Ngày Nay số 366-367

SỐ366 - 367 (7 - 14/3/2024) TẠPCHÍ W W W . N G AY N AY. V N MIỄN PHÍ Hội đềnSái, ĐôngAnh, HàNội. Ảnh: NGUYỄNVIẾT vẻ đẹp nghìn đời của văn hóa Việt

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 lệ từ 3-7 năm một lần, các làng mới mở hội. Trong hội có các hoạt động như tế lễ, đám rước, trò diễn, đặc biệt các làng sẽ mời gánh hát về cho dân làng xem. Những năm mở hội chỉn chu, công phu là vậy, còn những năm thường người làng chỉ thực hiện tế lễ, hay còn gọi là “hội lệ”. Người dân đi dự không chỉ tham gia vào các hoạt động của hội mà luôn có sự cầu xin, dâng cúng với nguyện vọng được thần linh che chở, phùhộ suốt các tháng trong năm. Các hội phần lớn được tổ chức ở đình, nơi thờ thành hoàng làng, nhưng cũng có hội tổ chức tại không gian như chùa, đền. Từ đây, tùy cơ sở tín ngưỡng và Truyền thống đẹp của cư dân nông nghiệp Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính, rất khó xác định thời điểm chính xác của việc tổ chức hội làng vào các tháng đầu năm diễn ra từ bao giờ. Tuynhiên có thể thấy rằng các lễ hội này đều đã có từ rất xa xưa, gắn với chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể ba tháng đầu năm tính theo Âm lịch là thời kỳ nông nhàn của cả cư dân đồng chiêm và đồng mùa. Hội làng được mở ra lúc này trở thành lý do để người dân đi du xuân, cầu cúng, giao lưu, vui chơi sau một chu kỳ lao động vất vả, cũng như đánh dấu một chu kỳ sản xuất mới. Cần làm rõ cách hiểu mùa xuân là mùa lễ lạt, lễ hội của người Việt. Trước hết, hoạt động cầu cúng là hoạt động diễn ra thường xuyên trong năm của các tầng lớp dân cư xã hội từ xưa đến nay. Đặc biệt với nữ giới, do sự phân biệt nam nữ xưa kia, giới này bị cấm đặt chân vào khu vực đình, nên họ thường hay lui tới các ngôi chùa để cầu bình an cho gia đình, tới các đền Mẫu để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Trong khi đó, nam giới thường ít đến chùa hơn, thường cầu công danh sự nghiệp, thăng quan tiến chức tại các đình, đền. Đây là một phần bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng xưa kia của người Việt. Hội Đền Hùng, Hội Lim... Cũng không phải năm nào các làng quê cũng mở hội bởi mỗi kỳ hội như vậy rất tốn kém. Chỉ những năm “phong đăng hòa cốc” (mùa màng tươi tốt), hoặc theo Người xưa không có khái niệm lễ hội, đây là khái niệm mới xuất hiện khoảng 4 thập kỷ trở lại đây. Ngày xưa, các cụ không dùng từ lễ hội mà chỉ gọi là “hội”, “đi du hội” với Hội Gióng, Đầu nămmới là thời điểm trẩy hội đông đúc với sự xuất hiện của nhiều lễ hội lớn về quy mô tổ chức cũng như sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, để những sinh hoạt truyền thống này phát huy sức sống mãnh liệt, cần sự thấu hiểu và ứng xử văn minh hơn từmỗi người dân. Cần hiểu phồn thực chỉ mang yếu tố tượng trưng, không diễn tả thực. Ngay cả hội Trò Trám, một trong những hội được đánh giá có yếu tố mạnh bạo trong điều kiện xã hội phong kiến xưa kia, thì trên thực tế các cụ cũng chỉ làm tượng trưng chứ không phải là diễn tả thực. Nhưng một số người không nghiên cứu cẩn thận, tung hô, phóng đại khiến những yếu tố phồn thực này trở thành yếu tố giật gân để thu hút công chúng. Đó là một thái độ không đúng đắn. PGS.TS Bùi Xuân Đính Vẻ đẹp nghìn đời của văn hóa Việt NGUYỆT LINH NGAYNAY.VN 2 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 vị thần chủ mà người đến với hội có sự cầu xin phù hợp. Hỗn loạn do “tháo khoán” hội làng Về khía cạnh truyền thống mở hội làng được lưu truyền cho đến hiện tại, cần lưu ý từng có một thời gian dài trong và sau chiến tranh các hội không được tổ chức, dẫn đến việc sinh hoạt làng xã này bị đứt đoạn, mai một. Về sau, khi hội làng được khôi phục bởi những người kế tục sinh sau đẻ muộn, sự thiếu hiểu biết về các giá trị trong mỗi lễ thức đã dẫn đến tình trạng tổ chức tràn lan ở một số làng, khiến không ít hội làng trở thành “nỗi ám ảnh kinh hoàng” cho người dân và du khách. “Trước đây, thành phần tham gia hội chỉ có người dân trong làng, các trò diễn trở thành những cuộc đua tài của trai đinh các giáp. Trai làng không phải ai cũng được lựa chọn mà chỉ những người không vướng tang trở, không có “tì vết| bất hảo... Hiện nay hầu hết các hội làng đều đã tháo khoán cho người bên ngoài tham gia, khiến nhiều hội diễn ra tình trạng tranh cướp hỗn loạn như ởHội phết Hiền Quan (Phú Thọ), Hội Giằng bông Sơn Đồng (Hoài Đức)...”, PGS.TS Bùi Xuân Đính nhận xét. Sự lựa chọn ngặt nghèo trên đến từ việc các trò diễn trong hội làng là hoạt động tái hiện sự tích, thểhiện sự tôn kính của người dân với thần linh, dù không phải hội làng nào cũng có yếu tố trò diễn. Vì vậy các làng phải chọn lọc những người có tư cách tốt, không tang trở, khỏe mạnh và phải hiểu đây là những trò diễn chứ không phải trò chơi. Còn trò chơi thường là những trò như bắt vịt, bịt mắt bắt dê, và các trò nấu cơm thi, cờ tướng… Có những nơi trò diễn hòa vào các trò chơi, có khi tách rời như một yếu tố quan trọng làm nên tính linh thiêng, lệ tục của một hội làng. Lýgiải vềhiện tượng tranh cướp tại các lễ hội, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết do chịu PGS.TSBùi XuânĐính (ViệnDântộchọc) là chuyêngianghiên cứusâuvề làngxã BắcBộ, người tiếp nối các các têntuổi lớnnghiêncứuvề lĩnhvựcnàynhưPGS. NguyễnTừChi,GS. PhanĐạiDoãn.