Ngày Nay số 353

SỐ353 (30/11 - 7/12/2023) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ Canh tác trên caonguyênđá ĐồngVăn, HàGiang. Ảnh: Lê Hiếu TRI THỨC CANH TÁC HỐC ĐÁ Sức sống mãnh liệt trên cao nguyên TRANG 20

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 Riêng ở Hà Nội, trong tháng 11/2023, công chúng mãn nhãn trước hàng chục triển lãm nghệ thuật đương đại cũng như các sự kiện văn hóa hấp dẫn, được ngắmnhìn các sản phẩm nghệ thuật đẹp mắt với nhiều tìm tòi và thể nghiệmmới. Ô Quan Chưởng đẹp lạ thường Những ngày cuối năm, Hà Nội đầy năng động với hàng loạt trải nghiệm mua sắm thú vị, từ sự kiện đến triển lãm nghệ thuật. Mới đây nhất, nhằm thu hút người dân và du khách đến với du lịch đêm Hà Nội, từ 24 đến 26/11, tại khu vực Ô Quan Chưởng (quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra hoạt động trình diễn visual nghệ thuật 3D mapping hình ảnh các sản phẩm du lịch đêm và các điểm di sản văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên người dân Hà Nội được chiêm ngưỡng hình ảnh Ô Quan Chưởng thân thuộc bỗng trở nên lung linh, huyền ảo và mới lạ những luồng sáng hiện đại. Lâu nay, không gian di sản ở Hà Nội về đêm vẫn thường nằm trong cảm nhận chung là buồn tẻ và khó khai thác bởi nhiều hạn chế, nhất là những bất lợi về ánh sáng. Tuy nhiên, với việc nỗ lực tìm tòi giải pháp “đánh thức” không gian di sản về đêm của các cấp, ngành ở Hà Nội, những hạn chế đang dần trở thành lợi thế riêng có, mà một trong số đó là những giải pháp từ công nghệ. Những ngày này, Ô Quan Chưởng hấp dẫn hơn hẳn với công chúngThủ đô, ngay cả những người dân đã gắn bó với phố cổ mấy chục năm qua cũng sững sờ thưởng lãm trong cảm xúc bất ngờ và tự hào. Điểm nhấn của màn trình diễn ánh sáng là các họa tiết của 13 di sản vật thể và phi vật thể đặc trưng cho các giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật của Thủ đô như cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng, chùa Một Cột, Tháp Bút, tranh Hàng Trống, nón lá Làng Chuông, Tứ Trấn, Khuê Văn Các, Hoàng thành Thăng Long... Màn trình diễn 3D mapping đã mang đến cho du khách một trải nghiệm mới mẻ, ấn tượng từ sự kết hợp giữa công nghệ và không gian Ô Quan Chưởng trong đêm. Nó khiến người xem như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp kỳ ảo của ánh sáng. Đại diện Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ, thông qua các sản phẩm du lịch đêm Hà Nội, Sở Du lịch mong muốn phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm đa dạng, đặc sắc, mang lại cho người dân Thủ đô và du khách những không gian văn hóa sáng tạo, những sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Đây là những chương trình văn hóa đậm chất dân tộc nhưng cũng vô cùng hiện đại với những kỹ xảo công nghệ mới mẻ và hoành tráng. Chất liệu dồi dào từ di sản Song song với các sản phẩm du lịch đêm, trong suốt tháng 11/2023, các tác phẩm nghệ thuật đương đại được trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế, sáng tạo Hà Nội 2023 cũng là điểm sáng mà công chúng hồ hởi đón nhận. Với chủ đề là“Dòng chảy”, tuyến trải nghiệm chính của mùa lễ hội năm nay được thiết kế vắt ngang qua dòng sông Hồng lịch sử, làm sống dậy các di sản công nghiệp và kết nối cộng đồng thông qua hơn 60 hoạt động thiết kế sáng tạo hiện diện tại các khu vực: Vườn hoa Vạn Xuân và tháp nước Hàng Đậu; ga Long Biên; cầu Long Biên; ga Gia Lâm và Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Bên cạnh tuyến chính, nhiều tuyên mang lưi trải dọc theo sông Hồng cũng như nhiều điểm văn Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây…); Rối nước Thăng Long, Hàng Trống; Tour đêm “Giải mã Hoàng Thành” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng long; Tour đêm “Chữ Tâm Chữ Tài” tại Bảo tàng Văn học Việt Nam; Tour ẩm thực Tống Duy Tân - Tạ Hiện - Chợ đêm Đồng Xuân; Lễ hạ cờ 9 giờ tối tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tour xe đạp: ĐêmThăng Long - Hà Nội; Tour đêmVănMiếuQuốc Tử Giám: Tinh hoa Đạo học… Ngoài màn trình diễn ánh sáng ở Ô Quan Chưởng, Hà Nội còn hấp dẫn du khách với 15 sản phẩm du lịch đêm khác như show diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” ở huyện Quốc Oai; Tour thăm quan Hỏa Lò về đêm với ba chủ đề khác nhau; Không gian đi bộ (bao gồm không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội; Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; KhônggianvănhóaPhốđi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ; VIỆT ĐAN Sau 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các triển lãm, lễ hội, không gian trưng bày các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng được tổ chức trở lại sôi nổi khắp cả nước. Nghệ thuật đương đại Tour Rối nướcThăng Long. ÔQuanChưởng. NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ... chung tay thắp lên ngọn lửa sáng tạo, cũng như truyền cảm hứng sáng tạo trong mọi người dân. Các hoạt động này sẽ góp phần tạo nên xung lực mới cho hoạt động thiết kế sáng tạo trên địa bàn thành phố. Công cuộc xây dựng, tái tạo lại giá trị các di sản để đóng góp cho việc phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” là bước đi quan trọng mà Hà Nội đã đặt ra và quyết tâm thực hiện. Theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Thủ đô những năm qua có sự thay đổi, phát triển rất mạnh, hình thành nhiều khu đô thị lớn có tính gắn kết với các di sản văn hóa đang có. Hà Nội cũng có lợi thế, là nơi hội tụ được lực lượng đông đảo giới sáng tạo, đó là các nghệ sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà quy hoạch, ngay cả người dân đô thị cũng có tinh thần sáng tạo cao. