Ngày Nay số 352

SỐ352 (23 - 30/11/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ đưa văn hóa cây tre “ĐẠI SỨ” TRANG 2-3 Đôi bàn tay thô ráp nhiềuvết sẹo của một nghệnhân làm chuồn chuồn tre. Ảnh: Mạnh Cường

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Làng chuồn chuồn tre Cách không xa ngôi chùa Tây Phương cổ kính, làng Thạch Xá nổi danh với những nghệ nhân sở hữu đôi bàn tay khéo léo, có thể làm ra nhữngmón đồ thủ công tinh xảo chỉ từ những gốc cây thô cứng. Nơi đây còn được giới trẻ và du khách gần xa biết đến với tên gọi làng “chuồn chuồn tre”. Không biết xuất hiện từ khi nào, nhưng chuồn chuồn tre đã trở thành món đồ chơi yêu thích của nhiều thế hệ trẻ em xứ Đoài, trước khi trở thành món quà không thể thiếu trong các cửa hàng lưu niệm ở trung tâmThủ đô cũng như khắpViệt Nam. Gắn bó hơn hai mươi năm với những cánh chuồn tre, vợ chồng nghệ nhân Đỗ Văn Liên và Nguyễn Thị Xoan luôn khẳng định nhờ có món đồ chơi giản dị này mà họ đã tạo lập được một sinh kế bền vững, lại có cơ hội gặp gỡ nhiều du khách gần xa ở nước ngoài. Chồng có nghề mộc, vợ quanhnămđanquạt láđề, vợ chồng ông Liên nhiều năm chỉ biết dựa vào hàng nước gần chùa Tây Phương và mấy sào ruộng để sống. Cho tới một ngày, ông Liên mày mò làm thử vài con chuồn chuồn tre rồi treo ngoài hàng nước bán cho du khách. Một con chuồn chuồn tre mỏng, nhẹ, nhìn có vẻ không cầu kỳ, nhưng phải mất 2-3 tháng để vợ chồng ông Liên làm ra được thành phẩmưng ý. Túc tắc làm vài chục con bán qua ngày, du khách đi lễ chùa dần thích mắt liền hỏi mua với số lượng lớn. Từ một nghề phụ, những đơn hàng chuồn chuồn tre xuất hiện ngày càng dày đặc, vợ chồng ông Liên làm không ngơi tay. Họ chuyển nhà từ trên núi xuống một nơi bằng phẳng hơn để dựng xưởng. Mọi không gian trong căn nhà xưởng chuồn chuồn đều được vợ chồng ông Liên tận dụng làm nơi sản xuất, góc này dùng để ngồi lắp cánh, ngoài sân có một bếp họa tiết, hoa văn uốn lượn bắt mắt. Có những đợt cao điểm lễ Tết, vợ chồng ông Liên chấp nhận làm không ngơi tay cả đêm để đáp ứng đơn hàng. “Nhà tôi thực chất ngày nào cũng là cao điểm”, bà Xoan vừa nói, vừa thoăn thoắt châm những cánh chuồn chuồn vào thân. “Hết đơnhàngTết, lại tới đơnhàng xuất đi nước ngoài”. Những cánh chuồn chuồn tre với màu sắc bắt máy đòi hỏi vô vàn công phu từ tay các nghệ nhân lâu năm không chỉ hấpdẫnnhữngđôi mắt trẻ nhỏViệt Nam, mà còn là một món đồ lưu niệm tinh xảo mà hết sức giản dị với du khách nước ngoài. Ông Liên cho biết ngoài các lái buôn trong nước, gia đình ông còn tiếp đón nhiều nhóm khách nước ngoài. Họ tự mày mò địa chỉ mà con trai ông đăng trên các nền tảng mạng xã hội để tới tham quan, trải nghiệm. Có gia đình người Ấn Độ rất thích thú khi thấy những con chuồn chuồn cỡ lớn, họ gom mua hết sạch. Hay có một vị khách người Ý lại cầu kỳ hơn, ông tìm tới tận xưởng cho biết bản thân mình rất đam mê các sản phẩm đồ thủ công của Việt Nam rồi đặt hàng một quả của 20 công đoạn khác nhau, đòi hỏi độ tỉ mỉ, chi tiết và kiên nhẫn của các nghệ nhân. Ngay từ công đoạn tuyển lựa, ông Liên sẽ phải chọn những cây tre mềm, dẻo, dài đốt. Tre sau khi được phơi khô vài tuần sẽ được vót vỏ, cho tới chẻ đôi cánh, uốn congmỏ bằng sắt nóng. Dù đã làm nghề hàng chục năm, nhưng ông Liên cho biết công đoạn khó nhất vẫn là lúc đặt chuồn chuồn lên để xem độ thăng bằng của cánh và thân. Các mẫu chuồn chuồn của ông Liên rất đa dạng về kích cỡ, từ 12x12 cm, 15x15 cm cho tới những con chuồn chuồn dài tới 1-1,5 m. “Muốn chuồn chuồn cân bằng, cần phải tạo được sự cân đối giữa mỏ và đôi cánh của nó. Giữa hai đôi cánh cũng phải có kích thước đều nhau để lực không bị dồn về một bên”, nghệ nhân 60 tuổi cho biết. Chuồn chuồn sau khi được lắp ghép và dính keo sẽ trải qua công đoạn phủ màu. Các nghệ nhân thường lựa chọn nhữngmàu sắc tươi tắn như đỏ, xanh lá, tím, hoặc vàng, cam để tạo vẻ sống động. Sau khi được phơi khô 24 giờ, chúng sẽ được tô điểm thêm những than nung đỏ thanh sắt để uốn mỏ và một máy tiện để bào mịn vỏ tre. Sân thượng lại là một xưởng vẽ đầy đủ màu sắc với những giàn phơi được thiết kế riêng cho chuồn chuồn “đậu” đợi ngày phơi khô và trang điểm. Dù luôn nói nghề này là do “mình học mót”, nhưng ông Liên và bà Xoan vẫn có những sáng tạo riêng, họ tự mày mò cách làm, sau đó tự chế ra những khuôn thước riêng để tiết kiệm nguyên liệu và thời gian. Từ một nhà xưởng nhỏ này, suốt hai mươi năm qua vợ chồng ông Liên bà Xoan đã chắp cánh cho hàng chục vạn đôi cánh chuồn chuồn bay khắp mọi miền Việt Nam và cả thế giới. Để cho ramột con chuồn chuồn từ thân tre là thành Bàomịnvỏ tre làmột tronghai côngđoạnduy nhất sửdụngmáy trong“dây chuyền” sản xuất chuồn chuồn tre tại ThạchXá. Ảnh: Mạnh Cường. Vợ chồngbàXoan, ông Liênngười sơn, người phơi chuồn chuồnđể theo kịp tiếnđộđơnhàng. Ảnh: Mạnh Cường. HUYVŨ Cùng với chiếc nón lá, con rối nước đậm bản sắc dân tộc, những cánh chuồn chuồn tre ở Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội cũng đang dần trở thành “đại sứ” đưa văn hóa cây tre Việt Nam vươn ra thế giới. “ĐẠI SỨ” đưa văn hóa cây tre Phải yêu lấy nghề thì mới làm được lâu dài. Ông Liên NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Theo đại diện huyện Thạch