Đến nay, ôngđãxuấtbản hàngchụcđầusách vànhiềucôngtrình nghiêncứuvề lịchsử làngxã. tác động của sự biến đổi xã hội, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội chịu chi phối mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, con người ngày nay đầy tham vọng, những tham vọng này được gửi gắm vào những tròdiễn, trò chơi tại các hội đầu nămmới. Hiểu đúng về yếu tố phồn thực Chia sẻ về sự hiểu sai các yếu tố trong lễ hội, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết sai lệch nhiều nhất chính là yếu tố phồn thực, bởi những yếu tố này có thể tạo ra sự giật gân, lykỳ, câukhách. Cụ thể, yếu tố phồn thực xuất hiện trong các hội lệ thể hiện ước vọng lớn lao của con người về nhân lực được sinh sôi, mùa màng nảy nở, bội thu, đó là những khát vọng vĩnh hằng của cư dân tiền công nghiệp. Những khát vọng này trên bình diện tâm linh được thể hiện bằng việc cầu cho âm dương hòa hợp, cụ thể bằng việc thờ sinh thực khí trong hội làng xưa kia, thể hiện bằng nhiều lễ thức, điển hình như hành động thực hiện động tác tính giao nam nữ tượng trưng như tại hội Trò Trám (Phú Thọ) hay hành động bắt chạch trong chum vào thời điểm “thiêng” của hội, khi người con trai cởi trần lưng đưa tay quang qua vai cô gái mặc yếm, rồi đưa tay vào cái chum, cùng đôi bàn tay cô gái mò bắt con chạch thả trong đó. PGS.TS Bùi Xuân Đính nhấn mạnh: “Cần hiểu phồn thực chỉ mang yếu tố tượng trưng, không diễn tả thực. Ngay cả hội Trò Trám, một trong những hội được đánh giá có yếu tố mạnh bạo trong điều kiện xã hội phong kiến xưa kia, thì trên thực tế các cụ cũng chỉ làm tượng trưng chứ không phải là diễn tả thực. Nhưng một số người không nghiên cứu cẩn thận, tung hô, phóng đại khiến những yếu tố phồn thực này trở thành yếu tố giật gân để thu hút công chúng. Đó là một thái độ không đúng đắn”. Theo đó, cần nhận thấy rằng trong các lễ tiết, mọi hành vi thể hiện tínhgiaochỉmang tính tượng trưng, không phải “diễn thực”, nhất là trước thần linh và đám đông. Việc hiểu sai lệch ý nghĩa các hoạt động thực hành tín ngưỡng này theo PGS.TS Bùi Xuân Đính đã xảy ra trong một thời gian dài, từ khi các nhà nghiên cứu người Pháp bắt đầu nghiên cứu đời sống làng xã ở Việt Nam. Trong đó, họ thường chỉ chú trọng đến các hiện tượng “lạ lùng” khi quan sát, ghi chép về hội làngquê. “Một số nhà nghiên cứu của ta sau này sử dụng không chọn lọc, thậm chí phóng đại lên, nên một số hội bị mang tiếng oan. Điển hình là hội làng La Cả ở Hà Đông mà tôi phải mất nhiều công để chứng minh từ cụ Phan Kế Bính đến các nhà nghiên cứu sau này như Toan Ánh, Nguyễn Vinh Phúc… đều bị sai”, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết. n NGAYNAY.VN 3 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 cùng dự Lễ hội Cổ Loa. Lễ hội đềnCổLoađược tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công đức của Vua An Dương Vương - người có công thành lập nên Nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam. Cộng đồng dân cư Bát xã Loa Thành và du khách thập phương đã cùng tham gia thực hiện nghi thức dâng lễ vào đền vua An Dương Vương, thamgia chương trình tế lễ, nghênh rước của Bát xã Loa Thành. Các đoàn lễ làng Cổ Loa, làng MạchTràng, làng Ngoại Sát, làng Cầu Cả, làng Văn Thượng, làng Sằn Giã, làng Đài Bi, làng Thư Cưu đã cùng thực hiện các nghi thức rước kiệu, dâng lễ… Năm nay, trong khuôn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, BTC còn tổ chức Giải Vật truyền thống năm 2024, tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng - Mừng Xuân 2024 tại sân Đình Ngự Triều Di Quy; biểu diễn bộ môn nghệ thuật trình diễn dân gian tuồng cổ tại sân khấu trung tâm; biểu diễn của hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị... ÔngLêVănKhương, Phó Chủ tịchUBNDhuyệnMêLinh khẳng định, huyện xây dựng chương trình nghệ thuật với kỳ vọng tạo sản phẩm văn hóa mới nhằm phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích để hấp dẫn du khách đến với lễ hội đông hơn nữa. Sáng 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), hàngnghìnngười dân và du khách thập phương đã Mùa lễ hội đã bớt… nhốn nháo Những ngày đầu xuân Giáp Thìn, không khí lễ hội diễn ra tưng bừng khắp Thủ đôHàNội. Nămnay, lễhội đầu xuân được các quận, huyện, thị xã chuẩn bị kỹ lưỡng cả về phần lễ và hội. Các lễ hội phản cảmcũng ít nhiều bị dẹp bỏ. Ngay từ mùng Sáu tháng Giêng, hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh)… Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các địa phương và ngành văn hóa Thủ đô, mùa lễ hội xuân năm nay đã giữ được nét đẹp truyền thống, đồng thời có nhiều đổi mới trong khâu tổ chức. Hành trìnhvề chùaHương năm nay được nhiều người nhận xét là “dễ thở” hơn mọi năm. Hàng ngàn du khách bất ngờ trước khâu tổ chức kháhiệnđại vàquycủcủaBan tổ chức. “Năm ngoái cả gia đình tôi đi chùa Hương rất mệt mỏi. Khách phải trả cho chủ đò 100.000 đồng/người dù theoquy định vé đò có 35.000 đồng. Cảnh tượng già trẻ, trai gái, namnữ…xônhau xuống bến tranh ghế khiến nhiều người sợ hãi. Chưa kể dòng suối Yến thơ mộng bị khách thăm quan xả đầy rác… Nhưng đến năm nay quay lại không gian đi lễ trật tự, bình yên hơn rất nhiều”, anh Xuân Cường (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ. Đó cũng là cảm nhận chung của nhiều du khách thập phương đổ về chùa Hương năm 2024. Theo ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức lễ hội chùa Hương, để chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉn chu, từ trướcTết Nguyên đán