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng ấy, để định vị và phát triển thương hiệu “Thành phố sáng tạo” thì Hà Nội cần phải thể hiện rõ tính sáng tạo nhiều hơn nữa. Sự sáng tạo ấy cần phải được thể hiện xuyên suốt ở nhiều thế hệ nghệ sĩ, kiến trúc sư. n Việt Nam đang dần “khoác” lên mình màu áo mới qua rất nhiều các triển lãm, sự kiện văn hóa với góc nhìn vô cùng sáng tạo và thú vị. Các triển lãm không chỉ mang đến những tác phẩm nghệ thuật vô giá từ nghệ sĩ mà còn là kho tàng tri thức đang cần được khám phá. Trong hai năm qua, mỹ thuật ứng dụng Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua cả số lượng và chất lượng của nhiều cuộc thi, triển lãm, tọa đàm chuyên môn được tổ chức, góp phần nâng cao vai trò của thiết kế sáng tạo và nắm bắt xu hướng công nghệ mới. Các sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng có mặt khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt, thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ra thị trường quốc tế. Đồ trang trí, gia dụng, quà lưu niệm làm từ các chất liệu sơn mài, gốm, sứ, mây tre, vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải... củaViệt Nam từ lâu được đánh giá là đa dạng và tinh xảo. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, chuỗi hoạt động lễ hội văn hóa trong năm nay góp phần khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội từ việc kết nối các nghệ sĩ, các nhà thiết hóa sáng tạo trong nội đô thành phố với sự tham gia của hơn300nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà sáng tạo… đã mang đến sức sống mới cho di sản nói riêng cũng như những chuyển động tích cực trong quá trình tái thiết đô thị, phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô nói chung. Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, công chúng và du khách còn được thưởng thức 20 triển lãm, trưng bày. Riêng các phân xưởng Nhà máy xe lửa Gia Lâm có 16 triển lãm, kết hợp hiệu ứng thị giác mới lạ với các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, như: Triển lãm “Thủy Phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến; “Tiếng gọi” của họa sĩ Thu Trần; “MAP 2023 - Chuyển động ngoại biên”của tổ chức Heritage Space; “Như ta đã từng” của nhiếp ảnh gia Phan Đan, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Tú Hằng; “Quá áp” của nghệ sĩ Vy Trịnh vàVân Đỗ... Theo bà Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, mặc dù chậm hơn so với quốc tế và khu vực, song các bảo tàng, di tích trên cả nước cũng như ở Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ xây dựng chương trình phát huy giá trị. “Tuy vậy, điều kiện cần nhất để khẳng định sự thành công của chương trình chính là việc những điểm đến di sản cần thống nhất rằng hiện vật, di tích và câu chuyện lịch sử ký ức là quan trọng nhất. Các chương trình công nghệ có thành công hay không phải dựa vào nghiên cứu cơ bản và từ thông tin di sản. Cần tạo cơ hội để người xem được trải nghiệm cụ thể, trực tiếp từ di vật, hình ảnh, tư liệu để phát huy thế mạnh của bảo tàng, di tích”, bà Lê Thị Minh Lý cho biết. Mỹ thuật ứng dụng khởi sắc Từ năm 2022 đến năm 2023, mỹ thuật ứng dụng “thức giấc” KhuêVănCácmangmàu sắcmới lạ vàobuổi đêm. Nhiều triển lãmdiễn ra thuhút công chúng. Tinhhoađạohọc ởVănMiếu. ÔQuanChưởng vềđêm. Các chương trình công nghệ có thành công hay không phải dựa vào nghiên cứu cơ bản và từ thông tin di sản. Cần tạo cơ hội để người xem được trải nghiệm cụ thể, trực tiếp từ di vật, hình ảnh, tư liệu để phát huy thế mạnh của bảo tàng, di tích. Bà Lê Thị Minh Lý NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 tạo ra các lợi ích về mặt xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế. Đẩy mạnh văn hóa sáng tạo Hà Nội đang nỗ lực từng ngày đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó có văn hóa sáng tạo. Để phát huy hơn nữa danh hiệu Thành phố sáng tạo, Thủ đô đã có những nghị quyết, kế hoạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao. Dù việc chuyển đổi các di sản đô thị, di sản xa lạ ở các nước trên thế giới, song đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, điều này còn khá mới mẻ. Thực tế cho thấy, trong đô thị có nhiều công trình cũ, theo xu thế phát triển sẽ trở nên lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu hiện tại. Dù không còn nhiều giá trị về mặt vật thể nhưng các giá trị về phi vật thể (văn hóa, lịch sử, kiến trúc...) lại khá phong phú, bởi nó là biểu trưng cho thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn cũ. Nếu ứng xử với các công trình này theo một góc nhìn nhân văn, chúng