngang đặc thù của nhạc cổ truyềnViệt Nam. Được ưu ái trong tình khúc, cấu trúc linh hoạt còn lan sang cả hành khúc, đây cũng làmột trong những yếu tố “Việt hóa” thể loại hành khúc phươngTây. Sự kết hợp hai truyền thống “Tây” và “ta” còn được thấy rõ hơn khi đi sâu vào những yếu tố chính trong ngôn ngữ âm nhạc của Văn Cao: Điệu tính và điệu thức, âm vực và cung quãng, nhịp điệu và tiết tấu, đường nét gia điệu và thủ pháp phát triển tuyến nhạc. “Nhiều ca khúc của Văn Cao đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng bởi giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật. Âm nhạc của ông đã và sẽ còn truyền cảm hứng, năng lượng cho các thế hệ khác nhau”, bà Nguyễn Thị Minh Châu chia sẻ. Phức cảm lưu lạc trong âm nhạc Văn Cao Nhiều năm nghiên cứu nền tânnhạcViệt, nhànghiên cứu Nguyễn Trương Quý cho rằng những lời ca cho thấy phức cảm lưu lạc và hội tụ trong âmnhạc Văn Cao. Theo nhà nghiên cứu Trương Quý, cảm thức lưu lạc có lẽ không chỉ riêngVănCao, mà những thanh niên theo đuổi nghiệp văn chương nghệ thuật giai đoạn sau năm 1940 đều đối diện, như các bài thơ chủ đề tha hương của Nguyễn Bính hoặc rõ hơn là các truyện ngắn và tiểu thuyết của NamCao. “Đây cũng có thể gọi là thế hệ cách mạng, bởi lẽ ở lứa tuổi hai mươi, họ là lực lượng đã tham gia vào các nhóm phái hay lực lượng chính trị mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa khác nhau trong cao trào giải phóng dân tộc 1945”, nhà nghiên cứu cho biết. Trước khi được cách mạng giác ngộ, Văn Cao vẫn là một nghệ sĩ lang thang, mang nét tương đồng các nghệ sĩ đường phố đang tìm kiếmcơ hội sáng tạo ở các đô thành lớn trên thế giới. “Tânnhạc với tư cáchmột loại hình nghệ thuật mới, vào thời kỳ này vẫn chiếm vai trò khá khiêm tốn trong khung cảnh văn hóa đại chúng, vì thế những ca khúc của Văn Cao dễ hiểu giống như những thể nghiệm của tuổi trẻ hơn là một hình thức chuyên môn nhà nghề”, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý nhận xét. Phức cảm lưu lạc còn tiếp tục trong giai đoạn cách mạng và kháng chiến của Văn Cao. Các bài hát tựa như những nhật ký kháng chiến, ghi lại hành trình đã được dự báo từ bản hành khúc “bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa” (“Tiến quân ca”, 1944), cho tới“rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa” (“Làng tôi”, 1947) đến “Rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo” (“Ngày mùa”, 1948). Hành trình phiêu bạt của Văn Cao và dân tộc chỉ chấm dứt khi nhạc sĩ cùng đoàn quân “tiến về Hà Nội” như khung cảnh: “Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về, cả cuộc đời tươi vui về đây” (“Tiến về Hà Nội”, 1949). Trách nhiệm của nghệ sĩ với thời cuộc Bàn luận về di sản của Văn Cao, PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khẳng định rằng với những tác phẩmbất hủ được trình diễn, những ý kiến, đánh giá của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu về sự nghiệp, con người Văn Cao, cũng chính là câu chuyện, là vấn đề mà xã hội đang quan tâm trong cuộc sống hôm nay. Đó là ý thức trách nhiệm, tình yêu, nỗ lực đóng góp của văn nghệ sĩ đối với đất nước, dân tộc. Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, giới văn nghệ sĩ hiện nay vẫn đứng trước nhiều câu hỏi về trách nhiệm sáng tạo, xây dựng những tác phẩm lớn; về tình cảm, sự gắn bó với nhân dân, đất nước; về cả những băn khoăn khi đâu đó chúng ta thấy có sự xao nhãng đối với những chủ đề lớn của dân tộc, đất nước, xa rời với thực tế đời sống, ẩn mình vào cái “tôi” ích kỷ, thậm chí có những quan điểm, phát ngôn đi ngược lại quyền lợi chính đáng của đất nước, nhân dân, gây ảnh hưởng đến mối đoàn kết dân tộc; hay sự thiếu tích cực trong việc đấu tranh phản biện của văn nghệ sĩ đối với xã hội… “Trân trọng những gì NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 Yêu loài hoa Xuân Giữanhữngngày thángkỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Văn Cao, ký ức về ông dường như sống động hơn nơi người con trai cả, họa sĩ văn Thao. Theo nhận định của họa sĩ Văn Thao sau những tháng năm dài sống cùng người cha tài hoa, nhạc sĩ Văn Cao là một người đặc biệt yêu thíchhoa. Có lẽ cũng bởi ông còn là họa sĩ, phải chăng vì thế VănCao cóphầnyêu các sắc màu rực rỡ của hoa mà tạo hóa ban tặng thế gian này hơn những con người bình thường chăng? Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khắp phố phường Hà Nội lại tràn ngập sắc hoa. Hoa trongquầy, hoa trong quán, hoa bán vỉa hè, hoa gánh trên vai, len lỏi vào khắp ngõ ngách của đường phố. Khắp các cửa ô đều trở thành những chợ hoa với hàng trăm loại hoa đua sắc mà không thể kể hết được. Hoa là một nhu cầu, một yếu tố tinh thần không thể thiếu của người Hà Nội trong những ngày Tết. Chơi hoa, chơi cây cảnh làmột thú chơi tao nhã và tinh tế từ xa xưa của người Tràng An ngàn nămvăn hiến. Trong nhà Văn Cao luôn có một lọ hoa đặt trên nóc đàn piano tùy theo mùa của các loài hoa. Mùa xuân có hoa lay ơn, mùa hè có hoa sen, mùa thu có hoa cúc… Song thứ hoa ông thích nhất có lẽ là hoa đào, thứ hoa chỉ nởmột nămmột lần vào đúng những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trong nhiều tác phẩm của mình, Văn Cao đều nhắc đến tên loài hoa xuân. Như trong bài “Thiên thai”ông viết “Thiên thai chốnđây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian, có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần”. Hay trong hành khúc “Tiến về Hà Nội”, ta lại thấy hình ảnh “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về, như đài hoa xuống cành nở năm cánh đào, chảy dòng sương sớm long lanh”. Chính vì thế, cứ đến Tết, dù bận mấy, Văn Cao đều đi chợ hoa truyền thống tại phố Hàng Lược, đắm mình trong rừng hoa khoe sắc giữa lòng phố cổ Hà Nội để quên đi những ngày tháng vất vả lo miếng cơm manh áo. Len lỏi trong dòng người, dòng đời là hình ảnh một nhạc sĩ già thân hình gầy guộc, chống batoong với đôi mắt sáng, kiên trì chọn mua một cành đào ưng ý nhất. Họa sĩ Văn Thao còn nhớ như in mùa xuân cuối cùng của cha ông, cái Tết năm Ất Mùi (1995). Mùa xuân năm đó rét hơn mọi năm. Sức khỏe của Văn Cao đã yếu nhiều nhưng nghe tin cô con gái ở Ba Lan về ănTết với gia đình, ông vui lắm. Đã lâu lắm rồi gia đình chưa có một cái Tết đông đủ con cháu. Sáng 27 Tết, ông được biếu một cành đào bích to, nụ hoa nhiều nhưng lá trông không được tươi. Nhìncànhđào,VănCao có vẻ không ưng lắm. Một lúc sau ông bảo con trai đèo lên chợ hoa Hàng Lược. Ông thíchchơi đàophai. Với ôngđàophai đẹphơnđào bích vì nó có dáng tự nhiên khôngbị uốnnắn, lộc lánhiều, sắc hoa phớt hồng khépnép e lệ như một thiếu nữ bước vào tuổi dậy thì. Gần trưamới thấy ông về, trên tay ông là một cành đào bích có thế rất đẹp. Cung thăng cung trầm trong MAI SƠN chọn được cành đào này. Năm nay em Hương nó về, chơi đào bích cho không khí gia đình vui tươi hơn”. Buổi chiều hôm đó cô con gái của nhạc sĩ Văn Cao về. Nhìn thấy hai cành đào, cô reo lên: “Đẹp HọasĩVănThaohơi ngạcnhiên hỏi cha: “Sao năm nay bố lại muađàobích?