Giáp Thìn, UBND huyện Mỹ Đức đã thành lập 5 tiểu ban phục vụ lễ hội. Điểm mới của công tác tổ chức lễ hội năm nay là Ban Tổ chức giao việc điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách cho Hợp tác xã Du lịch chùa Hương để tránh tình trạng cò mồi, chèo kéo, dẫn khách từ xa. Chủ đề năm 2024 của lễ hội chùa Hương là “văn minh, an toàn và thân thiện”. Hàng quándọc đường lênđềnTrình đã đi vào quy củ, Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương đã đi vào hoạt động để việc đưa khách bằng thuyền, đò được trật tự hơn; hơn 100 xe điện thử nghiệm chạy trong khu vực lễ hội giúp cho việc đi lại của du khách thuận tiện hơn; các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng hoạt động thường xuyên để không xảy ra tình trạng chạy xuồng máy, đánh bạc trên thuyền như trước… Năm nay, lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2024 được tổ chức tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng Mê Linh từ ngày 15 đến 17/2 (tức mùng 6 đến mùng8Tết).Người dânquanh vùng và du khách xa gần đều nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, hướng dẫn của BTC chương trình khi được chiêm ngưỡng hoạt động rước kiệu, tế lễ trang trọng theo nghi thức truyền thống. Điểm mới năm nay là lễ khai mạc diễn ra vào buổi tối với chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh”. Tất cả du khách đều bị hút hồn vào chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping hiếm có. Một chương trình hiện đại, công phu lần đầu tiên được tổ chức tại huyệnMê Linh khiến phần hội trở nên sống động, hấp dẫn, khơi dậy hào hùng lịch sử năm xưa. Người dân như được sống lại những âmvang lịch sử nămxưa để cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công đức Cùng với những nghi thức truyền thống được người dân Thủ đô Hà Nội gìn giữ lâu đời, những mới mẻ trong công tác quản lý, tổ chức đang dầnmang đến những sắc màu hiện đại cho các lễ hội đầu năm2024. VIỆT ĐAN Thông điệp xây dựng không gian văn hóa vănminh NGAYNAY.VN 4 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 múa rối nước Đào Thục - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại khu vực ao ngã tư di tích; hát quan họ thuyền rồng tại khu vực Giếng ngọc, Hồ Đền... Quanh khu vực lễ hội, không có cảnh xô đẩy, chen lấn, chèokéokhách, ngược lại, du khách ai ai cũng đều cảm nhận thấy không khí bình yên, cổ kính đến lạ! Trước đó, Lễ hội gò Đống Đa diễn ra từ mùng 5 tết Nguyên đán nhằm tưởng nhớ công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lễ hội gò Đống Đa Hà Nội không chỉ là một sự kiện đơn thuần, mà còn là một chuỗi các hoạt động trang nghiêm, linh thiêng, trong đó lễ tế và rước kiệu vua Quang Trung cùng hoàng hậu Ngọc Hân là hoạt động quan trọng nhất, được người dân chờ đợi xemnhất. Ngoài ra, lễ hội gò Đống Đa còn có các lễ dâng hương, lễ cầu siêu và các trò chơi dân gian truyền thống... diễn ra vui tươi, lành mạnh. Bộ tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa đã đi vào lễ hội Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, tính đến đầu tháng 3/2024, có trên 400 lễ hội của Hà Nội đã được tổ chức suôn sẻ. Cơ bản các lễ hội diễn văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, phấn khởi. Đặc biệt, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước. Theo ghi nhận, công tác tổ chức lễ hội năm nay có nhiều nét mới. Ban tổchức lễhội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) đã áp dụng hình thức bán vé điện tử, tạo sự văn minh, minh bạch, công khai về giá. Việc đưa 2 điểm bán vé tại cổng vào các vị trí trong bãi đậu xe cùng với việc phân luồng giao thông hợp lý đã làm giảm tối đa tình trạng ùn tắc giao thông. Nhiều di tích tại quận BaĐìnhnhưđềnVoi Phục, đền QuánThánhquản lý tiền công đức với hình thức nhận tiền qua mã QR. Huyện Mê Linh tổ chức khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng theo hình thức mới, điểm nhấn là chương trình bán thực cảnh sử dụng công nghệ chiếu sáng 3Dmapping… Theo bà Trần Thị Vân Anh, thành công của mùa lễ hội năm 2024 là sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố và nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như người dân khi thực hiện, triển khai. UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về quản lý, tổ chức lễ hội, trong đó, yêu cầu việc tổ chức lễ hội phải tiết kiệm, trang trọng, thiết thực, hiệu quả, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan; tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc... Các lễ hội đầu năm đều đã bám khá sát“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm2023. “Thành phố cũng công khai “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin của người dân vàdu khách. Đoàn kiểmtrađã nhanh chóng tiếp nhận, xác minhvà xử lýnhững thông tin theo phản ánh. Một số lễ hội còn để tồn tại hình ảnh chưa đẹp đã được phát hiện, xử lý kịp thời”, bà Trần Thị Vân Anh nói thêm. Từ nay cho đến hết năm, cả nước sẽ còn nhiều lễ hội diễn ra, riêng tại Hà Nội còn 1.000 lễ hội nữa sẽ diễn ra. Nhưng nhìn những lễ hội lớn đã tưng bừng từ mùng 5, mùng 6 tháng Giêng, du khách đều tin rằng những lễ hội tiếp theo sẽ nối gót theo đúng định hướng tiết kiệm, an toàn, văn minh mà Thành phố đã đề ra. Nói như ông Lương Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) năm nay, Hà Nội là một trong những điểm sáng của cả nước. Cơ bản các lễ hội diễn ra văn minh, an