sẽ tạo ra dòng chảy văn hóa, từ đó May chiếc áo mới cho “tượng đài kiến trúc” cũ Theo thống kê của TS.KTS ĐinhThị Hải Yến (Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam), Hà Nội từng có 185 cơ sở công nghiệp có giá trị nhưng đến nay chỉ còn 95 cơ sở. 90 công trình đã bị phá hủy và chuyển đổi. Trong đó, Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Rượu Hà Nội, Nhà máy Điện Yên Phụ và Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là các công trình tồn tại trước 1945. Tới giai đoạn 19541965 có thêm 24 công trình, giai đoạn 1965-1975 có 12 công trình và giai đoạn 19751986 có 10 công trình. Quá trìnhphá hủy các“di sản công nghiệp” diễn ra khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trong khi chưa có quy định và chính sách bảo tồn cụ thể đối với các nhà máy, công xưởng cũ. TheobàYến, tạiHàNội, dù có nhiều chủ trương, quyết sách liên quan đến việc di dời các cơ sở công nghiệp không còn phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường, song việc triển khai còn chậm và nhiều khó khăn. Trong bối cảnhđô thị khôngngừng vận động và phát triển, các công trình công nghiệp cũ không chỉ là đối tượng của bảo tồn mà còn là điểm tựa văn hóa, động lực cho phát triển kinh tế. Việc chuyển đổi các công trình công nghiệp cũ nên được triển khai bằng phương pháp phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trước mắt, lẫn mục tiêu phát triển lâu dài của đô thị. Các khu tập thể cũ những năm 1965 - 1990 tại Hà Nội giống như “một tượng đài kiến trúc”, chứa đựng không gian, tập quán sinh hoạt của người dân. Đây cũng là biểu tượng của thời kỳ phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo KTS Nguyễn Việt Ninh, việc tái thiết và phát huy giá trị các khu tập thể cũ trong thời kỳ hiện nay là rất cần thiết để bảo tồn các giá trị cũ, đồng thời cần kết nối với hệ sinh thái xung quanh nhằm tạo sự đồng bộ, cũng như đảm bảo lợi ích cho người dân. TS. Vương Hải Long, Trưởng Khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, khẳng định, nếu các công trình như Nhà máy Công cụ số 1, Nhà máy Dệt 8/3… tiếp tục bị phá bỏ thì rất đáng tiếc. Tái thiết lại các cơ sở sản xuất này thành các tổ hợp sáng tạo sẽ vừa giữ được ký ức, vừa tạo ra những giá trị mới mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội. Dù việc chuyển đổi công năng các di sản đô thị hay di sản công nghiệp thành các tổ hợp sáng tạo không còn Chiến lược phát triển văn hóa đến năm2030 gồm những phần việc khá nổi bật: Huy động nguồn lực xã hội cho văn hóa; Giải quyết những bất cập trong quy hoạch nhìn từ bức tranh di sản, vàmột phần việc đang được đẩy mạnh ráo riết tại Hà Nội, đó là “đánh thức” các không gian công cộng bị lãng quên… HẢI THANH Kể câu chuyện cũ bằng NhàmáybiaHàNội. NhàmáyXe lửaGia Lâm. Tập thể cũHàNội. NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 công nghiệp cho hoạt động sáng tạo sẽ là một quá trình lâu dài, từ chuyển biến nhận thức tới hành động, nhưng những lợi ích từ hoạt động sáng tạo mang lại, nhất là thành công bước đầu của một số mô hình tại Hà Nội đã mở ra cơ hội mới cho các di sản khác. Có mặt tại tọa đàm“Thực hành nghệ thuật dựa trên đặc thù nơi chốn: Một số nghiên cứu trường hợp” - một hoạt động nằm trong các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạoHàNội 2023 diễn ra tại Nhàmáy Xe lửa Gia Lâm những ngày cuối tháng 11, nghệ sĩ đương đại Phạm Minh Hiếu cho biết, trên thế giới, có rất nhiều hoạt động thực hành nghệ thuật đương đại được diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau. Các nghệ sĩ đã khai đào những ký ức, không gian có sẵn để kiến tạo giá trị, câu chuyệnmới kể cho công chúng. Lấy ví dụ về các dự án như vậy tại các quốc gia khác nhau, nghệ sĩ Phạm Minh Hiếu cho rằng, việc làm này đã tạo nên hiệu ứng tốt, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế... Tuy nhiên, nhiều tính chất đặc thù của nơi chốn như kiến trúc, lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và mối quan hệ với địa bàn dân cư ý tưởng mới Công tyThuốc láThăng Long. xung quanh… góp phần hình thành nên tác phẩm, dự án thực hành nghệ thuật, nên nghệ sĩ phải nghiên cứu, quan tâm. Giám tuyển Lê Thuận Uyên, Giám đốc nghệ thuật tổ chức The Outpost, người đã tham gia nhiều dự án thực hành nghệ thuật tại các không gian khác nhau phân tích, chia sẻ các dự án cụ thể như triển lãm “Gang of five: Lạc bước tân kỳ” tại Trường quay Hãng Phim truyện Việt Nam (4 Thụy Khuê, Hà Nội) năm 2017, vở “Hai nàng Nguyệt Cô” biểu diễn tại Xưởng phim của Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2018, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Đậu... Hai nơi này trở thành địa điểm thực hành nghệ thuật ra mắt tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng, cho thấy hoạt động này ở Việt Nam là hướng đi tốt trong phát triển nghệ thuật đương đại. Theo giám tuyển Lê Thuận Uyên, khi thực hành nghệ thuật tại một không gian, nơi chốn nhất định, nghệ sĩ phải nghiên cứu thật kỹ mọi đặc điểm xung quanh địa điểmđó, như về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và vị trí trong lòng cộng đồng. Việc thực