Đãcómột cành đàobích rồimà”. Ông nở nụ cười bảo: “Năm nay rét, đào phai kém lắm. Bố phải tìm mãi mới Trong hồi ức của người con trai cả Văn Thao, nhạc sĩ Văn Cao hiện lên là người cha tài hoa, vĩ đại. Dẫu vậy, trong đời sống thường ngày, người nhạc sĩ lỗi lạc của dân tộc sống rất mực giản dị, thực tế, luôn luôn dành sự thương quý cho những người xung quanh. Trongnhiều tácphẩm củamình, VănCaođều nhắcđến tên loài hoa xuân. Như trongbài “Thiên thai”ôngviết “Thiên thai chốnđây hoaxuânchưagặp bướmtrầngian, cómột mùađàodòngngày thángchưa tànquamột lần”. Hay tronghành khúc “TiếnvềHàNội”, ta lại thấyhìnhảnh“Năm cửaôđónmừngđoàn quân tiếnvề, nhưđài hoaxuốngcànhnởnăm cánhđào, chảydòng sươngsớmlong lanh”. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 cha, thấy ông vẫn khỏe, họa sĩ Văn Thao cảm thấy yên tâm. Hai cha con ngồi tâm sự, nhạc sĩ Văn Cao bảo: “Hôm vừa rồi bác Trúc Lâm đến chơi, xem tử vi cho bố. Bác bảo năm nay bố có cái hạn ốm đau, bác dặn bố đừng vào viện”… Rồi Văn Cao cười: “Tao mà ốm là mẹ mày bắt đi bệnh viện ngay, ở nhà bà ấy không hầu được… Con người ta có số đấy”. Mùa xuân năm ấy Văn Cao vẫn sống vui vẻ và khỏe mạnh. Ông vẫn đi đây đó thăm thú bạn bè. Người con trai cả cũng quên đi mọi chuyện. Nào ngờ cuối tháng 6 năm 1995, Văn Cao phải vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vì bệnh cũ tái phát. Hai tuần sau vào ngày 10/7/1995, người nhạc sĩ tài hoa của dân tộc ra đi, để lại cho gia đình ông một khoảng trống không thể bù đắp. Cho đến bây giờ cứ mỗi khi Tết đến xuân về, những người con của Văn Cao lại mang một cành đào đến mộ thắp nhang mời ông về ăn Tết với gia đình, con cháu. Nhạc sĩ Văn Cao đã ra đi, bỏ cõi trần gian để về với chốn thiên thai - cái cõi Đào Nguyên ấy luôn “Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần”… Phải chăng, thiên thai là cõi mơ của Văn Cao. n ăn uống thoải mái, vô tư… Đêm 30 Tết cành đào của ông nở bung ra hàng chục bông hoa đỏ thắm. Con cháu đã nhà nào về nhà nấy còn lại mình ông lặng lẽ ngồi nhâm nhi ly rượu, ngắm hoa đào nở, chờ đón giao thừa. Sángmùng Một Tết, mãi gần trưa hai vợ chồng họa sĩ Văn Thao mới lên nhà chúc Tết cha mẹ. Vừa bước vào nhà, họa sĩ Văn Thao đã ngẩn người nhìn cành đào. Mới tối qua, cành đào nở đẹp như tranh vẽ, vậy mà sáng nay hoa đã héo rũ. Văn Cao lặng đi, đôi mắt thoáng một chút thất thần nhìn con, ông bảo: “Chốc nữa con mang cây đào ra ngoài sân, đêm nay có hơi sương nó tươi lại thì may”. Lát sau người con gái đến, vừa bước vào cô đã khoe: “Bố biết không cây đào bố cho con hôm nay nở đẹp lắm, ai cũng khen”. Cha tôi cười nhẹ: “Đào mà nở đẹp vào sáng mồng Một thì năm nay số con sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn”. Những ngày Tết vui vẻ rồi cũng qua đi, những người con của Văn Cao lại trở về với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, người con cả Văn Thao