toàn, bảo đảm không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân và du khách.n Thành phố cũng công khai “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin của người dân và du khách. Đoàn kiểm tra đã nhanh chóng tiếp nhận, xác minh và xử lý những thông tin theo phản ánh. Một số lễ hội còn để tồn tại hình ảnh chưa đẹp đã được phát hiện, xử lý kịp thời. Bà Trần Thị Vân Anh Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 5 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 hình thức cướp lộc, các thôn thực hiện rước giò hoa tre và trầu cau từ đền Thượng xuống đền Hạ và đền Mẫu như truyền thống. Giò lộc của các thôn sẽ được làmnhỏ hơn đểđưa vào trongđềnThượng, sau đó chia thành nhiềumâm để mang xuống đền Hạ và đềnMẫu, sauđóđểmọi người xếp hàng lấy lộc, xóa bỏ bức tranh giành giật, nhốn nháo ngày trước. Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương đã luôn nỗ lực tăng cường các biện pháp ngăn chặn các hình ảnh tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận. Đó là hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại một số lễ hội như Lễ hội đúc Bụt tại (Vĩnh Phúc), hội làng Sơn Đồng (hay còn gọi là lễ hội Giằng Bông, Hà Nội), hiện tượng bày bán hàng rong, đổi tiền hưởng chênh lệch, tăng giá dịch vụ vẫn diễn ra công khai ở một số lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)…hiện tượngđặt tiền lễ không đúng nơi quy định, đặt tiền lẻ lên đầu, tay tượng Phật tạo hình ảnh phản cảm vẫn diễn ra ở nhiều nơi như chùa Vinh, Phó giám đốc Sở Văn hóa vàThể thao tỉnhNghệAn, phần lễ ở các lễ hội hầu như được giữ nguyên, riêng phần hội được các địa phương bổ sung thêm các trò chơi dân gian để du khách và người dân địa phương thamgia, tạo thêm không khí vui tươi, sôi nổi. Đáng chú ý, trong phần lễ, một số nghi thức không còn phù hợp đã được thay đổi hoặc bỏ, chẳng hạn như bãi bỏ nghi thức chém trâu trong lễ hội đền Chín Gian, điều này góp phần mang đến cho lễ hội không khí trang nghiêm, vănminh và an toàn. Tương tự, các tập tục “chém lợn” (Lễ hội Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh), hay lễ “Tế trâu” (Lễ hội đền Pu Nhạ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)… cũng được chính quyền và người dân địa phương thay đổi hình thức tổ chức, giảm các hình ảnh phản cảm, bạo lực trong lễ hội. Ngay tại Hà Nội, nghi lễ rước lộc và tục cướp lộc tại lễ hội Gióng đền Sóc đã có sự thay đổi hoàn toàn so với “bản gốc”. Từmùa lễ hội 2018, huyện Sóc Sơn đã thay đổi Thay đổi theo hướng tích cực Theo thống kê, Việt Nam có gần 8.000 lễ hội phân bố ở cả bamiền Bắc, Trung, Nam, trongđó vùngđồngbằngBắc bộ lànhiềunhất. Lễhội truyền thống với nhiều hình thức tổ chức phong phú đóng vai trò không nhỏ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Mùa xuân mới đã gõ cửa, mang theo mùa lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam khắp cả nước, đây là cơ hội và cũng là thách thức cho công tác quản lý lễ hội ở từng địaphương. Quản lý lễhội vừa phải bảo đảmgiữ được yếu tố gốc, vừa tạo điểm nhấn cho mỗi lễ hội, đáp ứng yêu cầu của người tham gia lễ hội, mang lại cho họ những trải nghiệm về tâm linh, văn hóa trong sự hân hoan và an toàn, vănminh. Năm 2024, Huyện Tam Nông, Phú Thọ tiếp tục dừng nội dung cướp phết trong lễ hội Phết Hiền Quan diễn ra trong hai ngày 12 - 13 tháng Giêng do chưa đảm bảo an toàn cho phần đánh phết và người tham gia lễ hội. Đây là năm thứ sáu liên tiếp lễ hội Phết Hiền Quan tạm dừng cướp phết. Năm đầu tiên là 2019, phần đánh phết được diễn ra vài phút và bị “vỡ trận” nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ buộc phải tạm dừng. Những năm sau đó, phần vì ảnh hưởng của dịchCOVID-19, phần vì không đảmbảo các điều kiện, không có ý kiến của BộVăn hóa - Thể thao và Du lịch nên tỉnh tiếp tục tạmdừng. Lễ hội cướp Phết Hiền Quan được tổ chức từ nhiều năm nay nhằm tôn vinh công lao và tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa - một nữ tướng có côngchiêumộbinh sĩ, xả thân giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán. Và nội dung cướp phết là phần được người dân mong đợi nhất trong lễ hội. Theo phong tục địa phương, ban tổ chức sẽ chuẩn bị các quả phết và quả chúi, các quả này được tung ra lần lượt tại một bãi đất trống ngoài đồng cho tất cả mọi người tham dự lễ hội có cơ hội giành lấy. Người dân quan niệm, nếu ai cướp hoặc động được vào quả phết sẽ mang lại may mắn trong cả năm. Do đó, mỗi dịp diễn ra lễ hội có rất đông người đổ về tham gia cướp phết. Vì số lượng người tham dự quá đông và có nhiều hình ảnh bị cho là phản cảmnên lãnhđạo tỉnh và huyện đã quyết định cho dừng. Nghi thức chém trâu trong lễ hội đền Chín Gian - ngôi đền uy nghiêm nằm trên đỉnh Pu Quái, huyện Quế Phong, Nghệ An cũng đã bị bãi bỏ. Theo ông Bùi Công Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, các lễ hội nói riêng ngày càng được phục hồi và phát huy những nét đẹp vốn có. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn không ít các vấn đề nảy sinh về quy mô lễ hội, cách thức tổ chức, hiện tượng mang tính thương mại hóa. HẢI THANH Ứng xử với lễ hội truyền NGAYNAY.VN 6 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (QuảngNinh)… Tôn vinh các giá trị văn hóa bằng chính sách phù hợp Nhiều năm qua, việc giữ gìn, bảo vệ, tôn vinh, phát triển các giá trị văn hóa, bao gồm hoạt động lễ hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành những chính sách phù hợp. Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội được thực hiện thông qua hệ thống văn bản, bao gồm: Nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng và Chính phủ, các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Mùa lễ hội 2024 đánh dấu lần đầu tiên “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ VH-TT&DL ban hành ngày 3/8/2023 được triển khai tại các địa phương nhằm hướng tới một mùa lễ hội an toàn, văn minh, lành mạnh. Với 9 tiêu chí chung và 44 tiêu chí cụ thể, Bộ tiêu chí là cơ sở, là định hướng để các ban tổ chức địa phương chuẩn hóa các tiêu chí, áp dụng thống nhất những giải pháp nhằm xây dựngmôi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Bộ tiêu chí góp phần cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh; tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở cơ sở. Thông qua đó, các địa phương xây dựngmôi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh;bảotồn,pháthuygiátrị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, du khách về xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh khi tham gia lễ hội. Việc sử dụng bộ tiêu chí trên nhằm mục tiêu chuẩn hóa xây dựngmôi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, đồng thời là công cụ, thước đođánhgiá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2024, Bộ VHTT&DL cũng cómột loạt công văn gửi các địa phương có những lễ hội thu hút đông người tham dự như Hà Nội, thống trong xã hội hiện đại Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ các hoạt động lễ hội. Nhiềunămtrướcđó, Đảng và Chính phủ đã ban hành hệ thống các văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐCP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Riêng về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đã có những văn bản chỉ đạo chuyên biệt riêng như: Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 21-CT/ TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CTTTg ngày 20/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội… Mới đây nhất, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024, trong đó yêu cầu tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội đảm bảo an toàn, văn minh. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai hội lễ truyền thống, dân gian ngay sau Tết, bảo đảm an toàn, văn minh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024, nhất là vi phạm về thu, quản lý tiền công đức và đốt vàngmã (nếu có).n Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 7 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 Tiềmnăng du lịch bắt nguồn từ kho tàng lễ hội Đầu năm 2024, ông Thomas Buch cùng ba người bạn đến từ Mỹ đã lựa chọn tuyến Việt Nam - Campuchia - Thái Lan trong hành trình du lịch hơn 20 ngày. Trong lịch trình này, Việt Nam là đất nước mà nhóm bạn ông Thomas Buch lưu trú dài ngày nhất với 11 ngày đi xuyên Việt, sau đó là sang Campuchia 3 ngày, Chiềng Mai (Thái Lan) 3 ngày. Ông Thomas Buch và nhóm bạn đã được tậnhưởng không khí đón Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng như một số lễ hội đầu năm trước khi trở về Mỹ. Sở dĩ nhóm bạn ông Thomas Buch chọnhành trình này bởi chính sách thị thực điện tử (e – visa) củaViệt Nam được nâng từ 30 ngày lên 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần. ÔngNguyễnXuânQuỳnh, Giám đốc điều hành Vietnam Now Travel, đơn vị tổ chức tour chonhómkhách của ông Thomas Buch cho biết: “Để giúp du khách trải nghiệm tour mang đậm nét truyền thống Việt, khi khách ở Hà Nội, nhóm khách được trải nghiệm đi chợ truyền thống tại khu vực phố cổ Hàng Bè, sau đó tham gia cùng làm một số món ăn truyền thống của Việt Nam như món nem, làm nộm… Bên cạnh đó, du khách sẽ thamquan các điểm di tích ở phố cổHà Nội… Bà Caroline Jane và gia đình đến từ nước Anh lại thích thúkhi được trải nghiệm làm nông dân tại khu du lịch Mekong Rustic Cái Bè (Tiền Giang). Gia đình bà Caroline Jane trải quahành trìnhxuyên Việt từ Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Tiền Giang…ngay những ngày đầu năm 2024. Cảnh sắc, không khí tưng bừng đón nămmới ở khắp các tỉnh thành đã gây ấn tượng mạnh với bà Caroline và các thành viên trong gia đình, những hoạt động lễ hội cổ truyền cũng khiến bà cảm thấy say mê, cuốn hút. ÔngVũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịchViệt Nam cho biết, vài nămgần đây, Tết luôn là cao điểm đón khách quốc tế, nhất là với khách phương Tây muốn tìm hiểu nét đặc trưng văn hoá Á Đông của một sốnước đónTết cổ truyền âm lịch. Theo phản ánh từ các doanh nghiệp du lịch, điểm khác biệt của nhóm khách này là đi theo nhóm nhỏ và muốn hoà mình tại các điểm du lịch, homestay tại các địa phương… để tìm hiểu bản quốc tế. Do đó, vậy những tín hiệuđónkháchquốc tế từđầu năm, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác định năm 2024 là năm du lịch phục hồi hoàn toàn và tăng tốc phát triển. Du lịch càng phát triển càng gắn kết với lễ hội truyền thống Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hội được xem như một bộ phận cấu được kéo dài từ 15 ngày lên 45 ngày. Theo ông PhạmVănThuỷ, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia, mùa Xuân với các lễ hội đầu năm là cơ hội quảng bá nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự đa dạng văn hoá các vùng miền. Năm 2023, ngành du lịch đã phục khoảng 70% so