hành nghệ thuật không can thiệp quá nhiều vào không gian, tôn trọng không gian, tương tác với chúng nhưng phải kể được câu chuyện mới, phù hợp với khán giả hiện nay. Giám tuyển độc lập Vân Đỗ, Giám đốc nghệ thuật Á Space, đồng giám tuyển IN cho biết: ACT 2022 cũng phân tích một số dự án thực hành nghệ thuật đương đại tại nhiều địa điểm khác nhau và cho rằng, nghệ sĩ nên tận dụng và khai thác những ký ức của nơi chốn, tác động của nơi này với cộng đồng để xây dựng tác phẩm nghệ thuật trở thành phương tiện lưu giữ ký ức tập thể, trao đổi liên thế hệ với sự thấu hiểu về hiện tại, lịch sử và quá khứ... Không thể phủ nhận, không gian sáng tạo tại các di sản công nghiệp giữa lòng Hà Nội là cơ hội sáng tạo, là bước tiến lớn, giúp giới nghề làm thiết kế sáng tạo có không gian để thỏa sức chinh phục, khám phá. Nó cũng cho thấy sự vào cuộc, đồng hành của các cấp chính quyền trong việc giúp các thiết kế sáng tạo có thể tiến gần với công chúng hơn, tác động thay đổi nhận thức về công việc thiết kế, đáp ứng nhu cầu của thị trường sáng tạo Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ.n Nghệ sĩ nên tận dụng và khai thác những ký ức của nơi chốn, tác động của nơi này với cộng đồng để xây dựng tác phẩm nghệ thuật trở thành phương tiện lưu giữ ký ức tập thể, trao đổi liên thế hệ với sự thấu hiểu về hiện tại, lịch sử và quá khứ... Giám tuyển độc lập Vân Đỗ NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Với tầm nhìn chuyển đổi trên, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 có nhiều kỳ vọng trở thành tổ hợpvănhóa sáng tạomới hấp dẫn giới trẻ trong thành phố. Việc cải tạo Nhà máy Xe lửa Gia Lâm tại lễ hội được coi là nỗ lực “đánh thức” di sản công nghiệp, phục vụ cho sự phát triển của Thủ đô. Đồng thời cũng góp phần trả lời câu hỏi lớn, làm thế nào để tận dụng di sản công nghiệp một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững. B1- Đón khách tham quan lễ hội ngay từ cổng vào là Pavilion “Bến chờ”. Lấy cảm hứng từ ký ức về nhà ga đường sắt, công trình được đặt trênmột đoạn đường ray trong nhà máy, nơi kết nối với những nhà xưởng bị che phủ bởi vết tích thời gian. B2- Sau “Bến chờ” là toa xe lửa cũ nằm im lìm, thu hút sự quan tâm của phần đông du khách. Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay, anh Lê Đình Tuấn (Long Biên) cho biết bản thân từng đi qua Nhàmáy Xe lửa Gia Lâmnhiều lần nhưng không thể tượng tượng bên trong nhà máy có thể rộng lớn với nhiều không gian dành cho các hoạt động phù hợp thị hiếu giới trẻ. B3- Tại không gian trưng bày khoảng 200 mét vuông tại Xưởng 5B là triển lãm “Thủy phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến. Họa sĩ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội chia sẻ cảm thấy may mắn khi nhận được lời mời tham dự Lễ hội thiết kế và sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Đây là chủ đề anh đã theo đuổi trong nhiều năm. B4- Cũng giống với nhiều người tham dự triển lãm, Nguyễn Lan Chi (Hai Bà Trưng) chia sẻ bản thân “choáng ngợp” trước triển lãm “Tiếng gọi” của họa sĩ Thu Trần. Đây là triển lãm với 2000m lụa được trưng bày trong không gian rộng lớn hàng trăm mét vuông tại Xưởng 3B1. B5- Lễ hội Thiết kế sáng tạo cũng trở thành không gian cho các thảo luận về di sản công nghiệp. Theo đó, việc nhận diện, gìn giữ, phát huy và trao truyền di sản tới thế hệ mai sau là nhiệm vụ chung của mỗi người dân, trong đó nhấn mạnh vai trò của các bên liên quan. B6- Thông qua lễ hội, các nhà tổ chức và giới nghệ sĩ đã cho thấy tiềm năng của việc lưu giữ các di sản công nghiệp. Để vực dậy và giúp loại hình này phát triển bền vững, các chính sách, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước cùng sự đầu tư của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không kém trong công tác bảo tồn, tái thiết. chúng vẫn là sợi dây kết nối tiềm thức, là ký ức lý giải và lưu giữ quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội. Giống như những trang sử không nên lãng quên, di sản công nghiệp xưa cũ luôn có sức sống trong bối cảnh hiện đại nếu chúng được “đánh thức”. B8- Quá trình chuyển đổi công năng di sản công nghiệp thành tổ hợp sáng tạo không còn xa lạ ở các nước trong khu vực nhưng tại Việt Nam điều này còn khá mới mẻ. Để chuyển biến từ nhận thức tới hành động là một quá trình lâu dài, song sự cộng hưởng và lợi ích từ các mô hình bước đầu được công chúng đón nhận B7- Các di sản công nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, thẩm mỹ, xã hội, có giá trị gắn với đời sống sinh hoạt và tinh thần của nhiều thế hệ. Ngày nay, các địa điểm dần đánh mất vai trò trong quá khứ nhưng NGUYỆT LINH - MẠNH CƯỜNG Chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng, tạo cơ hội xây các địa điểm nghệ thuật độc đáo giữa một đô thị đang dần bị thu hẹp không gian công cộng. Việc mở rộng không gian cũng hứa hẹn tạo ra trải nghiệm văn hóa đặc trưng cho chiến lược công nghiệp văn hóa hướng đến phát triển bền vững của Thủ đô. Di sản công nghiệp “biến hình” nhờ nghệ thuật B1 B2 tại Hà Nội sẽ mở ra hướng đi cho các di sản khác. B9- Theo đơn vị tổ chức, trong thời gian diễn ra lễ hội có những ngày Nhà máy Xe lửa Gia Lâm tiếp đón hàng vạn lượt nhân dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu tham gia và tham quan các hoạt động tại lễ hội, Sở VHTT Hà Nội đã điều chỉnh khung thời gian sự kiện tăng thêm hai ngày so với dự kiến ban đầu. n Bản thân từng đi qua Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nhiều lần nhưng không thể tượng tượng bên trong nhà máy có thể rộng lớn với nhiều không gian dành cho các hoạt động phù hợp thị hiếu giới trẻ. Anh Lê Đình Tuấn NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023