Thất, hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn, trong đó có xã Thạch Xá, đều có hoạt động ở quymô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Khả năng cạnh tranh của làng nghề còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hóa, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm, nên phải có những giải pháp căn cơ và đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống Hà Nội. Lãnh đạo huyện Thạch Thất cũng khẳng định địa phương cần chủ động có các giải pháp kết nối để phát triển du lịch giữa các phố nghề, kết nối chuỗi du lịch trung tâmThủ đô với các làng nghề truyền thống ở ngoại thành trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng. bé nhưng rực rỡ đó, đòi hỏi nghệ nhân phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, thậm chí là máu mỗi ngày. Rồi khi nghe đài báo nói xã hội mở cửa trở lại, bà Xoan lại ngồi vào góc chiếu trước nhà, tay lại thoăn thoắt vót tre, tỉa cánh chuồn. Ông Liên lại lên sân thượng cặm cụi sơn, phơi, điểm vẽ cho những chú chuồn chuồn đang đợi sẵn ngày được cất cánh đi xa. Sau 20 năm gắn bó với những cánh chuồn, đôi bàn tay của vợ chồng ông Liên ngày càng khô ráp vì keo dính, ngón tay lấm tấm màu sơn và đặc biệt ngón trỏ không ít lầnbị dao phạmvào. Nhìn vào đôi bàn tay thô ráp, lấm tấm màu sơn và quấn băng của vợ chồng ông Liên, chúng ta sẽ càng cảm thấy trân trọng công sức của những nghệ nhân này. Giống như những cánh chuồn tre, dù mỏng manh nhưng một khi đã bám chắc vào trụ đỡ sẽ không đổ, tình yêu và lòng tự hào với việc đưa chuồn chuồn tre vượt xa lũy tre làng là động lực để vợ chồng ông Liên lao động mỗi ngày. “Phải yêu lấy nghề thì mới làm được lâu dài”, ông Liên nói với một nụ cười rất tự hào về nghề làm chuồn chuồn tre”. n ngày gặp lại. Xưởng chuồn chuồn luôn tràn ngập tiếng đẽo gọt, vót tre của ông Liên bỗng chốc vắng lặng. Những con chuồn chuồn tre chưa được tô màu nằm im trong bao tải, không biết ngày nào được sơn màu và điểm nhãn. “Ngay khi xã hội mở cửa, chúng tôi lập tức xuất được đơn hàng 35.000 sản phẩm sangTrung Quốc. Thực sự lúc đó rất phấn khởi”, bà Xoan nói. “Từ đó tới giờ, công suất và đơn hàng của xưởng đã vượt mức trước COVID-19”. Những năm dịch bệnh càng khiến bà Xoan liên tưởng về khoảng thời gian đầu, hai vợ chồng mày mò lắp ghép thử một con chuồn chuồn. Bà nói có lúc tính bỏ cuộc vì làm chuồn chuồn tre rất mất công, lời lãi chẳng đáng là bao. Để cho ra những cánh chuồn tre nhỏ mẫu chuồn chuồn thân nhỏ, cánh tròn để đem đi xuất khẩu. Không chỉ dừng lại ở việc làm chủ công nghệ sản xuất chuồn chuồn tre, vợ chồng ông Liên thậm chí còn đi xa hơn khi sáng tạo ra nhiều mẫu mã con giống khác nhau như: chim, bướm, hay thậm chí là rùa. Những sản phẩm nhỏ này gần như được chế tạo từ đôi bàn tay con người và có rất ít sự can thiệp của máy móc, ông Liên chia sẻ. “Cũng có nhiều đơn hàng đấy, nhưng chúng tôi vẫn coi làm đồ thủ công chỉ là lấy công làm lãi”, ông Liên nói. “Dù sao cũng nhờ con chuồn chuồn này mà chúng tôi thoát nghèo, nuôi được hai con trai vào đại học”. Cánh chuồn “vượt bão” dịch bệnh Những năm gần đây, một số gia đình làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá đã phối hợp với nhiều tổ chức, trung tâm văn hóa, du lịch thực hiện các dự án nghiên cứu, bảo tồn đồ chơi Việt cũng như tìm hướng đi cho chuồn chuồn tre ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm này đã được phân hạng và công nhận là sản phẩm OCOP năm 2021. Rất nhiều đơn hàng được đặt để xuất khẩu chuồn chuồn tre sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,TrungQuốc... Khi cánh chuồn vừa bay cao và xa, cũng là lúc phải đương đầu với giông tố. Giống như nhiều hộ lao động thủ công mỹ nghệ khác, xưởng sản xuất chuồn chuồn tre của vợ chồng ông Liên cũng “một phen lao đao” khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hàng chục đơn hàng với khối lượng lên tới hàng vạn sản phẩm bỗng chốc phải chịu cảnh “đóng túi”. Những đoàn du khách trong nước và quốc tế từng nhộn nhịp tới làng Thạch Xá để trải nghiệm là chuồn chuồn tre cũng không hẹn Những con chuồn chuồnđược thổi hồnkhi khoác lênmình lớp sơnmới. Ảnh: Mạnh Cường. NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, mức thu nhập bình quân phổ biến ở mức 4 - 5,5 triệu đồng/lao động/tháng. Các làng nghề khác nhau, mức thunhập của các lao động cũng có sự khác nhau như làng nghề mây tre đan thu nhập bình quân lao động đạt 11,2 triệu đồng/ người/tháng, điêu khắc mỹ nghệ bình quân lao động đạt 10 triệu đồng/tháng, làng nghề hoa mai trắng thôn An Hòa thu nhập bình quân lao ương 38 hồ sơ đề nghị xét Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú là những “đầu tàu” gìn giữ những bản sắc, nét vănhóa truyền thống của các làng nghề. Đây là những người thợ giỏi, những người thầy để lớp kế cận có thể học hỏi và nối tiếp những truyền thống, bản sắc văn hoá của các làng nghề. Trong dòng chảy kinh tế thị trường, các làng nghề quanh Thủ đô đã tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Trong đó, khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến Mài giũa và không ngừng gìn giữ Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, thành phố hội tụ 1.350 làng nghề và làng có nghề, sau thời gian bị mai một trong thời gian hoạt