với năm 2019, trước đại dịch. Năm 2024, ngành du lịch dự kiến đón 17-18 triệu lượt khách sắc văn hoá địa phương, phong tục tập quán. Đặc biệt, năm nay, việc thu hút khách quốc tế thuận lợi hơn khi Việt Namtriểnkhai chính sáchmới về nhập cảnh cảnh và e-visa áp dụng từ 15/8/2023. Theo đó, thời hạn thị thực điện tử (e-visa) được kéo dài từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần; thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực Trong di sản văn hoámà thế hệ cha ông đã dày công gìn giữ trao truyền lại, lễ hội dân tộc có ý nghĩa đặc biệt thiết thực với ngành du lịch khi vừa giới thiệu đất nước, con người Việt Nam, vừa thu hút khách du lịch khámphá những trầm tích văn hóa còn nhiều bề dày của nước ta. HUYỀN NGUYỄN Đưa lễ hội thành sản phẩm ÔngThomas Buchvànhómbạnđến từMỹ trải nghiệmsắcmàuvănhoáđầunămtạiViệt Nam. NGAYNAY.VN 8 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 thành tiềm năng ấy. Bởi lễ hội là kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực nhất. Theo ông Vũ Thế Bình, năm2024, ngành du lịch vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn về nguồn khách, nguồn nhân lực, cả sản phẩm du lịch. Ông nhận định: “Sản phẩm du lịch văn hóa sẽ là một trong những loại hình sản phẩm quan trọng của tương lai, nên toàn ngành đang tập trung vào phát triển du lịch văn hóa”. Ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm: “Xu thế sau COVID-19 là tổ chức những hoạt động du lịch có tính chuyên sâu hơn, khai thác những khía cạnh cảm thụ cao hơn cho người đi du lịch. Bởi dukhách ngày nay có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử. Họ khám phá những điểm du lịch mạo hiểm, những nơi có tài nguyên bản địa sâu sắc hơn…, tức là chất khám phá, trải nghiệm, thưởng thức của khách hậu COVID-19 đã nâng tầm so với trước. Đây chính là “chìa khóa”cho các doanh nghiệp, họ phải tạo ra những sản phẩm du lịch có chiều sâu du lịch văn hóa, kiến thức cũng như chứ đựng nhiều hàm lượng cảm thụ để có thể hấp dẫn khách nhiều hơn”. Một trong những kho tàng văn hóa hấp dẫn chính là kho tàng lễ hội. Đa số du khách đều muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa tại quốc gia mà mình đặt chân đến. Bởi vậy, tập trung khai thác mảng lễ hội, tổ chức tuần văn hóa du lịch, mở tuyến tham quan di tích lịch sử... để du khách hiểu hơn về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam là hướng đi đúng đắn của ngành du lịch. Anh Vũ Tuấn Anh, đại diện một Công ty lữ hành tại Hà Nội cho biết: Chính quyền địa phương tại nhiều nơi chưa biết cách phối hợp với các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp lữ hành để quảng bá nội dung, hình thức, quy mô, thời gian diễn ra lễ hội và những điều cần lưu ý. Khi các đơn vị lữ hành không nắm rõ thông tin thì việc đưa chương trình lễ hội vào các tour và chào bán cho khách là điều không tưởng. Hơn nữa, do công tác bảo đảm trật tự ở một số lễ hội còn hạn chế nên nhiều hãng lữ hành lo lắng về sự an toàn của du khách khi tham gia tour. Vì vậy, các địa phương cần sớm cung cấp thông tin rõ ràng, nếu để du khách và lữhànhphải tự tìmhiểu thì sẽ không hiệu quả; cần xúc tiến một cách tích cực để các đơn vị lữ hành biết địa phương mình có gì hay, đẹp và đưa vào tour, tuyến du lịch cũng như giới thiệu với bạn bè quốc tế. Một đại diện từ Công ty Lạc Hồng Travel thì cho rằng, khi du khách được hòa mình trong không gian văn hóa bản địa, họ sẽ có cảm nhận rõ hơn, có ấn tượng sâu sắc hơn về nét đặc sắc của điểm đến. Ví dụ, đối với lễ hội bơi thuyềndiễn ra hằngnămtrên sông Kiên Giang, thay vì để khách ngồi trên bờ xem đua thuyền rồi về, chính quyền địaphương cùng các đơnvị lữ hành có thể thiết kế chương trình cho du khách đi theo các thuyền đua, tổ chức thêm gian hàng ẩm thực, chương trình âm nhạc đặc trưng của miền quê sông nước….n Khi du khách được hòa mình trong không gian văn hóa bản địa, họ sẽ có cảm nhận rõ hơn, có ấn tượng sâu sắc hơn về nét đặc sắc của điểm đến. Đại diện từ Công ty Lạc Hồng Travel Ảnhminhhọa. NGAYNAY.VN 9 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 Nằm trong vùng đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi có nhiều di tích và lễ hội cổ truyền, Giang Xá là một làng cổ trong số các làng cổ Việt Nam với nhiều nét đẹp văn hoá được lưu giữ từ ngàn đời. Người dân làng Giang Xá từ bao đời nay tự hào là “quê hương thứ hai”của người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế - vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI. Trong rất nhiều miền quê cùng thờ Lý NamĐế, làng Giang Xá được coi là một trong những nơi thờ tự chính. Theo thần tích, Giang Xá là nơi Lý Nam Đế lớn lên và cũng là nơi ông tế trời đất khi khởi nghĩa năm 542. Năm 544, Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế, lập kỷ nguyên Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Lý Nam Đế không chỉ là người xưng Đế đầu tiên của nước Việt, mà việc ông lập nên nước Vạn Xuân đã đặt nền móng cho Lý Công Uẩn định đô tại Thăng Long sau này. Để tưởng nhớ công ơn của Người, dân làng Giang Xá đã xây dựng ngôi đền Sinh Từ ngay trên mảnh đất quê hương Giang Xá. Năm 1989, cụm di tích Đền- Đình Giang Xá đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Hội làng Giang Xá thường được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm (theo truyền thuyết đây là ngày lên ngôi của Lý Nam Đế, đồng thời là ngày kỷ niệm thành lập nước Vạn Xuân). Việc phụng thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá là truyền thống tiếp nối mạch nguồn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, là sự phản chiếu tinh thần tự hào dân tộc thông qua sự tưởng nhớ và kính trọng các anh hùng lịch sử - văn hóa dân tộc. Năm nay, lễ hội Giang Xá 2024 mang đến người dân quanh vùng và du khách những hoạt động ý nghĩa như nghi thức tế lễ, rước kiệu thánh theo phong tục truyền thống của địa phương; các tiết mục văn nghệ đặc sắc, trò chơi dân gian, đồng thời có thêm không gian trưng bày ảnh, tư liệu về di sản và tổ chức nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Hoài Đức….n Lễ hội Giang Xá Xuân Giáp Thìn 2024 đã diễn ra trang trọng từ ngày 21 đến 23/2/2024 (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng) tại cụmdi tích Đền – Đình thôn Giang Xá, thị trấn TrạmTrôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện. ĐỖVĂN CHIẾN trong từng nghi thức tế lễ, rước kiệu Tiếtmục vănnghệđặc sắc tại lễhội làngGiangXá. Nghi thức tế lễ, rước kiệu thánh theophong tục của làngGiangXá. NGAYNAY.VN 10 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 NGAYNAY.VN 11 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 Cần tiền hơn tình Cảnh tượngchiêmbái náo nhiệt đã xuất hiện ở nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, HàngChâu,ThànhĐôvàPhúc Châu, nơi người dân đi lễ đầu năm và tham gia các lễ hội. Một số điểm du lịch tại Trung Quốc cũng đã tổ chức các lễ kỷ niệm xoay quanh chủ đề Thần Tài. Tại lối vào của Tháp ThượngHải,một sốngười hóa trang thành Thần Tài để chào đón du khách và chúc họmay mắn. Đài quan sát của Tháp Thượng Hải cũng cho các nhân viên lau cửa kính mặc đồ Thần Tài đu từ trên đỉnh tòa nhà xuốngmặt đất, mang đến những lời chúc năm mới vàmaymắn cho du khách. Truyền thông Trung Quốc đưa tin ngay từ 3 giờ sáng ngày mùng 5 Tết, tức ngày vía Thần Tài theo quan niệm của người Hoa, nhiều người đã tập trung tại chùa Linh Ẩn ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang để thắp hương cầu nguyện. Trong số đám đông khấn vái tại các đền, chùa năm nay có không ít người trẻ tuổi, vốn đang chịu ảnh hưởng bởi đà suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi hiện ởmức 14,9%. Đáng chú ý, ngày víaThần Tài nămnay cũng trùng với Lễ Tình nhân (14/2), hai chủ đề “tình” và “tiền” nhanh chóng trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng cũng đã đăng tải hình ảnh cho thấy họ đã chọn hình Thần Tài để thay đổi hình nền điện thoại, máy tính. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy tinh thần lạc quan của người dân. Cũng trong ngày vía Thần Tài, Bộ Tài chính Trung Quốc đã Người trẻ Trung Quốc HUY VŨ (dịch và tổng hợp) khoảng 50% du khách đến chùa là thế hệ Millennials hoặc thuộc thế hệ Z (ở độ tuổi 20-30). Trên nền tảng phong cách sống Xiaohongshu, đã có hơn 820.000 bài đăng của những người đi chùa chia sẻ mọi thứ, từ mẹo đi lại đến nghi thức thờ cúng và coi chuyến thamquan là“một trải nghiệm thanh lọc tâmhồn”. Ngoài việc thắp hương và cầu nguyện, những du khách trẻ tuổi còn tụ tập tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm trong chùa. Những món đồ được mua nhiều nhất là các tràng hạt đeo tay. Du khách có thể chọn mua các loại vòng dựa vàomàu sắc và hình dáng hạt tương ứng với mong ước của bản thân năm nay trong các lĩnh vực hôn nhân, sự nghiệp, học hành. Đặc biệt, vòng tay của chùa Lạt Ma tại Bắc Kinh (tọa lạc tại cung điện Ung Hòa) làmặt hàng rất phổ biến đối với giới trẻ Trung Quốc, thậm chí còn được mô tả là một trong “ba đặc sản” của Bắc Kinh, cùng với vịt quay và cácmón trángmiệng. đăng một đoạn video hoạt hình ngắn mời cư dân mạng cầu nguyện vị thần này. Bài đăng ngay lập tức được lan truyền rộng rãi, nhanh chóng trở thành chủ đề xu hướng hàng đầu trên nền tảng Weibo. Nhiều người bình luận nửa đùa, nửa thật về việc Bộ Tài chính nên biến ước nguyện của họ trở thành sự thật. “Tôi muốn trả 45% thuế thu nhập cá nhân trong năm mới”, một người dùng Weibo bình luận, ám chỉ thuế thu nhập tối đa củaTrungQuốc đối với những người kiếm được trên 960.000 nhândântệmỗi năm(khoảng 133.700 USD). “Có vẻ như mọi người không thiếu tình yêu mà thiếu tiền”, một người Weibo bình luận. Theo đài truyền hình Phượng Hoàng, giới trẻ Trung Quốc nămnay tỏ ra quan tâm đến tiền bạc hơn là tình yêu. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều người trẻ đang ưu tiên tìm việc làm và thu nhập trước khi ổn định cuộc sống với bạn đời. Chen, một thanh niên đang cầu nguyện cho sự nghiệp của mình tại chùa Lạt Ma nổi tiếng ở Bắc Kinh, cho biết: “Ngưỡng tìm việc làm tiếp tục tăng lên. Áp lực quá lớn”. Một phần thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia thị trường việc làm ngày càng tăng. Theo Tân Hoa Xã, số sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm 2024 dự kiến sẽ tăng gần 2% lên mức kỷ lục 11,79 triệu. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đã tănggấp4 lầnkểtừnăm2004. Nhiều thanh niên Trung Quốc vẫn khó tìm được việc làm vì nền kinh tế nước này đang tỏ ra chậm chạp so với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong quá khứ. Đồng thời, chính quyền đã siết chặt hoạt động của các ngành giáo dục trực tuyến, công nghệ và bất độngsản, nơi nhữngngười trẻ đổ xô đi tìmviệc làm. Kết quả là, rất nhiều thanh niên Trung Quốc có trình độ học vấn cao đang phải đối mặt với thực tế là không có công việc với mức lương mà họmongmuốn. Nền kinh tế tâm linh Sau khi bước qua giai đoạn phong tỏa kéo dài vì dịch bệnh, ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc chú trọng hơn vào sức khỏe tinh thần và ưu tiên của họ là tìm đếnnhữngnơi có khung cảnh thanh bình như đền, chùa trongdịpđầunăm. Đócũng là cơ hội để nền kinh tế tâm linh TrungQuốc có dịp phất lên. Theo nền tảng du lịch Trung Quốc Ctrip, số lượt viếng thăm các ngôi chùa đã tăng 310% trong 3 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, Đầu năm 2024, người dân Trung Quốc đổ xô tới các đền, chùa, miếu, đặc biệt là các đền thờ Thần Tài, để cầu mong vận may trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Việc những lời cầu nguyện đó có thành hiện thực hay không không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là khi tôi cảm thấy đơn giản và chân thành như tôi mong muốn khi đi chùa. Luo NGAYNAY.VN 12 CHUYÊNĐỀ

Số366+367 - ThứNăm, ngày7/3/2024 Vì tràng hạt chỉ được bán tại các cửa hàng vào các ngày trong tuần, nên giá trị bán lại của mặt hàng có thể lên tới hàng nghìn nhân dân tệ, cao hơn nhiều lần so với giá ban đầu. Hơn 30.000 bài đăng bao gồm từ khóa “vòng tay cung Ung Hòa” đã được đăng trên Xiaohongshu, nhiều bài chia sẻ mẹo về cách chọn mua tràng hạt theo sở nguyện. Nhiều cư dân thành thị trẻ ở Trung Quốc đang chuyển sang các hoạt động và hành vi tiêu dùng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần thayvì tiêu tiền vào các mặt hàng gia dụng hoặc xa xỉ phẩm. Các cơ sở tâm linh đã nhận ra nhu cầu tinh thần của giới trẻTrungQuốc và tìmmọi cách đáp ứng. Nhờ nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, các đền, chùa có thể tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ độc đáo. Ví dụ, bằng cách giới hạn kênh bán hàng và cửa hàng, chùa Lạt Ma về cơ bản đã tiếp thị tràng hạt của mình theo cách tương tựnhư các thương hiệu bán phụ kiện thời trang phiên bản giới hạn. Nhưng việc kinh doanh tại các địa điểm thờ tự không phải là không gây ra tranh cãi. Tờ Tin tức Bắc Kinh từng đăng một bài báo đề cập đến thực tế là những người trẻ tuổi xếp hàng lễ chùa vào các ngày trong tuần. Tác giả lập luận rằng người trẻ có thể cầu nguyện với các vị thần, thần, nhưng nên làm việc chăm chỉ tăng của giới trẻ dành cho tín ngưỡng, với một ý kiến cho rằng việc thiếu đức tin có thể khiến toàn bộ việc thực hành này trở nên ảo tưởng. Zhu Yiwen, nhà nghiên cứu tại Trung tâmNghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Thượng Hải, viết trong bài bình luận trên trang Sixth Tone: “Bản thân họ không coi trọng các nghi lễ và cũng không nhất thiết phải tuân theo các tín ngưỡng Đạo giáo. Đúng hơn, họ chỉ đơn giản hy vọng trao một số tiền và đọc kinh để đổi lấy lời hứamaymắn hơn”. Luo - một cô gái làmnghề truyền thông tại thành phố Thâm Quyến, lại cho rằng cô sẽ rất vui khi được sống trong một ngôi chùa vài tháng để có trải nghiệm đích thực hơn, nhưng cô không có đủ thời gian rảnh rỗi. “Việc những lời cầu nguyệnđó có thànhhiện thực hay không không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là khi tôi cảm thấy đơn giản và chân thành như tôi mong muốn khi đi chùa”, Luo nói. n hoặc khuyến mãi bán lẻ có thể giúp ích rất nhiều trong việc thiết lập kết nối cảm xúc với người tiêu dùng trẻ tuổi. Trở lại câu chuyện về xu hướng lễ chùa của người trẻ, Song Yuqian, một nhà bình luận các vấn đề xã hội Trung Quốc, cho rằng nhiều thanh niên thích đến những địa điểm tôn giáo do xu hướng truyền thông xã hội và nỗi bất an ngày càng tăng. “Việc đến thăm một ngôi chùa mở ra một cánh cửa mới để mọi người nghỉ ngơi và tạm thời thoát khỏi căng thẳng, thần phần có thể mang lại cho những người trẻ cảm giác chắc chắn và từ đó cho họ khả năng chữa lành khỏi tình trạng kiệt sức về tinh thần”, Song Yuqian nói. “Quá trình tôn thờ Đức Phật không chỉ là tạo ramột cuộcđối thoại với những điều chưa biết, mà còn tạo ra một cuộc đối thoại với chính bản thân họ và tìm thấy niềman ủi”. Nhưngmột số chuyên gia nghiên cứu tôn giáo đã bác bỏ sự quan tâm ngày càng hơn trong công việc để thực hiện được mong muốn của mình. Giá mua đi bán lại cao tràng hạt cũng có thể gây ra phản ứng dữ dội. Truyền thông Trung Quốc từng chỉ trích những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội phô trương sự giàu có của họ tại các ngôi chùa. Tuy nhiên, mong muốn đến thăm các ngôi chùa của người tiêu dùngkhông códấuhiệugiảm bớt. Đối với các nhãn hiệu thời trang, “cơn sốt đền chùa” cho thấy người tiêu dùng trẻ Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu cho các hoạt động và mặt hàng mà họ cho rằng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Điềunàyđược chứng thực bởi một nghiên cứu gần đây của Xiaohongshu, cho thấy 82% người dùng coi “giá trị cảm xúc” là yếu tố quan trọng thứ hai khi đưa ra quyết định mua hàng, chỉ xếp sau chất lượng. Đối với các thương hiệu, việc kết hợp các yếu tố văn hóa Trung Quốc biểu thị sự may mắn trong thiết kế ngày càng năng đi lễ Việc đến thămmột ngôi chùa mở ra một cánh cửa mới để mọi người nghỉ ngơi và tạm thời thoát khỏi căng thẳng, thần phần có thể mang lại cho những người trẻ cảm giác chắc chắn và từ đó cho họ khả năng chữa lành khỏi tình trạng kiệt sức về tinh thần. Song Yuqian NGAYNAY.VN 13 CHUYÊNĐỀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==