B3 B5 B7 B4 B9 B6 B8 NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 Giấy có thể là tác phẩm tự thân? Là người sáng lập nghệ thuật trúc chỉ tại Việt Nam, họa sĩ Phan Hải Bằng hồi tưởng mốc thời gian những năm 90 khi việc tìmmua các loại giấy đặc chủng để làm đồ họa trong nước không chỉ đắt đỏ mà còn rất khó khăn. Nắm được tình hình đó, ông bắt đầu manh nha ý tưởng tự tìm cho mình một loại giấy mới, dễ làm, dễ kiếm. Quá trình nghiên cứu trúc chỉ của ông kéo dài trong nhiều giai đoạn. Cho tới năm 2011, với dấu mốc hoàn thành nghiên cứu về giấy thủ công ở các làng nghề của Việt Nam, Thái Lan và Lào, họa sĩ bắt tay vào những thực nghiệm đầu tiên tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Đó là giai đoạn các khái niệm mới trong nghệ thuật bắt đầu “chảy” về Việt Nam. Giấy dần được nhận diện không chỉ là phông nền mà hoàn toàn có thể là một tác phẩm độc lập, không dựa vào liên kết với các thao tác sáng tạo thông thường như vẽ, viết, chạm khắc… Trước đó, họa sĩ Phan Hải Bằng tự làm giấy phục vụ các tác phẩm của mình, khi nghiên cứu hoàn tất, ông nhận thấy tiềm năng về một loại hình nghệ thuật mới và đặt câuhỏi:“Giấy có thể làmột tácphẩmtự thânhay không?”. “Vào thời điểm đó, khái niệm nghệ thuật giấy rất xa lạ với công chúng, thậm chí cả người sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam. Chúng ta quen với việc coi giấy thủ công là giấy dó, tuy nhiên ở trong nước, không chỉ làng Đông Hồ làm giấy mà rất nhiều vùng miền khác cũng tham gia làm như giấy của đồng bào Nùng, Dao, Cao Lan… với chất liệu không phải từ cây dó”, họa sĩ Phan Hải Bằng kể. Sáng tạo không biên giới NGUYỆT LINH đi từng lớp bột giấy với độ dàymỏng khác nhau, độ dày mỏng tương ứng với sắc độ sáng tối, làmnên cái hồn của các tác phẩm. “Nhìn ra thế giới chúng tôi thấy nghệ thuật giấy không chỉ có môi trường để phát triển mà còn đóng góp rất lớn vào văn hóa, trong khi ở Việt Nam, khái niệm nghệ thuật giấy vẫn chưa được công nhận, dẫn đến việc sự sáng tạo, giáo dục bị hạn chế”, họa sĩ Phan Hải Bằng nhấn mạnh. Từ tự phát thành tự giác Tuy thời gian phát triển mới hơnmột thập niên, nghệ thuật trúc chỉ được ghi nhận và đóng góp nhất định vào đời sống nghệ thuật đương đại. Trúc chỉ đạt những thành công như được tuyển lựa vào bộ sưu tầm nghệ thuật tại bảo tàng dưới tầng hầm Nhà Quốc hội; bức tranh trúc chỉ Hào khí Thăng Long cỡ lớn với khổ 400x400m được đặt làm tranh bày trong Văn phòng Chính phủ. Đến năm 2018, trúc chỉ trở thành thành tố không thể thiếu trong các tác phẩm sân khấu tại Lyon (Pháp), Berlin (Đức). Hành trình nhận thức từ giấy dó, khái niệm dó cho đến trúc chỉ được nhiều người trong nghề ví như hành trình từ giấy đến nghệ thuật giấy. Cũng từ đó, việc tạo ra môi trường cho trúc chỉ nói riêng và nghệ thuật giấy nói chung được nhóm của họa sĩ Phan Hải Bằng và một số đồng nghiệp thân thiết coi như“việc trời đày”. Để làm ra một tác phẩm trúc chỉ, cần thao tác ít nhất trên hai công đoạn, đầu tiên là làm giấy, tiếp theo là đồ họa trúc chỉ. Cụ thể, nghệ thuật trúc chỉ được phát triển từ nghệ thuật làm giấy truyền thống dân tộc. Cũng như việc làm các loại giấy thủ công khác, nghệ sĩ sáng tác chế biến nguyên liệu, nấu vỏ cây với vôi, nghiền thành bột, trộn bột vào bể rồi seo thành giấy. Công đoạn thực hiện hoàn toàn từ nền tảng truyền thống này không chỉ đảm bảo chất lượng xơ sợi trúc chỉ mà còn góp phần bảo vệ môi trường tại nơi chế biến. Sau công đoạn làm giấy, quá trình tiếp theo liên quan đến đồ họa trúc chỉ hay còn gọi là trúc chỉ graphy. Việc hình thành của giấy và tác phẩm trúc chỉ có sự tương đồng với nghệ thuật đồ họa. Sau khi lưới lọc lại bột và xơ giấy, nghệ sĩ trúc chỉ dùng một mũi khoan nước để bóc Sau hơn một thập kỷ ra đời, trúc chỉ - đứa con của nghệ thuật đương đại đang không ngừng chứng minh sự đóng góp của mình vào dòng chảy nghệ thuật Việt Nam. Bản thângiấy với nhữnghọa sắc củanó, quabàn tay họa sĩ tạonênbức tranhkhác biệt. Khônggian triển lãm trúc chỉ tại 22 HàngBuồm. Về mặt chất liệu, nghệ thuật trúc chỉ có thể gồm xơ sợi từ tre, trúc, giang, chuối, ngô, rơm, thậm chí cả lục bình, dừa, mía, lá thông... Đó là quá trình phát triển rất đặc biệt của nghệ thuật này bởi bình thường các chất liệu chỉ tập trung đào sâu vào một chất liệu, khác với trúc chỉ khi các chất liệu mới liên tục được sáng tạo. Họa sĩ, PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 TS Nguyễn Nghĩa Phương, việc công nhận một loại hình nghệ thuật mới rất khó khăn ở Việt Nam và thử thách tiếp theo là lan