động, đến nay Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng nghề đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống. Với quy mô như vậy, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn của cả nước với đa dạng các ngành nghề. Hà Nội cũng là nơi tổ nghề của nhiều làng nghề với 6/7 nhóm nghề, bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 69 làng nghề; Sản xuất hàng thủ côngmỹ nghệ có 22 làng nghề; Sản xuất đồgỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 197 làng nghề; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 13 làng nghề; Xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn có 16 làng nghề; Dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn có 5 làng nghề. “Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thếmạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, như: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốmsứ; sản phẩm dệt và thêu, ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng, sản phẩm cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè...”, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội cho biết. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Hà Nội có sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người thợ lành nghề, kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ; không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân, mà còn phản ánh sinh động lối sống, phong tục, tập quán và ước mơ, khát vọng của người Thăng Long từ xưa đến nay. Việc gìn giữ, trao truyền các sản phẩm thủ công tinh hoa của các làng nghề cho đời sau vừa khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo, vừa góp phần hình thành thương hiệu riêng cho các địa phương. Đóng góp không nhỏ vào công cuộc ấy là những nghệ nhân gạo cội và yêu nghề. Ông Tạ Văn Tường cho biết, Hà Nội hiện có 303 nghệ nhân trong đó 47 nghệ nhân nữ và 256 nghệ nhân nam. Có 13 nghệ nhân nhân dân, 42 nghệ nhân ưu tú, 248 nghệ nhân Hà Nội các nghệ nhân được Nhà nước phong tặng, trong năm 2023 đang xét cho46hồ sơđềnghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và đã trình cấp Trung Nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Hà Nội thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn có những làng nghề truyền thống nằm trải khắp. Trải qua thời gian, các làng nghề vẫn đang tiếp tục hội tụ, kết tinh và lan tỏa bản sắc văn hóa ra cả nước. HẢI THANH Chắt chiu những “hạt ngọc” LụaVạnPhúc. Hà Nội phấn đấu đến năm2025 sẽ hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP của quốc gia tại Thủ đô gắn với du lịch văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, phát triển 9 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá sản phẩmOCOP tại các huyện và thị xã. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 động 17 triệu người/tháng. Sản phẩm các làng nghề đã xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự phát triển của làng nghề đã tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Còn nhiều thách thức Để góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm, thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện, tuần hàng, hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tôn vinh sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để gìn giữ bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của làng nghề; phát huy ý tưởng mới để tạo nên sản phẩm phù hợp thị hiếu đương đại... Gần đây, việc phát triển du lịch làng nghề gắn với xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo” được văn hóa làng nghề GốmBátTràng. Nón làngChuông. HoaMê Linh. TòHe. Các làng nghề không chỉ là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn là nơi góp phần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần ổn định của người dân, là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làng nghề đã lan toả những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng, đóng góp vào Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống cho cư dân nông thôn. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan các địa phương xác định là hướng ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, các làng nghề vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa kể bị chững lại sau một thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp ba năm về trước. Đầu tháng 11 vừa qua, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Festival làng nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề”. Nhiều nghệ nhân gạo cội có mặt tại Fesival thừa nhận, làng nghề đang phải đối mặt với thách thức lớn, như chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật; thiếu lao động trẻ có trình độ; một số kỹ thuật truyền thống tinh xảo có nguy cơ bị mai một và thất truyền; không có sự liên kết giữa các làng nghề; thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ... Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, làng mây tre đan PhúVinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều nghề thủ công đang cần được khôi phục và phát triển. Tôi đề xuất xây dựng cơ chế chính sách cho các nghệ nhân thợ giỏi vì họ là những người đang âm thầm giữ nghề, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn”. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho rằng, các làng nghề cần phát triển kỹ năng số, đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng như triển khai công tác xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang trực tuyến. “Nền tảng mạng xã hội cho phép chúng ta hỗ trợ cho các chủ thể sản phẩm cạnh tranh được bằng chất lượng sản phẩm, bằng câu chuyện sản phẩm. Các câu chuyện kể về nguồn gốc xuất xứ, về quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra được niềm tin và cảm xúc với người tiêu dùng, qua đó có thể xúc tiến quảng bá, giới thiệu về truyền thống và nét văn hóa của sản phẩm”, ông Tiến cho biết.n NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Vùng đất Kinh Kỳ xưa từng nức tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống như “gốm Bát Tràng, bạc Định Công, đồng Ngũ Xã”. Thế nhưng, đậu bạc Định Công, một làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời của Hà Nội đã có lúc tưởng chừng như sẽ bị thất truyền vĩnh viễn. Vào đầu những năm 2000, làng nghề truyền thốngđậubạcĐịnhCông chỉ còn sót lại một nghệ nhân cuối cùng là ông Quách Văn Trường. Hiểu được những giá trị tinh tuý của nghề đậu bạc với lịch sử hơn một nghìn năm văn hiến, người con trai của nghệ nhân Quách Văn Trường, nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh (42 tuổi) đã quyết định nối nghiệp cha. Bước chuyển mình mới “Đậu bạc là một nghề truyền thống đáng quý, tôi rất muốn theo nghề, gìn giữ nghề và từ đó tận dụng những kiến thức mà mình học được, phát triển nghề truyền thống quý báu của cha ông”, nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh chia sẻ. Đậu bạc là quá trình nấu chảy bạc nguyên chất, cán kéo thành các sợi chỉ bạc, hai sợi chỉ nhỏ sau đó sẽ được se lại với nhau tạo nên sợi chỉ se bạc. Đó là điểm độc đáo, riêng biệt của các sản phẩm đậu bạc. Mỗi hoạ tiết đậu bạc sẽ được ghép từ hàng trăm cho đến hàng nghìn chi tiết nhỏ, mà mỗi một chi tiết được làm từ một mẩu chỉ se bạc. Tuỳ vào yêu cầu về trang trí và thiết kế, người thợ sẽ uốn hình các hoa văn khác nhau, Dù cùng từ một bản thiết kế vẽ ra, nhưng chắc chắn sẽ không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, vì đậu bạc là một tác phẩm thủ công, ở đó mỗi người thợ đều có hoa tay riêng. Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh chia sẻ: “Sau dần, càng làm tôi càng bị lôi cuốn, càng đam mê, tôi nhận ra bản thân rất yêu thích công việc này. Trong suốt quá trình làm việc, tôi luôn có được những không gian để thoả sức sáng tạo. Với tôi, mỗi sản phẩm đều có một cái khó riêng, khi hoàn thiện được một sản phẩm mà cảm thấy ưng ý, tôi như vượt lên được chính bản thân mình thêm một chút”. “Khi mình làm được sản phẩm này rồi, sẽ lại có sản phẩm khác khó hơn, bản thân tôi luôn luôn trong tâm thế muốn chinh phục những thử thách mới. Việc chinh phục được những sản phẩm cómức độ khó hơn, đòi hỏi kĩ thuật cao hơn, khả năng thiết “Ở mỗi thời điểm, thị trường sẽ có những nhu cầu khác nhau, thế nên người làm nghề như chúng tôi phải luôn biết thay đổi, thích ứng theo từng giai đoạn, đặc biệt là trong việc thiết kế các mẫu mã sản phẩm”, nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh giải về quyết định đột phá của mình. Anh xác định rằng đây chính là bước chuyển mình giúp làng nghề truyền thống đậu bạc Định Công phát triển ổn định và bền vững hơn với một sức sốngmới. Theo anh Tuấn Anh, đậu bạc là một nghề thủ công truyền thống, duy chỉ có thể tìm thấy ở Định Công, đây vừa là nhược điểm, song đồng thời cũng là ưu điểm. Nhược điểm nằm ở chỗ nó không phát triển được ở quy mô rộng, rất dễ bị mai một, rất dễ bị thất truyền. Thế nhưng, về ưu điểm, đó chính là điểm khác riêng có của đậu bạc Định Công, là lợi thế để sản phẩmcó được chỗ đứng trong thị trường chung. sau đó ghép chúng lại quanh xương bạc, rồi hàn gắn kết để cho ra sản phẩm sau cùng. Nhìn trên một sản phẩm đậu bạc, người ta sẽ luôn thấy được những hình vân được tạo thành từ sợi chỉ se bạc. Thời điểm tiếp nối nghề đậu bạc từ cha mình, nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh không chỉ đi trên con đường cũ mà cha anh đã đi, mà còn mở ra nhiều hướng đi mới cho làng nghề. Không chỉ tập trung vào những sản phẩm trang sức bạc đơn thuần, nghệ nhân Tuấn Anh đã quyết định thử sức với các sản phẩm tranh quà tặng, mô hình trang trí đậu bạc. PHẠMBÍCH NGỌC “Tôi tự nhủ phải cố gắng, quyết tâm học được nghề, bởi chỉ khi đó tôi mới có thể truyền nghề cho thế hệ sau”, đó là tâm sự của nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, con trai của nghệ nhân cuối cùng trong làng đậu bạc Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, người đã gắn bó với nghề đậu bạc truyền thống hơn 20 năm qua. Tình yêu dân tộc lấp lánh trong “bạc Định Công” NghệnhânQuáchPhanTuấnAnh. Làngnghề truyền thốngđậubạc ĐịnhCông. Là một người trẻ, yêu thích trang sức, đến nay em đã gắn bó với nghề đậu bạc được hơn 7 năm. Em tin rằng khi niềm đammê đủ lớn, người trẻ hoàn toàn có thể theo đuổi nghề thủ công truyền thống. Kiên trì học hỏi từ những cái nhỏ, dần dần các bạn sẽ có động lực để phát triển mình hơn và gắn bó với nghề. Đỗ Ngọc Tuấn NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023