vẫn áy náy về cành đào héo vào đúng ngày mồng Một Tết của cha. Sau Tết không lâu, lên thăm quá. Bố mua những hai cành cơ à? Con mới về còn mải đi trả quà cho mọi người nên chưa đi sắmTết được”. Nhạc sĩ Văn Cao cười: “Bố mua có một cành thôi còn một cành người ta biếu, bố cho con một cành đấy, thích cành nào thì con đem về chơi Tết. Lâu lắm rồi con mới về ăn Tết với gia đình, có cành đào trongnhà thìmới rakhôngkhí ngàyTết”.Người congái sướng quá, chị cứ tần ngần định chọn cành đào thếmà nhạc sĩ Văn Cao đã mua nhưng rồi lại lấy cànhđàođược biếu vì hiểu rằng chamình thích đào thế. Bữa cơm chiều 30 Tết Nhiều năm sống gần gũi VănCao, người con trai cảhiểu rõ thú chơi đào của ông. Theo Văn Cao, đào đẹp đầu tiên là ở cái dáng, cái thế của cây, của cành, sau mới là hoa và lá. Muốn hoa đẹp, phải chọn những cành nhiều nụ, nụ to và mập thì hoa mới đẹp, chơi được lâu. Có những năm, Văn Cao chọn được cành đào hoa nở đẹp qua tận rằm tháng giêng. Cànhđàoôngmua vềnămđó quả là rất đẹp, nụ to và nhiều, xen với lá xanh tươimơnmởn, trên cành mới nở dăm bảy bông hoa to và đỏ thắm. Văn Cao ngắm cành đào và tỏ vẻ ưng ý lắm. Ông bảo: “Cành đào này nụ nhiều có thể chơi được qua rằm…”. Ở nhà Văn Cao có một cái lọ sành to, cao khoảng 2 gang tay chuyên để cắm đào. Lúc cần các con trai giúp đổ nước vàovàbê choông.VănCao lấy cành đào ra, cẩn thận châm lửa đốt cháy một đoạn gốc. Đặt cái lọ vào một góc phòng kháchđối diện cửa ra vào, ông thận trọng cắm cành đào và chèn gốc cẩn thận rồi xoay cho thế của cây đào đúng vị trí đắc địa nhất. Ông sợ nhất những cành đào nở tung tóe, chưa hết Tết hoa đã úa tàn. Đối với ông nếu năm nào đúng giao thừa sang ngày mùng Một Tết mà đào nở ra đều khắp các cành thì nămđó sẽ gặp nhiều may mắn. Bữa cơm chiều 30 Tết đối với dân tộc ta rất thiêng liêng. Nó là bữa cơm hội tụ toàn gia đình, cả năm mới có một lần để tưởng nhớ đến tổ tiên, dòng họ. Nhưng ở gia đìnhVăn Cao, ông thườngmời thêmmột số người bạn, họ là những người khôngcógiađìnhhoặcvì điều kiện phải sống xa nhà… Văn Cao bảo với các con: “Bốmời các chú ấy đến ănTết với gia đình ta cho vui. Không khí ấm cúng, có đông đủ con cháu trong nhà sẽ làm vợi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê, bớt đi nỗi cô đơn trong những ngày Tết. Bố cũng vui hơn vì có bạn uống rượu”. Các con ông cũng hiểu lòng cha. Cành đào cuối cùng Nhưng vào cái Tết cuối cùng năm 1995, các con không thấy Văn Cao mời bạn. Cả gia đình ông quây quần bên mấy mâm cỗ, con cháu ríu rít thay nhau chúc sức khỏe ông. Văn Cao vui lắm, có lẽ nhiều năm rồi ông mới lại có được một cái Tết vui vẻ và đầm ấm như thế. Ông ngồi nhấm rượu với mấy miếng phomát được cô con gái mang từ Ba Lan về. Đôi mắt ông sáng lên, hài lòng nhìn lũ cháu cười nói, mùa Xuân cuối Nhữnghìnhảnhđời thường củaVănCao. Ảnh gia đình cung cấp. Tao mà ốm là mẹ mày bắt đi bệnh viện ngay, ở nhà bà ấy không hầu được... Con người ta có số đấy. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 Chất nhạc, chất thơ trong tranh Văn Cao Văn Cao là một hiện tượng hết sức đặc biệt và hiếm có trong lịch sử văn nghệ Việt Nam hiện đại. Nhận định về sự nghiệp văn nghệ quý giá của Văn Cao, nhiều người ca ngợi ông là nghệ sĩ đa tài, thích “lãng du” qua những “miền” nghệ thuật khác nhau, bao gồm cả âmnhạc, thơ ca và hội hoạ. PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương khẳng định, dù không gắn bó liên tục và dài lâu với một loại hình nào, nhưng ở cả ba dòng chảy nghệ thuật, ông đều lưu dấu rất nhiều sáng tạo mang tính khai phá - mở lối cho mình và cho những người đến sau. Ngay khi mới ở tuổi mới đôimươi,VănCaođãđạt được thành công rực rỡ và có một sự nghiệp rất đáng ghi nhận trong lĩnh vực hội hoạ. “Thật khiếm khuyết nếu chỉ nhắc riêng tới âm nhạc Văn Cao. Ngay từ nhỏ bước vào văn nghệ, Văn Cao đã tam tấu cả nhạc - thi - hoạ”, nhà thơ, nhạc sĩ NguyễnThuỵ Kha cho biết. Dự học không liên tục tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật ĐôngDươngvàonăm19 tuổi, đến khi vừa tròn 20, Văn Cao đã có những bức tranh tạo được tiếng vang lớn như “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”, “Cây đàn đỏ”, “Người thổi sáo”,“Côgái vàđàndương cầm”,“Uống rượu vùng cao”… Trong đó, tác phẩm đặc biệt nhất chính là bức họa đầu tay của Văn Cao - “Cuộc khiêu vũ của những người tự tử”với lối vẽ tranh sơn dầu bằng hình thức và nội dung mới. Tác phẩm này được trưng bày tại Phòng triển lãm Duy nhất tại suốt từ đầu đến cuối. Đó là hội hoạ thuần tuý”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng bày tỏ cảm nhận riêng về tranh Văn Cao. Ccố hoạ sĩ TạTỵ từng nhận định, Văn Cao là người từ rất sớm đã đưa trường phái lập thể vào hội họa Việt Nam. Phong cách lập thể kết hợp với hiện thực, không quá trừu tượng mà vẫn thấy rõ hình thể, trở thành lối vẽ có tính chất khái quát, đi vào những đường viền lớn, đối lập giữa hình và nền được Văn Cao thực hành ngay trong những sáng tác hội hoạ giai đoạn thập niên 50. sơn dầu có phần ngắt quãng hơn, cứbẵngđi ít nhất 10năm ông mới sáng tác một vài tác phẩm mới. Ông có “Lớn lên trong kháng chiến” (1951), “Chân dung bà Băng” (1962), tranh chân dung “Ông Lâm cà phê” (1971), đến khoảng những năm 1980 – 1986, ông vẽ một bức tranh sơn dầu về người Mông. “Có thể nói, Văn Cao không có phong cách già dặn hoặc phát triển liên tục như các họa sĩ khác vẽ đều từng năm một. Thế nhưng, tranh của Văn Cao trông rất mới và rất trẻ, song luôn giữ được một phong cách xuyên Hà Nội vào năm 1944, đã gây chấn động dư luận một thời, khiến cho giới mỹ thuật trong nước ngạc nhiên về cả về bút pháp lẫn màu sắc được Văn Cao thể hiện. Tuy nhiên, sau đó, Văn Cao sáng tác hội hoạ, tranh Ngoài một Văn Cao nhạc sĩ, Văn Cao thi sĩ, người ta còn nhớ một Văn Cao họa sĩ. Thật khiếm khuyết nếu chỉ nhắc nhiều tới âm nhạc Văn Cao khi mà trong lĩnh vực hội họa, Văn Cao có một chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam. Một Văn Cao NGỌC PHẠM Với Văn Cao, trong hoạ luôn dạt dào chất nhạc và chất thơ, mà độc đáo, rõ nét nhất là ở những bức tranh lập thể mà chính ông sáng tác. Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha Nhữngbức tranh, bìa sách, hìnhminhhoạ doVănCao sáng tác (Nguồn ảnh: Nhà báo HữuViệt). NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số351 - ThứNăm, ngày16/11/2023 không, ông cũng sẽ là một họa sĩ tiênphong”, nhànghiên cứu Phan Cẩm Thượng chia sẻ. Có thể thấy, Văn Cao không chỉ thiên vềvẽchândung,mà ông còn vẽ tranh siêu thực, ông hiểu siêu thực đến mức chuyển thể ước lệ siêu thực sangminh họa sách báo. Nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân cho rằng, cái nhìn hội họa ở Văn Cao có địa vị dẫn đường, chi phối, mở hướng thẩm mỹ mới cho minh họa và đồ họa ở nước ta. “Có thể nói, Văn Cao “Với Văn Cao, trong hoạ luôn dạt dào chất nhạc và chất thơ, mà độc đáo, rõ nét nhất là ở những bức tranh lập thể mà chính ông sáng tác”, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha khẳng định. Với tài năng phong phú, nhiều chiều kích, tích hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy, thẩm mỹ và bút pháp, giữa hiện thực đời sống, sự cảm nhận, tri nhận và nghệ thuật biểu đạt, giữa âm nhạc, thơ văn và hội họa, mỗi một tác phẩmcủaVăn Cao luôn chứa đựng đa tầng cảm xúc. Dù bằng những đường nét đen trắng, hay những sắc gam màu nóng, ở các tác phẩm hội họa của Văn Cao, người ta không chỉ thấy được tác phẩm hội hoạ, mà còn cảm nhận được những nốt nhạc, vần thơ hoà quyện nhuần nhuyễn vào trong từng nét vẽ của người hoạ sĩ tài hoa này. trong dòng chảy hội hoạ Nếu âm nhạc, thơ ca là một bản thể tươi tốt của Văn Cao, thì hội họa là một tâm thức sâu sắc. Văn Cao có cái nhạy bén về cảm xúc, tinh tường trong quan sát. Nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân Nhữngbức tranh, bìa sách, hìnhminhhoạdoVănCao sáng tác (Nguồn ảnh: BáoNhânDân). đã lập được một trường phái minh họa và bìa sách... Nếu âm nhạc, thơ ca là một bản thể tươi tốt của Văn Cao, thì hội họa là một tâm thức sâu sắc. Văn Cao có cái nhạy bén về cảm xúc, tinh tường trong quan sát”, nhà nghiên cứu Thái BáVân khẳng định. Với hội họa, Văn Cao đã tự có cho mình chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử mỹ thuật đươngđạiViệt Nam.Theo tiến sĩ mỹ học Thế Hùng: “Ngoài một Văn Cao nhạc sĩ, Văn Cao thi sĩ, chúng ta còn có một Văn Cao họa sĩ. Ở bình diện nào, ông cũng đạt đến đỉnh cao với những sáng tạo và cách tân mới. Không biết bao nhiêu thế kỷ nữa mới có được một nghệ sĩ toàn tài như Văn Cao hiện hữu”... n Một họa sĩ design thực thụ Trong những năm tháng của cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, cũng như sau khi hoà bình lập lại, Văn Cao vẫn không ngừng sáng tạo. Ông có đến 300 bìa sách, hàng trăm bức ký hoạ, minh hoạ và đồ hoạ trên Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Độc Lập… Có nhà văn từng khẳng định, mảng sáng tác minh họa cho báo chí của Văn Cao đã gần như khai phá ra khái niệm minh họa nghệ thuật. “Ở Việt Nam, minh họa chủ yếu phát triển theo kiểu có tính chất nghệ thuật và nghiệp dư, các họa sĩ vẽ theo phong cách của mình sau khi đọc sơ sài nội dung cần minh họa. Trong khi đó, ông Bùi Xuân Phái và ông Văn Cao lại đọc rất nhiều. Họ là những người được đọc các tác phẩm văn học đó đầu tiên trước khi lên báo. Việc đọc những tác phẩm văn học đó cũng làm cho kiến thức, tâm hồn họ trở nên phong phú, giúp họ trở thành những nghệ sĩ thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là sáng tác”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh. Về thiết kế đồ họa, Văn Cao đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi ông có đến hàng nghìn minh họa báo chí được thiết kế và vẽ hoàn toàn bằng tay. “Văn Cao là “một họa sĩ design thực thụ”. Tôi lấy làm tiếc rằng ông không phát triển và đi theo lĩnh vực hội họa, nếu NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==