tỏa cái mới đó. Theo họa sĩ Phương, trong các năm vừa qua, ngồi tại bất cứ hội đồng chấm giải nào, ông đều rất vất vả để thuyết phục mọi người trong việc công nhận trúc chỉ như một môn nghệ thuật. “Vào năm 2014, trúc chỉ nhận giải Ba Giải thưởng Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc, hầu như không có nhiều tranh luận vì được coi là một tác phẩmmỹ thuật với ô, bìa sách, ví, vỏ đựng đĩa CD… Nhưng về nghệ thuật tạo hình, phần đa đều cho rằng trúc chỉ thuộc về thủ công, nghệ thuật ứng dụng. Điều đó cho thấy nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này, bởi điêu khắc có ngôn ngữ của điêu khắc, sơn mài có ngôn ngữ của sơn mài và ngôn ngữ của trúc chỉ rất riêng biệt. Chúng ta buộc phải hiểu để có thể thưởng thức trọn vẹn loại hình này”, ông Phương cho biết. Trả lời về hướng đi tương lai của trúc chỉ Việt Nam, họa sĩ Phan Hải Bằng cho biết nghệ thuật trúc chỉ được khởi nguồn bởi các phương pháp truyền thống và kỹ thuật đồ họa trúc chỉ được tạo ra nhằmmang thêm cho giấy một khả năng, thoát khỏi thân phận làm“nền” để trở thành một tác phẩm tự thân, độc lập. “Trên hành trình xây dựng nghệ thuật trúc chỉ, người sáng tạo không thể là người quyết định sau cùng mà đó là công chúng. Chính cách nhìn nhận của mỗi người sẽ là điều kiện quyết định có đưa trúc chỉ trở thành giá trị văn hóa mới của Việt Nam hay không”, ông Bằng nhấnmạnh.n hoặc chất liệu thường được coi là“lạ tai”trong thị trường. “Vì vậy mỗi khi có dự án, sự kiện mang tính giới thiệu về thực hành về nghệ thuật đương đại, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra cơ hội cho các nghệ sĩ. Vài năm trước, tôi từngmời nhómtrúc chỉ tham gia Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, tuy nhiên lúc đó trúc chỉ chưa giải quyết được bài toán trưng bày ngoài trời. Hiện nay, công nghệ của trúc chỉ đã phát triển, không còn bó hẹp loại hình nghệ thuật này ở không gian bảo tàng, gallery mà đã bước ra không gian công cộng, có thể tương tác với nơi chốn và con người”, họa sĩ Thế Sơn chia sẻ. Thách thức trong công nhận và lan tỏa nghệ thuật mới Hằng năm tại Khoa Đồ họa của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, các giảng viên vẫn dành thời gian giảngdạy và ra bài tập về trúc chỉ cho sinh viên. Đầu tiên, họ sử dụng một chiếc khay có thể chứa nước để thả xơ sợi vào và seo thành giấy. Sau khi sinh viên biết seo giấy, họ chuyển sang công đoạn làm giấy nghệ thuật. Sinh viên có thể sáng tạo rất nhiều cách khác nhau theo cảm hứng riêng từ trúc chỉ như kỹ thuật đồ họa, điêu khắc... Gần đây, có những cá nhân biến bài tập của mình thành tác phẩm nghệ thuật thị giác ngay từ trong ghế nhà trường qua việc xử lý màu sắc, độ mỏng dày cùng việc phối trộn các vật liệu tái chế. Các sinh viên có thể đưa màu vào bột giấy còn đang ướt, đổ khuôn, dập khuôn… cho thấy sự sáng tạo không giới hạn của nghệ thuật giấy dù quá trình này không đòi hỏi quá nhiều cơ sở vật chất. Dù vậy, theo họa sĩ, PGS. Nghệ thuật giấy này cũng đã có những triển lãm trưng bày trong nước như tại Hà Nội, Đà Nẵng… Họa sĩ Phan Hải Bằng được trao tặng Giải thưởng Sáng tạo Lê Bá Đảng 2022 vì những đóng góp của loại hình nghệ thuật này. Họa sĩ, PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết nghệ thuật trúc chỉ là một “hiện tượng” được xây dựng, vun đắp, lan tỏa bài bản bởi nhiều thành phần cộng đồng khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển, trúc chỉ hướng tới các giá trị về thẩm mỹ, xã hội, giáo dục. Đây là những giá trị không tách rời bởi thẩm mỹ nằm trong giáo dục và giáo dục là mối quan tâm lớn của cộng đồng. “Thông thường sinh viên và giới chuyên môn như họa sĩ, nhà nghiên cứu, phóng viên hay hỏi trúc chỉ là chất liệu hay phương tiện nghệ thuật. Có thể nói trong trúc chỉ có cả hai bởi đây là vật liệu cụ thể để làm ra tác phẩm vừa chính là tác phẩm. Với sự phát triển về chất liệu, nghệ thuật này tuy được địnhdanh là trúc chỉ nhưng không chỉ được tạo bởi nguyên liệu từ tre hay những loại cây gần gũi với họ tre như trúc, giang… Về mặt chất liệu, nghệ thuật trúc chỉ có thể gồm xơ sợi từ tre, trúc, giang, chuối, ngô, rơm, thậm chí cả lục bình, dừa, mía, lá thông… Đó là quá trình phát triển rất đặc biệt của nghệ thuật này bởi bình thường các chất liệu chỉ tập trung đào sâu vào một chất liệu, khác với trúc chỉ khi các chất liệu mới liên tục được sáng tạo”, họa sĩ, PGS. TS Nguyễn Nghĩa Phương nhận xét. Từ con mắt của người làm nghệ thuật thị giác, họa sĩ - giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, giảng viên tại Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội cho biết ông thấy sự sáng tạo rõ nét trong nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam. Khái niệmvà sự xuất hiện của nghệ thuật giấy cũng mở ra rất nhiều giải pháp về không gian cũng như tác phẩm nghệ thuật. Chính bởi luôn quan sát câu chuyện của những người làm nghệ thuật theo phương thức thực nghiệm, họa sĩ Thế Sơn nhận thấy trong bối cảnh nghệ thuật đương đại ở Việt Nam, rất hiếm người đeo đuổi nghệ thuật về giấy như nhóm tác giả đang sáng tác trúc chỉ. Theo ông, những người thực hành nghệ thuật tại Việt Nam còn khá cô đơn vì không thực sự có nhiều không gian để trưng bày, triển lãm giới thiệu với mọi người. Không chỉ có trúc chỉ mà rất nhiều dự án cũng như chất liệu nghệ thuật khác ở Việt Nam hầu như chưa có không gian và thị trường để phát triển. Nói tới mỹ thuật Việt Nam, câu chuyện về đồ họa, nhiếp ảnh trong nghệ thuật Những người thực hành nghệ thuật tại Việt Nam còn khá cô đơn vì không thực sự có nhiều không gian để trưng bày, triển lãm để giới thiệu với mọi người. Không chỉ có trúc chỉ mà rất nhiều dự án cũng như chất liệu nghệ thuật khác ở Việt Nam hầu như chưa có không gian và thị trường để phát triển. Họa sĩ, Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn Các loại xơ sợi khác nhau từ các loại cây khác nhauđã tạo ra“bảngmàu”tựnhiên cho trúc chỉ. Khônggian truyền thốngvàđươngđại từ trúc chỉ. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 Hai đêm diễn của vở nhạc kịch vào ngày 9-10/11 vừa qua đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả Thủ đô. Một vở nhạc kịch thuần Việt Thưa đạo diễn Trần Hoàng, liệu việc lựa chọn nhạc kịch để chuyển thể câu chuyện của “Mẹ còi” và Thiện Nhân có làmột quyết định liều lĩnh, hay nó sẽgiúp thổimột làngiómới vào câu chuyện đã quá nổi tiếng này? - Tôi đến với dự án này hoàn toàn ngẫu nhiên, chỉ sau cuộc gặp với NSƯT Cao Ngọc Ánh, PGĐ Nhà hát Tuổi trẻ, và“Mẹ còi”Mai Anh. Ngay tối hôm đó, tôi đã rất hào hứng và bắt tay phác thảo sườn kịch bản. Sau một thời gian học về vũ kịch ở nước ngoài rồi trở về Việt Nam, bản thân tôi luôn nung nấu ý tưởng gây dựng một vở nhạc kịch mang phong cách hiện đại. Phải thừa nhận rằng thể loại nhạc kịch cũng không còn xa lạ gì trong địa hạt sân khấu Việt Nam. Tôi luôn nói với cả ekip rằng chúng ta cần phải tạo ra thứ gì đómới lạ, không đi theo lối mòn. Việc chuyển thể câu chuyện của hai mẹ con Thiện Nhân thành một vở kịch thông thường sẽ là một bài toán khó để chinh phục khán giả. Bởi một vở kịch thông thường vốn giao đãi, cần có nút thắt, nút mở. Còn với nhạc kịch, thay vì sử dụng ngôn từ thông thường, chỉ cần âm nhạc để tạo cầu nối cảm xúc nhanh nhất và gần nhất đi đến trái tim khán giả. Chúng tôi muốn chọn một cách đơn giản nhất để kể lại câu chuyện này, thay vì diễn dịch lại nó bằng ngôn ngữ kịch thông thường. Nhiều năm trở lại đây, khán giả Việt Nam cũng không xa lạ gì với bộ môn nhạc kịch và được thưởng thức nhiều vở nhạc kịch với sự thamgia của các diễn viên từ chuyên nghiệp cho tới nghiệp dư. Nhưng ở “Viên đá ngũ sắc”, điểm độc đáo chính là nó xuất phát từ một câu tim của khán giả sẽ nhẹ đi rất nhiều. Thông điệp này được chúng tôi gửi gắm qua ca khúc “Con ơi đừng sợ”. Khi bước vào thế giới nhạc kịch, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Một điểm đáng chú ý là trong dự án “Viên đá ngũ sắc”, phần lớn các diễn viên hoàn toàn không có nền tảng nhạc kịch. Đây chắc hẳn là một thách thức không nhỏ đối với anh và các cộng sự? - Có thể nhiều người sau khi xem xong không tin nhưng trước đó 100% dàn diễn viên của chúng tôi đều là dân nghiệp dư với nhạc kịch. Sau khi trải qua vòng casting, tôi nắm trên sân khấu. Khi làm việc với các diễn viên, tôi yêu cầu các bạn phải thực sự thả lỏng bản thân khi bước lên sân khấu. Tôi không muốn khán giả thấy những phân cảnh khô cứng, những lời thoại rập khuôn. Đôi khi cách làm việc này có thể là con dao hai lưỡi đối với một vở kịch có nhiều lối mở này. Nhạc kịch phải đem tới hạnh phúc cho khán giả. Nhạc kịch đóng vai trò như một liều thuốc xoa dịu những uất ức, mỏi mệt và căng thẳngmà chúng ta phải chịu đựngmỗi ngày. Trên thế giới không thiếu những vở bi kịch chất chứa nỗi đau trong từng câu hát, thế nhưng khi màn nhung hạ xuống, con chuyện có thật, một câu chuyện cổ tích tồn tại trong xã hội chúng ta. Một số vở nhạc kịch khi được đưa về Việt Nam sẽ phải sử dụng các ca khúc phổ lại lời Việt, còn với riêng “Viên đá ngũ sắc”, chúng tôi sử dụng 100% các bài hát gốc. Một điểm độc đáo khác mà chúng tôi mong muốn tạo ra, đó là lâu nay nhạc kịch của Việt Nam thường thiếu sự liên kết giữa hai thành tố nhạc và kịch. Có không ít vở nhạc kịch dù dàn dựng sân khấu công phu và nhiều bài hát sôi động nhưng lại mất đi chất kịch. Ở “Viên đá ngũ sắc”, chúng tôi lồng ghép nhiều yếu tố kịch hơn vào cốt truyện để tạo ra sự cuốn hút “Có lẽ tôi đã trót yêu vở kịch này”, đạo diễn Trần Hoàng không giấu nổi sự say mê khi chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay về dự án nhạc kịch “Viên đá ngũ sắc”, lấy cảm hứng về hành trình 13 năm “Mẹ còi” Mai Anh đồng hành cùng “chú lính chì” Thiện Nhân. ĐạodiễnTrầnHoàng. Ảnh:MạnhCường Các phân cảnh trongvởnhạc kịch“Viênđángũ sắc”. Ảnh: Mạnh Cường. Nhạc kịch giúp lan tỏa tình yêu HUYVŨ NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số353 - ThứNăm, ngày30/11/2023 - Với riêng dự án này, tôi yêu cầu các diễn viên không chỉ nắm rõ kịch bản và vai trò của mình, mà khi về nhà phải xem lại các video ghi hình buổi tập ngày hôm đó để chỉnh sửa các động tác, cử chỉ của mình. Đây chính là cách để chúng tôi hoàn thành các mục tiêu trong ngày và trong tuần. Tôi luôn nhắc