gắn bó với nghề”, Đỗ Ngọc Tuấn (22 tuổi), một trong những người thợ trẻ nhất của làng nghề đậu bạc Định Công cho biết. Gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ “rút ruột” của nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, mới thấy, từ trong ánh mắt và trong từng lời đáp chứa đựng sự quyết tâm rất lớn của người nghệ nhân gạo cội. Ban đầu, tôi có ý định hỏi anh rằng làm thế nào mà anh có thể giữ được nhiều người trẻ theo nghề truyền thống đến như vậy… nhưng sau cùng, tôi đã tự tìm được câu trả lời. Không chỉ bằng tài năng, mà chính sự tâm huyết của người nghệ nhân say mê công việc đã kéo đội ngũ thợ ở lại, gắn bó với người “đầu tàu”. Hơn cả, trong họ có cùng chung một niềm khát khao, một khát khao cháy bỏng muốn gìn giữ và phát triển cái nghề đậu bạc truyền thống của Định Công cũng như của dân tộc. n kế tốt hơn chính lànhữngnấc thang, lôi cuốn tôi theo đuổi nghề đậu bạc truyền thống. Bởi vậy, dù cho có làm nghề 10, 20 hay 30 năm, sẽ không bao giờ có giới hạn trong nghề đậu bạc”, anh Tuấn Anh giãi bày về động lực gắn bó với nghề. “Cũng giống như những người hoạ sĩ, chúng tôi luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo các tác phẩmmới”. Giữ nghề cho quê hương, cho dân tộc Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đang ấp ủ mở một phòng trưng bày truyền thống về làng nghề đậu bạc Định Công. Anh chia sẻ rằng: “Tôi luôn đau đáu về chuyện mọi người đến Định Công, hay kể cả ngay chính người Định Công, không biết đến nghề truyền thống đậu bạc, họ không hiểu đậu bạc thực sự là gì. Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu theo đuổi nghề đậu bạc, tôi đã mong muốn xây dựng một phòng trưng bày truyền thống”. “Một phòng trưng bày chính thức sẽ là địa điểm vô cùng cần thiết để bất cứ ai cũng có thể đến ngắm nhìn, tìm hiểu và thậm chí là nghiên cứu về nghề đậu bạc. Đó sẽ là nơi không chỉ phục vụ cho thế hệ của chúng ta hiện tại, mà còn giúp lưu giữ được những nét đẹp văn hoá cho thế hệ mai sau”, anh nhấnmạnh. Còn chuyện truyền nghề, thông thường khi nhắc đến nghề truyền thống, người ta sẽ thường chỉ nghĩ đến việc giữ nghề trong gia đình, dòng họ, hoặc cho người dân địa phương. Thế nhưng, với nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh, anh sẵn sàng dạy nghề lại cho bất cứ ai mong muốn theo đuổi nghề đậu bạc. Đến nay, tại làng nghề đậu bạc Định Công, đội ngũ thợ lành nghề đã có hơn 10 người tham gia. “Tôi làm như vậy vì thứ nhất, nếu bó hẹp ở Định Công, rất khó để có thể tìm được người muốn học nghề và theo nghề lâu dài. Thứ hai, nghề đậu bạc không chỉ đại diện cho nghề thủ công truyền thống của Định Công, mà sự tinh hoa của nó còn là đại diện cho nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Dù là người ở đâu, khi được truyền lại nghề họ vẫn học, lấy gốc từ Định Công, vậy nên đó không phải câu chuyện quá lớn để bận tâm”, nghệ nhân Tuấn Anh giải thích. “Trên hết, tôi chỉ một lòng muốn lưu giữ và phát triển nghề đậu bạc truyền thống mà cha ông để lại”. Nghệ nhân Tuấn Anh cũng chia sẻ rằng: “Khi truyền lại nghề cho các người thợ thuộc thế hệ sau, tôi luôn nhấn mạnh với họ rằng kĩ thuật sử dụng chỉ là một yếu tố để tạo nên tác phẩm đậu bạc chất lượng, nhưng để cho ra đời một tuyệt tác đậu bạc, phần quan trọng hơn chính là cái hồn được thể hiện ở trong nó. Điều này không phải người thợ nào, người nghệ nhân nào cũng có thể làm được, và cũng không phải lúc nào “cái hồn” đó cũng được lột tả chân thực nhất”. “Là một người trẻ, yêu thích trang sức, đến nay em đã gắn bó với nghề đậu bạc được hơn 7 năm. Em tin rằng khi niềm đam mê đủ lớn, người trẻ hoàn toàn có thể theo đuổi nghề thủ công truyền thống. Kiên trì học hỏi từ những cái nhỏ, dần dần các bạn sẽ có động lực để phát triển mình hơn và Nhữngngười thợ tỉmỉ thực hiện các côngđoạnđậubạc. ĐềnTổnghềKimhoàn cũng lànơi làmviệc của các nghệnhân làngnghề. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Đàn ông dạy nhau cầm kim chỉ Con đường dẫn về huyện Thường Tín, dọc quốc lộ 1A là trải dài các làng nghề thêu truyền thống. Những biển hiệu rực rỡ với đủ loại thêu, thêu câu đối, bức trướng treo ở đình, chùa; thêu tranh phong cảnh, tranh truyền thần; thêu trang phục cung đình, sân khấu... Duy chỉ có làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến là có nghề “thêu áo cho vua”, với những chiếc áo long bào tinh xảo trong từng đường kimmũi chỉ. Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu hồ hởi đón tôi vào cơ ngơi xưởng thêu uy tín ngay sát mặt đường lớn chạy dọc thôn. Hai ma-nơ-canh đứng trước cửa hiệu đứng khoan thai trong trang phục cung đình rực rỡ, đường chỉ thêu tỉ mỉ từ trên xuống dưới. Hai chiếc lọng đỏ rực cao gấp đôi chủ xưởng, được trang trí cầu kỳ bằng các đường thêu tỉ mỉ và điêu luyện dành cho vua chúa xưa cũng được trưng bày nổi bật giữa bạt ngàn vải vóc, chỉ thêuđủmàu sắcgâyấn tượng mạnh với tất cả du khách ghé thăm. “Xưa làng thêu long bào Đông Cứu nổi tiếng “ăn đứt” mọi hiệu thêu trong kinh thành. Sản phẩm thêu của Đông Cứu được thực hiện rất cầu kỳ và phức tạp, thậm chí thợ giỏi ở làng rất khó tính. Con rồng, con phượng ở làng khác có thể mất nét, thiếu móng… nhưng riêng của làng Đông Cứu phải đủ”, ông NguyễnThế Du tự hào nói. Tuy là một màu chỉ, một mũi kim nhưng dưới bàn tay của cácnghệnhân, cácđường chỉ, đường viền được dệt trên tấm vải may của thợ Đông Cứu lúc nào cũng mềm mại, uốn lượn và nhẹ nhàng hơn so với các sản phẩm thêu ở nơi khác. Điểm đặc biệt là nghệ nhân, thợ giỏi trong làng thêuđaphần lànamgiới. Có gia đình từ ông nội đến bố, con trai đều gắn bó với nghề thêu, nam giới trong nhà dạy nhau cầm kim chỉ từ những ngày con nhỏ ê a học chữ, đánh vần. Rồi sau đó, con trai lại lấy vợ, sinh con, cùng gia đình nhỏ giữ gìn nghề thêu của quê hương. di sản từ đường kim mũi chỉ VIỆT ĐAN Bên cạnh nghề phục chế các long bào cổ trở thành di sản văn hóa cho đời sau chiêm ngưỡng, người dân Đông Cứu hiện nay chủ yếu kiếm sống bằng nghề thêu longbàophục vụcác loại hình diễn xướng sân khấu, và thêu trang phục hầu đồng. Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu được công nhận UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nên làng nghề ngày càng phát triển. Diễn xướnghầuđồngcó36giánên nhu cầu mua bán trang phục cho lĩnh vực sân khấu đặc biệt này vô cùng phong phú. Theo ông Nguyễn Thế Du, ba năm trước, Đông Cứu cũng như các địa phương khác trên cả nước từng gặp khó khăn vì dịch bệnh. Nhưng sau thời giangiãn cáchCOVID-19, làng nghề bắt nhịp nhanh chóng, bám sát thị trường, liên tục sáng tạo những mẫu mã mới, tạo mối quan hệ chặt chẽ với Cũng theo ông Du, 70% dân số trong làng làm nghề thêu, họ vừa mưu sinh, vừa cùng nhau giữ gìn di sản văn hóa. Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu có rất nhiều nghệ nhân và thợ giỏi, lành nghề, nhưng dám đứng làmchủ các xưởng thêu chỉ có gần 100 người. Ở làng Đông Cứu, độc đáo nhất là nghề thêu áo long bào, nghệ nhân nổi tiếng nhất được trao nhiệm vụ cao cả phục chế nghề thêu long bào trong làng là nghệ nhân Vũ Văn Giỏi. Để làm ra một chiếc áo thờ thành hoàng làng, áo ngự thường phải ứng dụng nhiều kiểu thêu khác nhau, đòi hỏi sự miệt mài cần mẫn vô cùng hoàn hảo, có lần nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã phải mất đến gần 2 nămmới hoàn thành một chiếc, độ bền của áo ngự đó thường lên đến vài trăm năm. Nghề thêu thủ công truyền thống ở thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được 7 năm. Với những người con Đông Cứu, thêu truyền thống không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là một nét đẹp văn hóa của xứ Đoài không thể đánh mất. Người dânĐôngCứumiệtmài thêu tay. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thợ giỏi làng Đông Cứu đã được các cấp, các ngành quan tâm, mở nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ kế cận hiện nay. Cuộc sống của người dân đã từng ngày thay da đổi thịt, người dân sống được bằng nghề, saymê với nghề. Nhưng thế chưa đủ, ông luôn ước mong làng Đông Cứu có một mặt bằng đủ rộng để làmđiểmdu lịch làng nghề. Đó sẽ là điểm hẹn của nghệ nhân, thợ giỏi yêu nghề, nơi giới thiệu, trưng bày sản phẩmthêu cổ truyền của làng Đông Cứu, thu hút khách du lịch đến làng. Một mong muốn nữa của Chủ tịch Hội nghề thêu cổ truyềnĐôngCứu là thànhphố có thêm cơ chế động viên, khích lệ các nghệ nhân, thợ giỏi tại các làng nghề ngoại thành, công nhận danh hiệu Nghệ nhân cho những thợ giỏi trong làng để họ thêm yêu nghề, gắn bó với nghề. “Để việc phát triển du lịch làng nghề gắn với xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo” thực sự có hiệu quả, cần có thêmcơ chế giữ chân nghệ nhân, giữ lại nghề cổ truyền, giống như các làng khác giữ lại những ngôi nhà có kiến trúc cổ, sưu tầm các sản phẩm nổi tiếng, đồng thời tạo điều kiện cho địa phương mở các điểm du lịch, phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển làng nghề… để làng nghề ngày càng phát triển. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là khích lệ, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi trong làng, những người am hiểu nghề, hiểu biết sâu về phong tục và văn hóa làng để giới thiệu với du khách. Họ là những người sẽ gửi lại cho thế hệ sau những nét tinh hoa nổi bật nhất từ chính kinh nghiệm một đời gắn bó của mình với làng nghề”, ông Nguyễn Thế Du nói.n Cũng giống Phạm Tiến Tuyển, con cháu nhà nghệ nhân Vũ Văn Giỏi, các con ông Nguyễn Thế Du, những người con thế hệ 8X, 9X năng động, từ con gái đến con trai đều sống bằng nghề thêu cổ truyền Đông Cứu. Nhiều xưởng thêu của bạn trẻ còn mạnh dạn nhập thêm máy móc về, phục vụ số lượng lớn khi có khách yêu cầu. Theo ông Du, những tấm vải thêu dùng máy thường cứng hơn, việc dùng máy hay thêu tay phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi khách hàng, nhưng riêng thêu bắt nét thì không thể dùng máy. Những kĩ xảo tỉ mỉ luôn phải tự tay đi từng đường kim, mũi chỉ, và phải thật cẩn thận, kĩ càng. “Dù dùng máy hay thêu tay thủ công, người thợ đều phải dồn tất cả tâm huyết vào sản phẩm”, ôngDu khẳng định. Ước mong về một điểm du lịch làng nghề Theo ông NguyễnThế Du, sau khi được công nhận là Di những khách hàng thân thiết. Người dân trong làngsốngvới nghề truyền thống ổn định, kinh tế vững vàng, khách hàng thường xuyên liên hệ với xưởng thêu và đặt hàng qua zalo, điện thoại… Hàng năm, cứ đến ngày 2/6 Âm lịch, người dân Đông Cứu lại tề tựu đông đủ để tổ chức lễ Giỗ tổ nghề trang nghiêm và thành kính. Đây cũng là ngày mà Hội thêu