các bạn diễn viên rằng: “Không ai được lơ là trên sân khấu. Dù có đang quay lưng vào khán giả, thì các bạn cũng phải diễn, phải sống hết mình trên sân khấu”. Tại sao lại cần sự nghiêm khắc như vậy? Bởi khi người diễn thực sự tôn trọng sân khấu và sống đúng với vai diễn, khán giả ở dưới tự khắc cảm nhận được nguồn năng lượng được lan tỏa trên sân khấu và thấu hiểu thông điệp mà chúng tôi muốn truyền tải. Một trong những khó khăn lớn nhất mà chúng tôi phải nỗ lực vượt quađó là thời gian. Một ngày của đoàn kịch chúng tôi thường bắt đầu từ lúc 5 giờ chiều, sau khi các diễn viên nhí tan học và được bốmẹđưa tới chỗ tập, còn các diễn viên và các thành viên trong đoàn kết thúc công việc tại những nơi khác nhau. Tất cả mọi ngả đường của chúng tôi đều đổ dồn tới Nhà hát Tuổi trẻ. Dùmỗi người cómột cuộc sống riêngvàobanngày, nhưngkhi đồnghồđiểm6giờ tối, tất cả 30 con người đều hoàn toàn tập trung năng lượng khi bước lên sân khấu. Khi bắt tay vào dàn dựng, chúng tôi nỗ lực tạo dựng một bầu không khí vui vẻ, năng động để truyền năng lượng tích cực cho các bạn diễn viên, đặc biệt là các em nhỏ. Bản chất của vở kịch “Viên đá ngũ sắc” đã đòi hỏi chúng tôi phải truyền tải được thông điệp ấm áp của tình người. Trải nghiệm làm việc cùng các diễn viên không chuyên cũng giúp tôi học thêm được nhiều điều bổ ích, đặc biệt là cách xây dựng lòng tin vào khả năng của mỗi cá nhân trong đoàn. Bởi có tin thì mới yêu và trân trọng những gì chúng tôi đang làm. Với tư cách là đạo diễn, có lẽ tôi đã trót yêu vở kịch này. Kết thúc mỗi buổi trong tay một dàn diễn viên người biết hát nhưng chưa biết diễn, người biết diễn lại hát kém, có người hát hay nhưng lại lóng ngóng khi tập vũ đạo. Chỉ trong vòng 30 ngày đầu tiên, các bạn gần như thuần thục các màn hát, nhảy, diễn và có thể tự tin biểu diễn trên sân khấu. Tôi coi đây là một thử thách thú vị dành cho bản thân. Nếu được làm việc với dân chuyên, chắc chắn tiến độ công việc sẽ được đẩy nhanh, thế nhưng ở trong mỗi diễn viên không chuyên, tôi nhìn thấy những phẩm chất rất đẹp, rất sáng. Giống như câu chuyện của “Mẹ còi” và Thiện Nhân, tôi Nhạc kịch phải đem tới hạnh phúc cho khán giả. Nhạc kịch đóng vai trò như một liều thuốc xoa dịu những uất ức, mỏi mệt và căng thẳng mà chúng ta phải chịu đựng mỗi ngày. Đạo diễn Trần Hoàng tập, trên đường về nhà tôi thường ngân nga những câu hát mình nghe trên sân khấu. Không yêu làm sao được khi vở kịch chính là đứa con tinh thần mà chúng tôi được chứng kiến nó lớn lên mỗi ngày. Để chuyển thể một cổ tích đời thường lên sân khấu nhạc kịch, có lẽ anh và các cộng sự sẽ phải cân nhắc rất nhiều trong việc chắt lọc các chi tiết hay sáng tạo trên nền những thứ đã có. Theo anh, chúng ta có nên đặt ra một ranh giới trong sáng tạo nghệ thuật? - Trong cuộc sống và trong nghệ thuật, tôi luôn muốn mọi thứ có một cái kết có hậu. Kết thúc mỗi vở kịch, các nhân vật rồi sẽ có được hạnh phúc, những giấc mơ của họ lại được chắp cánh bay cao. Với“Viên đá ngũ sắc”, chúng tôi có lợi thế là đã sẵn có một cốt truyện hay ngoài đời thực, nhưng cũng chính cốt truyện này tạo ra áp lực cho người làm sáng tạo kịch bản. Khi xây dựng kịch bản, bản thân tôi và các cộng sự phải luôn vạch ra một chiếc “vòng kim cô” để biết sáng tạo trong khuôn khổ. Toàn bộ ekip khi họp bàn lần đầu đều đi tới thống nhất rằng chúng tôi sẽ sáng tạo trong giới hạn câu chuyện của những thân phận có thật. Tôi khẳng định rằng 99,9% những gì được đem lên sân khấu đều là chất liệu từ ngoài đời thật, từ câu chuyện về việc “Mẹ còi” cùng Thiện Nhân rong ruổi khắp thành phố để tìm kiếm lòng tốt, cho tới câu chuyện “Mẹ còi” hát ru cho con trai trong bệnh viện... Đó thực sự là những câu chuyện cổ tích bước ra từ đời thật. Là một người sáng tạo, chúng tôi cũng không giấu giếm những kỳ vọng dành cho vở kịch này. Chúng tôi mong muốn “Viên đá ngũ sắc” sẽ là một chất liệu mới không chỉ góp phần xây dựng cho chương trình Thiện Nhân và những người bạn, mà còn được đem đi công diễn ở nhiều nơi nhằm truyền cảm hứng tích cực cho xã hội. Cảm ơn đạo diễn Trần Hoàng về những chia sẻ của anh! n cần những diễn viên có thể biểu cảm những cảm xúc rất nhẹ nhàng, đời thường và trong sáng. Tôi luôn cố gắng đem đến tinh thần cởi mở, phóng khoáng trong quá trình dàn dựng “Viên đá ngũ sắc”. Điều này được thể hiện rõ nét trong phong cách dàn dựng, phong cách âm nhạc và đặc biệt là phong cách biểu diễn. Cụ thể, tôi yêu cầu diễn viên phải thực sự sống trong từng khoảnh khắc của nhân vật khi đứng trên sân khấu. Diễn viên phải hiểu nhân vật mình đang đóng, các bạn có thể sai thoại 10 câu nhưng chỉ cần nói trúng 1 ý của câu thoại, thì đó là lúc các bạn thực sự hóa thân vào nhân vật. “Nhạc kịch” hóa cổ tích ngoài đời thực Nếu được thị phạm một buổi tập trên sân khấu sẽ thấy một đạo diễn Trần Hoàng rất khác so với vẻ ngoài nhã nhặn thườngthấy, dườngnhưcómột ngọn lửa hừng hực trong giọng điệuvà thần thái. Sânkhấucóý nghĩa thếnàovới anh? ĐạodiễnTrầnHoàng cùngekip tập luyện trên sânkhấu. Ảnh: Chương trình“ThiệnNhân và những người bạn”. NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==