cổ truyền làngĐôngCứu kết nạp các thành viên mới vào Hội như một cách tạo nên những nhân tố mới, củng cố lớp thợ giỏi, khích lệ các thế hệ sau giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại, lớp tre này tiếp bước lớp tre khác… Lớp trẻ hào hứng tiếp nghề Trong đội ngũ thợ giỏi là thành viên của Hội làng nghề thêu truyền thống Đông Cứu có khoảng 1/3 là những bạn trẻ, những người thợ thế hệ 9X, thậm chí 2000 trở về đây. Đó là bật mí của Phạm Tiến Tuyển, Bí thư chi bộ thôn Đông Cứu, một thợ thêu giỏi sinh năm 1989 kiêm Phó Bí thưĐoànxãDũngTiến, huyện ThườngTín, Hà Nội. Phạm Tiến Tuyển kể lại, anh được học nghề từ những ngày còn bé xíu, ngày nào cũng loanh quanh bên ông nội, bên bố vàmọi thành viên trong gia đình xem thêu thùa, ngắm nghía sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Từ nghề truyền thống được học hỏi từ cha ông, Tuyển lấy kiến thức đã học ở Đại học Kinh tế quốc dân trở về làng, đứng ra mở xưởng chuyên phục vụ quần áo hầu đồng. Theo Tuyển,người trẻnhưanhđược tiếp cận công nghệ nhiều hơn, hiểu hơn về thương mại điện tử nên quá trình tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm nhanh chóng hơn lớp ông cha đi trước. Chưa kể, những người trẻ với góc nhìn trẻ trung, năng động, có sự sáng tạo hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. “Nghề nào cũng vậy, cứ đammê, nhiệt huyết, có trách nhiệm với những sản phẩm mình làm ra là sẽ sống được bằng nghề, cho kinh tế vững vàng và ổn định”, Tuyển cười nói. Người vợ hiền của Tuyển quê ở Sơn Tây, theo chồng về Đông Cứu cũng được học nghề cổ truyền, cả hai vợ chồng bám nghề bằng tất cả niềm đam mê trong từng đường kimmũi chỉ. Đời sống làngĐôngCứuđã thayđổi từngngày. Nghề nào cũng vậy, cứ đammê, nhiệt huyết, có trách nhiệm với những sản phẩmmình làm ra là sẽ sống được bằng nghề, cho kinh tế vững vàng và ổn định. Phạm Tiến Tuyển NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 Di sản đa quốc gia Cách đây hơn 10 năm các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa của 4 quốc gia là Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đã cùng với cộng đồng nghiên cứu nhận diện những giá trị di sản của Kéo co khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thống nhất xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Có thể nói, kéo co là nghi lễrất cổcủacảkhuvựcĐôngÁ và Đông NamÁ khi mỗi vùng đất có cách thức thực hành riêng nhưng cùng chungmột tinh thần là hướng đến sự phồn thực, sinh sôi, phát triển. Đến năm2015, hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Xuất phát từ một trò chơi dân gian được trình diễn vào dịp lễ hội, sau gần một thập kỷ được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các cộng đồng trong nước và quốc tế sở hữu Nghi lễ và trò chơi kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Điều đó cho thấy sự chung tay, niềm đam mê cũng như tình cảm đầy trân trọng mà các cộng đồng có được trong quá trình bảo vệ, phát huy các giá trị di sản. Hiện nay, Việt Nam còn bảo lưu một số lễ hội kéo co độc đáo, tiêu biểu như Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Hữu Chấp (nay thuộc phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); Nghi lễ kéo co ngồi tại lễ hội đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội); Lễ hội kéo co của người Tày (xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai); Lễ hội Kéo song ở ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); lễ hội kéo co của người Tày ở thônTrung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nhận định về thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co ở trong nước, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: “Sau khi được ghi danh, di sản kéo co không chỉ thuộc về một cộngđồnghay riêngViệtNam mà còn làmột phầncủadi sản Không chỉ phong phú về tên gọi, vật liệu, cách thức chơi cũng như ý nghĩa biểu tượng của kéo co rất đa dạng. Từ những loài thực vật sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa, người dân đã chọn lựa ra các loài cây thích hợp như cây tre, cây song, cây mây... làmvật liệu kéo và dây kéo co, cũngnhưsáng tạonênnhững cách thức kéo co sinh động. Theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ, nghi lễ kéo co tồn tại ở khắp cả nước, không chỉ trong cộng đồng người Kinh mà còn trong các dân tộc nhưTày, Dáy, mỗi nơi có một sắc thái riêng, tạo nên sự đa dạng văn hóa. Kéo co không chỉ là trò chơi hay hoạt động thể thao mà còn là một nghi lễ thiêng liênggắn kết với đời sống tinh thần, tâm linh và ước vọng tốt đẹp của cộng đồng, với những sắc thái riêng của mỗi quốc gia vàmỗi vùngmiền. Vừa qua, nhân kỷ niệm 8 năm ghi danh hồ sơ quốc gia di sản cũng như hướng tới kỷ niệmNgàyDi sảnVănhóaViệt Nam, chuỗi Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc đã diễn ra trong ngày 17-18/11 của từng cộng đồng dân cư. Không đơn thuần là một trò chơi, một môn thể thao, kéo co còn là di sản gắn bó với tín ngưỡng, có tính thiêng, mang ý nghĩa lớn lao trong gắn kết cộng đồng qua nhiều thế hệ. Nghi lễ và trò chơi kéo co gắn với nền nông nghiệp cổ xưa của người Việt, được cho là bắt nguồn từ nghi lễ cầu mùa của cư dân trồng lúa. Người Việt gọi “kéo co” bằng nhiều tênnhư“kéo song”,“kéo mây”, “kéo co ngồi”, “kéo mỏ”, người Tày gọi là “Nhanh vai”, “pẻng luông”, người Giáy là “Sovai”, ngườiThái là“Nạbai”... thế giới. Do đó chúng ta cần gìn giữ, phát huy, liên kết các cộng đồng trong nước, đồng thời kết nối với các quốc gia cũng sở hữu di sản tương tự”. Phát hiện hai cộng đồng sở hữu di sản tại Việt Nam Trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của Nghi lễ và trò chơi kéo co của các nước trên thế giới, Việt Nam là quốc gia có nhiều hình thức kéo co phong phú, phản ánh tính đa tộc người, thể hiện những đặc trưng về môi trường sinh thái, điều kiện lịch sử, xã hội Là một trong số những địa phương còn bảo lưu thực hành kéo co tại Việt Nam, quận Long Biên, Hà Nội vừa kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) tổ chức Liên hoan Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam - Hàn Quốc. Đây là dịp đặc biệt để các cộng đồng trong và ngoài nước tụ hội, nhìn nhận lại giá trị di sản kéo co, từ đó mở ra những cơ hội hợp tác liên quốc gia qua sự đồng điệu của văn hóa truyền thống. Di sản kéo co - Sợi dây kết MAI SƠN NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số352 - ThứNăm, ngày23/11/2023 co nói riêng có tầm quan trọng như vậy nhưng theo PGS.TS Đỗ Văn Trụ từ sau khi ghi danh, những hành động và chiến lược để phát huy giá trị di sản này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Cũng tại Việt Nam, từ khi được ghi danh đến nay các cộng đồng vẫn tại Di tích Quốc gia Đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Với sự tham gia của gần 500 nghệ nhân, người thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co cũng như các đại biểu đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines… sự kiện nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng sở hữu di sản kéo co tại Việt Namvà các quốc gia từng được UNESCOghi danh. Tại sự kiện, đại diện các địa phương cùng các nhà khoa học đã bàn luận xung quanh chủ đề giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản kéo co trongđời sốnghiệnđại. Đồng thời, TS Lê Thị Minh Lý, đại diện Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng chia sẻ thông tin có hai cộng đồng sở hữu thực hành kéo co mới được phát hiện tại Việt Nam trong quá trình nghiên cứu khảo sát. Đó là cộng đồng Hòa Loan (Vĩnh Phúc) và cộng đồng ở Ngải Khê - Phú Xuyên (Hà Nội). Sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới để kết nối các cộng đồng kéo co, từ đó mở rộng hồ sơ ghi danh vào danh mục di sản văn hóa đại diện nhân loại. Đặc biệt trong khuôn khổ liên hoan, người dân Thủ đô nối Thủ đô với thế giới chưa liên kết được với nhau. Muốn phát huy di sản, các cộng đồng kéo co trong Việt Nam cần có sự liên kết chặt chẽ để tạo tiền đề cho việc liên kết với các cộng đồng kéo co quốc tế. Từ phía địa phương, đại diện cho một trong những cộng đồng sở hữu di sản, TS. Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Lào Cai đề xuất các cộng đồng cần tăng cường hơn nữa các chương trình hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Nghi lễ và trò chơi kéo co từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia. “Bên cạnh đó cần tăng cường các kế hoạch tổ chức các chương trình giao lưu trình diễn Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại theo chu kỳ 2-3 năm/lần; luân phiên tổ chức tại các tỉnh/thành phố có chung Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có như vậy, Việt Nam không chỉ bảo tồn mà còn có thể thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát huy di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co”, ông Dương Tuấn Nghĩa nhấn mạnh. n và du khách đã được chứng kiến nghi lễ và trò chơi kéo co với sự thamgia của 7 cộng đồng kéo co tại Việt Nam, bao gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, Hà Nội); Kéo co tre ở thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh); Kéo song ở thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); Kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnhVĩnh Phúc) và kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc). Chú trọng kết nối các chủ thể di sản Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc bảo vệ các thực hành văn hóa là một yêu cầu bức thiết bởi chúng không chỉ gắn với các lễ thức, tâm linh mà còn gắn bó với đời sống tinh thần của người dân. Các yếu tố văn hóa là cơ sở để tạo ra mối cộng cảm giữa người với người, giữa các cộng đồng với nhau, làm chậm lại ít nhiều nhịp sống công nghiệp sôi động, nơi cư dân không có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhau thường ngày. Tuy các yếu tố văn hóa nói chung và thực hành kéo TrongkhuônkhổLiênhoan, triển lãmChungmột sợi dâyđãdiễn ranhằmtrưngbày cácpanobài viết vàhìnhảnh, giới thiệugiá trị, ýnghĩavàhình thức nghi lễvà tròchơi kéoco tại 4nướcCampuchia, Philippines, HànQuốc vàViệtNam. Liênhoannghi lễvà tròchơi kéoco2023baogồmmột chuỗi sự kiệndiễn rasongsongvàđồng thời với Lễhội Thiết kế sáng tạoHàNội 2023. Toàn cảnh lễhội kéo co tại đềnTrấnVũ. Nghi lễ và trò chơi kéo co củamột số cộngđồng tạiViệt Nam. Sau khi được ghi danh, di sản kéo co không chỉ thuộc về một cộng đồng hay riêng Việt Nammà còn là một phần của di sản thế giới. PGS.TS Đỗ Văn Trụ NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==